KIỂM TRA VĂN
(Thời gian 45’)
I. Mục tiêu cần đạt.
1- Kiến thức: Giúp HS kiểm tra và củng cố nhận thức của các em qua bài ôn tập truyện kí Việt Nam hiện đại và một số văn bản văn học nước ngoài.
2- Kỹ năng: Ap dụng bài học vào bài làm cụ thể, biết khái quát, tổng hợp chương trình văn học Việt Nam hiện đại và văn học nước ngoài đã học.
3- Thái độ: Giáo dục HS nhận thức đúng về thể loại văn học, yêu thích văn chương, tình yêu cuộc sống.
II. Chuẩn bị:
- GV: Ra đề theo 2 phần: Trắc nghiệm và tự luận, có hướng dẫn chấm cụ thể từng câu, từng phần.
- HS: Học thuộc bài cũ, bút mực, thước,
III. Tiến trình tiết dạy:
1. Ổn địng tổ chức: GV nhắc nhở HS trước khi làm bài.
2. Bài mới: GV phát đề cho HS.
** Đe:
** Đáp án và biểu điểm:
A. Phần trắc nghiệm: (4đ)
Ngy soạn: 6/11 Bi 10+11 Tuần 11 Tiết 41 KIỂM TRA VĂN (Thời gian 45’) Mục tiêu cần đạt. 1- Kiến thức: Giúp HS kiểm tra và củng cố nhận thức của các em qua bài ôn tập truyện kí Việt Nam hiện đại và một số văn bản văn học nước ngoài. 2- Kỹ năng: Ap dụng bài học vào bài làm cụ thể, biết khái quát, tổng hợp chương trình văn học Việt Nam hiện đại và văn học nước ngoài đã học. 3- Thái độ: Giáo dục HS nhận thức đúng về thể loại văn học, yêu thích văn chương, tình yêu cuộc sống. Chuẩn bị: - GV: Ra đề theo 2 phần: Trắc nghiệm và tự luận, có hướng dẫn chấm cụ thể từng câu, từng phần. - HS: Học thuộc bài cũ, bút mực, thước, Tiến trình tiết dạy: Ổn địng tổ chức: GV nhắc nhở HS trước khi làm bài. Bài mới: GV phát đề cho HS. ** Đe: ** Đáp án và biểu điểm: Phần trắc nghiệm: (4đ) Câu 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 Đáp án C D B D D A C D B C Điểm 0,5 0,5 0,25 0,25 0,5 0,5 0,5 0,5 0,25 0,25 Phần tự luận: (6đ) Câu 1: Gợi ý: Khái quát gọn mà đầy dủ phẩm chất cao đẹp của người mẹ, người vợ, người phụ nữ Việt Nam qua 3 truyện ký đã học? VD: Tuy chưa đầy đủ nhưng qua 3 nhân vật: người mẹ, người vợ (Tôi đi học, Trong lòng mẹ, Tức nước vở bờ) chúng ta đã thấy sáng ngời những phẩm chất cao quý của người mẹ, người vợ – người phụ nữ Việt Nam: Đó là tình cảm thắm thiết, sâu nặng đối với chồng con, trong những hoàn cảnh đau đớn, tủi cực gay cấn nhất, họ không chỉ bộc lộ bản chất dịu hiền đảm đang mà còn thể hiện sức mạnh tiềm tàng, đức hy sinh quên mình, cống lại bọn tàn bạo để bảo vệ chồng con. Câu 2: Gợi ý Cảnh ngộ thật bi thương, vợ chết, nhà nghèo, con trai không cưới được vợ -> bỏ đi phu, Lão sống một mình. Tình cảm của ông đối với con thật sâu nặng -> để tiền cưới vợ cho con, để đất cho con có nhà ở nên Lão đã quyết định bán cậu Vàng và gửi tiền lại cho ông giáo -> Lão tìm đến cái chết để khỏi đụng đến khoản tiền mà Lão để lại cho con. Nghĩ đến con, Lão luôn mong mong ước con được sống yên ổn, hạnh phúc; nghĩ về mình Lão luôn tự trọng không muốn phiền lụy ai. Lão Hạc là 1 người cha tốt, tất cả vì con – hi sinh cả cuộc đời mình cho hạnh phúc của con. Lão là người đáng thương, đáng trân trọng. GV: Linh động chấm – miễn là các em bộc lộ được cảm xúc của mình đối với con người như Lão Hạc Hướng dẫn học tập: Xem lại toàn bộ các bài VB đã học, nắm vững nội dung chính Xem và soạn VB “Ôn dịch thuốc lá”, trả lời câu hỏi trong SGK Gợi ý: Liên hệ thực tế thuốc lá có hại đến sức khoẻ con người như thế nào? Làm thế nào để hạn chế việc hút thuốc lá đối với người đang hút thuốc lá và người xung quanh Liên hệ: Trẻ em hút thuốc (thủ liệt kê em biết có bao nhiêu bạn ở lứa tuổi như em hút thuốc lá) Rút kinh nghiệm: LUYỆN NÓI KỂ CHUYỆN THEO NGÔI KỂ KẾT HỢP VỚI MIÊU TẢ VÀ BIỂU CẢM Mục tiêu cần đạt: Kiến thức: Giúp HS ôn lại kiến thức về ngôi kể đã học ở lớp 6. Kỹ năng: Rèn luyện kỹ năng kể chuyện trước tập thể; rèn luyện kỹ năng kể chuyện kết hợp với miêu tả, biểu cảm. Thái độ: Giáo dục HS xây dựng ý thức kể chuyện theo ngôi kể, biết vận dụng ngôi kể trong bài làm của mình, hiểu được sự linh hoạt của ngôi kể. Chuẩn bị: GV: Chuẩn bị trước bài tập SGK, một số bài tập ngoài sách. HS: Chuẩn bị bài tập trước ở nhà. Tiến trình tiết dạy: (1’) 1. Ổn định tổ chức: (3’) 2. Kiểm tra bài cũ: Kiểm tra sự chuẩn bị của HS Hỏi: Dàn ý của bài văn tự sự kết hợp miêu tả, biểu cảm gồm mấy phần? Đó là những phần nào? HS trả lời: Dàn bài có 3 ý: Mở bài: Giới thiệu sự việc, nhân vật, tình huống xảy ra trong câu chuyện. Thân bài: Kể lại diễn biến câu chuyện theo 1 trình tự nhận định. Kết bài: Thường nêu kết cục và cảm nghĩ của người trong cuộc (1’) 3. Bài mới: Giới thiệu bài: Nói là phương tiện để giao tiếp hàng ngày, nhưng nói như thế nào cho diễn cảm, rõ ràng, mạch lạc là vấn đề mà chúng ta cần phải học, phải luyện tập. Tiết học hôm nay cô sẽ giúp các em mạnh dạn nói theo chủ để cho trước. TL Hoạt động của thầy Hoạt động của trò Kiến thức cơ bản 10’ 25’ 4’ Hoạt động 1: Ôn tập ngôi kể Hỏi: Kể theo ngôi thứ nhất là kể như tnế nào? Hỏi: Kể theo ngôi thứ 3 là kể như thế nào? Hỏi: Hãy lấy VD những cách kể chuyện theo ngôi thứ nhất và ngôi thứ ba ở một vài tác phẩm hay đoạn văn tự sự đã học. Hỏi: Tại sao các nhà văn phải thay đổi ngôi kể? Hoạt động 2: Luyện nói Đề: Đoạn trích SGK “Chị Dậu nhào ra thềm” (Ngô Tất Tố) Hỏi: Hãy chỉ ra sự việc, nhân vật chính và ngôi kể trong đoạn văn? Chỉ chi tiết miêu tả, biểu cảm? Hỏi: Hãy đóng vai chị Dậu kể lại câu chuyện trên. Gợi ý: Muốn đóng vai chị Dậu thì em phải đổi ngôi kể. HS chuẩn bị khoảng 10’ – sau đó gọi 1 HS nói trước lớp. Yêu cầu: HS nói to, rõ ràng, mạch lạc, đúng nội dung yêu cầu cho cả lớp cùng nghe. (Có thể nói có điệu bộ,không nên đọc) Hoạt động 3: Củng cố: Hỏi: Có những ngôi kể nào trong văn tự sự? Hỏi: Tại sao các nhà văn phải thay đổi ngôi kể? 1 em tổ 1 trả lời -> 1 em tổ 2 bổ sung: Người kể xưng tôi để dẫn dắt câu chuyện 1 em tổ 3 trả lời -> 1 em tổ 4 nhận xét và bổ sung thêm: Người kể dấu mặt, người kể có mặt ở nhiều nơi, kể theo kiểu gọi tên nhân vật một cách khách quan.. HS thảo luận nhóm -> cử đại diện trả lời: 1 em ở nhóm 1 trả lời -> 1 em ở nhóm 2 bổ sung thêm: Ngôi thứ nhất (“Tôi đi học”, “Trong lòng mẹ”, “Lão Hạc”); Ngôi thứ 3 (“Tắt đèn”, “Cô bé bán diêm”, “Chiếc lá cuối cùng”) 1 em nhóm 3 trả lời -> 1 em nhóm 4 bổ sung: Trong ngôi kể: người trong cuộc kể khác người ngoài cuộc + Sự việc có liên quan đến người kể, khác sự việc không có liên quan đến người kể. + Thay đổi thái độ miêu tả, biểu cảm. Lớp thảo luận nhóm -> 1 em nhóm 5 trả lời: + Sự việc: Cuộc đối thoại giữa chị Dậu và tên cai lệ. + Nhân vật: Chị Dậu, cai lệ, người nhà Lý Trưởng. + Ngôi kể: Thứ 3. + Miêu tả: Chị Dậu xám mặt + Biểu cảm: Van xin: Cháu van ông. Phẩn nộ: Chồng tôi đau ốm. Căm thù vùng lên: Mày trói chồng bà đi, bà cho mày xem. HS nói theo sự chuẩn bị. Tổ 1 cử đại diện trả lời 1 em nhắc lại: Có hai ngôi kể đó là ngôi thứ nhất và ngôi thứ 3 1 em trả lời -> 1 em khác bổ sung: Cho phù hợp với nội dung - thay đổi sắc thái biểu cảm thêm đa dạng phong phú hơn (người trong cuộc khác với người ngoài cuộc) Ôn tập về ngôi kể trong văn tự sự: Ngôi kể: Kể theo ngôi thứ nhất: Là cách kể mà người kể xưng “tôi”. Kể theo ngôi thứ ba: Người kể dấu mặt mình đi, gọi tên các nhân vật một cách khách quan. Những tác phẩm tự sự theo ngôi kể: Ngôi thứ nhất: “Tôi đi học”, “Trong lòng mẹ”, “Lão Hạc”. Ngôi thứ ba: “Tắt đèn”, “Cô bé bán diêm”, “Chiếc lá cuối cùng”. Phải thay đổi ngôi kể: Thay đổi điểm nhìn đối với sự việc và nhân vật. Thay đổi thái độ miểu cảm. Luyện nói: Xác định sự việc chính, nhân vật: Sự việc: Cuộc đối đầu giữa chị Dậu và bọn tay sai. Nhân vật: Chị Dậu, Cai lệ, người nhà Lý Trưởng. Miêu tả và biểu cảm: Miêu tả: Chị Dậu xám mặt, sức lẻo khẻo của anh nghiện Biểu cảm: + Van xin: Cháu van ông. + Phẩn nộ: Chồng tôi đau ốm. + Vùng lên, căm thù: Mày trói chồng bà đi, bà cho mày xem. Luyện nói: 2 hoặc 3 em nói -> 1 hoặc 2 em nhận xét cách nói của bạn. (2’) * Hướng dẫn học tập: Các em về học kỹ bài, luyện nói nhiều hơn. Lưu ý nói rõ ràng lưu loát. Đọc và tìm hiểu về VB thuyết minh chuẩn bị giờ sau học tốt hơn. Rút kinh nghiệm: CÂU GHÉP Mục tiêu cần đạt: Kiến thức: Giúp HS nắm được đặc điểm của câu ghép và cách nối các vế câu trong câu ghép. Kỹ năng: Rèn luyện kỹ năng thực hành nhận biết, dùng câu ghep phù hợp với tình huống giao tiếp. Thái độ: Xây dựng thái độ viết câu ghép hợp lý, sáng tạo trong văn chương Chuẩn bị: GV: Bảng phụ, chọn lọc ví dụ tiêu biểu hợp với đối tượng HS; soạn giáo án có câu hỏi ngắn, dự kiến trả lời. HS: Thuộc bài cũ, làm các bài tập đã cho ở tiết trước; xem và soạn bài mới theo câu hỏi sách giáo khoa. Tiến trình tiết dạy (1’) 1. Ổn định tổ chức: (5’) 2. Kiểm tra bài cũ: Hỏi: Xác định chủ ngữ, vị ngữ trong câu sau: “Pháp chạy, Nhật hàng, vua Bảo Đại thoái vị” Nếu thay dấu chấm vào chổ dấu phẩy, thì câu đầu tiên thuộc kiểu câu gì? Nếu để nguyên dấu phẩy thì đây là kiểu câu gì? Vì sao em xác định được? Đáp: Xác định chủ ngữ, vị ngữ trong câu trên: + Chủ ngữ: Pháp, Nhật, Vua Bảo Đại + Vị ngữ: Chạy, hàng, thoái vị. Nếu thay dấu chấm vào chỗ dấu phẩy thì ta có 3 câu đơn. Nếu để dấu phẩy thì câu trên là câu ghép (1’) 3. Bài mới: Giới thiệu bài: Qua bài cũ bạn vừa trả lời nếu thay dấu chấm vào câu trên thì ta có 3 câu đơn. Nếu để dấu phẩy thì câu trên thuộc loại câu ghép. Vậy thế nào là câu ghép, giờ học hôm nay cô sẽ cùng các em tìm hiểu. TL Hoạt động của thầy Hoạt động của trò Kiến thức cơ bản 6’ 12’ 15’ 4’ Hoạt động 1: GV treo bảng phụ, cho HS đọc VD 1 Hỏi: Tìm các cụm từ chủ vị trong câu 1, 2 Hỏi: Các cụm chủ vị ở VD 1, 2 có bao chứa nhau không? GV: Ở VD 1, 2 các em thấy câu do hai hoặc nhiều cụm C-V không bao chứa nhau tạo thành gọi là câu ghép. Hỏi: Vậy em hiểu đặc điểm của câu ghép là gì? Hoạt động 2: GV: Trong mỗi câu ghép, các vế câu được nối kết với nhau. Chúng nối kết với nhau bằng cách nào? Các em thao dõi các VD sau: Xét VD 2: Hỏi: Ở VD 2 có mấy cụm C-V? Hỏi: Hai cụm C-V này được nối với nhau bằng cách nào? GV treo bảng phụ, HS theo dõi tiếp VD 3, 4, 5 Hỏi: 2 VD 3a, 3b có mấy cụm C-V. Các cụm C-V được nối với nhau bằng cách nào? Hỏi: 2 VD 4, 5 các cụm C-V được nối với nhau bằng cách nào? Xét VD 8, cụm C-V được nối với nhau bằng cách nào? Hỏi: Cặp từ “Đấy đây” thuộc từ loại gì?(các em đã được học ở lớp 6) GV treo bảng phụ, xét VD 6, 7 các cụm từ C-V được nối với nhau như thế nào? Hỏi: Qua các VD vừa tìm hiểu, em hãy cho biết có mấy cách nối các vế câu trong câu ghép? Hoạt động 3: Luyện tập Hỏi: Tìm câu ghép trong đoạn trích dưới đây. Cho biết trong mỗi câu ghép các vế được nối với nhau bằng những cách nào? Dần buông chị ra, đi con! Dần ngoan lắm nhỉ! U van Dần, u lạy Dần! Dần hãy hãy để cho chị đi với u, đừng giữ chị nữa. Chị con có đi, u mới có tiền nộp sưu, thầy Dần mới về với Dần chứ! Sáng ngày người ta đáng trói thầy Dần, Dần có thương không. Nếu Dần không buông chị ra, chốc nữa ông Lý vào đây, ông trói nốt cả u, trói nốt cả Dần nữa cơ đấy. Cô tôi chưa dứt câu, cổ họng tôi đã nghẹn ứ khóc không ra tiếng. Giá những cổ tục đã đày đọa mẹ tôi là 1 vật như hòn đá hay cục thủy tinh, đầu mẫu gỗ, tôi quyết vồ ngay lấy mà cắn mà nhai, mà nghiến cho kỳ nát vụn mới thôi Đã tìm hiểu ở phần tìm hiểu bài tập. Một hôm, tôi phàn nàn việc ấy với Binh Tư. Binh Tư là 1 người láng giềng khác của tôi. Hắn làm nghề ăn trộm nên vốn không ưa Lão Hạc, bởi vì Lão lương thiện quá. Hắn bĩu môi và bảo: Lão làm bộ đấy! Hỏi: Với mỗi cặp quan hệ từ dưới đây, em hãy đặt 1 câu ghép. Vì nên (hoặc bởi vì cho nên ) Nếu thì (hoặc hễ thì ) Tuy nhưng (hoặc mặc dù nhưng ) Không n ... sung: Ngang tàng lẫm liệt giữa núi rừng uy nghi, hùng vĩ. - 1 em tổ 3 trả lời ->1 em tổ 2 bổ sung: Những đêm, những ngày mưa, những bình minh, những chiều. - 1 em tổ 1 trả lời ->1 em tổ 4 bổ sung: Đêm vàng ngày mưa. - HS xung phong trả lời: Rực rỡ, huy hoàng, náo động,hùng vĩ, bí ẩn. - 1 em tổ 1 trả lời ->1 em tổ 4 bổ sung: Ta say mồi. - Ta lặng ngắm - 1 em tổ 1 trả lời -> 1 em tổ 4 bổ sung: Thể hiện khí phách, ngang tàng làm chủ..tạo nhạc điệu rắn rỏi, hùng tráng. - 1 em tổ 2 trả lời -> 1 em tổ 3 bổ sung: Nhấn mạnh và bộc lộ trực tiếp sự nuối tiếc cuộc sống độc lập tự do của chính mình. - 1 em tổ 4 trả lời -> 1 em tổ 2 bổ sung: Cảnh tù túng tầm thường giả dối >< cuộc sống chân thật, phóng khoáng sôi nổi. - 1 em tổ 3 trả lời -> 1 em tổ 1 bổ sung: Diễn tả niềm căm ghét cuộc sống tầm thường giả dối; khát vọng cuộc sống tự do -1HS đọc thật diễn cảm toàn bài. I- Tìm hiểu tác giả, tác phẩm. ( xem chú thích* ) II- Đọc văn bản III- Tìm hiểu văn bản 1- Khối căm hờn và niềm uất hận - Nỗi khổ: + Không được hoạt động. + Nỗi nhục bị biến thành trò chơi cho thiên hạ tầm thường. +Nỗi bất bình vì bị ở chung với bọn thấp kém. - Khối căm hờn kết đọng trong tâm hồn đè nặng nhức nhối, không có cách nào giải thoát. - Chán ghét sâu sắc thực tại tù túng, tầm thường giả dối; khát vọng được sống tự do, chân thật. 2- Nỗi nhớ thời oanh liệt. - Nhớ cảnh sơn lâm bóng cả cây già.. - Với tiếng gió gào ngàn => Sức sống mãnh liệt của núi rừng bí ẩn. - Ta biết ta chúa tể của muôn loài..=> Gợi tả hình dáng tính cách hổ. => Ngang tàng lẫm liệt giữa núi rừng uy nghi, hùng vĩ. Nào đâu những đêm vàng bên bờ suối Đâu những chiều lênh láng máu sau rừng => Nuối tiếc khôn nguôi. - Cảnh trái ngược -> Diễn tả niềm căm ghét cuộc sống tầm thường giả dối; khát vọng cuộc sống tự do (1’) Hướng dẫn học tập: - Nắm vững nội dung bài học, học thuộc bài thơ và soạn tiếp phần còn lại của bài thơ với nội dung nói về nỗi khát khao giấc mộng ngàn của con hổ. - Nêu ý nghĩa của văn bản. - Đọc bài thơ “ Ông đồ” và soạn theo câu hỏi SGK. -Khắc sâu vào bài soạn hình ảnh ông đồ qua các thời điểm: Khi chữ nho còn có giá trị và khi chữ nho đã đi vào quên lãng; thấy được nỗi lòng tác giả là người vô cùng cảm thông, chia xẽ nỗi niềm cùng ông đồ. * Rút kinh nghiệm .... ........................... TUẦN 19 TIẾT: 74 Soạn ngày: - Giảng ngày: Lớp: 8A1 – 8A2 BÀI: NHỚ RỪNG (TT) – ÔNG ĐỒ (Thế Lữ – Vũ Đình Liên) Mục tiêu cần đạt: Kiến thức: Giúp HS hiểu nỗi khát khao giấc mộng ngàn của con hổ. Nắm được ý nghĩa của văn bản “ Nhớ rừng” Cảm nhận được hình ảnh đáng thương của ông đồ viết chữ nho đã từng được mọi người mến mộ, nay đã bị lãng quên. Niềm cảm thương chân thành một lớp người đang tàn tạ và nỗi tiếc nhớ cảnh cũ người xưa. Vẻ đẹp giản dị và ngân vang của lời thơ năm tiếng. Kỹ năng: Rèn kỹ năng đọc diễn cảm, sáng tạo, cảm thụ thơ. Thái độ: Xây dựng ý thức yêu người có tài, có đức. Chuẩn bị: GV: Bảng phụ, soạn ngắn gọn các câu hỏi để HS dễ trả lời. HS: Học và soạn bài mới. Tiến trình tiết dạy: (1’) 1. Ổn định tổ chức: (3’) 2. Kiểm tra bài cũ: Kiểm tra vở soạn của HS (4 em) (1’) 3. Bài mới: Giới thiệu bài: Ông Đồ là bài thơ tiêu biểu nhất cho hồn thơ giàu thương cảm của Vũ Đình Liên. Tuy sáng tác thơ không nhiều nhưng chỉ với bài “Ông Đồ”, Vũ Đình Liên đã có vị trí xứng đáng trong phong trào “thơ mới”. Giờ học hôm nay cô sẽ cùng các em tìm hiểu. TL Hoạt động của thầy Hoạt động của trò Nội dung 5’ 5’ 5’ 15’ 3’ 3’ 2’ Hoạt động 1: Gọi HS đọc đoạn thơ cuối bài. Hỏi: Giấc mộng ngàn của hổ hướng về một không gian như thế nào? Hỏi: Các câu thơ cảm thán mở đầu (“Hởi oai linh, cảnh nước non hùng vĩ” và kết đoạn “Hỡi rừng ghê gớm của ta ơi!”) có ý nghĩa gì? Hỏi: Giấc mộng ngàn của hổ là một giấc mộng như thế nào? Hỏi: Nỗi đau từ giấc mộng ngàn to lớn ấy phản ánh khát vọng mãnh liệt nào của con hổ ở vườn bách thú cũng là của con người? Hoạt động 2: Hỏi: Cảm nhận của em về bài thơ “Nhớ rừng”? Hoạt động 3: Cho HS học chú thích trong SGK GV: Chốt lại những ý cơ bản cho HS nắm. GV đọc -> nêu yêu cầu đọc -> gọi HS đọc lại. Hoạt động 4: 1 em đọc khổ thơ 1 Hỏi: Ý chính của khổ thơ này là gì? Hỏi: Hình ảnh ông Đồ gắn liền với thời điểm “mỗi năm hoa đào nở” điều đó có ý nghĩa như thế nào? Hỏi: Sự lặp lại của thời gian “mỗi năm hoa đào nở” và con người “Lại thấy ông Đồ già” “Bên phố đông người qua” có ý nghĩa gì? Hỏi: Một cảnh tượng như thế nào được gợi lên từ khổ thơ thứ 1? Theo dõi khổ thơ thứ 2, cho biết: Hỏi: Ý chính của khổ thơ này là gì? Hỏi: Tài viết chữ của ông Đồ được gợi tả qua chi tiết nào? Hỏi: Chữ ông Đồ như thế nào? Hỏi: Nét chữ ấy tạo cho ông Đồ 1 địa vị như thế nào trong con mắt người đời? Hỏi: Từ khổ thơ thứ 3 hãy cho biết ý chính của khổ thơ này là gì? Hỏi: Những lời thơ nào buồn nhất? Hỏi: Phép tu từ trong lời thơ trên? Tác dụng của nó? Hỏi: Ở khổ thơ thứ 4 nói điều gì? Hỏi: Một cảnh tượng như thế nào được gợi lên từ lời thơ: “Lá vàng rơi trên giấy Ngoài trời mưa bụi bay” GV:“Lá vàng rơi” là dấu hiệu cuối thu. “Mưa bụi bay” là dấu hiệu mùa đông. Như vậy ông Đồ đã kiên trì ngồi đợi viết chữ qua mấy mùa. Hỏi: Hình ảnh “ông Đồ vẫn ngồi đấy” gợi cho em cảm nghĩ gì? Gọi HS đọc khổ thơ cuối. Hỏi: Có gì giống và khác nhau trong 2 chi tiết hoa đào và ông Đồ ở khổ thơ này so với khổ thơ đầu? Hỏi: Sự giống và khác nhau này có ý nghĩa gì? Hỏi: Theo em, có cảm xúc nào ẩn sau cái nhìn đó của tác giả? Hỏi: Cái nhìn ấy chuyển vào bên trong xúc cảm để nhà thơ viết tiếp 2 câu cuối: “Những người muôn năm cũ Hồn ở đâu bây giờ” Hỏi: Bằng những câu cuối cùng của bài thơ, tác giả đã gieo vào lòng người đọc tình cảm nào? Hoạt động 5: Cảm nhận của em về bài thơ ? Hoạt động 6: Luyện tập. GV hướng dẫn HS tập đọc diễn cảm Hoạt động 7: Củng cố Ho: Ông Đồ là 1 trong những bài thơ lãng mạn tiêu biểu. Từ bài thơ này, em hiểu thêm đặc điểm nào của thơ lãng mạn VN? 1 em tổ 1 đọc -> lớp theo dõi đọc thầm 1 em tổ 2 trả lời -> 1 em tổ 3 bổ sung: Oai linh, hùng vĩ, thênh thang -> nhưng đó là 1 không gian trong mộng. 1 em tổ 4 trả lời -> 1 em tổ 1 bổ sung: Bộc lộ trực tiếp nỗi tiếc nhớ cuộc sống chân thật, tự do. 1 em tổ 3 trả lời -> 1 em tổ 4 bổ sung: Mãnh liệt, to lớn, nhưng đau xót, bất lực. 1 em tổ 1 trả lời -> 1 em tổ 2 bổ sung: Khát vọng được sống chân thật cuộc sống của mình, trong xứ sở của mình. Khát vọng giải phóng, khát vọng tự do. HS tự bộc lộ theo suy nghĩ của mình. 1 em đọc -> cả lớp chú ý theo dõi -> thảo luận nhóm 3 em đọc lần lượt -> lớp theo dõi, đọc thầm. 1 em đọc -> cả lớp theo dõi 1 em trả lời ngay: Giới thiệu ông Đồ. 1 em nhóm 1 trả lời -> 1 em nhóm 2 bổ sung: Hoa đào là tín hiệu của mùa xuân và tết cổ truyền của dân tộc. Ông Đồ có mặt giữa mùa đẹp vui hạnh phúc của mọi người. 1 em nhóm 3 trả lời -> 1 em nhóm 4 bổ sung: Sự xuất hiện đều đặn, hòa hợp giữa cảnh sắc ngày tết, mùa xuân với hình ảnh ông Đồ viết chữ nho. 1 em nhóm 5 trả lời -> 1 em nhóm 6 bổ sung: Hài hòa giữa thiên nhiên và con người, con người với con người, có sức gợi niềm vui hạnh phúc. 1 em đọc khổ thơ thứ 2. 1 em trả lời: Ông Đồ viết chữ. 1 em nhóm 2 trả lời -> 1 em nhóm 3 bổ sung: Hoa tay thảo những nét 1 em nhóm 4 trả lời -> 1 em nhóm 5 bổ sung: Nét chữ mang vẻ đẹp phóng khoáng, bay bổng, sinh động, cao quý. 1 em trả lời -> 1 em khác bổ sung thêm: Mọi người quý trọng và mến mộ. 1 em đọc khổ thơ thứ 3 -> 1 em nhóm 6 trả lời -> 1 em nhóm 1 bổ sung: Nỗi buồn của ông Đồ vắng khách. 1 em trả lời ngay: “Giấy đỏ buồn ”; “Mực đọng trong nghiên sầu” 1 em nhóm 3 trả lời -> 1 em nhóm 4 bổ sung: Nhân hoá -> diễn tả nỗi cô đơn hiu hắt của ông Đồ. 1 em nhóm 5 trả lời -> 1 em nhóm 6 bổ sung: Ông Đồ hoàn toàn bị lãng quên. 1 em trả lời -> 1 em khác bổ sung: Đó là cảnh tượng thê lương, tiều tụy. 1 em nhóm 1 trả lời -> 1 em nhóm 2 bổ sung: + Buồn thương cho ông Đồ cũng như cho cả 1 lớp người đã trở nên lỗi thời. + Buồn thương cho những gì đã từng là giá trị nay trở nên tàn tạ, bị rơi vào quên lãng. 1 em đọc -> lớp theo dõi. 1 em tổ 1 trả lời -> 1 em tổ 2 bổ sung: + Giống: Đều xuất hiện hoa đào nở. + Khác: Khổ thơ đầu ông Đồ xuất hiện như lệ thường. Khổ thơ cuối không còn hình ảnh ông Đồ. 1 em tổ 3 trả lời -> 1 em tổ 4 bổ sung: + Thiên nhiên vẫn tồn tại đẹp đẽ và bất biến. + Con người thì không thế, họ có thể trở thành xưa cũ. Ông Đồ bây giờ đã trở thành xưa cũ. 1 em trả lời: Tình xót thương 1 em tổ 2 trả lời -> 1 em tổ 3 bổ sung: + Hồn: Tâm hồn, tài hoa của con người có chữ nghĩa. + Những người muôn năm cũ: Các nhà nho xưa. + Tâm hồn, tài hoa của các nhà nho xưa. 1 em tổ 4 trả lời -> 1 em tổ 1 bổ sung: Thương tiết những giá trị tinh thần tốt đẹp bị tàn tạ, lãng quên. 1 em trả lời -> 1 em khác bổ sung thêm: + Bài thơ ngũ ngôn bình dị mà cô đọng, đầy gợi cảm. + Thể hiện sâu sắc tình cảm đáng thương của ông Đồ. + Niềm thương cảm của tác giả trước lớp người tàn tạ bị cuộc đời lãng quên. Cả lớp chú ý theo dõi -> 3 em lần lượt đọc. Thảo luận nhóm để trả lời: Nội dung nhân đạo; Nỗi niềm hoài cổ. Nhớ rừng (tt) Khao khát giấc mộng ngàn: + Không gian: Oai linh, hùng vĩ, thênh thang. Nhưng đó là một không gian trong mộng Tổng kết: Nỗi chán ghét thực tại tầm thường, tù túng và niềm khát kháo tự do mãnh liệt bằng những vầng thơ tràn đầy cảm xúc lãng mạn, lòng yêu nước thầm kín của người dân mất nước thuở ấy. Ông đồ Tác giả, tác phẩm: Theo dõi trong SGK Đọc: Tìm hiểu VB: Hình ảnh ông Đồ thời xưa: Ông Đồ có mặt giữa mùa đẹp vui, hạnh phúc của mọi người. Xuất hiện đều đặn, hòa hợp giữa cảnh sắc ngày tết – mùa xuân với hình ảnh ông Đồ viết chữ nho. Mọi người quý trọng và mến mộ. Hình ảnh ông Đồ thời nay: Giấy đỏ buồn không nói Mực đọng trong nghiên sầu > Nhân hóa -> ông Đồ hoàn toàn bị lãng quên. “Ông Đồ vẫn ngồi đấy”, “Qua đường không ai hay” -> ông Đồ đã lỗi thời -> tàn tạ, bị rơi vào quên lãng. Nỗi lòng của tác giả dành cho ông Đồ: Thiên nhiên vẫn tồn tại, đẹp đẽ và bất biến. Con người thì không thế, họ có thể trở thành xưa cũ. Thương tiếc những giá trị tinh thần tốt đẹp bị tàn tạ, lãng quên. Tổng kết: Nghệ thuật: Ngôn ngữ bình dị mà cô đọng, đầy cảm xúc. Nội dung: Thể hiện sâu sắc tình cảnh đáng thương của ông Đồ. Niềm thương cảm của tác giả trước lớp người tàn tạ bị cuộc đời lãng quên. Luyện tập: Tập đọc diễn cảm bài thơ. 4- Hướng dẫn học tập: Về nhà học thuộc hai bài thơ vừa học. Nắm được nội dung bài học, cảm nhận của em về mỗi bài thơ. Đọc và soạn bài “Quê hương” của Tế Hanh + Chú ý hệ thống câu hỏi trong SGK IV-Rút kinh nghiệm:
Tài liệu đính kèm: