Giáo án Ngữ văn 8 - Tuần 10 - Trường Trung học cơ sở Tam Quan Bắc

Giáo án Ngữ văn 8 - Tuần 10 - Trường Trung học cơ sở Tam Quan Bắc

Tiết 37 :

NÓI QUÁ

I. MỤC TIÊU:

 1. Kiến thức :

 - HS hiểu được khái niệm và giới từ biểu cảm của nói quá trong văn bản nghệ thuật cũng như trong giao tiếp hằng ngày.

 - Tích hợp phần văn: văn bản hai cây phong, phần tập làm văn: bài viết số 2.

 2. Kĩ năng:

 Rèn luyện kỹ năng sử dụng biện pháp tu từ nói quá trong viết văn và trong giao tiếp.

 3. Thái độ :

 Giáo dục học sinh ý thức trong việc sử dụng nói quá, tránh sự nhầm lẫn với nói khoác.

II- CHUẨN BỊ :

 1.Chuẩn bị của GV:

 - Tham khảo các sách có liên quan đến nội dung kiến thức của bài học, bảng phụ ghi các bài tập tìm hiểu.Soạn giáo án

 2.Chuẩn bị của HS:

 -Học bài cũ Tình thái từ

 -Soạn bài mới theo câu hỏi trong SGK; Sưu tầm và viết đoạn văn có sử dụng nói quá.

 

doc 14 trang Người đăng haiha30 Lượt xem 597Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn 8 - Tuần 10 - Trường Trung học cơ sở Tam Quan Bắc", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn : 18.10.2009	Tuần 10
Tiết 37 : 	
NÓI QUÁ
I. MỤC TIÊU: 
 1. Kiến thức : 
 - HS hiểu được khái niệm và giới từ biểu cảm của nói quá trong văn bản nghệ thuật cũng như trong giao tiếp hằng ngày. 
 - Tích hợp phần văn: văn bản hai cây phong, phần tập làm văn: bài viết số 2.
 2. Kĩ năng:
 Rèn luyện kỹ năng sử dụng biện pháp tu từ nói quá trong viết văn và trong giao tiếp.
 3. Thái độ :
 Giáo dục học sinh ý thức trong việc sử dụng nói quá, tránh sự nhầm lẫn với nói khoác.
II- CHUẨN BỊ : 
 1.Chuẩn bị của GV: 
 - Tham khảo các sách có liên quan đến nội dung kiến thức của bài học, bảng phụ ghi các bài tập tìm hiểu.Soạn giáo án
 2.Chuẩn bị của HS:
 -Học bài cũ Tình thái từ 
 -Soạn bài mới theo câu hỏi trong SGK; Sưu tầm và viết đoạn văn có sử dụng nói quá.
III- HỌAT ĐỘNG DẠY HỌC :	
 1. Ổn định tình hình lớp: (1’)
 Kiểm tra sĩ số ,tác phong của HS
 2. Kiểm tra bài cũ : ( 5’ )
 * Câu hỏi : 
 Nêu chức năng và cách sử dụng tính thái từ?
 * Dự kiến trả lời : 
 Tính thái từ là những từ được thêm vào câu để cấu tạo câu nghi vấn ,câu cầu khiến, câu cảm thán và để biểu thị các sắc thái tình cảm của người nói.
Tình thái từ nghi vấn : à, ừ, hả, hử
Cầu khiến : đi, nên, với..
Cảm thán: thay, 
Tình cảm : a, nhé, mà 
3 Giảng bài mới :.
 a.Giới thiệu bài (1’) :Trong bài thơ “ Bài ca vỡ đất” của Hoàng Trung Thông có viết: 
“ Bàn tay ta làm nên tất cả
Có sức người sỏi đá cũng thành cơm.” Cách nói đó của nhà thơ có đúng sự thật không? Hay cách nói đó là một biện pháp tu từ, để hiểu được điều này chúng ta sẽ cùng tìm hiểu ở tiết học này.
 b.Tiến trình bài dạy :
TG
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
NỘI DUNG
15’
Hoạt động 1 : Hướng dẫn HS tìm hiểu về cách nói quá và tác dụng của nó
I.Nói quá và tác dụng của nói quá:
-GV treo bảng phụ ghi nội dung bài tậptìm hiểu, gọi HS đọc.
-1HS đọc, cả lớp theo dõi.
1) Bài tập tìm hiểu:
sCách nói của câu tục ngữ , ca dao ở VD có đúng sự thật như vậy không? Thực chất cách nói ấy nhằm mục đích gì?
Gợi: Những từ ngữ nào nêu không đúng sự thật?
4Cá nhân HS phát hiện:
 Không đúng với sự thật.
- chưa nằm đã sáng
 - chưa cười đã tối.
 - thánh thót như mưa ruộng cày.
" Phóng đại mức độ, qui mô, tính chất trong nội dung sự việc của các câu này.
a) - ...chưa nằm đã sáng
 -... chưa cười đã tối.
 -... thánh thót như mưa ruộng cày.
" Cách nói phóng đại mức độ, qui mô, tính chất của sự việc, hiện tượng được miêu tả.
s Em hãy tìm cách nói đồng nghĩa tương ứng với cách nói ở các ví dụ trên ?
s Hãy so sánh 2 cách nói và cho biết cách nói nào sinh động, gây ấn tượng hơn?
4 +Đêm tháng năm rất ngắn.
+ Ngày tháng mười rất ngắn.
+Mồ hôi ướt đẫm.
4Cách diễn đạt như trong các câu ca dao, tục ngữ sinh động, gây ấn tượng hơn.
-> nhằm nhấn mạnh,gây ấn tượng,tăng sức biểu cảm
GVKL:Trường hợp nói như các câu ở các ví dụ vừa tìm hiểu gọi là nói quá.
=> Biện pháp tu từ nói quá
s Vậy nói quá là gì? Nói quá có tác dụng như thế nào?
4Là biện pháp tu từ phóng đại mức độ, qui mô,tính chất của sự việc , sự vật, hiện tượng được miêu tả để gây ấn tượng, nhấn mạnh, tăng sức biểu cảm.
Gọi HS đọc ghi nhớ SGK/T.102
GV đưa ra bảng phụ ghi các bài tập nhanh, yêu cầu HS thực hiện.
-HS đọc ghi nhớ SGK/102.
 b) Ghi nhớ:(SGK/ 102)
s Xác định và cho biết tác dụng biểu cảm của nói quá trong các câu sau:
a) “ Gánh cực mà đổ lên non
Còng lưng mà chạy cực còn theo sau.”
b) Đêm nằm,lưng chẳng tới
 giường
Mong trời mau sáng ra đường gặp em.
4HS tìm và nêu tác dụng:
a) “Gánh cực mà đổ lên non
Còng lưng mà chạy cực còn theo sau.”"nhấn mạnh nỗi khổ của người nông dân trong XH cũ, muốn thoát khổ cực nhưng không thể được.
b) “lưng chẳng tới giường” " nỗi nhớ người yêu của người con trai.
20’
Hoạt động 2 : Luyện tập.
II/ Luyện tập.
Gọi HS đọc BT1 
s Hãy xác định biện pháp tu từ nói quá và giải thích ý nghĩa của chúng ?
- HS đọc yêu cầu BT 1
4a) Sỏi đá thành cơm: Thành quả của lao động, niềm tin vào bàn tay lao động.
b)  đi lên đến tận trời: Vết thương không nặng không phải bận tâm.
c) thét ra lửa: kẻ có quyền sinh, quyền sát đối với người khác.
Bài tập 1:
a) Sỏi đá thành cơm.
b)  đi lên đến tận trời
c) thét ra lửa
-Gọi HS đọc yêu cầu BT 2
s Hãy điền các thành ngữ vào chỗ trống để tạo biện pháp tu từ nói quá?
-Đọc BT2 ,tìm hiểu thực hiện 
4Cá nhân thực hiện điền:
a) Chó ăn đá gà ăn sỏi
b) Bầm gan tím ruột
c)Ruột để ngoài da.
d) Nở từng khúc ruột.
e) Vắt chân lên cổ.
BT2:Điền vào chỗ trống để tạo biện pháp tu từ nói quá:
a) Chó ăn đá gà ăn sỏi
b) Bầm gan tím ruột
c)Ruột để ngoài da.
d) Nở từng khúc ruột.
e) Vắt chân lên cổ.
Gọi HS đọc yêu cầu BT 3, trước khi đặt câu GV nên cho HS tìm hiểu nghĩa của các thành ngữ.
s Cho các thành ngữ (SGK) em hãy đặt câu có dùng các thành 
HS đọc bài tập 3
4 HS lên bảng làm BT 3; HS dưới lớp làm vào giấy nháp.
Bài tập 3:
Đặt câu với các thành ngữ dùng biện pháp nói quá.
- Cô ấy là một người đẹp nghiêng nước nghiêng 
ngữ nói quá này?
- Cô ấy là một người đẹp nghiêng nước nghiêng thành.
- Đoàn kết là sức mạnh dời non lấp bể.
thành.
- Đoàn kết là sức mạnh dời non lấp bể.
Gọi HS lên bảng làm, GV nhận xét, sửa chữa và ghi điểm khuyến khích cho HS.
- Công việc lấp biển vá trời là công việc của nhiều đời, nhiều thế hệ mới có thể làm xong.
- Những chiến sĩ mình đồng da sắt đã chiến thắng.
- Mình nghĩ nát óc mà chưa giải được bài toán này.
- Công việc lấp biển vá trời là công việc của nhiều đời, nhiều thế hệ mới có thể làm xong.
- Những chiến sĩ mình đồng da sắt đã chiến thắng.
- Mình nghĩ nát óc ...
Hướng dẫn HS làm bài tập 4 theo nhóm.
s Tìm 5 thành ngữ so sánh có dùng biện pháp nói quá?
HS thảo luận nhóm, làm theo yêu cầu BT4.
4Các thành ngữ so sánh:
Đen như cột nhà cháy.
Xấu như ma.
Đẹp như tiên.
Trắng như bông.
Nhanh như chớp.
Bài tập 4:
Tìm 5 thành ngữ so sánh có dùng nói quá :
-Ngáy như sấm.
-Trơn như đổ mỡ.
-Nhanh như cắt.
-Lừ đừ như ông từ nào đền.
-Lúng túng như gà mắc tóc.
Gọi HS đọc yêu cầu BT 6.
s Phân biệt biện pháp tu từ nói quá với nói khoác ?
HS đọc BT 6 và thảo luận nhóm:
4 -Nói quá: Là biện pháp tu từ nhằm mục đích nhấn mạnh, gây ấn tượng, tăng sức biểu cảm. 
-Nói khoác: Làm cho người nghe tin vào những điều không có thật, nói khoác là hành động tiêu cực..
Bài tập 6:
Phân biệt nói quá với nói khoác
-Nói quá: Là biện pháp tu từ nhằm mục đích nhấn mạnh,..
-Nói khoác: Làm cho người nghe tin vào những ...
2’
Hoạt động 3 : Củng cố. 
s Nói quá là gì? Tác dụng của nói quá ?
4Trình bày theo ghi nhớ SGK
s Đặt một câu có sử dụng biện pháp tu từ nói quá?
4Cá nhân đặtcâu, trình bày theo yêu cầu của GV
4- Dặn dò học sinh chuẩn bị cho tiết học tiếp theo : (1’ )
*Bài vừa học: 
Về nhà học bài cũ, hoàn thành bài tập vào vở.
 *Bài mới: 
 Tiết tới soạn bài Ôn tập truyện và kí Việt Nam.
 IV-RÚT KINH NGHIỆM, BỔ SUNG:
.
Ngày soạn : 18.10.2009	Tuần 10
Tiết 38: ÔN TẬP TRUYỆN KÝ VIỆT NAM
I. MỤC TIÊU: 
 1. Kiến thức : 
 - Giúp HS hệ thống học, kiến thức phần truyện kí hiệu đại việt Nam đã học lớp 8.
 - Thấy được về nội dung tư tưởng và hình thức nghệ thuật bước đầu được một phần quá trình hiện đại hoá văn học việt Nam nửa đầu thế kỷ XX.
 - Tích hợp phần Tiếng việt: nói giảm, nói tránh. Phần tập làm văn luyện nói kể chuyện theo ngôi kể kết hợp với miêu tả và biểu cảm. 
 2. Kĩ năng:
 - Rèn luyện kỹ năng ghi nhớ, hệ thống hoá, so sánh, khái quát và trình bày nhận xét.
 3. Thái độ :
 - Thấy được tấm lòng yêu thương con người – có thái độ đấu tranh chống lại cái xấu, cái ác.
II- CHUẨN BỊ : 
 1.Chuẩn bị của GV: 
 -Nghiên cứu SGK, SGV, STK để nắm được mục tiêu và nội dung của bài học
 -Đọc thêm các tài liệu có nội dung liên quan đến bài học;
 -Soạn giáo án.Bảng phụ so sánh các văn bản.
2.Chuẩn bị của HS:	
 Lập bảng thống kê các văn bản theo yêu cầu SGK.
III- HỌAT ĐỘNG DẠY HỌC :	
 1. Ổn định tình hình lớp: (1’)
 Kiểm tra sĩ số ,tác phong của HS
 2. Kiểm tra bài cũ:( 5’ )
 * Câu hỏi : 
 Hình ảnh hai cây phong đã gắn với người thầy Đuy-sen như thế nào?
 * Dự kiến trả lời : 
 Hai cây phong là nhân chứng của câu chuyện về thầy Đuy-sen ,người thầy đầu tiên của cô bé An –tư – nai. Chính thầy Đuy-sen đã đem cây phong về trồng trên đồi với ước mơ và hy vọng về sự trưởng thành của các em nhỏ.
3 Giảng bài mới :.
 a.Giới thiệu bài (1’):Để hệ thống hóa lại phần kiến thức các tác phẩm văn học VN và chuẩn bị tốt cho tiết kiểm tra văn một tiết sắp tới. Hôm nay lớp ta sẽ tiến hành ôn tập truyện và kí VN.
 b.Tiến trình bài dạy :
TG
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
NỘI DUNG
15’
Hoạt động 1: Hướng dẫn HS hệ thống hóa các VB văn học VN đã học.
I. Hệ thống các VB truyện kí VN đã học:
Yêu cầu HS lên bảng điền theo các mục đã kẻ sẵn(1,2,3) mục 4,5 HS đứng tại chỗ trình bày, GV gọi HS khác nhận xét, bổ sung sau đó GV chốt nội dung,nghệ thuật trên bảng phụ (GV treo bảng phụ)
HS lên bảng điền vào bảng hệ thống, HS khác nhận xét, bổ sung.
Tên văn bản -
Tác giả
Thể loại
Phương thức
biểu đạt
Nội dung chủ yếu
Đặc sắc nghệ thuật
1.Tôi đi học (1941) 
ThanhTịnh
 (1911-1988)
Truyện ngắn
Tự sự xen trữ tình
Những kỉ niệm trong sáng về ngày đầu tiên đi học.
Kể chuyện, kết hợp miêu tả, biểu cảm, dùng hình ảnh so sánh.
2.Trong lòng mẹ (Trích“Những ngày thơ ấu”-1938)
Nguyên Hồng
(1918-1982)
Hồi kí
(Đoạn trích: Tiểu thuyết tự thuật)
Tự sự xen trữ tình
Nỗi đắng cay và tủi cực, tình yêu thương mẹ mãnh liệt của Hồng khi xa mẹ và khi được ở trong lòng mẹ. 
Kể kết hợp miêu tả, biểu cảm,cảm xúc tâm trạng nồng nàn, sử dụng hình ảnh so sánh mới lạ.
3. Tức nước vỡ bờ (Trích “ Tắt đèn”- 1939) 
 Ngô Tất Tố (1893-1954)
Tiểu thuyết (trích)
Tự sự
Vạch trần bộ mặt tàn ác, bất nhân của chế độ thực dân nửa phong kiến, tố cáo chính sách thuế vô nhân đạo, Ca ngợi phẩm chất cao quý và sức mạnh quật khởi tiềm tàng của chị Dậu cũng là phụ nữ Việt nam
Ngòi bút hiện thực, xây dựng tình huống truyện độc đáo, xây dựng miêu tả nhân vật qua ngôn ngữ, hành động, tương phản . 
4. LãoHạc(1943)
- Nam Cao(1915-1951)
Truyện ngắn(trích)
Tự sự xen trữ tình
Số phận đau thương và phẩm chất cao quý của người nông dân cùng khổ trước CM; thái độ trân trọng của tác giả.
Khắc họa nhân vật qua việc miêu tả diễn biến tâm lí. Cách kể chuyện với ngôn ngữ kể chuyện và miêu tả mang đậm tính chân thực và triết lý sâu sắc.
10’
Hoạt động 2 : So sánh những nét giống và khác nhau của 3 văn bản ( bài 2,3,4).
II.Những nét giống và khác nhau của 3 văn bản (bài 2, 3 và 4):
s Em hãy nêu những điểm giống và khác nhau về nội dung và nghệ thuật của 3 VB 2,3 và 4?
4Giống nhau:
- Đều là VB tự sự, là truyện kí hiện đại (thời kì 1930-1945).
- Đều lấy đề tài về con người và cuộc sống XH đương thời của tác giả, đều đi sâu miêu tả số phận cực khổ của những con người bị vùi dập.
- Đều chan chứa ti ... truyền tác hại của nó .
4Có thể thực hiện được , tuy nhiên chưa triệt để tận gốc .
Cá nhân HS tự liên hệ vấn đề này trong thực tế gia đình .
4 - Nhiệm vụ chung: Bảo vệ trái đất khỏi nguy cơ ô nhiễm.
- Hành động cụ thể: “ Một ngày không dùng bao bì ni lông”.
4Phần thứ nhất tóm tắt lịch sử ra đời bức thông điệp. 
-Phần hai: đoạn 1 nêu nguyên nhân đến hệ quả đoạn 2 gặp với đoạn 1 bằng quan hệ từ “vì vậy”. 
-Phần ba: dùng 3 từ “hãy”
+Sinh vật nuốt phải sẽ chết. 
+Rác đựng trong túi ni lông khó phân huỷ sinh ra các chất độc 
+Bao ni lông màu làm ô nhiễm thực phẩm
* Xử lí rác bì ni lông:
Vứt bừa bãi xuống các nguồn nước (cống, sông, ao, hồ) 
-Chôn lấp thành bãi lớn
-Đốt: gây ra chất đi ô xin , rất độc hại cho sức khỏe.
-Tái chế: Gặp nhiều khó khăn nan giải. 
2 . Những biện pháp hạn chế dùng bao ni lông :
 - Giặt phơi khô để dùng lại.
- Không dùng khi không cần thiết .
- Sử dụng giấy hoặc lá để gói thực phẩm .
- Tuyên truyền tác hại của nó cho mọi người .
3. Kiến nghị:
- Nhiệm vụ chung: Bảo vệ trái đất khỏi nguy cơ ô nhiễm.
- Hành động cụ thể: “ Một ngày không dùng bao bì ni lông”.
5’
Hoạt động 3: Hướng dẫn HS tổng kết 
III. Tổng kết:
- Hướng dẫn HS tổng kết lại nội dung vừa tìm hiểu.
s Ý nghĩa mà vấn đề trong VB này đưa ra là gì?
-Gọi HS đọc ghi nhớ
HS tổng kết lại nội dung vừa hướng dẫn HS tìm hiểu
4Lời kêu gọi, tác hại của việc dùng bao bì ni lông và lợi ích của việc hạn chế chất thải ni lông để cải thiện môi trường.
-HS đọc ghi nhớ SGK.T 107.
(Ghi nhớ SGK/T.107)
sBảo vệ môi trường là nhiệm vụ của toàn thể mọi người, trong mọi lĩnh vực của đời sống. Em hãy cho biết ở địa phương em hiện nay có những hoạt động nào nhằm bảo vệ mội trường sống?
GV chốt và nâng cao kiến thức: Những giải pháp mà VB đưa ra chỉ là những giải pháp tình thế, trước mắt nhằm hạn chế việc sử dụng bao bì ni lông. Trong khi loài người chưa loại bỏ được hoàn toàn thì những biện pháp mà VB đề xuất là hợp tình, hợp lí và có tính khả thi.
4HS liên hệ thực tế để trả lời:
+ Phong trào trồng cây gây rừng.
+ Phong trào xanh, sạch đẹp ở nhà trường, quê hương.
5’
Hoạt động 4: Củng cố.
sNgày 22 tháng 4 hằng năm được gọi là ngày gì? VN tham gia tổ chức này lần đầu tiên vào năm nào,với chủ đề là gì?
4HS cần ghi nhớ:
-Ngày Trái Đất.VN tham gia vào năm 2000;chủ đề “Một ngày không sử dụng bao bì ni lông”
sEm hãy thử nêu cách xử lí bao bì ni lông của em trong tình hình hiện nay?
4Cá nhân HS trình bày giải pháp khả thi nhất 
4- Dặn dò học sinh chuẩn bị cho tiết học tiếp theo : (1’ )
*Bài vừa học: 
 - Học bài, liên hệ thực tế ở địa phương để tìm cách xử lí rác thải hợp lí nhất.
 - Về nhà tìm ít nhất bốn danh từ làm phụ ngữ cho từ ô nhiễm, đặt câu
 *Bài mới: Chuẩn bị bài Nói giảm nói tránh
 - Đọc,Trả lời câu hỏi ở mỗi phần bài học
 - Tự rút ra: hiểu thế nào là Nói giảm nói tránh;Tác dụng của biện pháp tu từ này;Luyện tập theo sự hiểu biết của mình 
IV-RÚT KINH NGHIỆM, BỔ SUNG:
..	
Ngày soạn : 20.10.2009	Tuần 10
Tiết 40: NÓI GIẢM NÓI TRÁNH
I. MỤC TIÊU: 
 1. Kiến thức : 
 - HS hiểu được thế nào là nói giảm, nói tránh và tác dụng của nói giảm, nói tránh trong ngôn ngữ đời thường và trong tác phẩm văn học. 
 - Tích hợp với văn: Văn bản thông tin về Ngày trái đất năm 2000, phần tập làm văn kể chuyện theo ngôi kế kết hợp với miêu tả và biểu cảm.
 2. Kĩ năng:
 Rèn luyện kỹ phân tích và sử dụng hai biện pháp tu từ này trong cảm thụ văn và giao tiếp
 3. Thái độ :
 Giáo dục học sinh ý thức giữ gìn sự trong sáng của tiếng việt
II- CHUẨN BỊ : 
 1.Chuẩn bị của GV: 
 - Tham khảo SGK, SGV,Thiết kế bài giảng Ngữ văn 8 và các sách có liên quan đến nội dung kiến thức của bài học, bảng phụ ghi các bài tập tìm hiểu.Soạn giáo án
 2.Chuẩn bị của HS:
 -Học bài cũ Nói quá 
 -Soạn bài mới theo câu hỏi trong SGK; Sưu tầm và viết đoạn văn có sử dụng Nói giảm nói tránh.
III- HỌAT ĐỘNG DẠY HỌC :	
 1. Ổn định tình hình lớp: (1’)
 Kiểm tra sĩ số ,tác phong của HS
 2. Kiểm tra bài cũ : ( 5’ )
 * Câu hỏi : 
 Thế nào là nói quá, tác dụng? Cho ví dụ?
 * Dự kiến trả lời : 
 Nói qúa là biện pháp tu từ phóng đại mức độ, quy mô, tính chất của sự vật, hiện tượng được miêu tả để nhấn mạnh, gây ấn tượng, tăng sức biểu cảm.
	VD: - Sói đá thành cơm: Thành quả của lao động gian khổ, vất vả.
	 - Thét ra lửa : Kẻ có quyền uy với người khác. 
	 -Bầm gan tím ruột: giận dữ
 3.Giảng bài mới :
 a.Giới thiệu bài (1’) :Có một biện pháp tu từ dùng cách diễn đạt tế nhị, uyển chuyển, tránh gây cảm giác đau buồn, ghê sợ, nặng nề thể hiện thái độ lịch sự, nhã nhặn của người nói đối với người nghe. Để biết được điều đó, nay chúng ta cũng tìm hiểu về nói giảm, nói tránh.
 b.Tiến trình bài dạy :
TG
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
NỘI DUNG
17’
Hoạt động 1: Hướng dẫn HS tìm hiểu về nói giảm nói tránh và tác dụng của nói giảm nói tránh.
I. Nói giảm nói tránh và tác dụng của nói giảm nói tránh: 
GV treo bảng phụ, yêu cầu HS đọc ví dụ 1-SGK/ 107.
s Những từ in đậm trong đoạn trích có nghĩa là gì? Tại sao người viết lại dùng cách diễn đạt đó?
-GV gọi HS đọc ví dụ 2.
sVì sao trong câu văn trên, tác giả dùng từ ngữ bầu sữa mà 
HS đọc ví dụ 1
4 Từ ngữ: “đi” gặp cụ Các Mác, “đi”rồi, “chẳng còn”. ->
Cả ba phần in đậm đều đúng trong trường hợp nói đến cái chết " giảm nhẹ, tránh đi phần nào sự đau buồn.
-HS đọc ví dụ 2
4 Dùng từ “bầu sữa” để tránh thô tục. 
1. Bài tập tìm hiểu:(SGK/ 107.)
a) Tránh dùng từ chết để giảm bớt sự đau buồn.
b) Tránh dùng từ có thể hơi thô và gây cười.
không dùng một từ ngữ khác cùng nghĩa để diễn đạt?
-GV gọi HS đọc ví dụ 3.
sSo sánh 2 cách nói và cho biết cách nói nào nhẹ nhàng, tế nhị hơn đối với người nghe?
GVKL: Cách nói như các ví dụ trên gọi là biện pháp tu từ nói giảm nói tránh.
s Vậy em hiểu thế nào là nói giảm nói tránh? Những cách nói như trên có tác dụng gì?
-Gọi HS đọc ghi nhớ SGK/ T.108.
GV đưa bài tập nhanh cho HS làm ( GV treo bảng phụ)
s Xác định biện pháp nói giảm nói tránh và nêu tác dụng trong cách diễn đạt sau:
a) Cậu Vàng đi đời rồi, ông giáo ạ!
b)Bài thơ của anh chưa được hay lắm.
c) Bác Dương thôi đã thôi rồi
Nước mây man mác ngậm ngùi lòng ta.
-HS đọc ví dụ 3
4- Cách diễn đạt 1 hơi căng thẳng, nặng nề.
- Cách diễn đạt 2 không được chăm chỉ lắm-> tế nhị, nhẹ nhàng đối với người tiếp nhận
4Là một biện pháp tu từ dùng cách diễn đạt tế nhị, uyển chuyển, tránh gây cảm giác quá đau buồn, ghê sợ, nặng nề; tránh thô tục, thiếu tế nhị, lịch sự.
-HS đọc ghi nhớ SGK/ T.108.
4HS đọc Bt và tiến hành làm Bt.
a) đi đời: Tránh cảm giác ghê sợ(bị giết), hàm ý xót xa, luyến tiếc và đượm chất mỉa mai( tự mỉa mai bản thân mình).
b) chưa được hay lắm-> Tế nhị.
c) thôi đã thôi rồi ->Tránh đau buồn.
c- Dùng cách nói nhẹ nhàng tế nhị đối với người tiếp nhận
=>Biện pháp tu từ nói giảm nói tránh.
2)Ghi nhớ: 
 Nói giảm nói tránh là một biện pháp tu từ dùng cách diễn đạt tế nhị, uyển chuyển, tránh gây cảm giác quá đau buồn, ghê sợ, nặng nề; tránh thô tục, thiếu tế nhị, lịch sự.
15’
Hoạt động 2:Luyện tập.
II. Luyện tập:
Gọi HS đọc nội dung yêu cầu bài tập 1
s Điền các từ ngữ nói giảm nói tránh thích hợp vào chỗ trống?
Gọi HS đọc yêu cầu BT2 .
sTrong mỗi cặp câu, câu nào có sử dụng nói giảm nói tránh?
Gọi HS đọc yêu cầu BT 3
sMỗi nhóm đật một câu, đại diện nhóm lên bảng ghi lại câu đã tìm.
Gợi:-Anh già quá
HS đọc nội dung yêu cầu BT 1.
4Cá nhân HS làm BT
a. Đi nghỉ.
b. Chia tay nhau.
c. Khiếm thị.
d. Có tuổi.
e. Đi bước nữa.
HS đọc nội dung yêu cầu BT 2.
4Thảo luận nhóm xác định:
 a2, b2, c1, d1, e2 
HS đọc yêu cầu BT 3
 4Tiến hành thảo luận nhóm làm BT.
- Chị ấy không được đẹp lắm.
- Giọng hát cô ấy chưa ngọt lắm.
Bt 1: Điền vào chỗ trống:
a. đi nghỉ.
b. chia tay nhau.
c. khiếm thị.
d. có tuổi.
e. đi bước nữa.
Bt 2: Câu có sử dụng nói giảm nói tránh:
 a2, b2, c1, d1, e2.
Bt 3 :Đặt câu có dùng nói giảm nói tránh.
- Chị ấy không được đẹp lắm.
- Giọng hát cô ấy chưa ngọt lắm.
- Lớp chưa cố gắng lắm.
- Lớp trực nhật chưa được 
-Anh ấy không còn trẻ nữa.
-Cấm cười to
-Xin cười nhỏ một chút
-Đọc yêu cầu BT4, yêu cầu HS thảo luận nhóm, cử đại diện trả lời.
- Lớp chưa cố gắng lắm.
- Lớp trực nhật chưa được tốt.
Đọc BT4 –Thảo luận nhóm, cử đại diện nhóm trả lời:
 Khi cần thiết phải nói thẳng, nói đúng mức sự thật thì không nên nói giảm nói tránh vì như thế là bất lợi.
tốt.
BT4.Cách sử dụng :
Không phải bao giờ dùng nói giảm nói tránh cũng đạt hiệu quả. Đó là trường hợp cần chỉ ra những khuyết điểm của bạn để khắc phục.
-Bạn lười học. 
-Bạn không được siêng lắm
5’
Hoạt động 3: Củng cố.
s Nói giảm nói tránh là gì? Tác dụng của nói giảm nói tránh ?
4Trả lời theo nội dung ghi nhớ SGK/108
sĐặt câu có sử dụng nói giảm nói tránh?
4Trả lời theo yêu cầu của GV,bổ sung cho bạn
sCó phải tình huống nào cũng vận dụng nói giảm nói tránh không?
4Vận dụng nói giảm nói tránh phải tùy thuộc vàotình huống giao tiếp
4- Dặn dò học sinh chuẩn bị cho tiết học tiếp theo : (1’ )
 * Bài vừa học: Về nhà viết đoạn văn, đoạn thơ có dùng nói giảm, nói tránh 
 * Bài mới: chuẩn bị kiểm tra 1 tiết Văn học	
 Học tất cả các nội dung trong mỗi văn bản đã học từ đầu năm 
 IV. RÚT KINH NGHIỆM, BỔ SUNG: 
...............................................................................................................................................................................
...........................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
	..................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
...........................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................

Tài liệu đính kèm:

  • docTuần 10.doc