Giáo án Ngữ văn 8 - Tuần 1 - Tiết 1 đến 4

Giáo án Ngữ văn 8 - Tuần 1 - Tiết 1 đến 4

 Tiết 1,2 Văn bản: TÔI ĐI HỌC

 Thanh Tịnh

I. MỤC TIÊU :

1. Kiến thức: Giúp HS cảm nhận được tâm trạng hồi hợp, cảm giác bỡ ngỡ của nhân vật “Tôi”ở buổi tựu trường đầu tiên trong đời.

 Thấy dược ngòi bút văn xuôi giàu chất thơ, gợi dư vị trữ tình man mác của Thanh Tịnh.

2. Kĩ năng: Đọc diễn cảm, đọc hiểu, cảm thụ văn học.

3. Thái độ: Trân trọng kỉ niệm, yêu mến thầy cô bạn bè, mái trường.

II. CHUẨN BỊ:

1. Giáo viên: Sgv, sgk, giáo án,

2. Học sinh: Đọc, soạn bài ở nhà; bài hát “ Ngày đầu tiên đi học”

III. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC:

Hoạt động 1: khởi dộng (5 phút )

1.Ổn định lớp:

2. Kiểm tra bài cũ: kiểm tra sách vở, sự chuẩn bị bài mới.

3.Giới thiệu bài mới: HS hát bài “ ngày đầu tiên đi học”, GVdẫn vào bài mới.

 

doc 8 trang Người đăng haiha30 Lượt xem 855Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn 8 - Tuần 1 - Tiết 1 đến 4", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 1	 Ngày soạn:24/ 8/08
 Tiết 1,2 Văn bản: TÔI ĐI HỌC 
	 Thanh Tịnh
I. MỤC TIÊU :
1. Kiến thức: Giúp HS cảm nhận được tâm trạng hồi hợp, cảm giác bỡ ngỡ của nhân vật “Tôi”ở buổi tựu trường đầu tiên trong đời.
 Thấy dược ngòi bút văn xuôi giàu chất thơ, gợi dư vị trữ tình man mác của Thanh Tịnh.
2. Kĩ năng: Đọc diễn cảm, đọc hiểu, cảm thụ văn học. 
3. Thái độ: Trân trọng kỉ niệm, yêu mến thầy cô bạn bè, mái trường.
II. CHUẨN BỊ:
1. Giáo viên: Sgv, sgk, giáo án, 
2. Học sinh: Đọc, soạn bài ở nhà; bài hát “ Ngày đầu tiên đi học”
III. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC:
Hoạt động 1: khởi dộng (5 phút )
1.Ổn định lớp: 
2. Kiểm tra bài cũ: kiểm tra sách vở, sự chuẩn bị bài mới.
3.Giới thiệu bài mới: HS hát bài “ ngày đầu tiên đi học”, GVdẫn vào bài mới.
Hoạt động 2: Tổ chức dạy và học bài mới ( 37 phút )
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ
NỘI DUNG BÀI HỌC
I.II. - P2: Đọc sáng tạo, vấn đáp gợi tìm.
 - ĐDDH: ảnh tác giả.
+ HS đọc chú thích sgk.
+ Nêu vài nét về tiểu sử tác giả? 
+ Hầu hết các tác phẩm của Thanh Tịnh toát lên một điểm chung đó là điều gì?
+ văn bản đựơc xuất bản năm nào, in trong tập truyện nào?
+ Văn bản được viết theo thể loại nào?
+ phương thức biểu đạt chính?
- Gv hướng dẫn đọc: Đọc diễn cảm, thay đổi giọng đọc cho phù hợp.
3 HS đọc, HS nhận xét, GV uốn nắn cách đọc.
- Gv giải thích thêm các từ: bất giác, quyến luyến.
III-P2:Vấn đáp gợi tìm, dùng lời.
 - ĐDDH:
+ Nhân vật chính là ai? Tâm trạng của nhân vật ấy được thể hiện qua tình huống truyện
 ( thời gian, địa điểm ) nào ?
+ HS đọc lại đoạn ( từ đầu ngọn núi.)
+ Tâm trạng của nhân vật “ Tôi” trên con đường cùng mẹ tới trường thể hiện qua những từ ngữ nào? Đó là tâm trạng gì?
- HS trao đổi nhóm, GV chỉ định HS trả lời, lớp nhận xét bổ sung, Gv chốt lại.
A. TÌM HIỂU BÀI
I. TÁC GIẢ, TÁC PHẨM:
( chú thích sgk)
II.KẾT CẤU
1.Thể loại: truyện ngắn
2. Phương thức biểu đạt: 
Tự sự +biểu cảm
3. Bố cục:
III.PHÂN TÍCH
1.Tâm trạng nhân vật “ Tôi” trong ngày đầu tiên đi học.
a. Trên con đường cùng mẹ đến trường.
- Cảnh vật thay đổi vì trong lòng có sự thay đổi lớn.
- Mặc áo vải dù đen thấy trang trọng đứng đắn. 
- Nâng niu mấy quyển vở, lúng túng " Muốn thử sức khẳng định mình đã lớn, đã đến tuổi đi học.
* Củng cố tiết 1: ( 3 phút )
HS phân tích tâm trạng nhân vật “ Tôi” khi trên con đường cùng mẹ đến trường?
* Hướng dẫn hoạt động nối tiếp tiết 2: HS đọc 2 đoạn còn lại tìm hiểu tâm trạng của nhân vật Tôi.( soạn các câu hỏi còn lại trong sgk )
TIẾT 2
Hoạt động 2 tiếp theo ( 30 phút )
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ
NỘI DUNG GHI BẢNG
- HS đọc đoạn: Từ trước sân.nào hết.
+ Tâm trạng nhân vật Tôi giưã không khí ngày khai trường được thể hiện như thế nào? Bằng chi tiết hình ảnh nào?
- Hs trao đổi trả lời, lớp nhận xét , bổ sung. HS liên hệ bản thân qua hồi ức.
-GV cho HS bình tâm trạng của nhân vật Tôi khi thấy ngôi trường to rộng, không khí trang nghiêm, khi nghe tiếng trống, đọc tên và bước vào lớp-GV bình thêm.
- HS đọc đoạn còn lại.
+ Tâm trạng nhân vật Tôi khi ngồi trong lớp đón nhận giờ học đầu tiên ?
+ Em có nhận xét gì về diễn biến tâm trạng nhân vật trong truyện? Về nghệ thuật biểu hiện? 
-HS tìm ra các nghệ thuật so sánh nêu tác dụng.
( cảm nhận rõ ràng, cụ thể cảm xúc của nv)
+ Em có cảm nhận gì về cử chỉ, thái độ của những người lớn đối với các em bé lần đầu tiên đi học ?
HS so sánh với bài “Cổng trường mở ra” ở lớp 7.
- HS đọc ghi nhớ sgk, HS nhắc lại những điểm quan trọng về nội dung, nghệ thuật và ý nghĩa của truyện.
 Hoạt động 3 ( 10 phút )
GV tổ chức cho HS làm bài tập 1
* Yêu cầu HS biết tổng hợp khái quát lại dòng cảm xúc, tâm trạng của nhân vật Tôi theo trình tự thời gian.
 Sau đó GV gọi HS trình bày, nhận xét, cho điểm.
b. Giữa không khí ngày khai trường
- Sân trường dày đặc cả người, trường xinh xắn, oai nghiêm " lo sợ vẫn vơ.
- Bỡ ngỡ đứng nép bên người thân" e sợ.
- Nghe tiếng trống trường " chơ vơ, vụng về lúng túng. 
- Nghe gọi tên" tim ngừng đập.
-Bước vào lớp, khóc nức nở.
c. Ngồi trong lớp đón nhận giờ học đầu tiên.
- Cảm thấy vừa xa lạ vừa ngần gũi với cảnh vật.
- Không xa lạ với người bạn ngồi bên cạnh.
- ngỡ ngàng, tự tin bước vào giờ học đầu tiên.
[ Diễn biến tâm trạng của nhân vật Tôi trong ngày đầu tiên đi học: Lúng túng e sợ, rụt rè ngỡ ngàng, tự tin và hạnh phúc bước vào giờ học đầu tiên.
- Bố cục theo dòng hồi tưởng kết hợp tả, kể, bộc lộ cảm xúc, hình ảnh so sánh đặc sắc.
2. Những người xung quanh.
- Mẹ, ông đốc, thầy giáo trẻ, đều vui vẻ và thương yêu học sinh.
[Trách nhiệm của gia đình, nhà trường đối với thế hệ của tương lai.
* Ghi nhớ ( Sgk/9)
B. LUYỆN TẬP
1. Phát biểu cảm nghĩ của em về dòng cảm xúc của nhân vật Tôi .
Hoạt động 4: Đánh giá ( 2 phút )
+Cảm nhận của em về dòng cảm xúc của nhân vật Tôi ? Nêu những nét đặc sắc nghệ thuật của truyện ngắn? 
+ Qua truyện ngắn này em cảm nhận được điều gì riêng cho mình?
5: Hướng dẫn hoạt động nối tiếp của học sinh ( 3 phút )
 Về nhà đọc lại văn bản theo cảm xúc của em sau khi được học xong truyện ngắn.
 Học phần ghi nhớ sgk.
 Chuẩn bị bài cho tiết sau: Cấp độ khái quát của nghĩa từ ngữ.
 Ngày soạn 24/8 /08
 Tiết 3: CẤP ĐỘ KHÁI QUÁT CỦA NGHĨA TỪ NGỮ 
I. MỤC TIÊU :
1. Kiến thức:Giúp HS hiểu rõ cấp độ khái quát của nghĩa từ ngữ và mối quan hệ về cấp độ khái quát của nghĩa từ ngữ.
2. Kĩ năng: Rèn luyện tư duy trong việc nhận thức mối quan hệ giữa cái chung và cái riêng. 
3. Thái độ: 
II. CHUẨN BỊ: 
1. Giáo viên: Sgk, sgv, giáo án, bảng phụ.
2. Học sinh: Chuẩn bị bài, bảng học nhóm.
III. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC:
Hoạt động 1: khởi dộng ( 5’)
1. Ổn định lớp: 
2. Kiểm tra bài cũ: Kiểm tra sự chuẩn bị của hs.
3. Giới thiệu bài mới:
Hoạt động 2: Tổ chức dạy và học bài mới ( 20’)
‘
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ
NỘI DUNG BÀI HỌC
I-P2: Phân tích ngôn ngữ, rèn luyện theo mẫu.
- ĐDDH:Bảng phụ
GV treo bảng phụ ghi vd sgk
HS quan sát trả lời câu hỏi
+ Nghĩa của từ động vật rộng hơn hay hẹp hơn nghĩa của từ thú, chim, cá? Vì sao?
+ So sánh nghĩa của từ thú với từ voi, hươu? Chim với tu hú, sáo ? Cá với cá rô, cá thu?
+ Qua vd trên khi nào một từ được xem là có nghĩa rộng hoặc có nghĩa hẹp?
+ Khi nào thì một từ vừa có nghĩa rộng vừa có nghĩa hẹp?
HS trả lời rút ra phần ghi nhớ sgk.
- HS đọc ghi nhớ sgk
- HS cho ví dụ
Hoạt động 3 (15’ )
 HS nêu yêu cầu bài tập 1: GV gợi ý theo mẫu,HS làm việc độc lập, sau đó 2 HS lên bảng trình bày lớp nhận xét, sửa.
- Chia lớp ra 4 nhóm mỗi nhóm làm 1 bài tập: 
 (5 phút )
Nhóm 1 làm bài 2
Nhóm 2 làm bài 3
Nhóm 3 làm bài 4
Nhóm 4 làm bài 5
Làm xong các nhóm trình bày kết quả.
GV hướng dẫn lớp nhận xét sửa từng bài.
A. TÌM HIỂU BÀI
I.TỪ NGỮ NGHĨA RỘNG, TỪ NGỮ NGHĨA HẸP.
1. Ví dụ 1 ( sgk/10 )
 động vật
 thú chim cá
voi, hươu tu hú, sáo... cá rô, cá thu
Nghĩa của từ động vật rộng hơn từ thú, chim, cá. 
Nghĩa các từ thú, chim, cá rộng hơn từ 
voi, tu hú, cá rô..
2. Ghi nhớ (sgk/10 )
* Ví dụ:
 Lương thực
 Lúa ngô khoai
B. LUYỆN TẬP
1. Lập sơ đồ:
 Y phục
 quần áo
quần đùi, quần dài áo dài, sơ mi
2. Tìm từ ngữ có nghĩa rộng.
a. Chất đốt
b. Nghệ thuật
c. Nhìn
d. Đánh
3.Tìm từ ngữ có nghĩa được bao hàm.
a. Xe cộ: ô tô, xe máy, xe đạp
b. Kim loại: đồng, sắt, chì, kẽm
4. Tìm từ không thuộc phạm vi
nghĩa.
a. thuốc lào, 
b. thủ quỹ
c. bút điện
d. hoa tai
5.Tìm động từ có nghĩa rộng và 
nghĩa hẹp
Khóc: nức nở, sụt sùi.
Hoạt động 4: Đánh giá ( 3’)
+ Nêu cấp độ khái quát của nghĩa từ ngữ?
Hoạt động 5: Hướng dẫn hoạt động nối tiếp của học sinh. ( 2’)
- Học thuộc nghi nhớ sgk, tìm thêm ví dụ trình bày theo sơ đồ.
- Chuẩn bị bài “ tính thống nhất về chủ đề của văn bản”
- Đọc trả lời các câu hỏi trong bài.
	 Ngày soạn: 25/8/08
	 Ngày dạy: / /08
 Tiết 4: TÍNH THỐNG NHẤT VỀ CHỦ ĐỀ CỦA VĂN BẢN 
I. MỤC TIÊU :
1.Kiến thức: Giúp HS nắm được chủ đề của văn bản, tính thống nhất về chủ đề của văn bản.
2 Kĩ năng: Biết viết một văn bản có tính thống nhất về chủ đề, biết xác định và duy trì đối tượng trình bày, lựa chọn sắp xếp các phần sao cho văn bản tập trung nêu bật ý kiến cảm xúc của mình.
3.Thái độ: 
II. CHUẨN BỊ:
1. Giáo viên: Sgv, sgk, giáo án, 
2. Học sinh: Chuẩn bị bài ở nhà theo câu hỏi bài học sgk.
III. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC:
Hoạt động 1: khởi dộng ( 5’) 
1.Ổn định lớp: 
2.Kiểm tra bài cũ: Kiểm tra sự chuẩn bị của hs.
3. Giới thiệu bài mới:
Hoạt động 2: Tổ chức dạy và học bài mới( 20’)
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ
NỘI DUNG BÀI HỌC
I. – P2: Giao tiếp, rèn luyện theo mẫu.
-ĐDDH:
- HS kể tóm tắt lại văn bản Tôi đi học 
+ Tác giả nhớ lại những kỉ niệm nào trong thời thơ ấu của mình? Sự hồi tưởng ấy gợi lên những ấn tượng gì trong lòng tác giả? 
+ Hãy phát biểu chủ đề của văn bản Tôi đi học ?
+ Từ các nhận thức trên em hãy cho biết chủ đề của văn bản là gì?
+ HS tìm thêm một số chủ đề của các văn bản đã học ở lớp 7?
II.-P2: Vấn đáp gợi tìm, rèn luyện theo mẫu.
 - ĐDDH:
+ Căn cứ vào đâu em biết văn bản Tôi đi học nói lên những kỉ niệm của tác giả về buổi tựu trường đầu tiên?
+ Tìm những từ ngữ chứng tỏ tâm trạng trong ngày đầu đi học in sâu trong lòng nhân vật Tôi suốt cuộc đời? 
+ Tìm các từ ngữ, chi tiết nêu bật cảm giác mới lạ, xen lẫn bỡ ngỡ của nhân vật tôi khi cùng mẹ đi đến trường, khi cùng các bạn vào lớp?
+ Chủ đề là gì?
+ Qua đó em thấy tính thống nhất về chủ đề của một văn bản được thể hiện như thế nào?
HS trả lời, rút ra ghi nhớ
HS đọc lại ghi nhớ sgk.
Hoạt động 3: Luyện tập ( 15’)
GV hướng dẫn HS làm bài tập 1.
- HS đọc BT1 sau đó trao đổi theo nhóm, mỗi nhóm thảo luận một ý.
- GV gợi ý về tên văn bản, các phần của văn bản, từ ngữ được dùng trong văn bản để nói về rừng cọ
- HS nhận xét về các ý lớn trong bài có thể đảo các ý đó được không?
HS làm việc theo nhóm, đại diện nhóm trình bày, lớp bổ sung.
Bài tập 2,3: HS đọc suy nghĩ trả lời, lớp nhận xét bổ sung.
A. TÌM HIỂU BÀI
I. CHỦ ĐỀ CỦA VĂN BẢN
1. Chủ đề của văn bản Tôi đi học:
- Văn bản Tôi đi học là sự hồi tưởng những kỉ niệm sâu sắc, trong sáng của nhân vật Tôi trong ngày đầu đi học.
II. TÍNH THỐNG NHẤT VỀ CHỦ ĐỀ CỦA VĂN BẢN
1. Tính thống nhất về chủ đề trong văn bản Tôi đi học:
- Tên văn bản cho ta dự đoán được tác giả sẽ nói về chuyện đi học, trường lớp.
- Các từ ngữ thể hiện chủ đề: Tựu trường, lần đầu tiên đến trường, vở bút , thước, ông đốc, thầy giáo.
- Các câu đều nhắc đến kỉ niệm của buổi tựu trường: Hằng năm cứ vào cuối thu; Tôi quên thế nào được
- Tâm trạng nhân vật Tôi: Ngỡ ngàng, e sợ, rụt rè, bỡ ngỡ, tự tin.
- Ngôn ngữ, chi tiết tập trung tô đậm cảm giác ngỡ ngàng trong sáng của nhân vật trong ngày đầu đến lớp.
* Ghi nhớ (sgk/12 )
B.LUYỆN TẬP
1. Phân tích tính thống nhất về chủ đề của văn bản Rừng cọ quê tôi?
a. Văn bản nói về rừng cọ quê tôi có tính thống nhất của chủ đề thể hiện:
- Tên văn bản.
- Bố cục của văn bản: Mở đầu giới thiệu khái quát vẻ đẹp quê tôi có rừng cọ trập trùng; Thân bài nói lên vẻ đẹp sức mạnh, tác dụng của cây cọ trong đời sống con người; Phần kết bài là niềm tự hào và nỗi nhớ rừng cọ quê nhà; Các từ ngữ nói về rừng cọ nhiều lần.
-Các ý lớn sắp xếp theo trình tự hợp lí
2. Bỏ ý: b, c
3. Lạc đề ý: c, g; không hướng tới chủ đề ý: b, c. 
Hoạt động 4: Đánh giá ( 3’)
+ Chủ đề của văn bản là gì? Khi nào văn bản có tính thống nhất về chủ đề?
Hoạt đông 5: Hướng dẫn hoạt động nối tiếp của học sinh. (2’)
 - Học thuộc ghi nhớ sgk.
- Viết bài văn phát biểu cảm nghĩ sau khi học song văn bản Tôi đi học.
- Đọc soạn văn bản Trong lòng mẹ học 2 tiết

Tài liệu đính kèm:

  • docTuan1.doc