Giáo án Ngữ văn 8 - Tuần 10, 11, 12 - Trường THCS Hòa Thuận 1

Giáo án Ngữ văn 8 - Tuần 10, 11, 12 - Trường THCS Hòa Thuận 1

 Tuần: 10

Tiết : 37

NÓI QUÁ

A - Mục đích yêu cầu: Giúp học sinh.

- Hiểu được thế nào là nói quá và tác dụng của biện pháp tu từ này trong văn chương cũng như trong cuộc sống, giao tiếp, thường ngày.

- Rèn luyện kỹ năng sử dụng biện pháp tu từ nói qua strong viét văn và giao tiếp.

B - Trọng tâm: Thế nào là nói quá và tác dụng của nó.

C - Phương pháp: Gợi tìm, tích hợp.

D - Chuẩn bị:

E - Các bước lên lớp:

1) Ổn định lớp:

2) Kiểm tra bài cũ: Viết một đoạn văn 5 câu trong đó có sử dụng từ ngữ chỉ quan hệ ruột thịt, thân thích được dùng ở địa phương em?

3) Bài mới: Giáo viên giới thiệu vào bài

 

doc 20 trang Người đăng haiha30 Lượt xem 529Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn 8 - Tuần 10, 11, 12 - Trường THCS Hòa Thuận 1", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần: 10
Tiết : 37
NÓI QUÁ
 S :14/10/2010
 G :19/10/2010
A - Mục đích yêu cầu: Giúp học sinh.
Hiểu được thế nào là nói quá và tác dụng của biện pháp tu từ này trong văn chương cũng như trong cuộc sống, giao tiếp, thường ngày.
Rèn luyện kỹ năng sử dụng biện pháp tu từ nói qua strong viét văn và giao tiếp.
B - Trọng tâm: Thế nào là nói quá và tác dụng của nó.
C - Phương pháp: Gợi tìm, tích hợp.
D - Chuẩn bị: 
E - Các bước lên lớp: 
1) Ổn định lớp: 
2) Kiểm tra bài cũ: Viết một đoạn văn 5 câu trong đó có sử dụng từ ngữ chỉ quan hệ ruột thịt, thân thích được dùng ở địa phương em?
3) Bài mới: Giáo viên giới thiệu vào bài
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Ghi bảng
Gọi học sinh đọc các câu tục ngữ, ca dao ở SGK?
Cách nói của các câu tục ngữ, ca dao có (đúng) quá sự thật không?
Thực chất, cách nói ấy nhằm mục đích gì?
Tìm ý nghĩa hàm ẩn của lời nói trong các câu tục ngữ, ca dao trên?
Cách nói ấy có tác dụng gì?
Nói như vậy là nói quá? Vậy nói quá là?
Tìm ý nghĩa hàm ẩn? cho ví dụ và tác dụng biểu cảm của nói quá trong câu ca dao sau: 
 Đêm nằm lưng chẳng tới giường,
 Mong trời mau sáng ra đường gặp em
Gọi học sinh đọc ghi nhớ?
Hướng dẫn học sinh làm bài tập?
- Học sinh đọc.
- Có.
- Nhấn mạnh quy mô, tính chất, kích thước của sự vật, sự việc.
- Gây ấn tượng, nhấn mạnh, tăng sức biểu cảm.
- Sự sốt ruột, trông chờ mong mỏi.
- Học sinh đọc.
- Học sinh làm bài tập.
I – Bài học:
1 – Khái niệm:
 Là biện pháp tu từ phóng đại mức độ, quy mô, tính chất của sự vật, hiện tượng được miêu tả.
2 – Tác dụng:
 Nhấn mạnh, gây ấn tượng tăng sức biểu cảm.
Ví dụ: 
Cười vỡ cả bụng.
II – Luyện tập:
Bài 1:
Sỏi đá cũng thành cơm: thành quả lao động gian khổ. Vất vả, nhọc nhằn (niềm tin vào bàn tay lao động).
Đi lên tới tận trời: vết thương chẳng có nghĩa lý gì., không phải bận tâm.
Thét ra lửa: kẻ có quyền uy, quyền sing sát đối với người khác.
Bài 2:
Chó ăn đá gà ăn sỏi.
Bầm gan tím ruột.
Ruột để ngoài da.
Nở từng khúc ruột.
Vắt chân lên cổ.
Bài 3:
Nàng có vẻ đẹp nghiêng nước nghiêng thành (không gì có thể sánh được)
Những chiến sĩ mình đồng da sắt.
Mình nghĩ nát óc mà vẫn không giải được bài toán.
Bài 4: Nói quá và nói khoác:
Giống nhau: đều là phóng đại mức độ, quy mô, tính chất của sự vật, hiện tượng, sự việc.
Khác nhau: 
+ Nói quá: Là biện pháp tu từ nhằm mục đích nhấn mạnh, gây ấn tượng, tăng sức biểu cảm.
+ Nói khoác: Nhằm làm cho người nghe tin vào những điều không có thực. nói khoác là hành động có tác dụng tiêu cực
4) Củng cố: 
- Việc viết văn, giao tiếp sử dụng nói quá sẽ có giá trị gì?
5) Dặn dò: 
Học bài, làm bài tập 3, 4, 5.
Chuẩn bị “Nói giảm, nói tránh”
F - Rút kinh nghiệm:
Tuần: 10
Tiết : 38
ÔN TẬP TRUYỆN KÝ VIỆT NAM
 S :14/10/2010
 G :19/10/2010
A - Mục đích yêu cầu: Giúp học sinh.
Củng cố hệ, thống hóa kiến thức phần truyện ký hiện đại Việt nam đã học ở lớp 8 về các mặt: nội dung, tư tưởng, hình thức nghệ thuật đặc sắc.
Rèn luyện kỹ năng ghi nhớ, hệ thống hóa, so sánh,khái quát và trình bày nhận xét kết luận trong quá trình ôn tập.
B - Trọng tâm: Nắm được nội dung, nghệ thuật và phương thức biểu đạt chính trong các văn bản đã học.
C - Phương pháp: Gợi tìm, tích hợp.
D - Chuẩn bị: Trả lời 3 câu hỏi 1, 2, 3.
E - Các bước lên lớp: 
1) Ổn định lớp: 
2) Kiểm tra bài cũ: 
Kiểm tra việc Chuẩn bị bài ôn tập của học sinh.
Phân tích hình ảnh hai cây phong và ký ức tuổi thơ của “tôi”?
3) Bài mới: Giáo viên hướng dẫn học sinh ôn tập theo 3 câu hỏi của SGK.
I – Bảng thống kê những văn bản truyện ký Việt Nam đã học ở HKI lớp 8: 
TT
Tên văn bản.
Tác giả.
Năm TP 
ra đời
Thể loại
Nội dung chủ yếu
Đặc sắc nghệ thuật
1
Tôi đi học
Thanh Tịnh
(1911-1988)
1941
Truyện ngắn
Những kỷ niệm tronh sáng về ngày đầu tiên được đến trường học
Tự sự kết hợp với trữ tình. Kể chuyện kết hợp vời miêu tả và biểu cảm, đánh giá hình ảnh so sánh mới mẻ, gợi cảm.
2
Trong lòng mẹ 
(Trích - hồi ký Những ngày thơ ấu)
Nguyên Hồng (1918-1982
1940
Hồi ký (đoạn trích tiểu thuyết tự thuật
Nỗi cay đắng, tủi cực và tình thương yêu mẹ mãnh liệt của bé Hồng khi xa mẹ, khi được nằm trong lòng mẹ
Tự sự kết hợp với trữ tình, kể chuyện kết hợp với miêu tả và biểu cảm , đánh giá. Cảm xúc và tâm trạng nồng nàn, mãnh liệt, sử dụng so sánh, liên tưởng táo bạo
3
Tức nước vỡ bờ
(Trích chương18, tiểu thuyết Tắt đèn)
Ngô Tất Tố
1939
Tiểu thuyết (đoạn trích)
Vạch trần bộ mặt tàn ác, bất nhân của chế độ thực dân nửa phong kiến, ca ngợi vẻ đẹp tâm hồn sức sống tiềm tàng của người phụ nữ nông thôn.
Ngòi bút hiện thực khỏe khoắn, giàu tinh thần lạc quan. Xây dựng tình huống truyện bất ngờ, khắc họa nhân vật và miêu tả chân thực, sinh động.
4
Lão Hạc
Nam Cao
(1915-1951)
1943
Truyện ngắn (đoạn trích)
Số phận bi thảm và phẩm chất cao quý của người nông dân cùng khổ trong xã hội Việt Nam, trước cách mạng tháng tám
Tài năng khắc họa nhân vật rất cụ thể, sống động. Cách kể chuyện mới mẻ, linh hoạt. ngôn ngữ kể chuyện và miêu tả chân thực, đậm chất nông thôn, chất triết lý nhưng giản dị, tự nhiên.
I – Những điểm giống và khác nhau chủ yếu về nội dung và hình thức nghệ thuật của 3 văn bản trong bài 2, 3, và 4: 
a) Giống nhau:
Thể loại: đều là văn tự sự, là truyện ký hiện đại.
Thời gian ra đời: trước CMT8, giai đoạn 1930-1945
Đề tài, chủ đề: đều nói về con người và cuộc sống xã hội đương thời của tác giả, đều đi sâu miêu tả số phận cực khổ của những con người bị vùi dập.
Giá trị tư tưởng: đều chan chứa tinh thần nhân đạo (yêu thương, trân trong những tình cảm, phẩm chất đẹp đẽ của con người, tố cáo những gì tàn ác xấu xa)
Giá trị nghệ thuật: bút pháp hiện thực, lối viết chân thực, gần gũi với đời sống, ngôn ngữ giản dị, kể chuyện và miêu tả cụ thể, sinh động.
b) Khác nhau:
Văn bản
Thể loại
Phương thức biểu đạt
Nội dung chủ yếu
Đặc điểm nghệ thuật
Trong lòng mẹ
Hồi ký
 (trích)
Tự sự - xen trữ tình
Nỗi đau cay đắng của bé Hồng và tình yêu thương mẹ mãnh liệt
Văn hồi ký chân thực, trữ tình thiết tha.
Tức nước vỡbờ
Tiểu thuyết
(trích)
Tự sự 
Phê phán chế độ tàn ác, bất nhân và ca ngợi vẻ đẹp tâm hồn, sức sống tiềm tàng của người phụ nữ nông thôn
Khắc họa nhân vật và miêu tả hiện thực, chân thực, sinh động.
Lão Hạc
Truyện ngắn (trích)
Số phận bi thảm và phẩm chất cao quý của người nông dân Việt Nam trước CMT8
Khắc họa nhân vật cụ thể, sinh động. Kể, tả chân thực, tự nhiên, đậm chất triết lý.
III – Học sinh viết đoạn văn: 
Học sinh Chuẩn bị lại bài tập này, gọi học sinh đọc lại đoạn văn.
Giáo viên góp ý, nhận xét đoạn văn của học sinh – ghi điểm.
4) Củng cố: 
Qua các truyện ký Việt Nam, em đã học tập được các tác giả điều gì về cách viết truyện?
Giải thích ý nghĩa câu thành ngữ “Tức nước vỡ bờ”
5) Dặn dò: 
Học bài, hoàn thành bài tập trên.
Chuẩn bị “Thông tin về ngày trái đất năm 2000”
F - Rút kinh nghiệm:
Tuần: 10
Tiết : 39
VĂN BẢN : THÔNG TIN VỀ NGÀY 
 TRÁI ĐẤT NĂM 2000
 S :14/10/2010
 G :19/10/2010
A - Mục đích yêu cầu: Giúp học sinh.
Thấy được tác hại, mặt trái của việc sử dụng bao bì ni lông, tự mình hạn chế sử dụng bao bì ni lông và vận động mọi người cùng thực hiện khi có điều kiện.
Thấy được tính thuyết phục trong cách thuyết minh về tác hại của việc sử dụng bao bì ni lông cũng như tính hợp lý của những kiến nghị mà văn bản đề xuất.
Từ việc sử dụng bao bì ni lông, có những suy nghĩ tích cực về các việc tương tự trong vấn đề xử lý rác thải sinh hoạt, một vấn đề vào loại khó giải quyết nhất trong nhiệm vụ bảo vệ môi trường.
B - Trọng tâm: Tác hại của việc sử dụng bao bì ni lông và biện pháp hạn chế sử dụng nó.
C - Phương pháp: gợi tìm, thảo luận.
D - Chuẩn bị: 
E - Các bước lên lớp: 
1) Ổn định lớp: 
2) Kiểm tra bài cũ: Kể tên các truyện ký Việt Nam em đã học ở lớp 8? Nêu điểm giống nhau của 3 văn bản Trong lòng mẹ, Lão Hạc và Tức nước vỡ bờ?
3) Bài mới: Giáo viên giới thiệu vào bài
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Ghi bảng
Ở lớp 6, 7 em đã học được những văn bản nhật dụng nào? Nói về những vấn đề nào?
Giáo viên nhắc lại khái niệm văn bản nhật dụng.
Giáo viên hướng dẫn cách đọc.
Gọi học sinh đọc văn bản?
Hướng dẫn học sinh tìm hiểu chú thích?
Theo em hiểu, ô nhiễm có nghĩa là gì? Khởi xướng?
Văn bản này thuộc phương thức biểu đạt nào?
Vì sao cho là văn bản thuyết minh?
Tìm bố cục của văn bản? nội dung mỗi đoạn? bố cục bài thuyết minh?
ở phần mở bài đoạn 1, những sự kiện nào được thông báo?
Văn bản này nhằm thuyết minh cho sự kiện nào?
Nhận xét cách trình bày các sự kiện đó?
Từ đó, em thấy nội dung quan trọng nào được nêu trong phần đầu văn bản?
Trong phần thân bài, tác hại nào của việc sử dụng bao bì ni lông được nói đến?
Xác định phương hướng thuyết minh của đoạn văn 2?
Nêu tác dụng của cách thuyết minh đó?
Sau khi đọc thông tin này, em có được kiến thức mới nào về hiểm họa của việc dùng bao ni lông?
Theo em có cách nào tránh được những hiểm họa đó? Học sinh thảo luận?
Phần 2 của đoạn 2 cho biết nội dung gì?
Đó là những biện pháp nào?
Theo em, biện pháp nào có hiệu quả nhất?
ở phần kết bài – đoạn 3, thông tin đưa ra những kiến nghị nào?
Tại sao nhiệm vụ chung được nêu ra trước, hành động cụ thể nêu sau?
Khi đưa ra lời kiến nghị, tác giả dùng kiểu câu gì?
Các câu kiến nghị đó có ý nghĩa gì?
Đọc, học xong văn bản này đã đem lại cho em hiểu biết mời nào về việc một ngày không dùng bao bì ni lông?
Em dự định sẽ làm gì để thông tin này đi vào đời sống và trở thành hành động cụ thể?
Để bảo vệ môi trường, em cần phải làm những công việc gì?
- Học sinh trả lời.
- Học sinh nghe.
- Học sinh đọc.
- Học sinh tìm hiểu chú thích.
- Thuyết minh.
- 3 đoạn.
- Ngày 22.4 là ngày mang chủ đề bảo vệ môi trường.
- Có 141 nước tham dự.
- Việt nam tham gia 2000.
- 1 ngày không dùng bao bì ni lông
- Đi từ khái quát đến cụ thể
- Trực tiếp, ngắn gọn.
- Làm cản trở quá trình sinh trưởng thực vật, làm tắc các đường dẫn nước ô nhiễm thực phẩm
- Kết hợp liệt kê và phân tích.
- Mang tính khoa học, thực tế, dễ hiểu, nhớ.
- Làm ô nhiễm môi trường, phát sinh nhiều bệnh chết người.
- Học sinh tự trả lời.
- Biện pháp hạn chế.
- Cùng nhau quan tâm tới TĐ.
- Bảo vệ TĐ, cùng hành động...
- Câu cầu khiến.
- Khuyên bảo, yêu cầu mọi người hạn chế dùng bao bì ni lông.
I – Đọc, chú thích và tìm hiểu:
II – Tìm hiểu văn bản:
1 – Thông tin về ngày trái đất năm 2000:
- Ngày 22.4 gọi là ngày trái đất mang chủ đề bảo ve4ẹ môi trường.
- Có 141 nước tham dự.
- Việt nam tham dự năm 2000 với chủ đề “Một ngày không sử dụng bao bì ni lông”
à Đi từ khái quát đến cụ thể, lời thông báo trực tiếp, ngắn gọn, dễ hiểu, thuyết minh bằng số liệu: Thế giới và Việt nam rất quan tâm đến vấn đề bảo vệ môi trường trái đất.
2 – Tác hại và biện pháp hạn chế sử dụng bao bì ni lông:
a) Tác hại:
- Làm ô nhiễm môi ... 
- dùng ví dụ, số liệu thống kê và so sánh.
- Thuyết phục bạn đọc ở tính khách quan.
- Cổ vũ chiến dịch này. Tin tưởng ở sự chiến thắng của chiến dịch.
- Học sinh đọc.
I – Đọc, chú thích:
II – Tìm hiểu văn bản:
1 – Thông báo về nạn dịch thuốc lá:
- Có những ôn dịch mới xuất hiện vào cuối thế kỷ này, đặc biệt là nạn AIDS và ôn dịch thuốc lá.
à từ ngữ thông dụng của ngành y tế, phép so sánh, lời văn ngắn gọn, chính xác.
è Nhấn mạnh hiểm họa to lớn của nạn dịch
2 – Tác hại của thuốc lá:
a) Đối với sức khỏe con người:
à Các chứng cứ khoa học, phân tích minh họa bằng số liệu: hủy hoại nghiêm trọng sức khỏe con người; là nguyên nhân của nhiều bệnh chét người.
b) Đối với đạo đức con người:
à Sử dụng phép so sánh: Hủy hoại lối sống, nhân cách người Việt nam, nhất là thanh thiếu niên.
* Là một thứ độc hại ghê gớm đối với sức khỏe cá nhân và cộng đồng. Có thể hủy hoại nhân cách tuổi trẻ.
3 – Kiến nghị chống thuốc lá:
à Dùng các ví dụ, số liệu thống kê và so sánh câu cảm thán: cả thế giới quyết liệt chống hút thuốc lá bằng nhiều biện pháp phong phú. Việt nam kêu gọi tha thiết, mong mỏi chống thuốc lá.
4 – Tổng kết:
 SGK
III – Luyện tập:
Hướng dẫn học sinh làm bài tập.
4) Củng cố: 
Nghiện thuốc lá có nguy hiểm gì?
Em dự định sẽ làm gì trong chiến dịch chống thuốc lá rộng khắp hiện nay?
5) Dặn dò: 
- Học bài, làm bài tập Luyện tập; chuẩn bị “Bài toán dân số”
Tuần: 12
Tiết : 46
CÂU GHÉP (TT)
 S :25/10/2010
 G :02/11/2010
A - Mục đích yêu cầu: Giúp học sinh.
Hiểu được quan hệ ý nghĩa giữa các vế trong câu ghép.
Vận dụng việc này vào việc làm bài tập, viết đoạn văn đúng.
B - Trọng tâm: Hiểu được quan hệ ý nghĩa giữa các vế câu trong câu ghép.
C - Phương pháp: Hỏi đáp.
D - Chuẩn bị: 1 vài ví dụ.
E - Các bước lên lớp: 
1) Ổn định lớp: 
2) Kiểm tra bài cũ: 
Nêu đặc điểm của câu ghép? Cho ví dụ?
Trình bày cách nối các vế câu trong câu ghép? Ví dụ?
Làm bài tập 3.
3) Bài mới: Giáo viên giới thiệu vào bài
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Ghi bảng
Gọi học sinh đọc ví dụ trong mục I.1?
Xác định các vế và gọi tên quan hệ về ý nghĩa giữa các vế trong câu ghép?
Trong quan hệ đó, mỗi vế câu biểu thị ý nghĩa gì?
Dựa vào kiến thức đã học ở lớp dưới, hãy nêu thêm những quan hệ ý nghĩa có thể có giữa các vế câu? Cho ví dụ?
Giáo viên cho ví dụ để học sinh phân tích và nắm rõ các quan hệ ý nghĩa có giữa các vế câu.
Mỗi quan hệ thường được đánh dấu như thế nào?
Gọi học sinh đọc phần ghi nhớ
Hướng dẫn học sinh làm bài tập Luyện tập.
- Học sinh đọc.
- Vế A: có lẽ đẹp: kết quả
- Vế B: bởi vì đẹp: nguyên nhân.
- Quan hệ nguyên nhân – kết quả.
- Vế A: ý nghĩa khẳng định.
- Vế B: ý nghĩa giải thích
- Quan hệ điều kiện – giả thiết, quan hệ tăng tiến, lựa chọn, bổ xung, giải thích
- Quan hệ từ, cặp quan hệ từ, cặp từ hô ứng
- Học sinh đọc.
- Học sinh làm bài tập.
I – Bài học:
* Quan hệ ý nghĩa giữa các vế câu:
 SGK
Ví dụ:
 Các em phải cố gắng học tập để thầy cô, cha mẹ vui lòng.
à Quan hệ mục đích
- Nếu ai chăm chỉ học tập thì sẽ đạt kết quả tốt.
à Quan hệ điều kiện – kết quả
II – Luyện tập:
Bài 1:
Vế 1 và vế 2: Quan hệ nguyên nhân – kết quả (vì) Vế 2 và vế 3: Quan hệ giải thích
Hai vế câu có quan hệ điều kiện - (giả thiết) - kết quả.
Các vế câu có quan hệ tăng tiến.
Các vế câu có quan hệ tương phản.
Câu 1: dùng quan hệ từ “rồi” nối 2 vế chỉ quan hệ thời gian nối tiếp Câu 2: có quan hệ nguyên nhân – kết quả.
Bài 2:
	Có thể giả định các câu ghép như sau:
(Nếu) trời xanh thẳm (thì) biển cũng xanh thẳm như dâng cao lên, chắc nịch (Nếu) trời rải mây trắng nhạt (thì) biển mơ màng dịu hơi sương. (Nếu) trời âm u mây mưa (thì) biển xám xịt nặng nề (Nếu) trời ầm ầm giông gió (thì) biển đục ngầu giậndữ. à Cả 4 câu ghép, các vế câu đều là quan hệ điều kiện – kết quả.
Buổi sớm, (khi) mặt trời lên ngang cột buồm (thì) sương tan, Buổi chiều, (khi) nắng vừa nhạt (thì) sương đã buông nhanh xuống mặt biển. à Quan hệ giữa các vế ở hai câu ghép đều là quan hệ nguyên nhân – kết quả. è Không nên tách mỗi vế câu trong câu ghép đã cho ra thành 1 câu đơn vì ý nghĩa của các vế câu có quan hệ chặt chẽ với nhau.
Bài 4:
(Hướng dẫn học sinh làm)
4) Củng cố: Gọi học sinh đọc ghi nhớ
5) Dặn dò: Học bài, làm bài tập 3; chuẩn bị “Dấu ngoặc đơn, dấu hai chấm”
F - Rút kinh nghiệm:
Tuần: 12
Tiết : 47
PHƯƠNG PHÁP THUYẾT MINH
 S :25/10/2010
 G :02/11/2010
A - Mục đích yêu cầu: Giúp học sinh.
 - Nhận rõ yêu cầu của phương pháp thuyết minh.
B - Trọng tâm: Nắm được yêu cầu của phương pháp thuyết minh.
C - Phương pháp: Gợi tìm, tích hợp.
D - Chuẩn bị: Đọc lại các văn bản thuyết minh ở tiết 44.
E - Các bước lên lớp: 
1) Ổn định lớp: 
2) Kiểm tra bài cũ: 
Thế nào là văn bản thuyết minh?
Nêu các đặc điểm chung của văn bản thuyết minh?
3) Bài mới: Giáo viên giới thiệu vào bài
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Ghi bảng
Gọi học sinh đọc lại các văn bản thuyết minh ở tiết 44?
Trong các văn bản ấy đã sử dụng các loại tri thức gì?
Làm thế nào để có các tri thức ấy?
Vai trò của quan sát, học tập, tích lũy?
Bằng trí tưởng tượng, suy luận, có thể có tri thức để làm bài văn thuyết minh được không?
Vậy muốn có tri thức để làm bài văn thuyết minh thì ta phải làm những gì?
Gọi học sinh đọc các câu trong mục 2a?
Trong các câu trên ta thường gặp từ gì? (mô hình gì)?
Sau từ ấy người ta cung cấp một kiến thức như thế nào?
Nêu vai trò và đặc điểm của loại câu văn định nghĩa, giait thích trong văn bản thuyết minh?
Gọi học sinh đọc ví dụ 2b?
Phương pháp liệt kê có tác dụng như thế nào đối với việc trình bày tính chất của sự vật?
Gọi học sinh đọc ví dụ 2c?
Chỉ ra ví dụ và tác dụng của nó?
Gọi học sinh đọc ví dụ 2d?
Cung cấp số liệu nào? Nếu không có số liệu, có làm sáng tỏ được vai trò của thực, vật không?
Gọi học sinh đọc ví dụ 2e?
Tác dụng của phương pháp so sánh?
Gọi học sinh đọc ví dụ 2g?
Bài Huế đã trình bày các đặc điểm của thành phố Huế theo những mặt nào? Tác dụng?
Vậy để làm bài văn thuyết minh ta phải sử dụng những phương pháp nào? Và sử dụng như thế nào?
Gọi học sinh đọc ghi nhớ SGK?
Hướng dẫn học sinh làm bài tập Luyện tập?
- Học sinh đọc.
- Sự vật (cây dừa), khoa học (lá cây, giun đất), lịch sử (khởi nghĩa), văn hóa (Huế).
- Quan sát, học tập , tích lũy.
- Không?
- Học sinh nêu phần ghi nhớ 1.
- Học sinh đọc.
- “là” à A là B.
- Về văn hóa, khoa học, nguồn gốc, thân thế
- Nằm ở đầu đoạn, bài.
- Giới thiệu.
- Học sinh đọc.
- Giúp người đọc hiểu sâu sắc, toàn diện và có ấn tượng về nội dung được thuyết minh.
- Thuyết phục người đọc, làm người đọc tin vào nội dung.
- Nếu không có số liệu thì người đọc có thể chưa tin vào nội dung.
- Tăng sức thuyết phục, độ tin cậy.
- Học sinh nêu nội dung phần ghi nhớ 2.
- Học sinh đọc.
I – Bài học:
1 – yêu cầu của phương pháp thuyết minh:
- Phải quan sát, tìm hiểu sự vật, hiện tượng cần thuyết minh.
- Nhất là phải bắt được bản chất, đặc trưng của chúng, để tránh sa vào trình bày các biểu hiện không tiêu biểu, không quan trọng.
2 – phương pháp thuyết minh:
- Nêu định nghĩa, giải thích.
- Liệt kê.
- Nêu ví dụ.
- Dùng số liệu.
- So sánh.
- Phân tích, phân loại.
II – Luyện tập:
Bài 1:
Kiến thức về khoa học: tác hại của khói thuốc lá đối với sức khỏe và cơ chế di truyền giống loài của con người.
Kiến thức về xã hội: tâm lý lệch lạc của 1 số người coi thuốc lá là lịch sự.
Bài 2:
	Sử dụng các phương pháp:
Phương pháp so sánh: so sánh với AIDS, với giặc ngoại xâm.
Phương pháp phân tích: tác hại của ni-cô-tin, của khí các-bon.
Phương pháp nêu số liệu: số tiền mua một bao 555, số tiền phạt ở Bỉ.
Bài 3:
	* Kiến thức:
Về lịch sử, về cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước.
Về quân sự.
Về cuộc sống của các nữ thanh niên xung phong thời chống Mỹ cứu nước
* Phương pháp chủ yếu: dùng số liệu, sự kiện cụ thể
4) Củng cố: 
Muốn có tri thức để làm tốt bài văn thuyết minh, ta phải làm gì?
Trong bài văn thuyết minh, người ta sử dụng các phương pháp nào? Tác dụng của các phương pháp đó?
5) Dặn dò: 
Học bài, làm bài tập 4.
Chuẩn bị “Trả bài tập làm văn số 2”
F - Rút kinh nghiệm:
Tuần: 12
Tiết : 48
TRẢ BÀI KIỂM TRA VĂN, 
BÀI TLV SỐ 2
 S :25/10/2010
 G :02/11/2010
A - Mục đích yêu cầu: Giúp học sinh
B - Trọng tâm: 
C - Phương pháp: 
D - Chuẩn bị: 
E - Các bước lên lớp: 
1) Ổn định lớp: 
2) Kiểm tra bài cũ: 
3) Bài mới: Giáo viên giới thiệu vào bài
 Trong các tiết học trước chúng ta đã viết bài kiểm tra Văn, bài tập làm văn số 2. Qua bài viết ấy em đạt được những ưu điểm và nhược điểm gì. Bài học hôm nay chúng ta cùng chỉ rõ những điều đó.
Hoạt động G
Hoạt động H
ND cần đạt
Hoạt động 1: Hướng dẫn h/s tái hiện lại đề bài.
? Yêu cầu h/s đọc lại đề bài?
G: nêu đáp án đúng phần trắc nghiệm.
G nhận xét chung: Hầu hết các em đã biết chọn lựa phương án trả lời đúng trong câu hỏi trắc nghiệm.
? Yêu cầu h/s đọc và sửa đoạn văn?Nhận xét đoạn văn trên?
Cả lớp.
HS đối chiếu vào bài làm của mình.
HS đối chiếu nội dung phần tự luận vào bài làm của mình.
Hs tự rút ra nhươc điểm của mình.
I. Bài kiểm tra Văn.
1. Đáp án.
1-C;2-A; 3-1.d; 2.a; 3D; 4-C; 4-C.
2. Nhận xét.
- Phần tự luận : biết xác định nội dung cơ bản để triển khai viết thành đoạn văn.
* Nhược điểm: - Phần câu 1 tự luận: chưa xác định đúng nội dung chính của đoạn văn.
- Kĩ năng viết đoạn văn rất ké, nhiều bài không viết thàn đoạn văn hoàn chỉnh
? Nêu bố cục của bài văn? Cách viết từng phần?
G: đọc một phần mở bài và yêu cầu h/s sửa lại: “Hồi học cấp I , trong một giờ học Toán em đã nói chuyện với bạn ngồi cùng bàn và bị cô giáo gọi lên bảng làm bài. Nhưng do mải nói chuyện nên em không hiểu.”
Gọi h/s nhận xét phần mở bài trên và nêu hướng sửa chữa phần mở bài này?
? Phần thân bài em sẽ kể lại câu chuyện ấy ntn?
một số em vẫn mắc 
Em hãy kể lại một lần mắc khuyết điểm của em đối với thầy cô giáo.
- Đọc kĩ đề.
- Tìm ‏ýý : nhớ lại kỉ niệm mắc lỗi sâu sắc nhất.
- Lập dàn ‏ýý.
- Viết bài.
a. Mở bài: - Hoàn cảnh mắc lỗi.
- Thời gian ?
- Cảm xúc của em.
- Đã nêu được hoàn cảnh nhưng qúa dài dòng.
- Cách sửa: Hs sửa.
Kể lại theo trình tự câu chuyện theo không gian và thời gian.
II. Trả bài tập làm văn bài số 2.
Đề bài:
1. Lập dàn ‏ýý và sửa bài.
a) Mở bài :
- Lí thuyết.
- Đọc phần mở bài.
- Nêu cách sửa.
b) Thân bài.
lỗi chính tả, diễn đạt.
G đọc đoạn thân bài : 
? Em có phát hiện ra lỗi sai trong đoạn văn trên?
G đọc bài văn mẫu.
G: yêu cầu sửa lỗi vào trong vở bài tập Ngữ Văn.
HS lắng nghe đối chiếu bài viét của mình xem còn mắc sai sót gì không.
c) Kết bài.
2. Đọc bài văn mẫu.
IV. Hướng dẫn về nhà.
Viết lại bài văn vào vở bài tập Ngữ Văn.
Ôn lại văn tự sự và miêu tả kết hợp với văn biểu cảm.
Xem trước bài văn thuyết minh để tìm hiểu phương pháp.
4) Củng cố: 
5) Dặn dò: 
F - Rút kinh nghiệm:

Tài liệu đính kèm:

  • docGA TUAAN 10 12 DA CHINH SUA.doc