Giáo án Ngữ văn 8 - Tuần 1 đến 3 - Trường THCS Quang Trung

Giáo án Ngữ văn 8 - Tuần 1 đến 3 - Trường THCS Quang Trung

Bài 1: Văn bản TÔI ĐI HỌC

 Thanh Tịnh

I.Mục tiêu cần đạt: Giúp học sinh :

Cảm nhận được tâm trạng hồi hộp, cảm giác bỡ ngỡ của nhân vật “tôi” ở buổi tựu trường đầu tiên trong một đoạn trích truyện có sử dụng kết hợp các yếu tố miêu tả, biểu cảm.

Trọng tâm kiến thức kĩ năng:

1, Kiến thức:

- Cốt truyện, nhân vật, sự kiện trong đoạn trích tôi đi học

- Nghệ thuật miêu tả tâm lý trẻ nhỏ ở tuổi đến trường trong một văn bản tự sự qua gnoif bút Thanh Tịnh

2. Kĩ năng

- Đọc hiểu đoạn trích tự sự có yếu tố miêu tả và biểu cảm

- TRình bày những suy nghĩ, tình cảm về một sự việc trong cuộc sống của bản thân

II.Chuẩn bị phương tiện dạy học

- Soạn bài

- Phương tiện: sgk,

- Phương pháp: Giảng bình, gợi mở

 

doc 26 trang Người đăng haiha30 Lượt xem 635Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Ngữ văn 8 - Tuần 1 đến 3 - Trường THCS Quang Trung", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 1, tiết 1, 2
Ngày soạn : 17/08/2011
Ngày dạy: 22/08/2011
 Bài 1: Văn bản TÔI ĐI HỌC
 Thanh Tịnh
I.Mục tiêu cần đạt: Giúp học sinh :
Cảm nhận được tâm trạng hồi hộp, cảm giác bỡ ngỡ của nhân vật “tôi” ở buổi tựu trường đầu tiên trong một đoạn trích truyện có sử dụng kết hợp các yếu tố miêu tả, biểu cảm.
Trọng tâm kiến thức kĩ năng:
1, Kiến thức:
- Cốt truyện, nhân vật, sự kiện trong đoạn trích tôi đi học
- Nghệ thuật miêu tả tâm lý trẻ nhỏ ở tuổi đến trường trong một văn bản tự sự qua gnoif bút Thanh Tịnh
2. Kĩ năng
- Đọc hiểu đoạn trích tự sự có yếu tố miêu tả và biểu cảm
- TRình bày những suy nghĩ, tình cảm về một sự việc trong cuộc sống của bản thân
II.Chuẩn bị phương tiện dạy học
Soạn bài
Phương tiện: sgk, 
Phương pháp: Giảng bình, gợi mở
III.Tiến trình dạy học
1. Oån định tổ chức.
2. Kiểm tra bài cũ 
Kiểm tra việc chuẩn bị sách vở, đồ dùng học tập liên quan đến môn học
3. Bài mới. GV giới thiệu bài
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY - TRÒ
Hoạt động 1: Hướng dẫn học sinh đọc, tìm hiểu chung về văn bản.
- Gọi học sinh đọc chú thích * sgk
? Nêu vài nét về tác giả, tác phẩm ?
- Hs đọc văn bản: giọng đọc chậm, dịu, hơi buồn, sâu lắng.
GV hướng dẫn hs giải thích từ khó 1->7 sgk
? Văn bản này thuộc thể loại gì? 
Truyện ngắn
? Tác giả chủ yếu sử dụng phương thức biểu đạt nào? 
- Tự sự kết hợp biểu cảm, miêu tả
? Truyện được kể theo ngôi thứ mấy?
- Ngôi thứ nhất , xưng tôi
? Việc lựa chọn ngôi kể như vậy có tác dụng gì?
- Diễn tả được cảm xúc chân thật, đi sâu bộc lộ nội tâm của nhân vật
? Nhân vật chính trong truyện là ai?
 -Nhân vật “tôi”
? Theo em văn bản văn bản này được chia làm mấy đoạn? Nội dung cụ thể của từng đoạn?
Hoạt động 2: Hướng dẫn học phân tích văn bản
HS theo dõi phần đầu đoạn 1
? Những gì đã gợi lên trong lòng nhân vật tôi kỉ niệm về buổi tựu trường đầu tiên ? ( Thời gian, không gian, hình ảnh các em nhỏ) 
? Em có nhận xét gì về thời gian, không gian được miêu tả ở đây?
? Những kỉ niệm đó được diễn tả theo trình tự nào ?
- Từ hiện tại mà nhớ về dĩ vãng: Biến chuyển của trời đất cuối thu và hình ảnh mấy em nhỏ rụt rè núp dưới nón mẹ lần đầu tiên đến trường gợi cho nhân vật “ Tôi” nhớ lại mình ngày ấy cùng những kỉ niệm trong sáng.
? Trên đường tới trường “tôi” có cảm nhận gì?
 Thảo luận nhóm: 
 ? Ýù nghĩ chỉ người thạo mới cầm nổi bút thước ý nghĩ ấy thoáng qua tác giả đã sử dụng BPNT gì? Hãy phân tích?
? Nhận xét lời văn? 
? Tất cả những cảm giác đó làm nổi rõ điều gì trong nhận thức của “tôi” ?
? Cảnh trước sân trường Mĩ Lý lưu lại trong tâm trí tác giả có gì nổi bật?
? Trước khi đến trường trong cảm nhận của “tôi” ngôi trường như thế nào?
-Ngôi trường là nơi cao ráo và sạch sẽ hơn các nhà trong làng
?Còn bây giờ( khi lần đầu đi học)?
? Trước sự thay đổi trong nhận thức đó dẫn đến tâm trạng của tôi như thế nào?
? Khi miêu tả những học trò nhỏ tuổi lần đầu đến trường tác giả dùng biện pháp nghệ thuật nào? Ý nghĩa ?
? Cảm giác của “tôi” khi chờ nghe gọi tên?
? Khi chuẩn bị xa mẹ để vào lớp học, diễn biến tâm trạng của “tôi” như thé nào?
?Em hiểu gì về tiếng khóc của các cậu học trò khi lần đầu đến lớp?( thảo luận)
- Tiếng khóc của sự lo sợ và sung sướng( lần đầu đi học)
 - Đó là những giọt nước mắt báo hiệu sự trưởng thành
? Em hãy nhớ về cảm xúc của chính mình?
HS tự liên hệ
? Qua phân tích , em có nhận xét gì?
? Khi vào lớp, tâm trạng nhân vật “ tôi” ra sao?
? Nhận xét về lời văn và cảm xúc của tác giả?
? Qua đó em hiểu gì về nhân vật tôi?
? Thái độ của những người lớn đối với các em trong ngày đầu tiên đi học như thế nào?
? Qua thái độ đó em cảm nhận được gì?
-Trách nhiệm và tấm lòng của cả gia đình và nhà trường đối với thế hệ tương lai
? Ngày nay ngày khai trường ở nước ta còn gọi là ngày gì? - Ngày toàn dân đưa trẻ đến trường
? Em có nhận xét gì về ngày toàn dân đưa trẻ đến trường 5/9? ( HS tự liên hệ)
Hoạt động 3: Hướng dẫn học sinh tổng kết
? Nhận xét về đặc sắc nghệ thuật của truyện ngắn ?Sức cuốn hút của tác phẩm được tạo nên từ đâu? 
Bản thân tình huống truyện ( buổi tựu trường đầu tiên đã chứa những kĩ niệm )
Hình ảnh thiên nhiên, ngôi trường và cách so sánh của tác giả
Tình cảm ấm áp của người lớn đối với các em nhỏ.
Hoạt động 4: Hướng dẫn học sinh luyện tập	
PHẦN GHI BẢNG
I.Đọc, hiểu văn bản :
1. Tác giả, tác phẩm :
- Tác giả : Thanh Tịnh (1911-1988), quê thành phố Huế. Những sáng tác của ông đều toát lên vẻ đẹp đằm thắm, êm dịu, trong trẻo.
- Tác phẩm : Tôi đi học in trong tập Quê mẹ, xuất bản 1941.
2. Đọc, chú thích, bố cục :
3. Phân tích
3.1 Khơi nguồn cảm xúc
-Thời gian: buổi sáng cuối thu.
-Không gian: trên con đường làng dài và hẹp
- Hình ảnh : Thấy mấy em nhỏ rụt rè núp dưới nón mẹ
-> Quen thuộc, gần gũi, gắn liền kỉ niệm tuổi thơ .
=> Khơi nguồn cảm xúc khiến tác giả nhớ lại kỉ niệm ngày đầu tiên đi học.
3.2/ Tâm trạng, cảm giác của nhân vật tôi trong buổi đầu đi học
a/ Trên đường tới trường
+ Cảnh vật, con đường vốn quen thuộc giờ thấy lạ 
+ Cảm thấy mình đã lớn lên, trang trọng và đứng đắn trong bộ quần áo, sách vở mới.
-> Lời văn giàu sức biểu cảm thể hiện cảm xúc trong sáng, chân thành và sự thay đổi trong nhận thức 
b/ Lúc ở sân trường
* Sân trường
- Sân trường rất đông người
- Ai cũng áo quần sạch sẽ, gương mặt vui tươi sáng sủa
- Ngôi trường vừa xinh xắn vừa oai nghiêm -> Lo sợ vẩn vơ 
-> NT so sánh:diển tả tinh tế tâm trạng tâm lý, đề cao vẻ hấp dẫn của ngôi trường 
* Khi nghe gọi tên:
- Hồi hộp, giật mình và lúng túng khi nghe gọi đến tên mình
- Nức nở khóc
-> Cảm xúc chân thật.
c/ Trong lớp học
- Cảm thấy vừa xa lạ vừa gần gũi với mọi vật, với người bạn ngồi bên cạnh
- Vừa ngỡ ngàng mà tự tin, nghiêm trang bước vào giờ học đầu tiên
-> Lời văn giàu cảm xúc, diễn tả chân thật tình cảm, cảm xúc trong buổi đầu tiên đi học
=> Sự trưởng thành
3/ Các nhân vật người lớn 
 - Các phụ huynh: chuẩn bị chu đáo cho con em mình, hồi hộp, lo lắng
- Ông Đốc: Hình ảnh người thấy từ tốn, bao dung.
- Thầy giáo trẻ : vui tính, giàu tình thương yêu.
-> Sự quan tâm của gia đình, nhà trường.
Thể hiện một môi trường GD tốt đẹp
II. Tổng kết :
Nội dung : Ghi nhớ (sgk)
Nghệ thuật :
Hình ảnh so sánh đặc sắc.
Diễn biến tâm trạng cụ thể, sinh động, phù hợp với tâm lí trẻ thơ.
Tự sự xen lẫn miêu tả và biểu cảm.
III. Luyện tập :
Bài 1: Phát biểu cảm nghĩ của em về dòng cảm xúc của nhân vật “tôi” trong truyện ngắn “ Tôi đi học”
Bài 2:
4. Củng cố :
- GV khái quát nội dung bài học, nhấn mạnh một số điểm quan trọng, đặc biệt qua bài học bồi đắp sự hứng khởi, ham học của học sinh đầu năm học
5. Dặn dò :
 - Nhắc nhở hs học bài và chuẩn bị bài mới
Tuần 1, tiết 3
Ngày soạn : 17/8/ 2011
Ngày dạy : 23 /08/2011
Tiếng việt CẤP ĐỘ KHÁI QUÁT CỦA NGHĨA TỪ NGỮ
 ( Tự học có hướng dẫn) 
I.Mục tiêu cần đạt.
- Phân biệt được các cấp độ khái quát của nghĩa từ ngữ 
- Biết vận dụng hiểu biết vầ cấp độ khái quát của nghĩa từ ngữ vòa đọc- hiểu văn bản
1. Kiến thức:
- Các cấp độ khái quát về nghĩa của từu ngữ
2. Kỹ năng:
- Thưucj hành so sánh phân tích các cấp độ khái quát về nghãi của từ ngữ
II.Chuẩn bị phương tiện day học
- Gv : soạn bài .
 -Hs đọc bài, tham khảo nghĩa từ vựng của các từ.
- Phương tiện: sgk, bảng phụ
-Phương pháp: Nêu vấn đề, đàm thoại, qui nạp.
III. Tiến trình dạy học
1. Ổn định tổ chức: Kiểm tra sĩ số học sinh
2. Kiểm tra bài cũ : 
- GV nhắc lại những kiến thức tiếng việt đã học ở lớp 7.
 3. Bài mới
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY - TRÒ
Hoạt động 1: Hướng dẫn học sinh tìm hiểu từ ngữ nghĩa rộng , từ ngư õnghĩa hẹp.
- Giáo viên treo bảng phụ có vẽ sơ đồ sgk lên bảng .
? Nghĩa của từ động vật rộng hơn hay hẹp hơn nghĩa của từ thú, chim, cá ? Vì sao? 
? Nghĩa của từ thú rộng hơn hay hẹp hơn nghĩa của các từ voi, hươu? 
(GV đặt câu hỏi tương tự với các từ chim, cá)
? Nghĩa của từ thú, chim, cá rộng hơn nghĩa của những từ nào, đồng thời hẹp hơn nghĩa của những từ nào ?
? Em có nhận xét gì về nghĩa của 1 từ ngữ? 
? Từ việc phân tích ví dụ, em hiểu thế nào là từ nghĩa rộng, từ nghĩa hẹp ?
HS đọc ghi nhớ sgk
? Lấy thêm những ví dụ khác để chứng minh nhận định ?
Hoa rộng hơn : Hoa cúc, hồng, đào, mai,
Cây rộng hơn : cây me, ổi, mít, xoài,...
Hoạt động 2: Hướng dẫn học sinh luyện tập
- Giáo viên hướng dẫn hs làm các bài tập sgk, tuỳ theo lượng thời gian còn lại.
Bài 1: HS lên bảng làm
Bài 2,3,4 : HS thảo luận nhóm
Đại diện nhóm trình bày- nhận xét nhau
Gv nhận xét, kết luận.
PHẦN GHI BẢNG
I.Từ ngữ nghĩa rộng , từ ngư õnghĩa hẹp.
1.Ví dụ :
- Động vật: nghĩa khái quát, rộng hơn: thú, chim, cá
- Thú :Nghĩa rộng hơn : voi, hươu.
- Chim : Nghĩa rộng hơn : tu hú, sáo.
- Cá : Nghĩa rộng hơn : cá rô, cá thu.
-> Thú, chim, cá : có nghĩa vừa rộng, vừa hẹp
=> Nghĩa của 1 từ ngữ có thể rộng hơn hoặc hẹp hơn nghĩa của từ ngữ khác.
2. Kết luận : 
Ghi nhớ (sgk)
II. Luyện tập :
Bài 1: Hs lên bảng vẽ sơ đồ theo mẫu sơ đồ trong bài học.
Bài 2: a. Nhiên liệu, b. Nghệ thuật, c. Thức ăn, d. quan sát, e. đánh.
Bài 3: Tìm các từ ngữ có nghĩa được bao hàm trong phạm vi nghĩa của mỗi từ ngữ sgk: ( HS tự lamftheo mẫu)
Mẫu: e. Mang: xách, khiêng, gánh
Bài 4: Những từ ngữ không thuộc phạm vi nghĩa của nhóm:
a. thuốc lào
b. thủ quỹ
c. bút điện.
d. hoa tai.
Bài 5: . 
- Động từ có nghĩa rộng: Khóc  ... øng để làm gì? 
? Hắn có những hành động gì ?
? Em có nhận xét gì về lời nói của hắn “ Thằng kia!.. nộp tiền sưu! Mau!”?
Hống hách, lão xược
? Khi chị Dậu van xin , cai lệ lại có hành động gì? 
? Hắn có thèm đếm xỉa đến những lời van xin của chị Dậu không?
? Đến khi bị chị Dậu xô ngã, hắn ntn?
? Em có nhận xét gì về những ngôn ngữ , giọng điệu mà cai lệ đã thốt ra?
- Ngôn ngữ của hắn thô tục , không phải ngôn ngữ của con người, hắn chỉ biết quát, thét, hầm hè, nham nhảm giống như tiếng sủa, rít , gầm của thú dữ. 
?Em thấy cai lệ là con người ntn? Vì sao hắn chỉ là một tên tay sai mạt hạng lại có quyền đánh trói người vô tội vạ như vậy ? Qua đó em hiểu thế nào về chế độ xh đương thời? 
? Trước thái độ hung hãn của cai lệ, chị Dậu đã có đối phó ntn?
? Tại sao chị cố van xin hắn tha thiết như vậy ?
- biết thân phận của người nông dân thấp cổ bé họng của mình, bản tính mộc mạc, quen nhẫn nhục
? Thấy cai lệ định trói chòâng mình, chị Dậu đã có hành động gì ?
? Lúc này chị có còn xưng hô lễ phép với cai lệ nữa không ? Sự thay đổi cách xưng hô đó nói lên điều gì ?
? Phân tích hành động của chị Dậu để nhận thấy sự thay đổi về thái độ ? 
? Sự thay đổi thái độ đó thể hiện điều gì? có hợp lý hay không?
? Do đâu mà chị Dậu lại có hành động như vậy?
? Qua đoạn trích em có nhận xét gì về tính cách của chị Dậu? 
?
 Có thể rút ra được quy luật gì sau hành động của chị Dậu ? 
- Tức nước vỡ bờ, có áp bức có đấu tranh
? Em hiểu gì về nhan đề của đoạn trích, theo em cách đặt tên như vậy có thỏa đáng không? Vì sao?
 GV liên hệ trong lịch sử của dân tộc về vẫn đề này
Hoạt động 3: Hướng dẫn học sinh tổng kết
? Nêu vắn tắt giá trị nghệ thuật của đoạn trích ?
? Giá trị nội dung của đoạn trích? 
HS đọc ghi nhớ sgk
Hoạt động 4: Hướng dẫn học sinh luyện tập
? Chi nhóm 4 hs , phân vai , đọc diễn cảm văn bản 
PHẦN GHI BẢNG
I. Đọc, hiểu văn bản :
1. Vài nét về tác giả, tác phẩm : 
- Ngô Tất Tố (1893 - 1954) là nhà văn hiện thực xuất sắc của trào lưu hiện thực trước cách mạng.; là người am tường trên nhiều lĩnh vực nghiên cứu, học thuâït, sáng tác
- Tức nước vỡ bờ trích trong chương XVIII của tác phẩm Tắt đèn (1939).
2. Đọc, chú thích :
3. Phân tích 
a. Tình thế của chị Dậu
- Phải chạy vạy ngược xuôi lo suất sưu cho chồng.
- Phải nộp suất sưu cho em chồng đã chết.
- Anh Dậu đang ốm đau rề rề, tưởng như đã chết đêm qua, giờ đây mới tỉnh, nếu bị đánh trói lần nữa thì mạng sống khó giữ được 
-> Bảo vệ chồng
=> Tình thế rất nguy ngập.
b. Hình ảnh tên cai lệ :
- Dụng cụ : roi song, tay thước, dây thừng. 
- Hành động :Sầm sập tiến vào, gõ đầu roi xuống đất , thét - Thằng kia!...nộp tiền sưu! Mau!
- Trợn ngược hai mắt, quát .
- Giọng hầm hè,giật phắt cái thừng chạy sầm sập đến chỗ anh Dậu.
- Bịch vào ngực chị Dậu mấy bịch , sấn đến trói anh Dậu, tát vào mặt chị Dậu đánh bốp.
- Ngã chỏng quèo, miệng vẫn nham nhảm thét trói vợ chồng kẻ thiếu sưu.
-> Động từ mạnh
=> Hung bạo, dã thú, mất hết nhân tính, không chút tình người.Là công cụ bằng sắt đắc lực và là hiện thân của chế độ xã hội thối nát đương thời.
c. Hình ảnh chị Dậu :
- run run : Nhà cháucho cháu khất
- Khốn nạn!...trông lại! 
-> Cố khơi gợi từ tâm và lương tri của ông cai.
- Xám mặt, đặt con xuống đất, chạy đến đỡ lấy tay cai lệ .
-Tức quá, không chịu nổi, chị Dậu liều mạng cự lại 
+ lí lẽ : 
Chồng tôi  hành hạ! 
Thay đổi cách xưng hô :tôi- ông -> ngang hàng với cai lệ.
nghiến hai hàm răng: Mày trói ngay chồng bà đi, bà cho mày xem! -> xưng hô bà-mày
 => Căm phẫn tột độ.
- Túm cổ cai lệ, ấn dúi ra cửa, vật nhau với tên người nhà lí trưởng, túm tóc lẳng hắn ra thềm.
=> Người phụ nữ mộc mạc, hiền dịu, đầy vị tha, biết nhẫn nhục chịu đựng nhưng lại có một sức sống mạnh mẽ, một tinh thần phản kháng tiềm tàng, bất khuất.
II. Tổng kết 
* Nghệ thuật: 
- Khắc họa nhân vật rõ nét
- Ngòi bút miêu tả linh hoạt, sống động
- Ngôn ngữ kể chuyện , miêu tả của tác giả và ngôn ngữ đối thoại của nhân vật rất đặc sắc
* Nội dung ( ghi nhớ sgk)
II. Luyện tập: 
4. Củng cố 
Gv khái quát nội dung bài học
5. Dặn dò 
Học bài, chuẩn bị bài mới “ Xây dựng đoạn trong văn bản”.
-----------------------------------------------------------
Tuần 3, Tiết 10
Ngày soạn :2/9/2011
Ngày dạy :7/9/2011
Tập làm văn XÂY DỰNG ĐOẠN VĂN TRONG VĂN BẢN
I.Mục tiêu cần đạt : 
- Hiểu được khái niệm đoạn văn, từ ngữ chủ đề, câu chủ đề, quan hệ giữa các câu trong đoạn văn và cách trình bày nội dung đoạn văn.
- Vận dụng kiến thức đã học Viết được các đoạn văn mạch lạc, đủ sức làm sáng tỏ một nội dung nhất định .
1. Kiến thức:
- Khái niệm đoạn văn, từ ngữ chủ đề, câu chủ đề, quan hệ giữa các câu trong một đoạn văn
2. Kĩ năng:
- Nhận biết được từu ngũ chủ đề, câu chủ đề, quan hệ giữa các câu trong một đoạn văn đã cho
- Hình thành chủ đề, viết các từ ngữ và câu chủ đề, viết các câu liền mạch theo chủ đề và quan hệ nhất định
- Trình bày một đoạn văn theo kiểu quy nạp, diễn dịch, song hành, tổng hợp
II.Chuẩn bị.
Soạn bài
Phương tiện: sgk
Phương pháp: Nêu và giải quyết vấn đề, thảo luận nhóm.
III. Lên lớp
1. Ổn định tổ chức
2. Kiểm tra bài cũ : - Bố cục của văn bản gồm mấy phần? Nhiệm vụ của từng phần ?
3. Bài mới. Gv giới thiệu bài
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ
Hoạt động 1: Hướng dẫn học sinh tìm hiểu thế nào là đoạn văn.
- Hs đọc đoạn văn sgk.
? Văn bản gồm mấy ý ? 
? Mỗi ý được viết thành mấy đoạn văn? 
? Em thường dựa vào dấu hiệu nào để nhận biết đoạn văn?
Bắt đầu bằng chữ viết hoa lùi đầu dòng và dấu chấm xuống dòng
? Hãy khái quát đặc điểm cơ bản của đoạn văn và cho biết thế nào là đoạn văn ?
Hoạt động 2: Hướng dẫn học sinh tìm hiểu từ ngữ và câu trong đoạn văn.
? Đọc đoạn thứ nhất cho biết từ ngữ nào có tác dụng duy trì đối tượng trong đoạn văn?
? Câu nào là câu then chốt (Câu chủ đề) trong đoạn 2?
? Vì sao em biết đó là câu chủ đề? 
? Em hiểu thế nào là từ ngữ chủ đề và câu chủ đề?
? Chúng đóng vai trò gì trong văn bản? 
=> Từ ngữ chủ đề và câu chủ đề có khả năng duy trì đối tượng trong đoạn văn, các câu trong đoạn đều tập tru nói về chủ đề đã xác định.
? Trong đ1, có câu chủ đề không ? Yếu tố nào duy trì đối tượng trong đoạn? Các câu có quan hệ ntn? 
? Trình tự triển khai nội dung của đoạn văn?
- Gv kết luận .
? Trong đ2, câu chủ đề nằm ở vị trí nào ?
? Trình tự triển khai của đoạn ?
Gv kết luận .
HS đọc đoạn b sgk
? Trong đoạn văn ví dụ b, có câu chủ đề không ? Nó nằm ở đâu? Triển khai theo trình tự nào ?
? Từ việc phân tích trên, hãy rút ra các cách trình bày nội dung trong đoạn văn? 
Gv kết luận.
Gọi hs đọc ghi nhớ sgk.
Hoạt động 3: Hướng dẫn học sinh luyện tập
HS đọc bài 1 – xác định yêu cầu
HS làm bài theo ý kiến các nhân.
 HS đọc bài 2: 
? Phân tích cách trình bày nội dung trong các đoạn văn a,b,c sgk/ 36,37 .
HS thảo luận nhóm
GV hướng dẫn hs làm bài tập 3, 4 ở nhà
PHẦN GHI BẢNG
I. Thế nào là đoạn văn ?
1. Ví dụ : Ngô Tất Tố và tác phẩm “Tắt đèn”.
Vb gồm hai ý :
 + Giới thiệu về tác giả NTT.
 + Giới thiệu về tác phẩm “Tắt đèn”.
- Mỗi ý được viết thành 1 đoạn văn 
2. Kết luận : 
Ghi nhớ sgk 
II. Từ ngữ và câu trong đoạn văn 
1. Từ ngữ chủ đề và câu chủ đề của đoạn văn :
- Từ “Ngô Tất Tố” có khả năng duy trì đối tượng trong đoạn văn -> Từ ngữ chủ đề.
- Câu then chốt :”Tắt đènđương thời.” -> Câu chủ đề .
=> Từ ngữ chủ đề: từ ngữø dùng làm đề mục hoặc lặp lại nhiều lần nhằm duy trì đối tượng biểu đạt.
 Câu chủ đề: Mang nội dung khái quát, ngắn gọn, đủ 2 thành phần, đứng đầu hoặc cuối đoạn văn.
2. Cách trình bày nội dung đoạn văn :
a. 
* Đ1 : 
+ Câu chủ đề : không có
+ Yếu tố duy trì đối tượng : từ Ngô Tất Tố
 + Quan hệ ý nghĩa: Cùng nói về chủ đề, ở những góc độ khác nhau.
 = >Trình bày theo cách song hành.
* Đ2 : 
+ Vị trí câu chủ đề : Ở đầu đoạn.
 => Theo cách diễn dịch.
b. 
+ Vị trí câu chủ đề : Cuối đoạn.
+ Trình tự triển khai : Đi từ cái chi tiết, cụ thể đến cái chung, cái khái quát.
=> Theo cách quy nạp.
 Ghi nhớ (SGK)
III. Luyện tập :
Bài 1: Văn bản có hai ý, mỗi ý được diễn đạt thành 1 đoạn văn.
Bài 2: Cách trình nội dung trong các đoạn văn:
 a. Diễn dịch
b. Song hành.
c. Song hành.
4. Củng cố 
GV khái quát nội dung bài học
5. Dặn dò :
Học bài, chuẩn bị cho bài viết số 1 – văn tự sự.
-------------------------------------------------
Tuần 3 Tiết 11, 12
Ngày soạn : 8/9/2011
Ngày dạy :07/9/2011
VIẾT BÀI TẬP LÀM VĂN SỐ 1 – VĂN TỰ SỰ ( làm tại lớp)
I.Mục tiêu cần đạt : 
Giúp học sinh :
- Ôn tập lại kiểu bài tự sự đã học ở lớp 6, kết hợp với biểu cảm đã học ở lớp 7.
- Rèn kĩ năng viết đoạn và bài văn.
II.Chuẩn bị.
Thầy : ra đề .
Trò: Ôân lại cách làm bài văn tự sự kết hợp với miêu tả biểu cảm, giấy kiểm tra.
III. Lên lớp
1. Ổn định tổ chức
2. Kiểm tra sự chuẩn bị của hs
3. Bài mới : Gv nêu mục tiêu cần đạt của tiết kiểm tra
Đề : Kể lại một kỉ niệm đáng nhớ trong quãng đời đi học 
GV Yêu cầu hs trước khi làm bài
 - Đọc kĩ đề, xác định đúng yêu cầu của đề, kiểu bài.
Lập dàn bài ra nháp và dựa vào dàn bài để viết bài văn hoàn chỉnh
Trình bày theo bố cục 3 phần rõ ràng, mạch lạc, đúng chính tả.
4. Củng cố, Dặn dò 
- Xem lại đề bài, tự đánh giá bài làm của mình
- Soạn bài “ Lão Hạc”
------------------------------------------------------------------------

Tài liệu đính kèm:

  • docTuan 1-3.doc