Giáo án Ngữ văn 8 - Tuần 1 - GV: Tạ Thuỷ

Giáo án Ngữ văn 8 - Tuần 1 - GV: Tạ Thuỷ

TUẦN1 :

 Tiết1: Tôi đi học

 (Thanh Tịnh)

Ngày soạn:

Ngày dạy:

I/Mục tiêu cần đạt:

 1/Kiến thức:

-Cảm nhận được tâm trạng hồi hộp,cảm giác bỡ ngỡ của nhân vật “tôi” ở buổi tựu trường đầu tiên trong đời

-Thấy được ngòi bút văn xuôi giàu chất thơ,gợi dư vị trữ tình man mác của Thanh Tịnh

 2/Kĩ năng:

-Rèn kĩ năng đọc văn bản hồi ức,biểu cảm,phát hiện và phân tích tâm trạng nhân vật “tôi”, liên tưởng đến những kỉ niệm tựu trường của bản thân .

 3/Thái độ:

-Học sinh có ý thức trân trọng những kỉ niệm thời thơ ấu .

II/Chuẩn bị:

 1/Giáo viên: Giáo án, tài liệu tham khảo.

 2/Học sinh: Soạn bài theo hệ thống câu hỏi trong sách giáo khoa.

 

doc 13 trang Người đăng haiha30 Lượt xem 832Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn 8 - Tuần 1 - GV: Tạ Thuỷ", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN1 : 
 Tiết1: 	 Tôi đi học
 (Thanh Tịnh)
Ngày soạn: 
Ngày dạy: 
I/Mục tiêu cần đạt:
 1/Kiến thức:
-Cảm nhận được tâm trạng hồi hộp,cảm giác bỡ ngỡ của nhân vật “tôi” ở buổi tựu trường đầu tiên trong đời
-Thấy được ngòi bút văn xuôi giàu chất thơ,gợi dư vị trữ tình man mác của Thanh Tịnh
 2/Kĩ năng:
-Rèn kĩ năng đọc văn bản hồi ức,biểu cảm,phát hiện và phân tích tâm trạng nhân vật “tôi”, liên tưởng đến những kỉ niệm tựu trường của bản thân .
 3/Thái độ:
-Học sinh có ý thức trân trọng những kỉ niệm thời thơ ấu .
II/Chuẩn bị:
 1/Giáo viên: Giáo án, tài liệu tham khảo.
 2/Học sinh: Soạn bài theo hệ thống câu hỏi trong sách giáo khoa.
III/Các hoạt động trên lớp:
Hoạt động của giáoviên
Hoạt động của học sinh
 Nội dung
1/Ổn định lớp:
2/KTBC:
-Kiểm tra bái tập soạn của HS
3/Bài mới:
-Gọi HS hát bài “Ngày đầu tiên đi học”(Nguyễn ngọc Thiện)
-Trong cuộc đời mỗi con người,những kỉ niệm của học trò thường được lưu giữ bền lâu trong trí nhớ.Đặcbiệt là những kỉ niệm về buổi đến trường đầu tiên.Truyện ngắn ‘Tôi đi học” đã diễn tả những kỉ niệm bâng khuâng của một thời thơ ấu.
Hoạt động 1:Giới thiệu vài nét về tác giả ,tác phẩm.
-Gọi HS đọc chú thích * trang 8
-Yêu cầu HS trình bày ngắn gọn về tác giả.
-Nhấn mạnh: +Tác giả quê ở Huế,từng dạy học, viết báo,làm văn.Ông là tác giả nhiều tập truyện ngắn, tập thơ trong đó nổi tiếng nhất là tập Quê mẹ và Đi từ giữa một mùa sen (Truyện thơ)
+Sáng tác của tác giả đậm chất trữ tình toát lên vẻ đẹp đằm thắm,nhẹ nhàng và sâu lắng,tình cảm êm dịu,trong trẻo.
-Giới thiệu.
Hoạt động 2 :Hướng dẫn đọc- GTTK - Tìm hiểu thể loại - Bố cục
-Hướng dẫn HS đọc chậm,buồn.
-Đọc một đoạn.
-Nhận xét cách đọc của HS
-Yêu cầu HG giải chú thích 2,3,4,5,7.
?Xét về mặt thể loại VB,có thể xét bài này vào kiểu VB nào ?
?Truyện được kể theo tình tự nào ?
?Truyện có thể chia thành mấy đoạn?
-Chốt bằng bảng phụ.
Hoạt động 3:Hướng dẫn phân tích
? Nỗi nhớ buổi tựu trường của tác giả được khơi nguồn từ thời điểm nào?Vì sao?
-Tâm trạng của nhân vật “tôi” khi nhớ lại kỉ niệm cũ như thế nào?
GV: Tác giả viết “ con. đi học”
? Vì sao nhân vật tôi lại có cảm giác thấy lạ trong buổi đầu tiên đến trường?
? Những chi tiết nào đã cho em biết điều này?
Thông qua những cảm nhận của bản thân trên con đường làng đến trường , nhân vật “ tôi” đã bộc lộ những đức tính gì?
?Trong câu văn “ ý nghĩ.... ngọn núi” tác giả đã sử dụng biện pháp nghệ thuật nào? Tác dụng?
4. Củng cố:
? Những chi tiết nào trong cử chỉ hành động của nhân vật tôi làm em chú ý ? Vì sao?
5.Hướng dẫn về nhà:
 -Về nhà phân tích phần còn lại
 -Làm luyện tập SGK 
-Hát 
-Nghe
-Đọc chú thích
-Nêu vài ý sơ lược
-Ghi vở
-Nghe
-Nghe.
-Đọc tiếp đến hết.
-Theo dõi.
-Giải chú thích 2,3,4,5,7.
-Văn bản biểu cảm.
-Trình tự thời gian.
-Chia đoạn.
-Theo dõi.
-Cuối thu,lá rụng nhiều,
mây bàng bạc,mấy em nhỏ rụt rè cùng mẹ đến 
trường
-Nao nức,mơn man,
tưng bừng rỗn rẵ.
-Nghe
-Vì tình cảm và nhận thức của cậu bé lần đầu đến trường đã có sự chuyển biến mạnh mẽ, đã lớn.
- Tôi . Sơn nữa
-Yêu mái trường , yêu bạn bè, cảnh vật quê hương, có ý chí học tập
-So sánh:kỷ niệm ngày đầu đến trường thật cao đẹp, sâu sắc
- Nêu ý kiến cá nhân.
- Lắng nghe
I/Tác giả, tác phẩm:
1.Tác giả:
- Sinh năm 1911 mất 1988
- Tên khai sinh:Trần Văn Ninh
- Quê quán: Xóm Gia Lạc , ven sông Hương, ngoại ô thành phố Huế.
- Là tác giả nhiều tập truyện ngắn ,tập thơ trong đó nổi tiếng nhất là tập Quê mẹ và đi từ giữa một mùa sen.
2.Tác phẩm:
-Truyện ngắn “Tôi đi học”in trong tập quê mẹ (1941)
II /Đọc,giải thích từ khó,thể loại,bố cục.
1.Đọc.
2.Giải thích từ khó.
3.Thể loại.
-Văn bản biểu cảm.
4.Bố cục.
-Đ1: “từ đầungọn núi”
-Đ2:còn lại.
III /Phân tích.
1.Tâm trạng và cảm giác của “tôi”khi cùng mẹ đến trường.
-Những từ láy:nao nức,
mơn man,tưng bừng,rộn 
rã diễn tả những rung động tha thiết và vô cùng trẻ trung trong tâm 
hồn nhân vật bất chấp những năm tháng đã đi 
qua.
-Nhân vật “tôi” cảm thấy lạ trong buổi đầu tiên đến trường
-Nghệ thuật : so sánh
 V.RÚT KINH NGHIỆM
TUẦN1
 Tiết 2: TÔI ĐI HỌC
Ngày soạn: 16/08/08 (Thanh Tịnh) 
Ngày dạy: 19/08/08
I/ Mục tiêu cần đạt:
Kiến thức
Hiểu và phân tích được những cảm gíac êm dịu , trong sáng, man mác buồn của nhân vật tôi ở buổi tựu trường đầu tiên trong đời qua áng văn hồi tưởng giàu chất thơ của Thanh Tịnh.
2.Kỹ năng
Rèn kỹ năng phân tích tâm trạng nhân vật [‘tôi”, liên tưởng đến những kỉ niệm tựu trường của bản thân.
II/ Chuẩn bị:
GV: SGK, SGV, giáo án
HS: Sọan bài
III/ Tiến trình lên lớp
HỌAT ĐỘNG THẦY
HỌAT ĐỘNG TRÒ
 NỘI DUNG
Ổn định
Kiểm tra bài cũ
?Hãy kể tóm tắt truyện ngắn “Tôi đi học” của Thanh Tịnh?
Nhận xét, cho điểm
3. Bài mới
? Ngôi trường làng Mĩ Lí hiện lên trong mắt “tôi” trước và sau khi đi học có gì khác nhau?
? Chi tiết này chứng tỏ điều gì?
?Khi tả những học trò nhỏ lần đầu đến trường, tác giả đã dùng hình ảnh so sánh gì? Ý nghĩa?
- Giảng: Từ tâm trạng háo hức hăm hở trên con đường tới trường chuyển sang lo sợ vẩn vơ rồi bỡ ngỡ, ngập ngừng,e sợ, thèm vụng, ước ao thầm không còn cảm giác rụt rè nữa là sự chuyển biến rất hợp quy luật tâm lý.
- Yêu cầu hs theo dõi đoạn “ ông đốc.. chút nào hết”
? Tâm trạng của tôi khi nghe ông đốc đọc bản danh sách hs mới ntn?
?Vì sao “tôi .nức nở khóc theo”? có thể nói chú bé này yếu đuối không?
Bình: Thật ra thì chẳng có gì đáng khóc cả. Đó chỉ là cảm giác nhất thời của đứa bé nông thôn rụt rè ít khi được tiếp xúc với đám đông mà thôi.Cảm giác lạ lùng thấy xa mẹ, xa nhà chưa bao giờ có như lần này cũng xuất hiện như là một tất yếu khác hẳn với những buổi đi chơi suốt ngày với chúng bạn ngoài đồng.
-Yêu cầu hs theo dõi đoạn còn lại
? Tâm trạng và cảm giác của tôi khi bước vào chỗ ngồi lạ lùng ntn?
? Hình ảnh “một con chim. cao” phải đơn thuần chỉ có nghĩa thực hay không? vì sao?
? Dòng chữ: “Tôi đi học” kết thúc truyện có ý nghĩa gì?
Hoạt động 4/ Hướng dẫn tổng kết
Chia nhóm hs, nêu yc thảo luận
? Truyện có sức truyền cảm nhẹ nhàng mà thấm thía, theo em do đâu mà truyện có sức mạnh đấy?
? Em hãy nêu những biện pháp nghệ thuật đã được sử dụng trong bài? 
Gọi nhóm trình bày
Nhận xét, chốt ý
4.Củng cố
? Em học được những gì về nghệ thuật kể chuyện của tác giả?.
5.Hướng dẫn về nhà:
- Về nhà học bài
+ Tóm tắt truyện “Tôi đi học”
+Phân tích tâm trạng của nhân vật tôi
-Soạn bài: “Trong lòng mẹ”
+ Tóm tắt truyện, chia bố cục
- Kể chuyện
-Theo dõi
-Khi chưa đi học : “ nhà trường . Trong làng”
- Khi đi học : “ trường Hòa Ấp”
- Thể hiện rõ sự thay đổi sâu sắc trong tình cảm và nhận thức của người học trò nhỏ
-Họ e sợ, đề cao sức hấp dẫn của ngôi trường đối với con người, khát vọng bay bỏng của tuổi trẻ
Nghe
 -Theo dõi
 -Giật mình và lúng túng
-Vì lạ và sợ hãi khi phải rời bàn tay mẹ
-Nghe
-Theo dõi đọan cuối
-Thấy 1 mùi hương xông lên, hình trên tường thấy lạ và hay, bàn ghế
-Không, mà có nghĩa tượng trưng: niềm tin về ngày mai.
-Khép lại bài văn và mở ra 1 thế giới mới, chủ đề của truyện
Thảo luận nhóm
Vì kể về 1 truyện gần gũi
 - Lối văn tự sự, biểu cảm
 -Miêu tả , giàu hình ảnh
So sánh, nhân hóa, ẩn dụ
Cử đại diên trình bày
Theo dõi
Nêu ý kiến cá nhân
2 .Tâm trạng và cảm giác của nhân vật tôi khi đến trường.
 -Khi đứng trước sân trường nhân vật tôi thấy lo sợ vẩn vơ rồi bỡ ngỡ ngập ngừng, e sợ.
-Khi nghe ông đốc gọi tên “tôi” giật mình và lúng túng
-Cảm giác của tôi khi bước vào lớp là nhìn cái gì cũng thấy lạ và hay.
- Ghi nhớ SGK
V/RÚT KINH NGHIỆM :
TUẦN 1
TIẾT 3: CẤP ĐỘ KHÁI QUÁT CỦA NGHĨA TỪ NGỮ
Ngày soạn :16/08/08
Ngày dạy : 20/08/08
Mục tiêu cần đạt:
Kiến thức:
Hiểu rõ cấp độ khái quát của nghĩa của từ và mối quan hệ vế cấp độ khái quát của nghĩa của từ.
Kĩ năng
Thông qua bài học rèn luyện tư duy trong việc nhận thức mối quan hệ giữa cái chung và cái riêng.
Chuẩn bị
Giáo viên: Bảng phụ, sơ đồ
Học sinh: Đọc bài
Tiến trình lên lớp
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Nội dung
Ổn định
KTBC
Bài mới
Hoạt động 1: Hình thành tữ ngữ nghĩa rộng, tữ ngữ nghĩa hẹp.
Theo sơ đồ SGK trang 10
? Nghĩa của từ động vật rộng hơn hay hẹp hơn nghĩa của các từ thú, chim, cá? Tại sao?
? Nghĩa của từ thú rộng hơn hay hẹp hơn đối với nghĩa của các từ 
voi, hươu?
? Nghĩa của các từ thú, chim, cá rộng hơn nghĩa của những từ nào?
Chốt bằng sơ đồ: 
Thú Thú
Voi,
Hươu
Thú,
Sáo
Cá rô,
Cá thu
 Thú
 T
ĐV Cá	
? Thế nào là một từ ngữ có nghĩa rộng và nghĩa hẹp?
? Một từ ngữ có thể vừa có nghĩa rộng vừa có nghĩa hẹp được không? Tại sao?
Chốt ghi nhớ SGK
Gọi một học sinh đọc ghi nhớ
Cho học sinh làm BT nhanh: Tìm các từ ngữ có phạm vi nghĩa hẹp hơn cây, cỏ, hoa và từ ngữ có nghĩa rộng hơn hai từ đó.
Hoạt động 2: Hướng dẫn luyện tập.
Gọi 5 học sinh lên bảng
Nhận xét, cho điểm.
Gọi 2 học sinh trình bày miệng.
Nhận xét, cho điểm.
Gọi HS đọc bài
Hướng dẫn HS tìm từ đồng nghĩa.
Củng cố
? Đặt một câu cho từ: sống khi được dùng với nghĩa rộng và nghĩa hẹp?
5. Hướng dẫn về nhà:
- Về nhà học ghi nhớ.
- Xem bài “Trường từ vựng”
+ Trả lời câu hỏi SGK
+ Làm BT 7 SGK trang 24.
Quan sát
Nghĩa của từ động vật rộng hơn vì phạm vi nghĩa của từ động vật bao hàm nghĩa của từ thú, chim, cá.
Các từ thú, chim, cá rộng hơn các từ voi, hươu, tu hú, sáo
Thú, chim, cá rộng hơn voi, hươu
Thú, chim, cá hẹp hơn từ động vật
Theo dõi
Khi phạm vi nghĩa của nó bao hàm phạm vi nghĩa của một số từ ngữ khác( Rộng )
Khi phạm vi nghĩa của nó được bao hàm trong phạm vi nghĩa của một từ ngữ khác( hẹp)
Có. Vì tính chất rộng, hẹp của nghĩa từ ngữ chỉ là tương đối.
Nghe.
Đọc ghi nhớ SGK trang 10
Làm BT nhanh
+ Nghĩa rộng: thực vật.
+ Nghĩa hẹp: cây cam, cỏ gấu
Làm BT trên bảng
Theo dõi
Trình bày miệng
Theo dõi
Đọc SGK trang 11
Tìm và phân loại từ
Đặt câu:
+ Sống đâu có đơn giản như anh tưởng (rộng )
+ Cho chúng tôi xin thêm đĩa rau sống (hẹp )
I.Từ ngữ nghĩa rộng. Từ ngữ nghĩa hẹp.
1. Sơ đồ
- SGK trang 10
2. Ghi nhớ
- Ghi nhớ SGK trang 10
II. Luyện tập.
2. Tìm từ ngữ có nghĩa rộng.
a. Chất đốt
b. Nghệ thuật
c. Thức ăn
d. Nhìn
e. Đánh
3. Tìm từ ngữ có nghĩa được bao hàm
d. Họ hàng: Họ nội, bác.
e. Mang: Xách, khiêng, gánh.
5. Tìm ba ĐT:
ĐT có nghĩa rộng: Khóc.
ĐT có nghĩa hẹp: Nức nở, sụt sùi.
V/ RÚT KINH NGHIỆM
Tuần1:
Tiết 4: TÍNH THỐNG NHẤT CỦA CHỦ ĐỀ VĂN BẢN
Ngày soạn : 16/08/08
Ngày dạy :21/08/08
I / Mục tiêu cần đạt :
1. Kiến thức:
- Năm được của chủ đề của văn bản, tình huống hai vế chủ đề của văn bản
2. Kỹ năng:
- Biết viết một VB đảm bảo tính thống nhất về chủ đề
- Biết xác định và duy trì đối tượng trình bày, chọn lựa , sắp xếp các phần sao choVB tập trung nêu bật ý kiến , cảm xúc của mình
II/ Chuẩn bị:
1. Giáo viên : Bảng phụ , BT bổ trợ
2. Học sinh : Làm BT1 trong SGK.
III/ Tiến trình lên lớp :
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Nội dung
Ổn định lớp
KTBC:
Bài mới:
Vào bài : Trong một bài văn tự sự thống nhất về chủ đề có một ý nghĩa rất quan trọng.
Hoạt động 1 : Hình thành khái niệm chủ đề của VB.
-Yêu cầu HS đọc thầm VB “ Tôi đi học ”
 ? VB miêu tả những sự vật đang xảy ra hay đã xảy ra?
? Đó là sự vật gì?
? Tác giả viết VB này nhằm mục đích gì?
Chốt : Đó là chủ đề .
? Vậy em hiểu chủ đề là gì?
Hoạt động 2: Hình thành khái niệm tính thống nhất về chủ đề của VB
? Căn cứ vào đâu mà em biết VB “ Tôi đi học” nói lên những kỷ niệm của tác giả về buổi tựu trường đầu tiên ?
- Chia nhóm HS , nêu yêu cầu thảo luận
- Phân tích sự thay đổi tâm trạng của nhân vật “ tôi” trong buổi tựu trường đầu tiên ?
- Gọi nhóm trình bày
- Nhận xét
? Chủ đề của VB là gì?
? Thế nào là tính thống nhất về chủ đề VB?
? Tính thống nhất về chủ đề được thể hiện ở những phương diện nào trong VB?
* Giảng:Tính thống nhất của văn bảnlà một trong những đặc trưng quan trọng tạo nên văn bản,mạch lạc,liên kết.
- Gọi HS đọc ghi nhớ SGK.
Hoạt động 3: Hướng dẫn luyện tập.
-Yêu cầu HS làm bài tập
-Gọi HS trình bày miệng
-Nhận xét.
-Cho HS thảo luận nhóm
- Gọi đại diện lên trình bày.
-Nhận xét.
-Gọi HS sắp xếp.
-Bổ sung ,điều chỉnh.
 4.Củng cố.
? Tính thống nhất của chủ đề thể hiện ở những phương diện nào?
5.Hướng dẫn về nhà:
-Về nhà học bài.
-Xem bài :bố cục văn bản.
+Ôn lại bố cục 1 văn bản.
+Nêu chức năng,nhiệm vụ từng phần.
-Nghe.
-Đọc thầm VB “Tôi đi học”(Thanh Tịnh)
-Đã xảy ra.
- Chuyện đi học.
- Để phát biểu ý kiến và bộc lộ cảm xúc của mình về 1 kỉ niệm sâu sắc từ thuở thiếu thời.
-Nghe.
- Chủ đề là vấn đề chủ chốt những ý kiến ,những cảm xúc của tác giả được thể hiện nhất quán trong VB.
-Nhan đề,từ ngữ, câu.
-Chia nhóm thảo luận.
+Trên đường đi học.
+Trên đường đi học.
+Trong lớp học.
►Cảm giác trong sáng nảy nở trong lòng nhân vật tôi ở buổi tựu trường đầu tiên.
-Cử đại diện trình bày.
-Theo dõi.
-Là vấn đề chính.
-Mạch lạc,liên kết.
-Nội dung:đề tài.
-Hình thức:nhan đề,cách sắp xếp các phần mục,ngôn ngữ.
-Nghe.
-Đọc SGK trang 12.
-Làm bài.
-Trình bày miệng.
-Nghe.
-Thảo luận nhóm.
-Cử đại diện trình bày.
-Theo dõi.
-Sắp xếp ý.
-Theo dõi.
I /Chủ đề văn bản.
-VB “Tôi đi học”của Thanh Tịnh
-Chủ đề :Chuyện đi học.
II/Tính thống nhất về chủ đề văn bản.
-Các từ ngữ,câu văn nhằm thể hiện chủ đề:
+Hôm nay tôi đi học.
+Hằng năm tựu trường.
+Tôi quêntrong sáng ấy.
+Hai quyển vở mới đang cầm trên tay tôi đã bắt đầu thấy nặng.
+Tôi bám tay ghì thật chặt nhưng 1 quyển vở cũng xệch ra và chênh đầu chúi xuống đất
‏ֶ
‏ֶ­Ghi nhớ SGK trang 12.
III /Luyện tập.
1.Phân tích tính thống nhất về chủ đề của VB “Rừng cỏ quê tôi”
-Nhan đề.
-Các đoạn:
+Giới thiệu rừng cỏ.
+Tả cây cỏ.
+Tác dụng của cây cỏ.
+Tình cảm gắn bó với cọ.
2.Lựa chọn ý.
-Bỏ b và d.
3.Sắp xếp ý.
-Bỏ c,h.
-Viết lại b:con đường quen thuộc mọi ngày dường như bỗng trở lại.
.
V/ RÚT KINH NGHIỆM

Tài liệu đính kèm:

  • docTUAN 1- 13T.doc