Giáo án Ngữ văn 8 - Tuần 10 - Trường THCS Trực Đại

Giáo án Ngữ văn 8 - Tuần 10 - Trường THCS Trực Đại

 TIẾT 37 : NÓI QUÁ

I . Mục tiêugiáo dục

- Qua bài học giúp học sinh hiểu thế nào là nói quá làm quen với việc phát hiện ý nghĩa những trường hợp vận dụng phép tu từ trong thơ văn .

- Rèn kĩ nămg sử dụng phép tu từ nói quá trong viết văn và trong giao tiếp .

- Giáo dục cho học sinh sử dụng phép tu từ nói quá khi muốn nhấn mạnh hay cường điệu một sự việc gì đó .

II . Chuẩn bị

Gv : Nghiên cứu tài liệu , soạn bài

Hs : Đọc trước bài

III . Các hoạt động trên lớp

Hoạt động 1

A . Ổn định tổ chức ( 1 phút )

B . Kiểm tra bài cũ ( 3 phút )

Gv ? : Thế nào là từ địa phương ? Cho ví dụ ?

C . Bài dạy

 

doc 5 trang Người đăng haiha30 Lượt xem 551Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn 8 - Tuần 10 - Trường THCS Trực Đại", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn : 20/10/2008
Ngày dạy : / / 2008
Tuần 10 
 Tiết 37 : Nói quá
I . Mục tiêugiáo dục 
- Qua bài học giúp học sinh hiểu thế nào là nói quá làm quen với việc phát hiện ý nghĩa những trường hợp vận dụng phép tu từ trong thơ văn . 
- Rèn kĩ nămg sử dụng phép tu từ nói quá trong viết văn và trong giao tiếp . 
- Giáo dục cho học sinh sử dụng phép tu từ nói quá khi muốn nhấn mạnh hay cường điệu một sự việc gì đó . 
II . Chuẩn bị 
Gv : Nghiên cứu tài liệu , soạn bài 
Hs : Đọc trước bài 
III . Các hoạt động trên lớp 
Hoạt động 1
A . ổn định tổ chức ( 1 phút ) 
B . Kiểm tra bài cũ ( 3 phút ) 
Gv ? : Thế nào là từ địa phương ? Cho ví dụ ? 
C . Bài dạy 
Hoạt động 2
Hoạt động 3 (15’)
Gv : Trong tục ngữ ( a ) người xưa đã thể hiện quan niệm về thời gian : Là đêm tháng 5 và ngày tháng 10 qua cụm từ nào 
Chưa nằm đã sáng 
Chưa cười đã tối 
Gv ? : Bằng thực tế em hiểu gì về khoảng cách thời gian ban ngày tháng 5 và thời gian ban đêm tháng 10 ? 
Do trái Đất của chúng ta nghiêng trên mặt phẳng quỹ đạo 1 góc 25,30 và luôn vận động quay quanh trục và quay quanh mặt trời . Nửa cầu nào ngả về phía mặt trời thì ở đó nhận được nhiều ánh sáng nên có mùa hè ngày dài hơn đêm , còn nửa chếch xa mặt trời có ngày ngắn hơn đêm . 
Gv ? : So với thực tế tác giả dân gian “ Đêm tháng năm ......tối ” . Em có nhanạ xét gì về cáh nói này ? 
Đây là cách nói quá lên so với sự thực . Vì thời gian ban đếm tháng 5 có ngắn đến mấy cũng không thể bằng thời gian con người chưa kịp nằm xuống đã phải dậy . 
Thời gian ban ngày về tháng 10 dù ngắn đến mấy cũng không thể ngắn đến nỗi con người chưa kịp nở nụ cười đã tối Như vậy ở câu tục ngữ này người xưa đã phóng đại quy mô tính chất của sự vật hiện tượng để diễn tả sự ngắn ngủi của thời gian đêm tháng 5 và ngày tháng 10 
Gv ? : Cách nói phóng đại quá sự thật quy một chất của sự vật hiện tượng trong câu tục ngữ trên nhằm thể hiện điều gì 
Đêm tháng năm rất ngắn 
 Ngày tháng mười rất dài 
Câu tục ngữ khuyên mọi người phải biết vận dụng quy luật tự nhiên vào công việc của mình . 
Gv : Người xưa dùng cách nói quá sự thật để diễn tả thời gian đêm tháng 5 và ngày tháng 10 
Gv ? : Gọi học sinh đọc câu ca dao ? 
“ Cày đồng .... muôn phần ”
Gv ? : Câu ca dao trên diễn tả nội dung gì ? 
Câu ca dao diễn tả nỗi vất vả của người nông dân khi làm ra hạt gạo đồng thời nhắn nhủ mọi người phải luôn quý trọng thành quả lao động cũng như từng hạt lúa hạt gạo mà người nông dân làm ra 
Gv ? : Công việc làm đất vất vả của người nông dân đang buổi ban trưa được diên tả bằng hình ảnh so sánh nào ? 
So sánh với mưa ruộng cày 
Gv ? : Em có nhận xét gì về cách so sánh của tác giả dân gian ? 
Cách so sánh trong câu ca dao đã phóng đại lên so với thực tế 
Gv ? : Cách nói phóng đại trong bài ca dao nhằm mục đích gì 
Nhấn mạnh sự vất vả của người nông dân trong việc cày ruộng 
Gv ?: Cách nói phóng đại quá sự thật về quy mô tính chất của sự vật hiện tượng như ví dụ 1 . 2 mà chúng ta vừa tìm hiểu gọi là nói quá , 
GV ? : Em hiểu thế náo là nói quá 
GV: Nói quá hay còn gọi là phóng đại ,cường điệu hoá , thậm xưng 
Gv ?: Tác giả dân gian nói quá bàng cách nào ?
GV: Dùng từ ngữ phóng đại có thể là những từ ngữ mang sẵn ý nghĩa phóng đại như “cực kì vô cùng “hoặc có thể mượn nối nói của ca dao ,tục ngữ để tạo phép tu từ nói quá 
- Nói quá kết hợp với tu từ so sánh với cách nói này ,đặc điểm bản chất của đối tượng bản chất của đối tượng hiện lên vừa cụ thể vừa sinh động 
Dựa vào đây em hãy làm bài tập 4
Gv: Đọc nêu yêu cầu bài tập 4?
Khoẻ như voi 
Ăn như rồng cuốn 
Đen như cột nhà cháy 
Nhanh như cắt 
Gv:Dựa vào đâu mà em biết được điều đó ?
Đối chiếu với nội dung lời nói với thực tế nhận biết 
GV: Em hãy so sánh 2 cách nói sau đây về nội dung và nghệ thuật ? 
Cách 1 : “ Đêm tháng 5 chưa nằm đã sáng .... đã tối ”
Cách 2 : “ Đêm tháng 5 rất ngắn 
 Ngày tháng 10 rất ngắn ”
Nội dung : Hai cách nói này có cùng nội dung thông báo 
 Nghệ thuật : Cách 1 sinh động giàu hình ảnh gây ấn tượng , gây sự chú ý tới người đọc 
Gv : Cách 1 không chỉ thể hiện quan niệm người xưa về thời gian mà đây còn như lơì thúc giục động viên mọi người hoàn thành công việc của mình cho kịp thời vụ 
Gv ? : Sử dụng phép tu từ nói quá có tác dụng gì ? 
Gv : Đưa ví dụ : 
Trên đầu những rác cùng rơm
Chồng yêu chồng bảo hoa thơm rắc đầu. 
Gv ? : Tìm phép tu từ nói quá trong câu ca dao trên 
Những rác cùng rơm 
Gv ? : Tại sao em lại cho rằng đây là biện pháp nói quá 
Tác giả dân gian đã phóng đại quá mức sự nhếch nhác luộm thuộm của người vợ thành những rác và rơm trên đầu người vợ 
Gv ? : Qua đây em thấy nói quá còn có tác dụng gì nữa
Gv : Nói qua làm rõ hơn bản chất của đối tượng giúp con người có nhận thức đúng đắn hơn việc làm rõ bản chất cuả đối tượng người ta gọi là chức năng nhận thức 
Gv ? : Nói quá thường được sử sụng trong các trường hợp nào ? 
Trong khẩu ngữ , văn châm biếm , trữ tình 
Gv ? : Tìm những ví dụ trong thơ văn hoặc trong cuộc sống có sử dụng nói quá 
1 . Chí ta lớn như biển Đông trước mặt 
2 . Con gà nhà tớ nặng 30 kg 
Gv ? : Em có nhận xét gì về hai ví dụ bạn vừa tìm ? 
Ví dụ 1 dùng biện pháp nói quá 
Ví dụ 1 dùng cách nói khoác 
Gv ? : Vì sao em lại cho rằng đây là nói khoác chứ không phải là nói quá
Vì không có tính biểu cảm , nhấn mạnh mà chỉ nói sai sự thật 
Gv : Yêu cầu học sinh thảo luận theo nhóm . 
Nhóm 1 : Giống nhau : Cùng phóng đại lên về mức độ , quy mô tính chất của sự vật hiện tượng 
Khác nhau : Nói quá để gây ấn tượng mạnh có giá trị biểu cảm cao . Nói quá khác xa sự vật hiện tượng nhưng vẫn dựa trên cơ sở có một nét đúng nhất định 
Nói khoác không có cơ sở , có một nét đúng nhất định , nói sai sự thật , để che dấu sự thật vì lợi ích các nhân không có giá trị tích cực 
Hoạt động 4 (24’)
Gv : Yêu cầu hs đọc nêu yêu cầu bài tập 1
GV: Gợi ý các phần trong bài tập bằng cách nói xuất sứ của nó và ra đời trong hoàn cảnh nào một cách khái quát để học sinh có những hiểu biết cơ bản để làm bài tập
? Muốn làm được bài tập em phải dựa vào đâu?
HS
Muốn chỉ ra được tác dụng của phép nói quá trong các câu trên thì em phảo căn cứ vào cái gì?
HS làm
Gọi trình bày?
? nhận xét 
? Đọc và nêu yêu cầu bài tập?
? Để thực hiện được bài tập em tiến hành như thế nào?
HS thực hiện 
Gọi học sinh nhận xét bổ sung
? Cho học sinh phân tích yêu cầu và GV hướng dẫn các em đặt câu 
? Nhận xét nội dung thông báo , cấu trúc câu, 
Sửa sai cho học sinh
 VD: Chị ấy đẹp nghiêng nước nghiêng thành .
 Bài toán khó , nghĩ nát óc mà chưa ra đáp số.
Nêu yêu càu và GV cho HS hoạt động nhóm để thảo luận tìm ra 5 thành ngữ theo yêu cầu của bài tập , nhóm nào tìm ra nhiều thì có thưởng
Gọi từng nhóm trình bày kết quả của mình , cho nhóm khác nhận xét
GV: nhận xét bổ sung sửa sai
Hoạt động 5 
D. Củng cố: GV Khái quát lại kiến thức cơ bản
E . Hướng dẫn về nhà ( 5 phút ) 
- Phân tích tác dụng của biện pháp nói quá trong những câu sau : 
a . Người sao chín hẹn thì lên
Người sao chín hẹn thì quên cả mười
 ( Ca dao ) 
 b. Tiếng hát át tiếng bom ( Phạm Tiến Duật)
* Rút kinh nghiệm 
I . Nói quá và tác dụng của nói quá 
* Ví dụ : 
* Kết luận : Nói quá là biện pháp tư từ phóng đại mức độ quy mô tính chất của sự vật hiện tượng 
a, Các biện pháp nói quá 
-Dùng từ ngữ phóng đại 
-Kết hợp vớ tu từ so sánh 
b . Tác dụng của biên pháp nói quá 
Nhấn mạnh gây ấn tượng tăng sức biểu cảm 
Làm rõ hơn bản chất của đối tượng 
II . Luyện tập 
1 . Bài tập 1 : 
a . Thành quả lao động vất vả nhọc nhằn . 
b . Đi lên đến tận trời : Vết thương chẳng có nghĩa lí gì , không phải bận tâm 
c . Thét ra lửa : Kẻ có quyền sinh , quyến sát trong tay 
2 . Bài tập 2: 
a . Chó ăn đá gà ăn sỏi 
b . Bầm gan tím ruột 
c . Ruột để ngoài da 
d . Nở từng khúc ruột 
e . Vắt chân lên cổ 
Bài tập 3
Bài tập 4
Tìm 5 thành ngữ có dùng phép nói quá 

Tài liệu đính kèm:

  • docGIAO AN VAN 8 TUAN 10 TIET 37.doc
  • docTiet 38.doc
  • docTiÕt 38.39,40.doc