Giáo án Ngữ văn 8 - Tuần 11 - Trường TH Canh Liên

Giáo án Ngữ văn 8 - Tuần 11 - Trường TH Canh Liên

Tuần 11- Tiết 41 KIỂM TRA VĂN

I-Mục tiêu cần đạt :

-Kiểm tra và củng cố nhận thức của HS về các bài truyện kí Việt Nam hiện đại .

-Tích hợp với phần tiếng việt ở các bài ,tình thái từ , trợ từ , thán từ , từ tượng hình ,từ tượng thanh với phần tập làm văn : kết hợp yếu tố miêu tả và biểu cảm trong văn tự sự

II-Chuẩn bị :

1- G V : Đề kiểm tra , đáp án , biểu điểm

2- HS : Ôn kiến thức , chuẩn bị kiểm tra

III- Tiến trình tiết kiểm tra :

-GV nêu qui chế kiểm tra , phát đề kiểm tra

- HS nghiêm túc làm bài theo yêu cầu của đề

 

doc 11 trang Người đăng haiha30 Lượt xem 675Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn 8 - Tuần 11 - Trường TH Canh Liên", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
NSoạn : 10-11-2005 
Tuần 11- Tiết 41 KIỂM TRA VĂN 
I-Mục tiêu cần đạt : 
-Kiểm tra và củng cố nhận thức của HS về các bài truyện kí Việt Nam hiện đại .
-Tích hợp với phần tiếng việt ở các bài ,tình thái từ , trợ từ , thán từ , từ tượng hình ,từ tượng thanh với phần tập làm văn : kết hợp yếu tố miêu tả và biểu cảm trong văn tự sự 
II-Chuẩn bị : 
1- G V : Đề kiểm tra , đáp án , biểu điểm 
2- HS : Ôn kiến thức , chuẩn bị kiểm tra 
III- Tiến trình tiết kiểm tra : 
-GV nêu qui chế kiểm tra , phát đề kiểm tra 
- HS nghiêm túc làm bài theo yêu cầu của đề 
ĐỀ KIỂM TRA
NSoạn : 11-11-2005 
Tuần 11- Tiết 42 LUYỆN NÓI : KỂ CHUYỆN THEO NGÔI KỂ 
 KẾT HỢP VỚI MIÊU TẢ và BIỂU CẢM 
I- Mục tiêu cần đạt : Giúp HS 
- Biết trình bày miệng trước tập thể một cách rõ ràng , gãy gọn , sinh động về một câu chuyện có kết hợp với miêu tả và biểu cảm .
- Ôn tập về ngôi kể .
II- Chuẩn bị : 
1-GV : Tham khảo sgk và sgv , soạn giáo án , bảng phụ 
2- HS :+ Câu hỏi mục I-1 
 + Dàn ý(ù đề bài ở mục II) : Viết ngắn gọn , cô đọng với các gạch đầu dòng và một 
 vài từ 
III-Tiến trình tiết dạy : 
1-Ổn định :( 1’) sĩ số , nề nếp 
2-KTBC: (4’) Kiểm tra sự chuẩn bị bài của HS 
3-Giảng bài mới :
TG
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG HS
KIẾN THỨC
5’
30’
Hđộng 1 : 
-Kể theo ngôi thứ nhất là kể như thế nào ? 
Như thế nào là kể theo ngôi thứ 3 ? Nêu tác dụng của mỗi loại ngôi kể ? 
- Khắc sâu thêm cho HS nếu HS trả lời chưa đầy đủ 
-Lấy vd về cách kể chuyện theo ngôi thứ nhất và ngôi thứ 3 ở một vài t/phẩm hay trích đoạn văn tụa sự đã học 
-Tại sao người ta phải thay đổi ngôi kể ? 
+ Bổ sung nhấn mạnh :Tuỳ vào mỗi cốt truyện cụ thể , ở những tình huống cụ thể mà người viết lựa chọn ngôi kể cho phù hợp , cũng có khi trong một truyện , người viết dùng các ngôi kể khác nhau (thay đổi ngôi kể ) để soi chiếu sự việc , n/v bằng các điểm nhìn khác nhau , tăng tính sinh động , phong phú khi miêu tả sự vật , sự việc , con người 
Hđộng 2 : 
-Y/c HS đọc đ/văn (mục I,2 )kể lại việc chị Dậu đã đánh lại cai lệ và người nhà lí trưởng trong đoạn trích “Tức nước vỡ bờ : (Tắt đèn –NTT) 
-Muốn kể lại đoạn trích trên theo ngôi thứ nhất thì phải thay đổi những gì ? 
(Từ xưng hô , lời dẫn thoại , chuyển lời thoại thành lời kể , chi tiết miêu tả lời văn biểu cảm? ) 
-Giao nhiệm vụ cho HS kể lại câu chuyện trên theo ngôi kể htú nhất cho cả lớp nghe 
(trong khi kể ,có thể kết hợp với các động tác , cử chỉ , nét mặt để miêu tả và thể hiện tình cảm ) 
-Cho HS khác nhận xét cách kể của bạn 
-N/xét thêm ,có thể uốn nắn nếu cần 
- Trả lời theo sự chuẩn bị .
+Kể theo ngôi thứ nhất người kể xưng tôi trong câu chuyện . Kể theo ngôi này , người kể có thể kể ra trực tiếp những gì mình nghe , thấy , trải qua ,có thể trực tiếp nói ra những suy nghĩ t/cảm của chính mình , kể như là người trong cuộc làm tăng tính chân thực , tính thuyết phục , như là có thật của câu chuyện 
+Kể theo ngôi thứ 3 người kể giấu mình đi , gọi tên các n/v bằng tên gọi của chúng . cách kể này giúp người kể có thể kể một cách linh hoạt , tự do những gì diễn ra với n/v 
-Cho vd 
+Kể chuyện ngôi1: Tôi đi học , Lão Hạc ,Những ngày thơ ấu 
+Kể theo ngôi 3 : Tắt đèn , Cô bé bán diêm , Chiếc lá cuối cùng ..
Trả lời : để tăng tính sinh động , phong phú khi miêu tả s/vật ,sự việc , con người 
-Lắng nghe 
-Đọc (Lưu ý theo dõi việc kể chuyện đan xen với các y/tố m/tả và b/cảm trong đoạn văn ) 
-Trả lời 
+Từ xưng hô: xưng”tôi”
+Chuyển lời thoại trực tiếp thành lời kể gián tiếp 
+Lựa chọn chi tiét m/tả và lời biểu cảm cho sát hợp với ngôi thứ nhất (chị Dậu xám mặt sức lẻo khoẻo của anh chàng nghiện v.v
- Khoảng 3-5 HS kể 
+HS (người kể) đóng vai chị Dậu xưng “tôi” khi kể . Sự việc , h/động , ngôn ngữ ,(lời thoại ) bám sát theo đoạn văn để kể lại nhưng tất đều dưới cái nhìn của người xưng “tôi” ( chị Dậu ) 
-Nhận xét theo 2 y/cầu :
+Nội dung nói : Kể câu chuyện có kết hợp m/tả ,b/cảm ? 
Kĩ năng nói :Sử dụng ngôi kể đúng , nói rõ ràng ,diễn tả tốt thái độ , t/cảm , ngữ điệu của n/v và lời người kể ? 
Tác phong kể bình thường , chững chạc ? 
I-Ôn tập về ngôi kể : 
II-Luyện nói : 
(kể chuyện kết hợp với miêu tả và biểu cảm )
4- Củng cố và hướng dẫn về nhà : (5’) 
- Kể chuyện trong văn tự sự thường kể theo những ngôi nào ? 
- Đoạn văn sau kể theo ngôi nào ? 
 Trước kia mỗi chiều , cú vào lúc chạng vạng mặt người Tàng đi làm về ắHn bước ngất ngưởng trên con đường khẳng khiu luồn qua cái xóm chợ của những người ngụ cư vào trong bến .
-Về nhà ôn tập thêm về ngôi kể 
Chọn đoạn văn trong các văn bản đã học để kể lại (đã thay đổi ngôi kể ) 
- Chuẩn bị bài : Câu ghép 
 + Xem lại kiến thức câu ghép đã học ở tiểu học 
+Đọc kĩ bài học , kể cả phần luyện tập 
+ Trả lời câu hỏi mục I-II 
IV- Rút kinh nghiệm và bổ sung :
.
..
NSoạn : 13-11-2005 
Tuần 11- Tiết 43 CÂU GHÉP 
I- Mục tiêu cần đạt : 
 -Giúp HS :
-Nắm được đặc điểm của câu ghép ( định nghĩa câu ghép ) 
-Nắm được hai cách nối các vế câu trong câu ghép (hai kiểu câu ghép ) 
-Kỉ năng phân biệt và vận dụng hai kiểu câu ghép này .
II-Chuẩn bị : 
1- GV: Tham khảo sgk và sgv , tư liệu liên quan bài dạy 
2- HS : Tìm hiểu bài theo hướng dẫn của GV 
 III- Tiến trình bài dạy : 
1-Ổn định : (1’) Kiểm tra sĩ số , nề nếp 
2-KTBC : (5’) 
- Thế nào là nói giảm,ø nói tránh ? cho ví dụ 
-Phân tích tác dụng của nói giảm nói tránh trong câu sau :
 Bác Dương thôi đã thôi rồi 
 Nước mây man mác ngậm ngùi lòng ta . (Nguyễn khuyến ) 
3- Bài mới :
a- Giới thiệu bài : (1’) Câu có hai bộ phận chính chủ ngữ và vị ngữ . Người ta căn cứ vào số lượng kết cấu c-v là một trong những tiêu chuẩn để phân loại câu .Ta biết câu đơn là câu có một cụm c-v , vậy câu ghép là kiểu câu như thế nào ? cô cùng các em tìm hiểu qua bài học này . 
b- Giảng bài mới :
TG
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG HS
KIẾN THỨC
8’
12’
14’
Hđộng 1 : Tìm hiểu đặc điểm của câu ghép 
-Y/c HS đọc kĩ đoạn văn ở mục I sgk 
- Cho HS đọc lại các câu in đậm trong đoạn trích 
-Treo bảng phụ, y/cầu HS lên bảng điền 
 Kiểu cấu tạo câu Câu cụ thể 
 Câu có một cụm c-v 
Câu có 2 hoặc nhiều cụm c-v 
cụm c-v nhỏ thuộc cụm c-v lớn 
cụm c-v không bao hàm nhau 
- Chỉ rõ thêm 
+Câu “Tôi quên quang đãng “ có 2 cụm c-v nhỏ làm phụ ngữ cho động từ quên và động từ náy nở 
+Câu” cảnh vật đi học “ có 3 cụm c-v , cụm c-v cuối cùng giải thích nghĩa cho cụm c-v trước 
-Dựa vào kiến thức đã học , hãy cho biết câu nào là câu đơn , câu nào là câu ghép 
- Đặc điểm của câu ghép là gì ? ( Thế nào là câu ghép ? ) 
- Khắc sâu kiến thức 
Lưu ý : Nếu một cụm c-v làm thành phần của cụm c-v khác thì đó không phải là câu ghép .
Vd: Nam là môt lớp trưởng hoạt động tích cực .
H động 2 : Tìm hiểu cách nối các vế của câu ghép ( các kiểu câu ghép ) 
- ChoHS tìm hiểu các câu ghép trong đoạn trích ở mục I 
( Lưu ý : câu 4 là câu đơn có cụm c-v nằm trong thành phần trạng ngữ ) 
- Treo bảng phụ ( các câu ghép ) 
a Hàng năm , cứ vào trường .
b Những ý tướng ấy .không nhớ hết . 
c cảnh vật chung quanh tôi đi học .
- Trong mỗi câu ghép , các vế câu được nối với nhau bằng cách nào ? 
+các vế câu được nối bằng các quan hệ từ va,ø vì, nhưng có khi các vế câu không dùng từ nối , tách nhau bỡi dấu phảy , dấu chám phảy , dấu hai chấm hai chấm. 
-Treo bảng phụ có các câu sau 
a Nếu trời mưa thì lớp không lao động 
b Mưa càng to gió càng lớn . 
- Các câu trên có phải là câu ghép không ? chỉ ra cách nối các vế câu . 
- Khắc sâu về cách nối các vế câu 
- Cho HS đọc ghi nhớ sgk 
+Nhấn mạnh có 2 kiểu câu ghép : Câu ghép có từ nối vế câu , câu ghép không có quan hệ từ ( có dấu phảy , dấu chấm phẩy , dấu hai chấm ) 
Hđộng 3 : H/dẫn luyện tập 
- Gợi ý , nhận xét , sửa chữa 
-Gợi ý BT1 : Can cứ theo định nghĩa câu ghép , cách nối các vế câu 
- BT2 :Cho HS đặt câu với các cặp quan hệ từ cho sẵn ( y/c HS học thuộc các cặp quan hệ rừ này ) 
-BT3: Có thể sử dụng một trong 2 cách 
+ Bỏ bớt một quan hệ từ 
+Đảo lại trật tự các vế câu 
-BT4: Y/c HS đặt câu với một cặp từ hô ứng cho sẵn 
-BT5 : Giúp HS có ý thức lựa chọn nhiều kiểu câuđể lập văn bản 
- Đọc đoạn trích 
- Đọc các câu in đậm 
- Lên bảng thực hiện 
+Buổi mai hôm ấy hẹp 
+Tôi quên quang đãng 
+ cảnh vật đi học 
- Nhận diện , trình bày 
+Câu đơn : Buổi mai hôm ấy hẹp 
+Câu ghép : Cảnh vật tôi đi học .
-những cụm c-v không bao chứa nhau tạo thành 
( Mỗi cụm c-v này được gọi là một vế câu ) 
-Chỉ ra các câu ghép còn lại trong đoạn trích ở mục I : câu 1,3 
- Trả lời : 
+ Câu a và b nối bằng quan hệ từ và 
+Câu c nối bằng dấu 2 chấm 
-Chú ý theo dõi 2 trường hợp được GV chỉ ra :
+các vế câu trong câu ghép được nối với nhau bằng quan hệ từ 
+các vế câu trong câu ghép được đánh dấu bỡi các dấu phẩy, chấm phẩy , 
- nhận diện các câu đều là câu ghép 
-các vế được nối bằng các cặp quan hệ từ :Nếu thì .., cặp từ hô ứng càng càng 
- Đọc ghi nhớ 
- Khắc sâu 
- xác định y/c , thực hiện , sửa chữa 
- Thực hiện tại lớp đ/trích a d/trích b,c,d (về nhà ) 
- khoảng 4 HS thực hiện 
- Lớp nhận xét 
-Khoảng 3 HS thực hiện 
-Lớp nhận xét 
- Khoảng 4 HS thực hiện 
- Lớp nhận xét 
I-Đặc điểm của câu ghép :
- Câu ghép là những câu do hai hoặc nhiều cụm 
c- v không bao chứa nhau tạo thành. Mỗi cụm 
c-v này được gọi là một vế câu . 
II- Cách nối các vế câu : 
Có hai cách nối các vế câu 
-Dùng những từ có tác dụng nối , cụ thể 
+Nối bằng một quan hệ từ ; 
+Nối bằng một cặp quan hệ từ ;
+Nối bằng một cặp phó từ , đại từ hay chỉ từ thường đi đôi với nhau (cặp từ hô ứng ) 
-Không dùng từ nối: Trong trường hợp này , giữa các vế câu cần có dấu phẩy , dấu chấm phẩy hoặc dấu hai chấm . 
III- Luyện tập : 
1- Tìm câu ghép : 
a- U van dần , u lạy Dần ( nối bằng dấu phẩy ) 
-Chị con có đi , umới chứ ! (nối bằng dấu phẩy 
-Sáng ngày người ta không ? (nối bằng dấu phẩy ) 
- Nếu Dần không buông đấy .
(nối bằng dấu phẩy)
2 Đặt câu ghép với cặp quan hệ từ :
a-Vì gió to nên cây ngã .
b-Nếu banï cố gắng thì bạn sẽ tiến bộ . 
3- Chuyển thành câu ghép mới : 
a-Cây ngã vì gió to
b-Bạn sẽ tiến bộ nếu bạn cố gắng .
4-Đặt câu ghép với cặp từ hô ứng :
a-Xe vừa chạy nó mới đến .
b- Anh đi đâu tôi đi đấy . 
5- Viết đoạn văn : 
(về nhà ) 
4- Củng cố và hướng dẫn về nhà : (5’) 
a- Củng cố : - HS đọc mục ghi nhớ (1) và(2) 
-Trắc nghiệm ( bảng phụ ) 
 Cho hai câu đơn : Mẹ đi làm . Em đi học . Trong các câu ghép được tạo thành sau đây , câu nào không hợp lí về mặt ý nghĩa ? 
A –Mẹ đi làm còn em đi học . C-Mẹ đi làm , em đi học .
 B-Mẹ đi làm nhưng em đi học . D-Mẹ đi làm và em đi học . 
b-Hướng dẫn về nhà : 
- Học thuộc nội dung bài và đặc điểm câu ghép , các kiểu câu ghép ( cách nối các vế câu ghép ) 
- Làm các bài tập chưa làm ở lớp 
 - Chuẩn bị bài : Tìm hiểu chung về văn thuyết minh 
+ Đọc kĩ các văn bản mục I. 1 - Trả lời câu hỏi 
+Suy nghĩ các câu hỏi mục I-2 , để nắm đặc điểm chung của văn bản thuyết minh .
IV- Rút kinh nghiệm và bổ sung : 
..
..
.
N Soạn : 15-11-2005 
Tuần 11-Tiết 44 TÌM HIỂU CHUNG VỀ VĂN BẢN THUYẾT MINH 
I-Mục tiêu cần đạt : 
Giúp HS hiểu được vai trò , vị trí và đặc điểm của văn bản thuyết minh trong đời sống con người . 
-Nắm đặc điểm và vận dụng phùhợp 
II- Chuẩn bị : 
1-GV: N/c sgk , sgv . Tài liệu tham khảo – Soạn giảng 
2- HS: Tìm hiểu bài trả lời câu hỏi sgk 
III- Tiến trình tiết dạy : 
1-Ổn định : (1’) - Nề nếp , sĩ số 
2- KTBC : (5’) Kiểm tra sự chuẩn bị bài của HS .
3-Bài mới :
a- Giới thiệu bài : (1’) Văn bản thuyết minh là kiểu văn bản lần đầu tiên được đưa vào chương trình tập làm văn THCS . Đây là loại văn bản thông dụng ,có phạm vi sử dụng rất phổ biến trong đời sống .Văn bản thuyết minh có vai trò , vị trí như thế nào , chúng ta tìm hiểu bài học hôm nay .
b- Giảng bài mới : 
TG 
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG HS
KIẾN THỨC
10’
12’
14’
Hđộng 1: Tìm hiểu vai trò vănbản thuyết minh trong đời sống con người.
- Cho HS đọc các văn bản( sgk )
- Mỗi văn bản trình bày, giải thích, điều gì ? 
+Lưu ý thêm văn bản 1 trình bày lợi ích của cây dừa .Lợi ích này gắn với đặc điểm cây dừa mà các cây khác không có. Tất nhiên cây dừa Bến tre hay nơi khác cũng có lợi ích như thế . Nhưng đây giới thiệu riêng về cây dừa Bình Định 
-Trong thực tế , khi nào ta dùng các loại vb đó ? 
+Bổ sung : Mua một cái máy ( tv, tủ lạnh , máy cày ..) đều có kèm theo bản TM để ta hiểu tính năng , cấu tạo , cách sử dụng , cách bảo quản . Mua một hộp bánh , trên đó cũng ghi xuất xứ , thành phần các chất làm nên bánh ,ngày sản xuất , hạn sử dụng , trọng lượng tịnh v.v.
Tất cả đều là vb thuyết minh .
+kết luận : Trong đời sống hằng ngày không lúc nào ta thiếu được các vbTM . Hai chữ TM ở đây bao hàm cả ý giải thích ,trình bày , giới thiệu cho được hiểu rõ .
-Kể thêm một số văn bản cùng loại mà em biết .
Hđộng 2: 
*-H/d HS thảo luận nhóm 
- Các vănbản trên có thể xem là vbtự sự / miêu tả / biểu cảm /nghi luận không ? Tại sao ? chúng khác với các văn bản ấy ở chỗ nào ? 
-Đặc điểm chung của các văn bản trên là gì ? 
-Các vănê bản trên đã thuyết minh về đối tượng bằng những phương thức nào ? 
-Ngôn ngữ của các văn bản trên co ùđặc điểm gì ? 
(Đọc kết quả thảo luận – nhận xét –sửa chữa ,bổ sung )
*Kl : Đây là một kiểu văn bản riêng mà các loại vb khác không thay thế được .
-Bổ sung nhấn mạnh đặc điểm 2 
+các tri thức trong vănbản khách quanvề đối tượng để người đọc hiểu đúng đắn và đầy đủ về đối tượng đó 
+Không có các y/tố hư cấu , tránh bộc lộ cảm xúc chủ quan 
+Vb TM có tính chất thực dụng , chặt chẽ tri thức là chính . Tuy nhiên nếu viết có cảm xúc (tuỳ đối tượng ) ,biết gây hứng thú cho người đọc thì vẫn tốt 
-Y/c HS đọc ghi nhớ
Hđộng 3 : H/d HS luyện tập : 
- Y/c HS đọc vd a,b (sgk ) 
- Các văn bản này có phải là văn bản thuyết minh không ? vì sao ? 
- Lưu ý HS việc sử dụng yếu tố thuyết minh trong văn bản nghị luận 
- Lưu ý : các văn bản khác cũng cần sử dụng y/tố thuyết minh 
-Đọc vb 
-Trả lời theo sự chuẩn bị 
+Vd1 : trinhg bày lợi ích của cây dừa và sự gắn bó chặt chẽ giữa cây dừa với người dân B/định .
+Vdụ 2 : giải thích về tác dụng của chất diệp lục làm cho người ta thấy lá cây có màu xanh 
+Vd3 : Giới thiệu Huế như là một trung tâm văn hoá của VN với những đặc điểm riêng của Huế .
-Trả lời : Khi nào cần có những hiểu biết khách quan về đối tượng ( sự vật , sự việc , sự kiện ..) -> rất thông dụng trong đời sống hằng ngày 
( Nêu ví dụ cụ thể ) 
-Nêu một số vb : Cầu long Biên , một nhân chứng lịch sử , Thông tin 2000,v.v
- Thảo luận nhóm 
*Nhóm 1:Các văn bản trên có thể xem là vb tự sự không ? Tại sao ? Khác ? 
*Nhóm : 2,3,4 tìm hiểu các trường hợp còn lại 
*Nhóm 5 
*Nhóm 6 
Kết quả thảo luận 
-Khác với tự sự vì không có sự việc , diễn biến khác với m/tả vì không đòi hỏi m/tả cụ thể cho người đọc cảm thấy , mà cốt làm cho người ta hiểu khác với vb nghị luận vì ở đây cái chính là trìng bày kiến thức , không có ý kiến , l/điểm , khác với biểu cảm vì ở đây không có cảm xúc chủ quan 
*Những đặc điểm chung của vb TM 
- Trìng bày những đ/điểm tiêu biểu của đối tượng 
vd –cây dừa : thân, lá , nước , sọ ntn ? 
-Lá cây : tế bào , ánh sáng ,sự hấp thụ nước nht ? 
-Huế : Cảnh sắc, các công trình kiến trúc , các món ăn nht ? 
b-Trình bày 1 cách k/quan , không bịa đặt , tưởng tượng , suy luận 
*P/thức tr/bày , giới thiệu , giải thích 
Ngôn ngữ chính xác, rõ ràng , chặt chẽ và hấp dẫn 
-Đọc ghi nhớ sgk 
-Đọc hai vb 
-Suy nghĩ , trả lời 
-Xác định kiểu vb 
-Chỉ ra y/tố thuyết minh trong các loại vb TS,MT, BC, NL
I- Vai trò và đặc điểm chung của vănbản thuyết minh : 
1- Văn bản thuyết minh trong đời sống con người :
- Văn bản thuyết minh là kiểu văn bản thông dụng trong mọi lĩnh vực đời sống nhằm cung cáp tri thức về đặc điểm, tính chất , ng/nhân ..của các sự vật hiện tưọng trong tự nhiên , xã hội .
2- Đặc điểm chung của văn bản thuyết minh : 
-Văn bản thuyết minh được trình bày bằng ph/thức giới thiệu , giải thích 
Tri thức trong vb thuyết minh đòi hỏi khách quan , xác thực hữu ích cho con người .
-cần được trinh bày chính xác , rõ ràng , chặt chẽ và hấp dẫn 
II- Luyện tập : 
1- Xác định vb TM 
a-Cung cấp kiến thức lịch sử 
b-Cung cấp kiến thức sinh vật 
2-Vb “Thông tin 2000” 
-Vb nhật dụng , thuộc kiểu vb nghị luận 
-Có sử dụng thuýet minh khi nói về tác hại của bao ni lông 
3-Các văn bản khác cũng cần sử dụng y/tố th/minh 
-Tự sự : g/thiệu sự việc ,n/vật,
-M/tả :Giới thiệu cảnh vật ,con người , t/gian ,k/gian 
-Biểu cảm : giới thiệu đối tượng gây cảm xúc (là con người hay sự vật ) 
-Nghị luận : Giới thiệu luận điểm , luận cứ 
4-Củng cố và hướng dẫn về nhà (4’) 
a-Củng cố :- Văn bản thuyết minh có vai trò như thế nào trong đời sống con người ? 
 - Nêu đặc điểm chung của văn bản thuyết minh ? 
b- H/dẫn về nhà : - Học thuộc nội dung hai phần ghi nhớ và xem và nắm vững lại các bài tập đã tìm hiểu , và các bài tập ở phần luyện tập .
- Chuẩn bị bài “Ôn dịch , thuốc lá “ 
- Đọc kĩ văn bản , chú thích , trả lời những câu hỏi đọc hiểu văn bản (sgk ) 
IV-Rút kinh nghiệm và bổ sung : 
..

Tài liệu đính kèm:

  • docGA8(T11).doc