Giáo án Ngữ văn 8 - Tuần 1 đến 32 - Có kỹ năng sống

Giáo án Ngữ văn 8 - Tuần 1 đến 32 - Có kỹ năng sống

Tiết 1:

Văn Bản: TÔI ĐI HỌC

( THANH TỊNH )

A. Mục tiêu cần đạt

1. Kiến thức:

Giúp HS: - Cảm nhận được tâm trạng hồi hộp, cảm giác bỡ ngỡ của nhân vật "Tôi" ở buổi tựu trường đầu tiên.

- Thấy được thái độ, cử chỉ yêu thương và trách nhiệm của người lớn đối với thế hệ tương lai.

- Thấy đượcc ngòi bút văn xuôi giàu chất thơ của nhà văn Thanh Tịnh.

2. Kĩ năng:

Rèn cho HS kĩ năng đọc diễn cảm, sáng tạo, kĩ năng phân tích, cảm thụ tác phẩm văn xuôi giàu chất trữ tình.

B. Chuẩn bị:

1/ GV: Nghiên cứu tài liệu, soạn giáo án.

2/ HS: Đọc kĩ văn bản, soạn bài theo SGK.

C. Tiến trình tổ chức hoạt động dạy học

I/ Ổn định:

II/Kiểm tra bài cũ : Kiểm tra sự chuẩn bị của HS

III/ Bài mới:

Giới thiệu bài mới: Trong cuộc đời mỗi con người, những kỉ niệm của tuổi học trò thường được lưu giữ bền lâu trong trí nhớ. Đặc biệt là những kỉ niệm về buổi đến trường đầu tiên. Tiết học đầu tiên của năm học mới này, cô và các em sẽ tìm hiểu một truyện ngắn rất hay của nhà văn Thanh Tịnh. Truyện ngắn " Tôi đi học " Thanh Tịnh đã diễn tả những kỉ niệm mơn man, bâng khuâng của một thời thơ ấy.

 

doc 247 trang Người đăng haiha30 Lượt xem 742Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Ngữ văn 8 - Tuần 1 đến 32 - Có kỹ năng sống", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn:
Ngày dạy:
Tuần 1:
 Tiết 1:
Văn Bản:	Tôi đi học
( Thanh Tịnh )
A. Mục tiêu cần đạt
1. Kiến thức:
Giúp HS: - Cảm nhận được tâm trạng hồi hộp, cảm giác bỡ ngỡ của nhân vật "Tôi" ở buổi tựu trường đầu tiên.
- Thấy được thái độ, cử chỉ yêu thương và trách nhiệm của người lớn đối với thế hệ tương lai.
- Thấy đượcc ngòi bút văn xuôi giàu chất thơ của nhà văn Thanh Tịnh.
2. Kĩ năng:
Rèn cho HS kĩ năng đọc diễn cảm, sáng tạo, kĩ năng phân tích, cảm thụ tác phẩm văn xuôi giàu chất trữ tình.
B. Chuẩn bị:
1/ GV: Nghiên cứu tài liệu, soạn giáo án.
2/ HS: Đọc kĩ văn bản, soạn bài theo SGK.
C. Tiến trình tổ chức hoạt động dạy học
I/ ổn định:
II/Kiểm tra bài cũ : Kiểm tra sự chuẩn bị của HS
III/ Bài mới:
Giới thiệu bài mới: Trong cuộc đời mỗi con người, những kỉ niệm của tuổi học trò thường được lưu giữ bền lâu trong trí nhớ. Đặc biệt là những kỉ niệm về buổi đến trường đầu tiên. Tiết học đầu tiên của năm học mới này, cô và các em sẽ tìm hiểu một truyện ngắn rất hay của nhà văn Thanh Tịnh. Truyện ngắn " Tôi đi học " Thanh Tịnh đã diễn tả những kỉ niệm mơn man, bâng khuâng của một thời thơ ấy.
 Hoạt động của thầy và trò
Chú ý đọc giọng chậm, dịu, hơi buồn và lắng sâu; cố gắng diễn tả được sự thay đổi tâm trạng của nhân vật " tôi ". ở những lời thoại cần đọc giọng phù hợp
Cho HS đọc kĩ chú thích * và trình bày ngắn gọn về tác giả Thanh Tịnh? 
 HS trả lời. GV lưu ý thêm
HS đọc kĩ những chú thích.
? Bất giác có nghĩa là gì?
? Lạm nhận có phải là nhận bừa nhận vơ không?
? Lớp 5 ở dây có phải là lớp năm em học cách đây 3 năm?
Xét về thể loại văn học, đây là một truyện ngắn và truyện ngắn này có thể xếp vào kiểu văn bản nào? Vì sao? - Văn bản biểu cảm - thể hiện cảm xúc, tâm trạng.
Mạch truyện được kể theo dòng hồi tưởng của nhân vật " Tôi ", theo trình tự thời gian của buổi tựu trường đầu tiên. Vậy có thể tạm ngắt thành những đoạn như thế nào?
- Đoạn 1: Khơi nguồn kỉ niệm
- Đoạn 2: Tâm trạng....trên con đường cùng mẹ đến trường.
- Đoạn 3: Tâm trạng .....Khi đến trường.
- Đoạn 4: ....Khi nghe gọi tên rời tay mẹ.
- Đoạn 5: Khi ngồi vào chỗ và đón nhận tiết học.
 ? Em hãy cho biết nhân vật chính của văn bản này là ai?
- Nhân vật " Tôi "
? Vì sao em biết đó là nhân vật chính?
? Truyện được kể theo ngôi thứ mấy?
? Nỗi nhớ buổi tựu trường được khơi nguồn từ thời điểm nào?
? Em có nhận xét gì về thời điểm ấy? 
? Cảnh thiên nhiên, cảnh sinh hoạt hiện lên như thế nào?
Tâm trạng của nhân vật tôi khi nhớ lại những kỉ niệm cũ như thế nào?
? Những từ đó thuộc từ loại gì? tác dụng của những từ loại đó?
- Từ láy diễn tả cảm xúc, góp phần rút ngắn khoảng cách thời gian giữa hiện tại và quá khứ.
 Nội dung chính:
 I. Tìm hiểu chung :
 1. Tác giả, tác phẩm:
 2. Tìm hiểu chú thích:
 3. Tìm hiểu thể loại và bố cục:
 - Thể loại:
 - Bố cục:
 5 đoạn
II.Tìm hiểu chi tiết 
1. Tâm trạng của nhân vật tôi trong buổi tựu trường đầu tiên:
 a). Khơi nguồn kỉ niệm:
- Thời điểm gợi nhớ: cuối thu
Cảnh thiên nhiên: Lá rụng nhiều, mây bàng bạc
Cảnh sinh hoạt: Mấy em nhỏ rụt rè.............
=> Liên tưởng tương đồng, tự nhiên giữa hiện tại - quá khứ.
- Tâm trạng: Nao nức, mơn man, tưng bừng rộn rã.....
IV/ Củng cố:Củng cố kiến thức.
V/ Dặn dũ: Về nhà học bài chuẩn bị tiết 2.
Ngày soạn:
Ngày dạy:
Tuần 1: Tiết 2:
Văn Bản:	Tôi đi học
( Thanh Tịnh )
A. Mục tiêu cần đạt
1. Kiến thức:
Giúp HS: - Cảm nhận được tâm trạng hồi hộp, cảm giác bỡ ngỡ của nhân vật "Tôi" ở buổi tựu trường đầu tiên.
- Thấy được thái độ, cử chỉ yêu thương và trách nhiệm của người lớn đối với thế hệ tương lai.
- Thấy đượcc ngòi bút văn xuôi giàu chất thơ của nhà văn Thanh Tịnh.
2. Kĩ năng:
Rèn cho HS kĩ năng đọc diễn cảm, sáng tạo, kĩ năng phân tích, cảm thụ tác phẩm văn xuôi giàu chất trữ tình.
B. Chuẩn bị:
1/ GV: Nghiên cứu tài liệu, soạn giáo án.
2/ HS: Đọc kĩ văn bản, soạn bài theo SGK.
C. Tiến trình tổ chức hoạt động dạy học
 I/ ổn định:
 II/Kiểm tra bài cũ : Kiểm tra sự chuẩn bị của HS
 III/ Bài mới:
Giới thiệu bài mới: Trong cuộc đời mỗi con người, những kỉ niệm của tuổi học trò thường được lưu giữ bền lâu trong trí nhớ. Đặc biệt là những kỉ niệm về buổi đến trường đầu tiên. Tiết học đầu tiên của năm học mới này, cô và các em sẽ tìm hiểu một truyện ngắn rất hay của nhà văn Thanh Tịnh. Truyện ngắn " Tôi đi học " Thanh Tịnh đã diễn tả những kỉ niệm mơn man, bâng khuâng của một thời thơ ấy.
 Hoạt động của thầy và trò
Hoạt động 1: Tỡm hiểu chung.
Hoạt động 2: Tỡm hiểu văn bản.
Vậy trên con đường cùng mẹ đến trường, nhân vật tôi có tâm trạng như thế nào? Chúng ta sẽ tìm hiểu tiếp ở đoạn 2.
 Nội dung chính:
 I. Tìm hiểu chung :
II.Tìm hiểu chi tiết 
1. Tâm trạng của nhân vật tôi trong buổi tựu trường đầu tiên:
 b).Trên con đường cùng mẹ tới trường:
- Cảm thấy trang trọng, đứng đắn
HS đọc diễn cảm toàn đoạn.
? Thanh Tịnh viết: " Con đường này tôi đã quen đi lại lắm lần...hôm nay, tôi đi học ". Điều này thể hiện như thế nào trong Đ2?
Theo em những từ " thèm, bặm, ghì, xệch, chúi, muốn....." là những từ loại gì? - Động từ được sử dụng đúng chổ -> Hình dung dễ dàng tư thế và cử chỉ ngộ nghĩnh, ngây thơ và đáng yêu.
HS đọc diễn cảm đoạn 3.
Nhân vật có tâm trạng và cảm giác như thế nào khi nhìn ngôi trường ngày khai giảng, khi nhìn mọi người và các bạn? 
? Em có nhận xét gì về cách kễ và tả đó? tinh tế, hay
? Ngày đầu đến trường em có những cảm giác và tâm trạng như nhân vật " Tôi " không? Em có thể kễ lại cho các bạn nghe về kỉ niệm ngày đầu đến trường của em? 
? Qua 3 đoạn văn trên em thấy tác giả đã sử dụng nghệ thuật gì?
- Vit: So sánh.
? Tác dụng của biện pháp nghệ thuật đó? - Gợi cảm, làm nỗi bật tâm trạng của nhân vật " tôi " cũng như của những đứa trẻ ngày đầu đến trường.
HS đọc đoạn 4:
Tâm trạng của nhân vật " Tôi ". Khi nghe ông Đốc đọc bản danh sách học sinh mới như thế nào? Theo em tại sao " tôi " lúng túng?
? Vì sao tôi bất giác giúi đầu vào lòng mẹ nức nỡ khóc khi chuẩn bị vào lớp.
( Cảm giác lạ lùng, thấy xa mẹ, xa nhà, khác hẳn những lúc chơi với chúng bạn).
? Có thể nói chú bé này có tinh thần yếu đuối hay không?
HS đọc đoạn cuối:
Tâm trạng...của nhân vật " tôi" khi bước vào chỗ ngồi lạ lùng như thế nào?
Dòng chữ " tôi đi học " kết thúc truyện có ý nghĩa gì?
Dòng chữ trắng tinh, thơm tho, tinh khiết như niềm tự hào hồn nhiên trong sáng của " tôi "
Thái độ, cử chỉ của những người lớn ( Ông Đốc, thầy giáo trẻ, người mẹ....) như thế nào? Điều đó nói lên điều gì?
Em đã học những văn bản nào có tình cảm ấm áp, yêu thương của những người mẹ đối với con? ( Cổng trường mở ra, mẹ tôi..... )
- Cẩn thận, nâng niu mấy quyển vở, lúng túng muốn thử sức, muốn khẳng định mình khi xin mẹ cầm bút, thước.
 c). Khi đến trường:
- Lo sợ vẩn vơ
- Bỡ ngỡ, ước ao thầm vụng
-Chơ vơ, vụng về, lúng tỳng
 d). Khi nghe ông Đốc gọi tên và rời tay mẹ vào lớp:
- Lúng túng càng lúng túng hơn
- Bất giác bật khóc
 e). Khi ngồi vào chỗ của mình đón nhận tiết học đầu tiên:
- Cảm giác lạm nhận
- Kết thúc tự nhiên, bất ngờ -> Thể hiện chủ đề của truyện
 2. Thái độ, tình cảm của người lớn:
- Chăm lo ân cần, nhẫn nại, động viên.....
- Nhân hậu thương yêu và bao dung.
III. Tổng kết 
HS đọc to, rõ ghi nhớ SGK
* Ghi nhớ SGK
D. Củng cố và dặn dò:
- Em hãy trình bày những cảm xúc, tâm trạng của nhân vật tôi trong ngày đầu đến trường?
- Thử kể cho các bạn nghe tâm trạng của em ngày khai giảng đầu tiên?
- Viết một đoạn văn ngắn phát biểu cảm nghĩ của bản thân ngày đầu đến trường.
-----------------------------------------------------------------------------
Ngày soạn:
Ngày dạy:
Tuần 1:
Tiết 3:
cấp độ khái quát của nghĩa từ ngữ
A. Mục tiêucần đạt:
1. Kiến thức- Hiểu rõ cấp độ khái quát của nghĩa từ ngữ và mối quan hệ về cấp độ khái quát của nghĩa từ.
 2 Kĩ năng:- Thông qua bài học, rèn luyện tư duy trong việc nhận thức mối quan hệ giữa cái chung và cái riêng.
 B. Chuẩn bị:
1. GV: Bảng phụ, soạn giáo án.
2. HS:Xem trước bài mới.
C. Tiến trình tổ chức hoạt động dạv và học:
I. ổn định
II. Bài Cũ: 
ở lớp 7 các em đã học về từ đồng nghĩa, trái nghĩa, hãy lấy một số ví dụ về 2 loại từ naỳ.
III.Bài mới:
 Hoạt động 1:I/ - Từ ngữ nghĩa rộng, từ ngữ nghĩa hẹp:
Hoạt động của thầy và trò
GV cho HS quan sát sơ đồ trong SGK
Nghĩa của từ động vật rộng hơn hay hẹp hơn nghĩa của từ thú, chim, cá? Tại sao?
Nghĩa của từ động vật rộng hơn hay hẹp hơn nghĩa của từ voi, hươu? Từ chim rộng hơn từ tu hú, sáo?
Nghĩa của các từ thú, chim, cá rộng hơn đồng thời hẹp hơn nghĩa của từ nào?
Thế nào là một từ ngữ có nghĩa rộng? Thế nào là một từ ngữ có nghĩa hẹp?
Một từ ngữ có thể vùa có nghĩa rộng và nghĩa hẹp được không? Tại sao?
Em hãy lấy một từ ngữ vừa có nghĩa rộng và nghĩa hẹp?
HS đọc ghi nhớ: SGK
Nội dung chính
.Tìm hiểu: 
 a. Quan sát sơ đồ:
 b.. Nhận xét:
- Nghĩa của từ động vật rộng hơn nghĩa của từ thú, chim, cá
- Vì: Phạm vi nghĩa của từ động vật bao hàm nghĩa của 3 từ thú, chim, cá
- Các từ thú, chim, cá có phạm vi nghĩa rông hơn các từ voi, hươu, tu hú....có phạm vi nghĩa hẹp hơn động vật.
Vì tính chất rộng hẹp của nghĩa từ ngữ chỉ là tương đối.
2. Ghi nhớ: SGK
 Hoạt động 2: II/ - Luyện tập:
Cho HS lập sơ đồ, có thể theo mẫu bài học hoặc HS tự sáng tạo
Cho HS thảo luận 1 nhóm làm một câu
Cho 4 nhóm lên bảng ghi những từ ngữ có nghĩa hẹp của các từ ở BT3 trong thời gian 3 phút? ( Câu a, b, c, d)
Làm ở nhà
 Bài tập 1:
 Bài Tập 2:
 a. Chất đốt.
 b. Nghệ thuật.
 c. Thức ăn.
 d. Nhìn.
 e. Đánh.
 Bài tập 3:
a. Xe cộ: Xe đạp, xe máy, xe hơi.
b. Kim loại: Sắt, đồng, nhôm.
c: Hoa quả: Chanh, cam.
d. Mang: Xách, khiêng, gánh.
 Bài tập 4:
 Bài tập 5:
- Động từ nghĩa rông: Khóc.
- Động từ nghĩa hẹp: Nức nỡ, sụt sùi.
D.Củng cố và dặn dò
- HS nhắc lại thế nào là từ ngữ nghĩa rộng, từ ngữ ngh
- Học kĩ nội dung.
	 - Làm bài tập 4.
Ngày soạn:
Ngày dạy:
Tuần 1:
Tiết 3:
 Tính thống nhất về chủ đề của văn bản
A. Mục tiêu cần đạt	
1. Kiến thức:
- Nắm được chủ đề của văn bản.
- Nắm được tính thống nhất về chủ đề của văn bản trên hai phương diện nội dung và hình thức.
2 Kĩ năng:
- Kĩ năng vận dụng kiến thức vào việc xây dựng các văn bản nói, viết đảm bảo tính thống nhất về chủ đề
B. Chuẩn bị:
1/ GV: Soạn giáo án.
2/ HS:Học bài cũ và xem trước bài mới.
C. Tiến trình tổ chức hoạt động dạy học
1. ổn định:
2. Bài Cũ: Nêu nội dung chính của văn bản " Tôi đi học"
3. Bài mới:
 Hoạt động 1: I.- Chủ đề của văn bản:
 Hoạt động của thầy và trò
Đọc thầm lại văn bản "Tôi đi học" của Thanh Tịnh.
? Tác giả nhớ lại những kỉ niệm sâu sắc nào trong thơi thơ ấu của mình?
Tác giả viết văn bản nhằm mục đích gì?
Nội dung trên chính là chủ đề của văn bản, vậy chủ đề của văn bản là gì?
 Nội dung chính
1. Tìm hiểu: 
- Nhớ lại những kỉ niệm buổi đầu đi h ...  em hiểu gì về nhà viết kịch Mô - Li – e ?
Thảo luận nhóm 
H/s đọc to ghi nhớ 
Nội dung
I. Tìm hiểu chung 
II. Tỡm hiểu văn bản.
1, Ông Giuốc - Đanh và ông phó may 
- Sự việc : Đôi bít tất chặt, búi tóc giả, lông đính mũ, đặc biệt là bộ lễ phục – niềm quan tâm duy nhất của ông Giuốc - Đanh hiện nay
- Ông Giuốc - Đanh phát hiện : Hoa may ngược à chứng tỏ ông chưa phải đã mất hết tỉnh táo
- Chỉ cần bác phó may vụng chèo khéo chống rằng : Những nhà quý tộc quý phái đều mặc hoa may may ngược là ông ưng thuận ngay. à Điều này chứng tỏ sự kém hiểu biết nhưng lại thích danh giá, sang trọng, học đòi của ông Giuốc - Đanh
- Ông Giuốc - Đanh Từ chổ khó tính, khắt khe, chủ động của ông chủ cò tiền trở thành bị động trước sự ma mãnh của tay phó may lọc lõi, khéo miệng đưa đẩy 
- Ông Giuốc - Đanh đã ngớ ngẫn tin chắc rằng hoa may ngược mới là sang, là mốt, lảng sang chuyện khác hỏi : Bộ lễ phục ông mặc có vừa vặn không
- Ông Giuốc - Đanh phát hiện phó may ăn bớt vải của mình, ông đã chỉ trích nhẹ : “Đành là đẹp mới phải” trước sự thật hiển nhiên, không thể biện bạch, phó may đành ngượng nghịu chống chế, rồi lảng sang chuyện khác 
à Tác dụng : Làm ông chủ quên đi chuyện “thợ may ăn rẻ, thợ vẽ ăn hồ” của mình – Nước cờ cao tay này là vì nó đã đánh trúng tâm lỹ của ông Giuốc - Đanh đang muốn học đòi làm sang à làm cho chuyện kịch phát triển sang một hướng mới, có tình tiết mới gây cười khi tính cách học đòi làm sang của ông Giuốc - Đanh lại bộc lộ 
2, Ông Giuốc - Đanh và bốn tay thợ phụ 
- Tính cách trưởng giả học đòi của ông càng được thể hiện rõ trong cảnh vừa đi vừa cởi, vừa mặc trong sự giúp đỡ của 4 chú thợ phụ trong tiếng nhạc và lẫng lâng sung sướng
* Thợ phụ 
- Gọi ông Giuốc - Đanh : “Ông lớn”, “cụ lớn”, “đức ông”
à Thợ phụ rang mãnh ding mánh khoé nịnh hót để moi tiền, điểm huyệt đúng thói học đòi làm sang của ông Giuốc - Đanh. (thấy ông mắc mưu nên thợ phụ cứ tôn lên mã)
- Khi nghe thợ phụ gọi :
+ Ông lớn à ông Giuốc - Đanh nở từng khúc ruột – y cứ ngỡ như cần mặc quần áo quý tộc là trở thành ông lớn à lập tức thưởng tiền cho 2 tiếng tôn vinh cao quý và kịp thời ấy
+ Cụ lớn à ông sướng đến mê mẫn tâm hồn : “ồ ồ cụ lớn tầm thường” à tiền thưởng lại được vung ra hào phóng
+ Đức ông à niền vui hân hoan tràn ngập trong lòng ông 
ố Việc thưởng tiền cho thợ phụ sau mỗi lần gọi ông lớn, cụ lớn, đức ông chứng tỏ cái khát khao được làm quý tộc của ông mãnh liệt đến chừng nào. Ông sẵn sàng cho hết cả túi tiền để được “làm sang”, để được gọi hai tiếng ngọt ngào
- Câu nói riêng ở cuối đoạn vừa chứng minh cho tính cách của ông vừa làm tăng thêm tính cách hài cho nhân vật và cảnh kịch 
III. Tổng kết -Luyện tập 
1, Ông Giuốc - Đanh nhân vật hài kịch bất hủ :
- Khán giả cười ông vì ông ngu dốt chẳng biết gì, chỉ vì thói học đòi làm sang mà bị bác phó may và tay thợ phụ lợi dụng để kiếm chác
- Cười vì thấy ông ngớ ngẫn tưởng rằng phải mặc áo hoa ngược mới là sang trọng. Cười vì thấy ông cư moi tiền mãi để mua cái dnah hảo
- Khán giả cười đến vỡ rạp khi tân mắt nhìn trên sân khấu ông Giuốc - Đanh bị 4 tay thợ phụ lột quần áo ra, mặc cho bộ lễ phục lố lăng theo nhịp điệu, màu sắc vớ vẩn (không phải là màu đen sang trọng) lại may ngược hoa, ấy thế mà vẫn vênh vang ra vẻ ta đây là quý phái
* Tính cách : 
- Thích sang trọng
- Háo danh
- Dốt nát
- Thích sang trọng, danh giá/ sự dốt nát. Mong muốn cao/ thực chất thấp
* Mô - Li – e :
- Căm ghét lối sống trưởng giả học đòi làm sang
- Có tài phát hiện và trình bày những trò lố bịch của người đời 
- Tạo tiếng cười sảng khoái cho người nghe
- Góp phần tẩy rửa, đả phá cái xấu
2, Ghi nhớ : sgk 
Hoạt động 4 : 
Hướng dẫn học ở nhà 
	Nhân vật ông Giuốc - Đanh mặc lễ phcụ trên sân khấu khiến ta liên tưởng đến truyện “Bộ quần áo mới của Hoàng đế” của An - Đéc – Xen. Em hãy tìm đọc.
	Soạn bài ôn tập và chương trình địa phương phần văn học 
Ngày soạn: 
Ngày dạy:
TUẦN 32 
Tiết 119 
Lựa chọn trật tự từ trong câu
A. Mục tiêu cần đạt :
 1.Kiến thức:
 - Vận dụng được kiến thức về trật tự từ trong câu để phân tích hiệu quả diễn đạt của trật tự từ trong một số câu trích từ tác phẩm văn học, chủ yếu là những tác phẩm đã học
	- Viết được đoạn văn ngắn thể hiện sự sắp xếp trật tự từ hợp lý.
 2.Kĩ năng.
 Rốn kĩ năng sắp xếp và lựa chọn trật tự từ trong tỏc phẩm. 
B. Chuẩn bị.
 GV: Giỏo ỏn, tham khảo tài liệu.
 HS: Vở ghi, chuẩn bị bài ở nhà.
C. Tiến trỡnh lờn lớp
 Ổn định lớp
 - G/v tổ chức cho các h/s lần lượt giải các bài tập theo thứ tự trong sgk. H/s giỏi có thể làm các bài tập tại lớp, đối với những h/s khác g/v có thể chọn các bài tập 1, 2d, 5, 6. Các bài tập còn lại về nàh làm 
	- G/v cho h/s hoạt động độc lập, sau đó trình bày kết quả trước lớp bài tập 1, 2, 3, 4, 5 h/s trả lời bằng miệng. Bài 6 làm vào vở hay giấy nháp
Bài tập 1 : 
	a, Trật tự từ, cụm từ thể hiện thứ tự của các công việc cần phải làm để cổ vũ, động viên và phát huy tinh thần yêu nước của nhân dân
	b, Trật tự từ, cụm từ thể hiện thứ tự của các công việc chính, việc phụ hoặc thường xuyên hằng ngày và việc làm thêm trong những phiên chợ chính
Bài tập 2:
	a, Lặp lại “ở tù” để tạo liên kết câu
	b, Lặp lại “vốn từ vựng” để tạo liên kết câu
	c, Lặp lại “còn 1 trâu và 1 thúng gạo” để tạo liên kết câu
	d, Lặp lại “trong sự thắng lợi” để tạo liên kết câu
Bài tập 3 :
	a, Đảo trạt tự từ thông thường để nhấn mạnh tâm trạng man mác buồn
	b, Đảo trật tự để nhấn mạnh hình ảnh “đẹp”
Bài tập 4 :
	a, Câu a là câu miêu tả bình thường
	b, Câu b đảo trật tự ở cụm C – V làm bổ ngữ để nhấn mạnh sự “ngạo nghễ vô lối” của nhân vật à căb cứ vào văn cảnh, chọn câu b là thích hợp 
Bài tập 5 : Cách sắp xếp của tác giả là hợp lý vì :
	- Xanh : Màu sắc, đặc điểm về hình thức dễ nhìn thấy
	- Nhũn nhặn : Tính khiêm tốn, phải có thưòi gian tìm hiểu mới biết được 
	- Ngay thẳng : Phẩm chất tốt đẹp, cũng phải có thời gian tìm hiểu 
	- Thuỷ chung : Phẩm chất tốt đẹp, phải qua thử thách mới biết được 
	- Can đảm : Phẩm chất tốt đẹp, cũng phải qua thử thách mới biết được
Bài tập 6 : H/s làm ở nhà, chuẩn bị mục I tiết 20
Ngày soạn: 
Ngày dạy:
TUẦN 32 
 Tiết 120
 Luyện tập đưa các yếu tố tự sự và miêu tả vào bài văn nghị luận
A. Mục tiêu cần đạt :
 1.Kiến thức.	Giúp h/s 
	- Cũng cố chắc chắn hơn những hiểu biết về các yếu tố tự sự và miêu tả trong văn nghị luận mà các em đã học trong tiết tập làm văn trước
	- Vận dụng những hiểu biết để tập đưa các yếu tố tự sự và miêu tả vào một đoạn, một bài văn nghị luận có đề tài gần gủi, quen thuộc.
 2. Kĩ năng.
 Vận dụng yếu tố miờu tả và tự sự trong văn nghị luận.
B. Chuẩn bị của thầy trò :
	- G/v : Máy chiếu, dàn bài, bài văn mẫu
	- H/s : Chuẩn bị mục I
+ Xác định kiểu bài văn nghị luận 
+ Xác định hệ thống luận điểm 
C. Tổ chức các hoạt động dạy học :
	* Kiểm tra bài cũ 
	G/v kiểm tra việc chuẩn bị của h/s
	* Bài mới 
Hoạt động của thầy và trũ
Hoạt động 1 : 
Hướng dẫn luyện tập tìm hiểu đề, xác định và hệ thống hoá luận điểm (dàn ý)
H/s đọc lại đề bài
G/v chép lại đề bài lên bảng
? Xác định kiểu lập luận, yêu cầu trọng tâm về nội dung
H/s thảo luận mục 2
? Nhắc lại yêu cầu về sắp xếp luận điểm ?
G/v chiếu các luận điểm ở mục 2 cho h/s lựa chọn
H/s nhận xét – g/v giúp h/s phân biệt đúng sai
Sau đó chiếu cách sắp xếp luận điểm hợp lý đạt yêu cầu lên màn hình để h/s quan sát
Từ đó hãy lập dàn ý cho đoạn văn trên 
H/s thảo luận nhóm 
Đại diện nhóm trình bày, lớp nhận xét, g/v kết luận, đưa dàn ý lên máy chiếu 
Hoạt động 2 :
Hướng dẫn tìm, chọn, đưa các yếu tố tự sự, miêu tả vào đoạn văn, bài văn nghị luận. Trình bày và phát triển luận điểm 
H/s quan sát đoạn văn a, b ở sgk 
? Tìm yếu tố tự sự và miêu tả ở đoạn văn a, b
? Các yếu tố nhằm phục vụ cho luận điểm nào?
? Nếu bỏ các yếu tố đó đi thì kết quả nghị luận sẽ ra sao?
? Đoạn văn b có gì khác với đoạn văn a?
Hoạt động 3: Luyện tập.
GV hướng dẫn HS làm bài tập.
Hoạt động 4: Củng cố. Hệ thống lại kiến thức.
 Dặn dũ: Về nhà học bài chuẩn bị bài mới.
Nội dung
 I. Hướng dẫn luyện tập tìm hiểu đề, xác định và hệ thống hoá luận điểm
1, Định hướng bài làm :
- Kiểu bài : Nghị luận giải thích
- Vấn đề : Trang phục h/s và văn hoá chạy đua theo mốt không phải là người h/s có văn hoá 
2, Xác lập luận điểm :
H/s tự lựa chọn theo nhóm
1. a, Gần đây trước nước
2. c, Các bạn lầm: “sành điệu”
3. e, Việc ăn mặc con người
4. b, Việc chạy theo “mốt” cha mẹ
5. Kết luận : Các bạn cần phảit hay đổi lại trang phục sao cho lành mạnh, đúng dắn
3, Lập dàn ý :
* Mở bài : Nêu vấn đề 
- Vai trò của trang phục, văn hoá đối với xã hội con người có văn hoá nói chung đối với tuổi trẻ nói riêng
- Xuất phát từ tình hình thực tế của lớp mà đặt vấn đề, để tìm cách khắc phục 
* Thân bài : Hệ thống luận điểm 
- Trang phục là một trong những yếu tố quan trọng thể hiện văn hoá của con người nói chung của h/s trong trường nói riêng
- Mốt là những trang phục theo kiểu cách hình thức mới nhất, hiện đại, tân tiến nhất. Mốt thể hiện trình độ phát triển và đổi mới của trang phục. Trang phục theo mốt thời đại là chứng tỏ 1 phần con người hiểu biết lịch sự, có văn hoá.
- Chạy đua theo mốt trang phục nói chung trong trường nói riêng là vấn đề cần xem xét bàn bạc kĩ
+ Chạy theo mốt vì cho rằng thế mới là con người văn minh, sành điệu, có văn hoá
+ Chạy theo mốt rất tai hại, tốn kém tiền bạc, lơ là học tập, chán nản, không có điều kiện thoả mãn và dễ mắc khuyết điểm
- Người h/s có văn hoá không chỉ học giỏi, chăm, ngoan mà trong trang phục cần phải giản dị mà đẹp, phù hợp lứa tuổi.
- Bởi vậy bạn cần phải suy tính, lựa chọn trang phục sao cho đạt yêu cầu trên nhưng không đua đòi, chạy theo mốt trang phục thời thượng
* Kết luận : 
- Tự nhận xét về trang phục của bản thân nêu hướng phấn đấu
- Lời khuyên các bạn đang chạy theo mốt nên nghĩ lại 
II. Vận dụng yếu tố tự sự, miêu tả 
* Nhận xét đoạn văn a :
- Yếu tố tự sự : 
+ Có bạn trot bỏ... thay áo phông.
+ Có bạn đòi mua thể hiện (diện)
+ Có bạn quên cả việc học... điện tử
+ Hôm qua... của lớp mình
- Yếu tố miêu tả 
+ Trắng, loè loẹt... ăn khách
+ Đắt tiền... thủng gối
+ Dán mắt vào màn hình đắm đuối
+ Bên dưới mái tóc... ling thing
- Luận điểm : Sự ăn mặc của các bạn sao lại thay đổi nhiều đến thế 
à Yếu tố tự sự, miêu tả làm cho các luận chứng trở nên sinh động, làm cho luận điểm được chứng minh rõ ràng, cụ thể như nhìn thấy trước mắt à tạo cho luận điểm sự chặt chẽ, hấp dẫn, tăng sức thuyết phục.
* Đoạn văn b 
Cũng đưa các yếu tố tự sự, miêu tả, biểu cảm vào đoạn văn nghị luận để làm nổi bật luận điểm nhưng có điểm khác là ở chổ dẫn chứng của đonạ văn b tập trung kể, tằt lớp hài kịch cổ điển của Mô - Li – e, còn ở đoạn văn a là nhiều sự việc, hìnhlớp học.
Ngày soạn: 
Ngày dạy:
TUẦN 28 
 Tiết 106
Tuần 31 

Tài liệu đính kèm:

  • docVan 8 co kns.doc