Giáo án Ngữ văn 8 - Tuần 13, 14, 15 (có hình ảnh) - Lê Duy Thanh

Giáo án Ngữ văn 8 - Tuần 13, 14, 15 (có hình ảnh) - Lê Duy Thanh

Tuần 13 Tiết 49

BÀI TOÁN DÂN SỐ

A. MỤC TIÊU.

Học xong bài này, h/s :

1. Kiến thức:

-Thấý được cách trình bày một vấn đề của đời sống có t/c toàn cầu trong văn bản.

- Nắm được nội dung và mục đích tác giả đặt ra qua văn bản là càn phải hạn chế sự gia tăng dân số, đó là con đường “tồn tại hay không tồn tại”của chính loài người.

- Thấy được cách viết nhẹ nhàng, kết hợp kể chuyện với lập luận trong việc thể hiện nội dung bài viết.

2. Kĩ năng: - Đọc-hiểu một văn bản nhật dụng, tích hợp TLV, vận dụng kiến thức đã học ở bài PPTM để phát hiện, phân tích nắm bắt được vấn đề có ý nghĩa thời sự trong văn bản

- Vận dụng vào việc viết bài văn TM.

3. Thái độ:

-Tán thành và có hợp tác với việc hạn chế gia tăng dân số.

B. CHUẨN BỊ.

G: Giáo án, bảng phụ.

H: Trả lời các câu hỏi SGK, sưu tầm những câu tục ngữ về dân số.

C. LÊN LỚP.

 

doc 37 trang Người đăng haiha30 Lượt xem 606Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Ngữ văn 8 - Tuần 13, 14, 15 (có hình ảnh) - Lê Duy Thanh", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: Ngày giảng: 
Tuần 13 Tiết 49 
bài toán dân số
a. mục tiêu.
Học xong bài này, h/s : 
1. Kiến thức: 
-Thấý được cách trình bày một vấn đề của đời sống có t/c toàn cầu trong văn bản.
- Nắm được nội dung và mục đích tác giả đặt ra qua văn bản là càn phải hạn chế sự gia tăng dân số, đó là con đường “tồn tại hay không tồn tại”của chính loài người.
- Thấy được cách viết nhẹ nhàng, kết hợp kể chuyện với lập luận trong việc thể hiện nội dung bài viết.
2. Kĩ năng: - Đọc-hiểu một văn bản nhật dụng, tích hợp TLV, vận dụng kiến thức đã học ở bài PPTM để phát hiện, phân tích nắm bắt được vấn đề có ý nghĩa thời sự trong văn bản 
- Vận dụng vào việc viết bài văn TM.
3. Thái độ:
-Tán thành và có hợp tác với việc hạn chế gia tăng dân số.
b. chuẩn bị.
G: Giáo án, bảng phụ.
H: Trả lời các câu hỏi SGK, sưu tầm những câu tục ngữ về dân số.
c. lên lớp.
1. ổn định tổ chức.
2. Kiểm tra bài cũ.
Theo em giải pháp nào là tối ưu để chống ôn dịch, thuốc lá.
Phạt nặng những người hút thuốc lá: trong tàu xe, ở nơi công cộng, phòng họp, phòng làm việc, trường học.
Cấm mua bán thuốc lá trong cả nước.
Cấm sản xuất thuốc lá ở các nhà máy thuốc lá, chuyển sang sản xuất các mặt hàng khác.
Kết hợp vận động tuyên truyền không hút thuốc lá bằng nhiều hình thức với việc không nhập khẩu thuốc lá ngoại, giảm thiểu sản xuất thuốc lá, không dùng thuốc lá để tiếp khách; liên hoan; lễ cưới.
Hoạt động 1 3. Bài mới.
 Giới thiệu bài:
 Yêu cầu hs đọc một số câu thành ngữ, tục ngữ về vấn đề dân số:
Trời sinh voi, trời sinh cỏ.
Có nếp , có tẻ.
Con đàn cháu đống.
Đó là những câu tụuc ngữ, thành ngữ của người Việt Nam xưa phản ánh quan niệm qúy người, cần người, mong muốn đẻ nhiều con. Quan niệm ấy dẫn đến tập quán sinh đẻ tự do, vô kế hoạch dẫn đến dân số nước ta tăng nhanh so với các nước trong khu vực và trên thế giới dẫn tới đói nghèo và lạc hậu. Chính sách dân số kế hoạch hóa gia đình từ lâu đã trở thành một trong những quốc sách quan trọng của Đảng và Nhà nước ta. Bởi vì đã từ lâu chúng ta đã và đang tìm cách để giải bài toán hóc búa – bài toán dân số ? 
 Hoạt động của thầy
 Hoạt động của trò
 ND cần đạt
Hoạt động 2
G nêu yêu cầu đọc; giọng rõ ràng, chú ‏‎ý các câu cảm; những phiên âm.
? Gọi h/s hỏi đáp chú thích 1,2,3 ?
Cá nhân.
1-2 h/s đọc nối tiếp nhau.
Theo nhóm
Hs hỏi đáp chú thích (2h/s).
I. Tìm hiểu chung
? Văn bản này thuộc thể loại văn bản nào?
- Là văn bản nhật dụng. Vì nó đề cập đến một vấn đề thời sự cấp thiết vừa lâu dài của đời sống nhân loại, đó là vấn đề gia tăng dân số thế giới và hiểm họa của nó.
- Thể loại: văn bản nhật dụng
? Văn bản này chia làm mấy phần?
3 phần : - Từ đầu sáng mắt ra: Nêu vấn đề dân số và kế hoạch hóa gia đình.
- Tiếp theo .. ô thứ 31 của bàn cờ: Làm rõ vấn đề dân số và kế hoạch hóa gia đình.
- Còn lại: Bày tỏ thái độ về dân số, kế hoạch hóa gia đình.
- Bố cục: 3 phần
Hoạt động 3
? Hs đọc đoạn mở bài . Bài toán dân số theo tác giả, thực chất là vấn đề gì?
Cả lớp.
II. Đọc-hiểu văn bản:
1, Nêu vấn đề dân số và kế hoạch hóa gia đình.
? Theo em điều gì đã làm tác giả sáng mắt ra?
Bài toán dân số thực chất là vấn đề dân số và kế hoạch hóa gia đình; cụ thể là vấn đề sinh đẻ có kế hoạch .
-Vấn đề dân số và kế hoạch hóa gia đình đã được đặt ra từ thời cổ đại.
? Em hiểu thế nào là vấn đề dân số và kế hoạch hóa gia đình ?
?Những ảnh hưởng mà việc gia tăng dân số đem lại là gì?
Thảo luận nhóm.
- Dân số là người sinh sống trên phạm vi một quốc gia, châu lục, toàn cầu.
- Gia tăng dân số ảnh hưởng đến tiến bộ xã hội và là nguyên nhân của đói nghèo, lạc hậu.
- Dân số gắng liền với kế hoạch hoá gia đình tức là vấn đề sinh sản.
- Dân số và kế hoạch hóa gia đình đã và đang là vấn đề được quan tâm trên toàn thế giới.
? Khi nói mình“sáng mắt ra” tác giả muốn điều gì ở người đọc?
? Đoạn văn MB có cách diễn đạt: 
Nhẹ nhàng, giản dị.
Thân mật, tình cảm.
Chính xác, khách quan.
Em đồng ‏‎ý với nhận xét nào ? Theo em cách diễn đạt đó có tác dụng gì? 
-hs nêu
Cũng “sáng mắt ra”về vấn đề dân số và kế hoạch hóa gia đình.
Đáp án: A, B.
 Gần gũi , tự nhiên, dễ thuyết phục.
-Cách nêu vấn đề hết sức bất ngờ,hấp dẫn,lôI cuốn->muốn người đọc quan tâm về vấn đề
2. Làm rõ vấn đề dân số và kế hoạch hóa gia đình.
? Để làm rõ vấn đề dân số và kế hoạch hóa gia đình tác giả đã lập luận và thuyết minh dựa trên các ‏‎ý chính nào, tương ứng với mỗi đoạn văn bản nào?
Cả lớp.
- Vấn đề dân số được nhìn nhận từ một bài toán cổ 
( Đó là câu chuyện biết nhường nào !)
- Bài toán dân số được tính toán từ một chuyện trong Kinh Thánh ( Bây giờ. không qúa 5 % ) .
- Vấn đề dân số được nhìn nhận từ thực tế “Trong thực tế  của bàn cờ ”.
- Vấn đề dân số được nhìn nhận từ một bài toán cổ 
- Vấn đề dân số được nhìn nhận từ thực tế “Trong thực tế  của bàn cờ ”.
? Có thể tóm tắt bài toán cổ ntn?
? Tại sao người viết lại mượn bài toán cổ để nói về sự gia tăng dân số?
? Bàn về dân số từ bài toán cổ điều đó có tác dụng gì?
-hs tóm tắt
Có một bàn cờ gồm 64 ô. Ô 1 đặt 1 hạt thóc, thì ô 2 là ; 3 là 4; 4 là 16; 5 – 32; 6- 64.
 Tổng số thóc thu được có thể phủ khắp bề mặt trái đất.
Con số trong bài toán cổ tăng dần theo cấp số nhân, tương ứng với số người được sinh ra trên trái đất theo cấp độ này không còn là con số bình thường mà là con số khủng khiếp.
- Bài toán cổ số người sinh ra trên trái đất theo cấp số nhân.
- Gây hứng thú và dễ hiểu đối với người đọc
? Tóm tắt bài toán dân số có khởi điểm từ chuyện trong Kinh Thánh ?
? Qua số liệu thuyết minh em có nhận xét gì về tốc độ gia tăng dân số?
-hs tóm tắt
- Lúc đầu Trái Đất chỉ có hai người là Ađam và E-va.
- Nếu mỗi gia đình chỉ sinh 2 con thì đến năm 1995 dân số Trái Đất là 5,63 tỉ.
- So với bài toán cổ, con số này đã xấp xỉ ở ô thứ 30 của bàn cờ.
Mức độ gia tăng dân số rất nhanh.
-> Mức độ gia tăng dân số nhanh.
? Bàn về vấn đề dân số nhưng tại sao tác giả lại đề cập đến vấn đề “một người phụ nữ có khả năng sinh được rất nhiều con”? ( Mục đích ở đây là gì ?)
Thảo luận nhóm.
- Cắt nghĩa được vấn đề gia tăng dân số từ nghị lực sinh sản tự nhiên của con
người.
- Cái gốc của vấn đề hạn chế dân số sinh đẻ có kế hoạch.
G lập bảng số liệu tỉ lệ sinh con của phụ nữ.
Các nước châu Phi
Tỉ lệ
Các nước châu á
Tỉ lệ
Ru-an-đa
8,1
ấn Độ
4,5
Tan-đa-ni-a
6,7
Nê-pan
6,3
Ma-đa-gat-xca
6,6
Việt Nam
3,7
? Theo thông báo của Hội nghị Cai-rô các nước có tỉ lệ sinh con cao thuộc các châu lục nào?
? Nhìn vào bảng số liệu hãy nhận xét tỉ lệ sinh con của phụ nữ ở nước nào cao nhất? Em biết gì về thực trạng kinh tế, văn hóa ở châu lục này?
- Tỉ lệ sinh con ở các nước châu Phi, châu á cao
Châu Phi , châu á ( trong đó có Việt Nam).-> Đều là những nước nghèo trên thế giới, văn hóa giáo dục không được nâng cao, nền kinh tế kém phát triển, lạc hậu, hàng năm vẫn phải nhận viện trợ từ những nước giàu, nhưng lại có tốc độ gia tăng dân số lớn nhất 
( so với châu Mĩ , châu Âu).
? Qua bảng số liệu em rút ra kết luận gì về mối quan hệ dân số và sự phát triển xã hội?
-hs rút ra nhận xét
Tăng dân số nhanh sẽ kìm hãm sự phát triển của xã hội, là nguyên nhân dẫn đến tình trạng đói nghèo, lạc hậu.
? Em có nhận xét gì về cách lập luận của tác giả trong phần thân bài?
-hs nêu
- Lí lẽ đơn giản, chứng cớ đầy đủ.
- Vận dụng các phương pháp thuyết minh như thống kê , so sánh , phân tích.
- Kết hợp dùng các dấu câu như dấu hai chấm , dấu chấm phẩy.
? Em hiểu ntn về lời nói sau đây của tác giả: “Đừng để cho mỗi con người  càng tốt”?
-hs trả lời
- Nếu con ngưòi sinh sôi trên trái đất theo cấp số nhân của bài toán cổ thì đến một lúc sẽ không còn đất sống.
- Muốn đất sống phải sinh đẻ có kế hoạch để hạn chế gia tăng dân số trên toàn cầu.
3. Thái độ của tác giả về vấn đề dân số kế hoạch hóa gia đình.
? Tại sao tác giả lại cho rằng: Đó là con đường “tồn tại hay không tồn tại”của chính loài người?
Muốn sống, con người cần có đất đai . Đất đai không sinh ra, nhưng con người ngày càng nhiều hơn. Do đó, con người muốn tồn tại phải biết điều chỉnh, hạn chế sự gia tăng dân số. Đây là vấn đề nghiêm túc và sống còn của nhân loại.
- Con người muốn tồn tại phải biết điều chỉnh, hạn chế sự gia tăng dân số. Đây là vấn đề nghiêm túc và sống còn của nhân loại.
? Qua những lời lẽ đó tác giả đã bộc lộ quan điểm và thái độ của mình về vấn đề dân số kế hoạch hóa gia đình ntn? 
- Nhận thức rõ vấn đề gia tăng dân số và hiểm họa của nó.
- Có trách nhiệm với đời sống cộng đồng.
- Trân trọng cuộc sống tốt đẹp của con người.
G: Sự bùng nổ dân số đi kèm với nghèo nàn, lạc hậu, kinh tế kém phát triển, văn hóa giáo dục không được nâng cao. Và ngược lại khi kinh tế, văn hóa, giáo dục càng kém phát triển thì không thể khống chế sự bùng nổ và gia tăng dân số. Hai yếu tố đó tác động lẫn nhau, vừa là nguyên nhân vừa là kết qủa.
Hoạt động 4
? Bài văn đem lại cho em những hiểu biết gì về vấn đề dân số và kế hoạch hóa gia đình ?
? Cho biết sự gia tăng dân số ở địa phương em ntn, nó tác động đến đời sống ra sao?
Gọi h/s đọc ghi nhớ .
-hs trả lời
- Sự gia tăng dân số là một thực trạng đáng lo ngại của thế giới, là nguyên nhân dẫn đến cuộc sống đói nghèo, lạc hậu.
- Hạn chế sự gia tăng dân số là đòi hỏi sống còn của nhân loại.
Cá nhân HS tự liên hệ tại địa phương mình sống.
2 h/s đọc ghi nhớ.
III/Tổng kết
* Ghi nhớ.
Hoạt động 5 4/Củng cố:
? Đọc phần đọc thêm cho biết con đường tốt nhất để hạn chế gia tăng dân số là gì?
(Đẩy mạnh giáo dục là con đường tốt nhất để hạn chế sự gia tăng dân số. Bởi vì, sinh đẻ là quyền của phụ nữ, không thể cấm đoán bằng mệnh lệnh và các biện pháp thô bạo. Chỉ bằng con đường giáo dục mới giúp mọi người hiểu ra nguy cơ của sự bùng nổ và gia tăng dân số.)
? Vì sao sự gia tăng dân số có tầm quan trọng hết sức to lớn đối với tương lai nhân loại, nhất là đối với các dân tộc còn nghèo nàn và lạc hậu?
Thảo luận nhóm.
- Dân số tăng, thu hẹp dần môi trường sống của con người, con người sẽ thiếu đất sống.
- Dân số tăng sẽ kìm hãm sự phát triển kinh tế , văn hóa.
5. Hướng dẫn về nhà.
Học thuộc ghi nhớ.
Làm bài tập 3.
Soạn bài mới: “Vào nhà ngục Quảng Đông cảm tác”.
*****************************************************
Ngày soạn: Ngày giảng: 
Tiết 50
dấu ngoặc đơn và dấu hai chấm
a. mục tiêu.
 Học xong bài này, h/s : 
1. Kiến thức: 
- Hiểu công dụng của dấu ngoặc đơn và dấu hai chấm.
2. Kĩ năng: 
-Biết dùng dấu ngoặc đơn và dấu hai chấm khi viết bài.
- Sửa lỗi về dấu ngoặc đơn và dấu hai chấm.
3. Thái độ:
 - Có thái độ sử dụng đúng, phù hợp 2 loại dấu.
b. chuẩn bị
G: Bảng phụ, giáo án.
H: Trả lời các câu hỏi trong phần tìm hiểu bài.
c. lên lớp.
1. ổn định tổ chức.
2. Kiểm tra bài cũ.
- HS1: Trong chương trình Ngữ văn 7 em đã học những dấu câu nào? Nêu công dụng của các dấu câu đó?
- HS2: Tro ... n dụng kiến thức dấu câu trong quá trình tạo lập vb.
- Tránh được lỗi thường gặp về dấu câu.
3. Thái độ:
- Có ý thức cẩn trọng trong việc dùng dấu câu. 
B. Chuẩn bị :
- Giáo viên : SGK, SGV, bảng phụ, máy chiếu , các số.
- Học sinh : SGK , ôn tập ở nhà, lập bảng tổng kết, bảng phụ, bút dạ.
C. Các bước lên lớp :
 1/ Ôn định tổ chức :
 2/ Kiểm tra bài cũ : ( Kiểm tra trong tiết dạy ) 
Hoạt động 1
3/ Bài mới : 
* Giới thiệu bài:
 Các em đã được tìm hiểu hệ thống các dấu trong T V. Giờ học này cô cùng các em sẽ củng cố những kiến thức đã học về nội dung này qua hệ thống bài tập và sửa chữa các lỗi thường gặp .
Hoạt động của Thầy
Hoạt động của Trò
N D cầnđạt
I. Công dụng của dấu câu.
 HD Học sinh lập bảng tổng kết về dấu câu .
Giáo viên : Trên cơ sở phần chuẩn bị ở nhà, các em sẽ chia thành 2 đội, chơi trò chơi " ai nhanh hơn".
Giáo viên treo hai bảng phụ :
Cột A : Dấu câu.
Cột B : Để trống.
Yêu cầu hai đội lên bảng tìm các típ chữ ( Giáo viên chuẩn bị sắn) Ghi sẵn công dụng của các lọai dấu, sau đó dán vào bảng trống sao cho phù hợp.
 Trò chơi diễn ra trong 5 phút, mỗi người chỉ được lên 1 lần và chỉ được chọn 1 típ chữ để dán.
 Sâu 5 phút khi Học sinh trình bầy xong . Giáo viên Yêu cầu Học sinh nhận xét chéo .
Giáo viên công bố kết quả cuộc thi và tuyên dương đội chơi tốt hơn, nhận xét tinh thần hoạt động của các đội.
Giáo viên đưa đáp án chính xác lên bảng phụ Gọi Học sinh đọc.
A : Dấu
B : Công dụng
1.Dấu chấm
- Được đặt ở cuối câu trần thuật, miêu tả , kể chuyện hoặc câu cầu khiến để đánh dấu ( báo hiệu ) sự kết thúc của câu.
2. Dấu chấm 
hỏi
- Được đặt ở cuối câu nghi vấn, hoặc trong ngoặc đơn, vào sau 1 ý hoặc từ ngữ nhất định, để biểu thị thái độ nghi ngờ hoặc châm biếng đối với ý đó hoặc nội dung của từ đó.
3. Dấu chấm 
than
- Được đặt ở cuối câu cầu khiến, cảm thán hoặc trong ngoặc đơn vào sau 1 ý hoặc 1 từ ngữ nhất định, để biểu thị thái độ nghi ngờ hoặc châm biếng đối với ý đó hoặc nội dung từ đó.
4. Dấu phẩy
- Được sử dụng để đánh dấu ranh giới giữa các biện pháp của câu. Cụ thể là : Giữa các thành phần phụ của với chủ ngữ vị ngữ, giữa các từ ngữ có cùng chức vụ trong câu ; Giữa 1 từ ngữ với bp chú thích của nó ; Giữa các vế của 1 câu ghép.
5. Dấu chấm lửng
- Được sử dụng để tỏ ý còn nhiều svht chưa được liệt kê hết, thể hiện ở chỗ lời nói còn bỏ dở hay ngập ngừng ngắt quãng ; Làm giãn nhịp điệu câu văn, chuẩn bị cho sự xuất hiện của 1 từ ngữ biểu thị nội dung bất ngờ hoặc hài hước , châm biếng.
6. Dấu chấm phẩy
- Được dùng để đánh dấu ranh giới giữa các vế của 1 câu ghép có cấu tạo phức tạp hoặc đánh dấu ranh giới giữa các biện pháp trong phép liệt kê phức tạp.
7. Dấu gạch ngang
- Được ở giữa câu để đánh dấu B P chú thích, Giải thích trong câu, đặt ở đầu dòng để đánh dấu lời nói trực tiếp của nhân vật. Hoặc để liệt kê, nối các từ nằm trong 1 liên danh.
8. Dấu ngoặc đơn
- Được sử dụng để đánh dấu phần có chức năng chú thích ( giải thích, thuyết minh, bổ sung thêm ) cho 1 từ ngữ, 1 vế câu trong câu hoặc cho 1 câu, chuỗi câu trong đoạn văn.
9. Dấu hai chấm
- Được sử dụng để đáng dấu ( báo trước ) thần giải thích thuyết minh cho 1 phần trước đó, hoặc sử dụng để đánh dấu ( báo trước ) lời dẫn trực tiếp ( dùng với dấu ngoặc kép ) hoặc lời đối thoại 
( dùng với dấu gạch ngang ).
10. Dấu ngoặc kép
- Được sử dụng để đánh dấu từ ngữ, câu, đoạn dẫn trực tiếp ; đánh dấu từ ngữ được hiểu theo nghĩa đặc biệt hoặc có hàm ý mỉa mai, đánh dấu tên tác phẩm ; Tờ báo ; Tập san...Được dẫn trong câu.
Hoạt động của Thầy
Hoạt động của Trò
N D cầnđạt
Hoạt động 2
HD Học sinh tìm hiểu về các lỗi thường gặp về dấu câu.
II/Các lỗi thường gặp về dấu câu
Giáo viên đưa ví dụ 1 lên bảng phụ.Gọi Học sinh đọc.
H. ví dụ trên thiếu dấu ở chỗ nào ? H. Nên dùng dấu gì để kết thúc câu ở chỗ đó ?
Cần chú ý điều gì nữa ?
H. Vậy trong ví dụ này người viết đã mắc lỗi gì ?
Giáo viên ghi nội dung 1 lên bảng.
Học sinh quan sát ví dụ 1.
Học sinh đọc.
Sau từ "xúc động".
- Dùng dấu chấm.
- Viết hoa chữ T.
1/Thiếu dấu ngắt câu khi câu đã kết thúc.
Giáo viên đưa ví dụ 2 lên bảng phụ. Yêu cầu Học sinh đọc thầm 
H. Dùng dấu chấm sau từ "này "là đúng hay sai ?
Vì sao ? 
H. ở chỗ này nên sử dụng dấu gì ?
H. Lỗi của câu này là gì ? ( Giáo viên sửa trên bảng ).
Giáo viên ghi nội dung 2 lên bảng .
Yêu cầu Học sinh ghi vào vở.
Học sinh đọc thầm ví dụ 2/151.
( trên bảng phụ)
- Sai - Vì câu chưa kết thúc.
- Dấu phẩy.
2/Dùng dấu ngắt câu khi câu chưa kết thúc.
Yêu cầu Học sinh đọc ví dụ 3 trên bảng phụ.
H. Câu này thiếu dấu gì ?
Viết lại cho đúng ? Viết as vậy nhằm mục đích gì?
H. ở câu văn này người viết đã mắc lỗi gì ?( Giáo viên sửa chữa trên bảng).
Giáo viên ghi nội dung 3 lên bảng .
Yêu cầu Học sinh chép vào vở
Học sinh đọc ví dụ 3/151 trên bảng phụ.
- Thiếu dấu phẩy .
- " Cam, quýt , bưởi , xoài là đặc sản của vùng này ".
- Phân định danh giới giữa các danh từ cùng giữ chức vụ chủ ngữ trong câu.
Học sinh ghi bài vào vở.
3/- Lỗi thiếu dấu thích hợp để tách các bộ phận của câu khi cần thiết.
Yêu cầu Học sinh đọc ví dụ 34 / 151 trên bảng phụ.
H. Đặt dấu chấm hỏi ở cuối câu thứ nhất và dấu chấm ở cuối câu thứ 2 trong đoạn văn này đã đúng chưa ? Vì sao ? các vị trí đó nên sử dụng dấu gì ?
H. Theo em lỗi của người viết là gì ?
Giáo viên chữa lỗi trên bảng ?
Giáo viên ghi nội dung 4 lên bảng.
Yêu cầu Học sinh ghi bài
Giáo viên gọi học sinh ghi nhớ 
Học sinh đọc. 
- Dùng dấu chấm hỏi ở cuối câu thứ nhất là sai.
 Vì : Đây không phải là câu nghi vấn. Đây là câu trần thuật nên sử dụng dấu chấm .
- Dùng dấu chấm ở cuối câu thứ 2 là sai.
Vì : đây là câu nghi vấn nên sử dụng dấu chấm hỏi.
Học sinh đọc.
4/ Lẫn lộn công dụng của các dấu câu.
* Ghi nhớ /152 
Hoạt động 3
H D Học sinh luyên tập. Gv đưa bài tập 1/152 lên bảng phụ. Gọi Học sinh đọc.
Lần lượt gọi Học sinh thực hiện từng câu.
Giáo viên viết vào bảng phụ.
Yêu cầu Học sinh nhận xét .
Giáo viên đánh giá và đưa ra đáp án chính xác.
H. Giáo viên đưa bài tập 2 lên bảng phụ.
H. Phát hiện sửa lỗi về dấu câu ?
Yv Học sinh viết đoạn văn đã sửa vào vở.
Yêu cầu Học sinh trình bầy .
Giáo viên đưa đáp án.
Yêu cầu Học sinh đổi bài chấm chéo theo bàn.
Yêu cầu Học sinh công bố kết quả từng nhóm.
Giáo viên nhận xét đánh giá.
Học sinh quan sát trên bảng phụ.
Học sinh đọc.
- Học sinh lần lượt trả lời miệng từng câu.
Học sinh nhận xét.
1. ( , )
2. ( . )
3. ( . )
4. ( , )
5. ( : )
6. ( - )
7. ( ! )
8. ( ! ) 	 9. ( ! )
10. ( ! )
11. ( , )
12. ( , )
13. ( . )
14. ( , )
15. ( . )
16. (, )	17. (, )
18 (, )
19. (. )
20. ( , )
21. (: )
22. (- )
23. (? )
24.( ? )	25.( ? )
26 (! )
 Học sinh trình bầy .
a. ... Mời về .... Mẹ dặn.....chiều nay.
b......sản xuất có tục ngữ " Lá lành ... lá rách.
c...Năm tháng, nhưng....
Học sinh đổi bài, chấm . 
Học sinh công bố kết quả.
chéo.
III/Luyện tập
Hoạt động 4
 4/Củng cố:
 -GV khái quát nội dung bài 
5/Dặn dò: 
 - Học ghi nhớ, thuộc bảng thống kê.
- Làm bài tập TN0 .
- Ôn tập các kiến thức TV đã học.
- Chuẩn bị bài mới : Tiết 61 :" Thuyết minh về 1 thể loại văn học.
 ***********************************************
Ngày soạn : Ngày giảng :
Tiết 60
Kiểm tra tiếng việt
A. Mục tiêu cần đạt: Thực hiện tiết kiểm tra, Học sinh 
1. Kiến thức: 
- Củng cố, khắc sâu kiến thức đã học về Tù vực, ngữ pháp đã học ở học kỳ I, rèn luyện chữ viết, chính tả, câu, đoạn.
2. Kĩ năng: 
 - Trình bầy bài sạch sẽ , khoa học.
- Kĩ năng làm bài tập theo kiểu trắc nghiệm, tự luận
3. Thái độ:
 - Có thái độ , ý thức làm bài.
B. Chuẩn bị :
- Giáo viên : SGK, SGV, đề kiểm tra in sẵn .
- Học sinh : Ôn bài chu đáo.
C. Các bước lên lớp :
 1/ Ôn định tổ chức :
2/ Nội dung Kiểm tra : Giáo viên phát đề in sẵn .
MA TRậN
 Mức độ 
Lĩnh vực nội dung
Nhận biết
Thụng hiểu
Vận dụng
Tổng
Thấp
cao
TN
TL
TN
TL
TN
TL
TN
TL
Dấu chấm lửng
C1
0,5
Trường từ vựng
C2
0,5
Loại từ
C3
0,5
Cõu ghộp
C5
C4
C6
3,5
Tổng hợp 
C7
5
Tổng số cõu
1
1
3
1
1
7
Tổng số điểm
0,5
1
1,5
2
5
10
I. Phần I. Trắc nghiệm : ( 2điểm ).
 Đọc đoạn văn sau và trả lời các câu hỏi bằng cách khoanh tròn vào chữ cái đầu câu trả lời đúng nhất.
" Chao ôi ! Đối với những người ở quanh ta, nếu ta không cố mà hiểu họ thì ta chỉ thấy họ gàn dở , ngu ngốc, bần tiện , xấu xa, bỉ ổi...toàn những cớ để ta tàn nhẫn; không bao giờ ta thấy họ là những người đáng thương; không bao giờ ta thương .... Vợ tôi không ác, nhưng thị khổ quá rồi. Một người đau chân có bao giờ quên được cái chân đau của mình để nghĩ đến cái gì khác đâu. Khi người ta khổ quá thì người ta chẳng nghĩ đến ai được nữa. Cái bản tính tốt của người ta bị những nỗi lo lắng, buồn đau, ích kỷ che mất. Tôi biết vậy nên tôi chỉ buồn chứ không nỡ giận ." 
 ( Trích : Lão Hạc - Tác giả : Nam Cao ).
Câu 1 :
Dấu ba chấm ( lửng ) trong câu " Đối với những người ở quanh ta, nếu ta không có mà tìm hiểu họ, thì ta chỉ thấy họ gàn dở, ngu ngốc, bần tiện, xấu xa, bỉ ổi..." có công dụng gì ?
A. Tỏ ý các sự vật hiện tượng chưa được liệt kê hết.
B. Đánh dấu ranh giới giữa các vế câu.
C. Đánh dấu bộ phận chú thích, giải thích.
D. Đánh dấu lời dẫn trực tiếp.
Câu 2 :
Những từ “gàn dở, ngu ngốc, bần tiện, xấu xa, bỉ ổi “trong câu văn trên được xếp vào trường từ vựng nào ?
A. Trí tuệ của con người. C. Tình cảm của con người.
B. Tính cách của con người. D. Năng lực của con người.
Câu 3 :
Từ " Ôi " trong câu : "Chao ôi " Thuộc loại từ nào ?
 A. Từ tượng hình. C. Thán từ .
 B. Từ tượng thanh. D. Tình thái từ.
Câu 4 :
Câu ghép " tôi biết vậy nên tôi chỉ buồn chứ không nỡ giận " chỉ quan hệ gì ?
 A. Quan hệ tăng tiến C. Quan hệ nguyên nhân.
 B. Quan hệ lựa chọn. D. Quan hệ bổ sung.
Phần II : Tự luận. ( 8 điểm ).
Câu 5 L1đ)
Câu văn : "Vợ tôi không ác, nhưng thị khổ quá rồi là kiểu câu gì ?
 Câu 6 : ( 2 điểm )
Đặt 2 câu ghép và chỉ ra mối quan hệ ý nghĩa giữa các vế câu đó.
Câu 7 : ( 5 điểm ).
 Viết đoạn văn 5 đến 7 câu theo cách diễn dịch giới thiệu về ( nhà văn ) Tác giả : Phan Bội Châu, trong đó em sử dụng dấu ngoặc đơn, dấu ngoặc kép, xác định trên đoạn văn.
* Đáp án và biểu điểm :
Phần I : Trắc nghiệm ( 2 điểm ). Mỗi ý đúng = ( 0,5 điểm ). 
Câu số
Đáp án
Câu số
Đáp án
1
2
3
4
A
B
 C
D
Phần II: Tự luận : ( 8 điểm ).
Câu 1 : kiểu câu ghép (1 đ)
 ( 2 điểm ) - Đặt được 2 câu ghép : ( 1 điểm ). 
 - Xác định mối quan hệ ý nghĩa : ( 1 điểm ).
Câu 2 : ( 5 điểm )
+ Đủ số lượng câu văn : 0.5 điểm .
+ Đúng phương pháp diễn dịch : 0,5 điểm .
+ Sử dụng đúng 2 loại dấu : 1 điểm .
+ Xác định được các loại dấu đã dùng : 1 điểm .
+ Đúng ND, đúng kiến thức văn học sử : 2 điểm .
4/Củng cố:
 Giáo viên thu bài ,đếm bài
-Nhận xét giờ làm bài
5/Dặn dò:
 -Học và ôn kĩ các kiến thức đã học

Tài liệu đính kèm:

  • docNV8Co anhchuan KTKNT131415THANH.doc