Giáo án Ngữ văn 8 - Tuần 11 đến 22 - Trường THCS Tập Ngãi

Giáo án Ngữ văn 8 - Tuần 11 đến 22 - Trường THCS Tập Ngãi

Tiết 41

 NV

A. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT:

 Kiểm tra và củng cố nhận thức của HS sau bài ôn tập truyện kí VN hiện đại.

B. CHUẨN BỊ :

- GV Đề phôtô

-HS: chuẩn bị kiến thức

C. TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC:

Hoạt động 1 : Khởi động – Giới thiệu:

 - Ổn định lớp.

Hs:

- Ổn định nề nếp, sỉ số.

- Kiểm tra sự chuẩn bị HS.

- Ghi đề kiểm tra (phát).

- Báo cáo sỉ số.

- Ghi đề (nhận). Đề kiểm tra đã photo

 

doc 124 trang Người đăng haiha30 Lượt xem 792Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Ngữ văn 8 - Tuần 11 đến 22 - Trường THCS Tập Ngãi", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 11
Tiết 41 Tiết 41
 NV
A. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT:
	Kiểm tra và củng cố nhận thức của HS sau bài ôn tập truyện kí VN hiện đại.
B. CHUẨN BỊ :
- GV Đề phôtô
-HS: chuẩn bị kiến thức
C. TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC:
Hoạt động 1 : Khởi động – Giới thiệu:
 - Ổn định lớp.
Hs:
- Ổn định nề nếp, sỉ số.
- Kiểm tra sự chuẩn bị HS.
- Ghi đề kiểm tra (phát).
- Báo cáo sỉ số.
- Ghi đề (nhận). Đề kiểm tra đã photo
Hoạt động 2: Hướng dẫn và theo dõi HS làm bài. 
- Lưu ý HS đọc kỹ đề.
- Theo dõi HS làm bài.
 Hoạt động 3: Thu bài.
 - GV thu bài và kiểm tra số bài.
Hs:
- Đọc kỹ đề và làm bài nghiêm túc.
- Nộp bài.
D.CỦNG CỐ, DẶN DÒ:
 1.Củng cố : Không
 2.DẶN DÒ:
 @ Soạn bài Luyện nói kể chuyện theo ngôi kể kết hợp với miêu tả và biểu cảm
 -Chuẩn bị kĩ phần chuẩn bị ở nhà
 -Tập nói ở nhà để lên lớp khỏi phải rụt rè
 -xem lại kiến thức về ngôi kể,lời kể ở lớp 6
	Tiết 42
 TLV	Tuần : 11
Tiết : 42 
LUYỆN NÓI
	 	KỂ CHUYỆN THEO NGÔI KỂ 
KẾT HỢP VỚI MIÊU TẢ VÀ BIỂU CẢM
A. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT :
	Giúp HS:
	- Biết trình bày miệng trước tập thể một cách rõ ràng, sinh động 1 câu chuyện kết hợp với miêu tả và biểu cảm
	- Ôn tập về ngôi kể.
B. CHUẨN BỊ :
- GV :Dàn ý bài luyện nói
	- HS:Chuẩn bị bài luyện nói theo dặn dò
C. KIỂM TRA BÀI CŨ:
	- GV kiểm tra phần chuẩn bị của Hs trước khi luyện nói.
D. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Nội dung
Hoạt động 1 :Hướng dẫn HS ôn tập về ngôi kể
-Hỏi: Kể theo ngôi thứ nhất là kể như thế nào ? Như thế nào là kể theo ngôi thứ ba ? Nêu tác dụng của mỗi loại ngôi kể.
- GV nhận xét phần trình bày của hs. GV nhấn mạnh nội dung cần ghi nhớ. Kể theo ngôi thứ nhất là người để xưng tôi trong câu chuyện. Kể theo ngôi thứ nhất người kể trực tiếp kể ra những gì mình nghe thấy. Kể theo ngôi thứ 3 người kể đượïc giấu mình đi, gọi lên các nhân vật bằng tên gọi của chúng cách kể này giúp người kể có thể kể tự do, linh hoạt những gì diễn ra với nhân vật.
 -Yêu cầu: Lấy ví dụ về cách kể chuyện theo ngôi thứ nhất và ngôi thứ 3 ở một vài tác phẩm hay trích đọan văn tự sự đã học (yêu cầu HS tìm và trả lời, phân tích để làm sáng tỏ ý nghĩa của mỗi loại ngôi kể đã nêu ở câu 1).
- GV nhận xét phần trình bày của hs.
- Hỏi: Tại sao người ta phải thay đổi ngôi kể ?
- GV nhận xét phần trình bày của Hs.Tùy vào tình hướng cụ thể mà người viết lựa chọn ngôi kể cho phù hợp.
Hoạt động 2 :Hướng dẫn HS chuẩn bị luyện nói:
Cho Hs đọc ngữ liệu mục I.2 SGK- Tr: 110 .
Hỏi : Đoạn văn kể theo ngôi thứ mấy ? 
Gv chốt : Đoạn văn kể theo ngôi thứ ba .
Hỏi : Muốn đổi ngôi kể trong đoạn văn đó , chúng ta phải làm gì ? 
Gv chốt : Thay chị Dậu=tôi và chuyển lời thoại thành lời kể, chi tiết miêu tả và biểu cảm .
Hỏi : Sự việc chính của đoạn văn trên là sự việc gì ?
Hỏi : Văn bản trên gồm có những nhân vật nào ? 
Hỏi : Em hãy tìm trong văn bản trên các yếu tố miêu tả ? Biểu cảm?
Gv chốt : 
+ Các yếu tố biểu cảm : Van xin, nín nhịn, bị ức hiếpà phẩn nộ, căm thù à vùng lên .
+ Các yếu tố miêu tả : Chị Dậu xám mặt, sức lẻo khoẻo của anh chàng nghiện, người đàn bà lực điền, ngã chỏng quèo, nham nhảm thét .
Hoạt động 3 :Hướng dẫn HS luyện nói:
- GV hướng dẫn Hs luyện nói.
- GV cho Hs đọc đoạn văn (SGK), chuyển ý các yếu tố tự sự xen miêu tả và biểu cảm trong đoạn văn.
- Thay đổi ngôi kể (Chị Dậu=tôi) 
- Sau đó lần lượt hướng dẫn HS tìm hiểu gợi ý và câu hỏi SGK .
-Sau khi Hs nói trước lớp xong (Một vài Hs) à Gv cho học sinh nhận xét cách nói trước lớp à Gv chốt lại .
Có thể như sau :
Tôi xám mặt, vội vàng đặt con bé xuống đất, chạy tới đỡ tay người nhà lí trưởng van xin :
- Cháu van ộng, nhà cháu vừa mới tỉnhlại, xin ông tha cho ! 
Nhưng tên người nhà lí trưởng vừa đấm vào ngực tôi vừa hùng hổ xấn vào định trói chồng tôi. Vừa thương chồng, vừa uất ức trước thái độ bất nhân của hắn, tôi dằn giọng :
-Chồng tôi đau ốm, ông không được phép hành hạ ! 
Cai lệ tát vào mặt tôi một cách thô bạo rồi lao tới chỗ chồng tôi. Tôi nghiến răng: 
-Mày trói ngay chồng bà đi, bà cho mày xem ! 
Tiện tay, tôi túm cổ hắn, ấn giúi ra cửa. Hắn ngã chỏng quèo trên mặt đất, nhưng miệng vẫn thét như một thằng điên .
- Hs trả lời 
-Lắng nghe,ghi nhận
- Hs nêu ví dụ – nhận xét.
 Hs suy nghĩ, thảo luận và trả lời 
- Hs đọc .
- Hs : Ngôi thứ ba .
- Hs nghe .
- Hs đổi ngôi kể (chị Dậu=tôi), và chuyển ..
- Hs trả lời 
-Hs : Chị Dậu, cai Lệ, người nhà Lý trưởng .
- Hs trả lời .
-Hs nhận xét .
-Hs thay đổi ngôi kể và tìm hiểu gợi ý trong SGK .
- HS nói miệng đoạn văn đã đổi ngôi kể .
1. Ôn tập về ngôi kể
a/ Kể theo ngôi thứ nhất :
Người kể xưng “tôi”, kể trực tiếp những gì mình nghe, mình thấy.làm tăng tính chân thực và thuyết phục .
b/ Kể theo ngôi thứ 3 :
Người kể tự giấu mình, gọi tên các nhân vật bằng tên gọi của chúng; giúp người kể linh hoạt, tự do .
c/ -Ngôi thứ nhất : Tôi đi học, Lão Hạc, những ngày thơ ấu
 -Ngôi thứ ba: Tắt đèn, cô bé bán diêm, chiếc lá cuối cùng
d/ Thay đổi ngôi kể để:
- Thay đổi điểm nhìn đối với sự việc và nhân vật:
+ Người trong cuộc khác với người ngoài cuộc.
+ Sự việc có liên quan đến người kể khác với sự việc không liên quan đến người kể.
- Thay đổi thái độ miêu tả , biểu cảm :
+ Người trong cuộc có thể buồn vui theo cảm tính chủ quan.
+ Người trong cuộc có thể dùng miêu tả, biểu cảm để góp phần khắc họa tình cách nhân vật.
2. Chuẩn bị luyện nói:
- Sự việc chính :Cuộc đối đầu giữa những kẻ đi thúc sưu với người xin khất sưu .
-Các yếu tố biểu cảm : Van xin, nín nhịn, bị ức hiếpà phẩn nộ, căm thù à vùng lên .
-Các yếu tố miêu tả : Chị Dậu xám mặt, sức lẻo khoẻo của anh chàng nghiện, người đàn bà lực điền, ngã chỏng quèo, nham nhảm thét .
3. Nói trên lớp:
Có thể như sau :
(phần này, tùy theo học sinh nói trước lớp à không ghi)
Tôi xám mặt, vội vàng đặt con bé xuống đất, chạy tới đỡ tay người nhà lí trưởng van xin :
- Cháu van ộng, nhà cháu vừa mới tỉnhlại, xin ông tha cho ! 
Nhưng tên người nhà lí trưởng vừa đấm vào ngực tôi vừa hùng hổ xấn vào định trói chồng tôi. Vừa thương chồng, vừa uất ức trước thái độ bất nhân của hắn, tôi dằn giọng :
-Chồng tôi đau ốm, ông không được phép hành hạ ! 
Cai lệ tát vào mặt tôi một cách thô bạo rồi lao tới chỗ chồng tôi. Tôi nghiến răng: 
-Mày trói ngay chồng bà đi, bà cho mày xem ! 
Tiện tay, tôi túm cổ hắn, ấn giúi ra cửa. Hắn ngã chỏng quèo trên mặt đất, nhưng miệng vẫn thét như một thằng điên .
E.CỦNG CỐ, DẶN DÒ:
 1.Củng cố : 
 Kể theo ngôi thứ nhất là kể như thế nào? Như thế nào là kể theo ngôi thứ ba? Nêu tác dụng của mỗi loại ngôi kể.
	 2.DẶN DÒ:
 @ -Đọc kĩ lại văn bản
 -Tập kể lại bài 
	 @ Soạn bài Câu ghép
 -Hoàn thành phần tìm hiểu bài mục I,II (trả lời các câu hỏi)
 -Thực hiện thử bài tập 1 SGK phần luyện tập
 @Học bài Nói giảm nói tránh theo dặn dò tiết 40
Tuần : 11
Tiết : 43
 Tiết 43
 TV
A. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT :
	Giúp HS:
	- Nắm được đặc điểm của câu ghép.
- Nắm được hai cách nối các vế trong câu ghép.
B. CHUẨN BỊ :
- GV Bảng phụ ghi ví dụ ở SGK
 	- HS xem trước bài này ở nhà.
C. KIỂM TRA BÀI CŨ:
	- Thế nào là nói giảm, nói tránh?
Đáp án : Nói giảm, nói tránh là biện pháp tu từ dùng cách diễn đạt tế nhị, uyển chuyển, tránh gây cảm giác quá đau buồn, ghê sợ, nặng nề ; tránh thô tục, thiếu lịch sự .
	- Hãy đặt 1 câu có sủ dụng nói giảm nói tránh khi hỏi thăm tình hình sức khỏe cha mẹ của một người bạn thân.
Đáp án : Hs tự đặt .
D. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Nội dung
Hoạt động 1 :Hướng dẫn HS tìm hiểu đặc điểm của câu ghép
-GV cho Hs quan sát đoạn văn ở bảng phụ 
-Hỏi: Tìm các cụm C-V trong những câu in đậm .
- GV nhận xét phần trình bày của hs.
-Chốt: Câu có 1 cụm C –V “Buổi mai. .. dài và hẹp”.
Câu có nhiều cụm C –V không bao chứa nhau. “Cảnh vật. . tôi đi học” (có 3 cụm C-V).
 Câu có cụm C-V nhỏ nằm trong cụm C-V lớn: “Tôi quên thế nào. . .quang đãng”.
-Yêu cầu Phân tích cấu tạo của những câu có hai hay nhiều cụm C-V.
- GV nhận xét phần trình bày của hs như sau :
Chú ý : Xem bảng phụ phía cuối bài soạn .
-Yêu cầu Trình bày kết quả phân tích vào bảng theo mẫu (SGK) 
- GV nhận xét phần trình bày của hs.
-Hỏi: Dựa vào kiến thức đã học ở lớp dưới hãy cho biết câu nào là câu đơn ? câu nào là câu ghép ?
- GV nhận xét phần trình bày của hs.
Gv cho Hs đọc phần ghi nhớ 1
Hoạt động 2 :Hướng dẫn HS tìm hiểu cách nối các vế câu ghép
 - Hỏi:Trong mỗi câu ghép, các câu vế câu được nối với nhau bằng cách nào ?
- GV nhận xét phần trình bày của hs.
-Giới thiệu: Câu (1) (3) nối bằng quan hệ từ vì; vế (2) và (3) không dùng từ nối.câu cuối cùng có quan hệ từ vì và dấu hai chấm
- GV cho Hs đọc ghi nhớ II
-Hỏi: Dựa vào kiến thức đã học ở lớp dưới hãy cho biết cách nối các vế trong câu ghép ?
- GV nhận xét phần trình bày của hs
-Đưa ví dụ: + Tuy Nam bị bệnh nhưng Nam vẫn tới trường
 +Nó vốn không ưa gì tôi bởi vì tôi không thật thà .
 +Mẹ cầm nón vẫy tôi,vài giây sau, tôi đuổi kịp .
Như vậy, chúng ta có mấy cách nối các vế câu ? em hãy kể ra .
Cho Hs đọc ghi nhớ 2 .
Hoạt động 3 :Hướng dẫn HS làm bài tập
Bài tập 1: -Yêu cầu HS đọc và xác định yêu cầu của bài tập
-Gợi ý:
 +Đọc kĩ nội dung bài học
 +Xem lại phần đã phân tích trên
- GV nhận xét phần trình bày của hs
-GV: sửa bài cho HS ,đưa  ...  thời gian từ năm 1942 đến năm 1943 khi Bác bị giam cầm trong các nhà lao ở Quảng Tây (TQ)dưới chế độ Tưởng Giới Thach. Ngắm trăng là một trong những bài thơ nói về tình yêu thiên nhiên của tập thơ ấy.
 HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN	
 HĐ CỦA HS
 NỘI DUNG BÀI HỌC
 Hoạt động 2: Tìm hiểu hoàn cảnh sáng tác.
- Gọi HS đọc chú thích SGK. 
 + Cả hai bài thơ được sáng tác khi nào ?
 Hoạt động 3: Tìm hiểu văn bản “Ngắm trăng”.
 - Gọi HS đọc phần phiên âm, dịch nghĩa, dịch thơ.
+ Bác ngắm trăng trong hoàn cảnh như thế nào ?
 + Người xưa ngắm trăng, bên cạnh họ cần có gì ?
 + Vậy Bác ngắm trăng có trong điều kiện như thế không ?
Ø GV giảng: Các thi nhân xưa khi ngắm trăng thì bao giờ bên cạnh họ cũng có rượu và hoa. Tâm hồn luôn thư thái, thì sự thưởng thức mới mĩ mãn, mười phần thú vị, nhưng Bác thì lại ngắm trăng trong cảnh lao tù.
 + Qua hai câu thơ đầu em thấy Bác có tâm trạng ra sao trước cảnh trăng đẹp ngoài trời ?
- Gọi HS đọc 2 câu thơ cuối và trả lời câu hỏi.
 + Sự sắp xếp các từ nhân hướng và thi gia song nguyệt và minh nguyệt có gì đáng chú ý ?
 + Việc sắp xếp như vậy và cách đối của hai câu này có hiệu quả nghệ thuật như thế nào ?
 + Qua bài thơ em thấy Bác Hồ hiện ra như thế nào ?
Ø GV chốt: Bác hiện ra là một người yêu thiên nhiên thể hiện tinh thần lớn của người chiến sĩ vĩ đại. Bác biểu hiện sự tự do, phong thái ung dung vượt hẳn lên nặng nề, tàn bạo của tù ngục.
 - Gọi HS đọc phần dịch nghĩa và phần chú thích của bài thơ “Đi đường”.
 + Bố cục của bài thơ được phân tích như thế nào ?
 + Câu thơ đầu mở ra đều gì ?
+ Đi đường khó như thế nào ?
Ø GV giảng: Đường đi hết lớp núi này đến lớp núi khác, ý nói đến nổi gian lao triền miên của việc đi đường, đường núi cũng như đường đời, đường cách mạng.
 + Ý của câu 3 như thế nào ?
 + Ở câu thơ thứ 4 có nội dung như thế nào ?
Ø GV giảng: Ở đây người đi đường đã được say đắm ngắm phong cảnh đẹp, sự gian lao khó khăn của người đi đường cũng như đường cách mạng đã đến đỉnh thắng lợi.
 -GV gọi HS đọc phần ghi nhớ trong SGK.
- HS thực hiện.
- HS dựa vào SGK trả lời.
- HS thực hiện theo yêu cầu của GV.
- HS suy luận, trả lời.
- HS dựa vào các kiến thức xã hội để trả lời.
- HS dựa vào nội dung bài học để trả lời.
- HS thảo luận theo bàn, trình bày kết quả.
- HS suy luận trả lời.
- HS suy luận, trả lời.
- HS suy luận trả lời.
- HS chú ý lắng nghe.
- HS thực hiện.
- HS dựa vào SGK để trả lời.
- HS dựa vào SGK để trả lời .
- HS suy luận trả lời.
- HS suy luận trả lời.
- HS suy luận trả lời.
- HS thực hiện yêu cầu.
 I. HOÀN CẢNH SÁNG TÁC.
 Cả hai bài thơ đều được trích trong tập NKTT.
 II. TÌM HIỂU VĂN BẢN.
 1. Bài Ngắm trăng
 a. Hoàn cảnh ngắm trăng.
- Bác ngắm trăng trong hoàn cảnh đặc biệt, trong ngục tù.
 - Ở hoàn cảnh đó Bác cảm thấy xốn xang, bối rối trước đêm trăng quá đẹp. à Lòng yêu thiên nhiên tha thiết say mê.
b. Sự giao hòa giữa trăng và nhà thơ.
- Người và trăng chủ động tìm đến giao hòa cùng nhau, ngắm nhau say đắm.
- Trăng và người gắn bó thân thiết, trăng trở thành tri âm tri kỷ của con người.
- Trong tù ngục thì đen tối còn bên ngoài là một thế giới bao la và đẹp.
 à Thể hiện lòng yêu thiên nhiên giao hòa với thiên nhiên. 
 - Tinh thần thép, sự tự do nội tại của Bác.
 c. Tóm lại:
 Ghi nhớ SGK.
 2. Bài “Đi đường”
a. Hai câu đầu.
 Đường đi khó, gian lao nối tiếp gian lao. Sự gian lao của đường đời, đường cách mạng.
 b. Hai câu thơ cuối.
 Khẳng định sự vượt khó, thu vào cho mình bao nhiêu là cảnh núi non hùng vĩ, khi lên tới đỉnh đường đời , đường cách mạng thành công.
c. Tóm lại:
 Ghi nhớ SGK.
E. CỦNG CỐ VÀ DẶN DÒ:
	 1. Củng cố:
	 - “Ngắm trăng và “Đi đường” là hai bài thơ được Bác sáng tác trong hoàn cảnh nào ?
	 - Trong bài thơ “Ngắm trăng”, Bác đã ngắm trăng trong cảnh như thế nào ?
	 - Em hãy giải thích tựa bài thơ “Đi đường” của Bác.
	 2. Dặn dò:
	 a. Bài vừa học:
	 - Chép ghi nhớ và học thuộc.
	 - Nắm được hoàn cảnh sáng tác bài thơ.
	 - Học thuộc phần phiên âm và dịch thơ.
	 - Biết được hoàn cảnh Bác ngắm trăng.
	 - Giải thích được tựa bài “Đi đường”.
	 b. Bài mới: 
	 - Soạn bài chiếu dời đô.
	 - Đọc phần chú thích.
	 - Tìm tư liệu có liên quan đến hoàn cảnh lúc bấy giờ.
	 - Đọc trước văn bản.
	 - Tìm tư liệu nói về Lý Công Uẩn.
	 - Trả lời câu hỏi phần đọc hiểu văn bản.
TUẦN : 22	 
TIẾT : 86	 
 T V
	CÂU CẢM THÁN
	A. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT:
	 Giúp HS:
	- Hiểu rõ đặc điểm, hình thức của câu cảm thán, phân biệt câu cảm thán với kiểu câu khác.
	- Nắm vững chức năng của câu cảm thán. Biết sử dụng câu cảm thán phù hợp với mọi tình huống giao tiếp.
	B. CHUẨN BỊ:
	 1. GV : Giáo án + SGK + bảng phụ ghi ví dụ b (I) – SGk trang 43.	
	 2. HS : Vở ghi bài + vở soạn + theo như GV dặn dò ở tiết 82.
	C. KIỂM TRA:
	 1. Sĩ số
	 2. Bài cũ:
	- Thế nào là câu cầu khiến ? Đặt hai câu cầu khiến có ý nghĩa yêu cầu.
	- Khi nào câu cầu khiến kết thúc bằng dấu chấm ? Khi nào kết thúc bằng dấu chám than ? Đặt câu cầu khiến kết thúc bằng dấu chấm than.
	D. TIẾN TRÌNH CÁC HOẠT ĐỘNG:
	 Hoạt động 1: Giới thiệu bài mới: GV vào bài bằng cách kể cho HS nghe một mẫu chuyện vui trong đó có sử dụng nhiều ncaau cảm thán.
 HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN	
 HĐ CỦA HS
 NỘI DUNG BÀI HỌC
 Hoạt động 2: Tìm hiểu đặc điểm, hình thức và chức năng.
 - Gọi HS đọc ví dụ 1 a, b – SGK trang 43 và trả lời câu hỏi.
 + Ở những đoạn trích trên thì câu nào là câu cảm thán ?
+ Dựa vào đâu em xác định đó là câu cảm thán ?
+ Câu cảm thán dùng để làm gì ?
+ Khi viết đơn, văn bản hợp đồng hay trình bày kết quả giải một bài toán có thể dùng câu cảm thán hay không ? Vì sao ?
 + Em hiểu thế nào là câu cảm thán ?
Ø GV chốt: Câu cảm thán là câu có những từ ngữ như: Ôi, than ôi, ơi, chao ơi, . Dùng để bộc lộ tình cảm, cảm xúc của người nói trong ngôn ngữ hàng ngày, trong văn chương và kết thúc câu cảm thán bao giờ cũng bằng dấu chấm than (!).
 Hoạt động 3: Hướng dẫn HS làm bài tập.
¦ Bài tập 1:
 GV yêu cầu HS:
 ­ Đọc yêu cầu trong SGK.
 ­ Xác định yêu cầu.
Ø GV định hướng: 
 ­ Tìm từ cảm thán.
 ­ Xét dấu chấm câu.
 ­ Ý nghĩa câu.
¦ Bài tập 2:
GV yêu cầu HS:
 ­ Đọc bài tập trong SGK.
 ­ Xác định yêu cầu của bài tập dựa vào ý nghĩa của câu văn. 
¦ Bài tập 3:
 - Gọi HS đọc yêu cầu bài tập 3 và xác định yêu cầu.
­ Đặt câu có đủ C – V.
­ Câu đó phải bộc lộ tình cảm, cảm xúc:
  Tình cảm của người thân dành cho mình.
‚ Khi nhìn thấy mặt trời mọc.
¦ Bài tập 4:
 - Yêu cầu HS nhắc lại đặc điểm hình thức của:
  Câu nhi vấn.
 ‚ Câu cầu khiến.
 ƒ Câu cảm thán.
- HS thực hiện yêu cầu.
a. HS dựa vào ví dụ để trả lời.
b. HS dựa vào ví dụ để trả lời.
 - HS dưạ vào SGK để trả lời
- HS dựa vào nội dung bài học để trả lời.
- HS suy luận trả lời.
- HS chú ý lắng nghe.
- HS thực hiện yêu cầu của GV.
- HS lên bảng làm bài tập theo định hướng của GV.
- HS lên bảng làm bài tập theo yêu cầu của GV.
- HS thực hiện yêu cầu của GV.
- HS lên bảng làm bài tập theo yêu cầu của GV.
- HS nhắc lại kiến thức cũ và kiến thức vừa học theo yêu cầu của SGK.
 I. ĐẶC ĐIỂM HÌNH THỨC VÀ CHỨC NĂNG
 1. Tìm hiểu ví dụ:
 a. Hỡi ơi Lão Hạc ! à Là câu cảm thán. Vì có dấu chấm cảm, có từ bộc lộ cảm xúc.
 b. Than ôi ! à Là câu cảm thán bộc lộ cảm xúc.
 2. Ghi nhớ.
 Ghi nhớ SGK.
 II. LUYỆN TẬP
 ¦ Bài tập 1: 
 a. Than ôi ! Lo thay ! ngay thay !
 b. Là câu cầu khiến.
 c. Chao ôi !
¦ Bài tập 2:
 a. Bộc lọ lời than thở của người dân dưới chế độ phong kiến.
 b. Lời than thỏe của người chinh phụ chuân chuyên do chiến tranh gây ra.
 c. Tâm trạng bế tắt của nhà thơ trước cuộc sống (CM tháng Tám).
¦ Bài tập 3: 
 a. Mẹ ơi ! Tình yêu mẹ dành cho con thiêng liêng biết bao !
¦ Bài tập 4:
 GV nhắc lại kiến thức cũ về:
  Câu nhi vấn.
 ‚ Câu cầu khiến.
 ƒ Câu cảm thán.
E. CỦNG CỐ VÀ DẶN DÒ: 
 1. Củng cố: Thông qua hệ thống bài tập.
	 2. Dặn dò:
	a. Bài vừa học:
	 - Chép ghi nhớ và học thuộc.
	 - Nắm được đặc điểm, hình thức và chức năng của câu cảm thán.
	 - Phân biệt được câu cảm thán với kiểu câu khác.
	 - Xem lại các bài tập.
	b. Bài mới:
	 - Soạn bài: Câu tràn thuật.
	 - Đọc các đoạn trích SGK a, b, c, d trang 45 + 46 và trả lời câu hỏi phần I.
	 - Đỏctước phần ghi nhớ.
	 - Thử làm trước BT 1, 2 - SGK trang 46 + 47. 
TUẦN : 22	 
TIẾT : 87 + 88	 
 TLV	
	BÀI VIẾT SỐ 5: 
 VĂN THUYẾT MINH
	A. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT:
	 Giúp HS tổng kiểm tra kiến và kỹ năng làm bài văn bản thuyết minh.
	B. CHUẨN BỊ:
	 1. GV : Đề bài viết + đáp án và biểu điểm.
	 2. HS : Kiến thức về văn thuyết minh.
	C. ĐỀ: 
	 Thuyết minh về mọt danh lam thắng cảnh ở quê em.
	D. TIẾN TRÌNH CÁC HOẠT ĐỘNG:
	 Hoạt động 1: GV kiểm tra sĩ số của HS.
	 Hoạt động 2: GV ghi đề lên bảng.
	Ở hoạt động này GV viết đề đã chuẩn bị sẵn lên bảng cho HS: Thuyết minh về một danh lam thắng cảnh quê em.
	 Hoạt động 3: GV kiẻm tra quá trình làm bài của HS.
	 Hoạt động 4: Thu bài viết.
	Ở hoạt động 4, GV tiến hành thu bài viết của HS và kiểm tra lại số lượng bài viết của HS nộp.
	ĐÁP ÁN VÀ BIỂU ĐIỂM
	I. Mở bài: (2 điểm).
	Giới thiệu chung về cảnh đẹp quê em.
	II. Thân bài: (6 điểm)	
	- Vị trí địa lý: Thắng cảnh nằm ở đâu ? (1 điểm). 
	E. DẶN DÒ:
	- Soạn bài : Chương trình địa phương phần tập làm văn.
	- Làm một bài văn giới thiệu về thắng cảnh quê em, chỉ được tham khảo các bài khác, không được chép lại, làm bài không quá 1.000 chữ theo yêu cầu của SGK trang 55.

Tài liệu đính kèm:

  • docGiao an ngu van 8 tuan 11 den 22.doc