Giáo án Ngữ văn 8 - Tuần 1 chuẩn

Giáo án Ngữ văn 8 - Tuần 1 chuẩn

Tuần 1

Tiết 1,2

TÔI ĐI HỌC

(Thanh Tịnh)

I. MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT:

 Cảm nhận được tâm trạng, cảm giác của nhân vật tôi trong buổi tựu trường đầu tiên trong một đoạn trích truyên có sử dụng kết hợp các yếu tố miêu tả và biểu cảm.

II. TRỌNG TÂM KIẾN THỨC, KỸ NĂNG:

1. Kiến thức:

- Cốt truyện, nhân vật , sự kiện trong đoạn trích Tôi đi học.

- Nghệ thuật miêu tả tâm lí trẻ nhỏ ở tuổi đến trường trong một văn bản tự sự qua ngòi bút Thanh Tịnh.

2. Kĩ năng:

- Đọc hiểu đoạn trích tự sự có yếu tố miêu tả và biểu cảm.

- Trình bày những suy nghĩ, tình cảm về một sự việc trong cuộc sống bản thân.

III. LÊN LỚP:

A. Ổn định lớp:

B.Bài mới:

 Thanh Tịnh là nhà văn có sáng tác từ trước CMT8 ở các thể loại thơ, truyện; sáng tác của ông toát lên vẻ đẹp đằm thắm, tình cảm êm dịu, trong trẻo.

 

doc 7 trang Người đăng haiha30 Lượt xem 710Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn 8 - Tuần 1 chuẩn", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 1
Tiết 1,2
TÔI ĐI HỌC
(Thanh Tịnh)
Ns: 14.8.2011
Nd: 15.8.2011
I. MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT:
 Cảm nhận được tâm trạng, cảm giác của nhân vật tôi trong buổi tựu trường đầu tiên trong một đoạn trích truyên có sử dụng kết hợp các yếu tố miêu tả và biểu cảm.
TRỌNG TÂM KIẾN THỨC, KỸ NĂNG:
Kiến thức:
Cốt truyện, nhân vật , sự kiện trong đoạn trích Tôi đi học.
Nghệ thuật miêu tả tâm lí trẻ nhỏ ở tuổi đến trường trong một văn bản tự sự qua ngòi bút Thanh Tịnh.
Kĩ năng:
Đọc hiểu đoạn trích tự sự có yếu tố miêu tả và biểu cảm.
Trình bày những suy nghĩ, tình cảm về một sự việc trong cuộc sống bản thân.
LÊN LỚP:
A. Ổn định lớp: 
B.Bài mới: 
 Thanh Tịnh là nhà văn có sáng tác từ trước CMT8 ở các thể loại thơ, truyện; sáng tác của ông toát lên vẻ đẹp đằm thắm, tình cảm êm dịu, trong trẻo.
Hoạt động của Thầy - Trò
Nội dung
Hoạt động 1 Khởi động
( gv giới thiệu tác giả Thanh Tịnh theo sgk)
Gv đọc mẫu một đoạn, nêu y/c đọc, gọi hs đọc tiếp.
* Gọi hs đọc chú thích về tác giả.
Hoạt động 2 Đọc- hiểu văn bản
*( đọchôm nay tôi đi học)
- Chi tiết , hình ảnh nào làm nhân vật tôi nhớ lại buổi tựu trường? 
- Cảnh vật đó như thế nào?
- Khi nhớ lại, lòng tôi ra sao?
( kể lại những sự việc xảy ra khi tôi đến trường)
- Em nhận xét không khí ngày tựu trường như thế nào? ( trên đường đi, trong sân trường)
* Chia nhóm, phân nhiệm vụ:
- Nhóm 1: tìm hiểu tâm trạng của tôi khi đứng trước một ngôi trường mình đã từng đến chơi.
- Nhóm 2: tìm hiểu ấn tượng của tôi về thầy giáo mới.
- Nhóm 3: tìm hiểu ấn tượng của tôi về bạn bè .
- Nhóm 4: tìm hiểu cảm xúc của tôi về mẹ.
* Ghi vào bảng phụ, cử một bạn lên trình bày.
* Cách miêu tả tâm trạng của đứa bé có đúng thực tế không, đúng với phần đông mọi người không? ( đều có tâm trạng lo lắng , bỡ ngỡ).
* Tìm những hình ảnh được so sánh diễn tả tâm trạng, cảm xúc.
* Những hình ảnh này đều có điểm chung gì? ( gắn với thiên nhiên, gợi cảm.
* Buổi tựu trường đầu tiên trong đời có ấn tượng như thế nào đối với tác giả? Vì sao? ( gắn bó với thời thơ ấu hồn nhiên, với người mẹ) .
* Cho hs sinh đọc ghi nhớ
 Cho các nhóm tùy chọn hoạt động, cử người trình bày.
* Kể về bản thân trong ngày đầu tiên đi học.
* Hát một bài với chủ đề trên.
* Vẽ cảnh ngày tựu trường.
I. Tìm hiểu tác giả, tác phẩm:
1. Tác giả: 
Thanh Tịnh ( 1911- 1988) tên thật là Trần Văn Ninh, quê ở Huế.
2. Tác phẩm: Truyện ngắn Tôi đi học
 ( 1941) trong tập Quê mẹ.
II. Đọc – hiểu văn bản:
A. Nội dung:
1) Những sự việc khiến nhân vật tôi liên tưởng về ngày đầu tiên đi học của mình:
- cuối thu, lá rụng nhiều, mây bàng bạc
- mấy em nhỏ rụt rè dưới nón mẹ
→ lòng nao nức, tưng bừng rộn rã
2) Những hồi tưởng của nhân vật tôi:
a. Không khí của ngày hội tựu trường:
- trên đường đi: 
mấy cậu nhỏ áo quần tươm tất, nhí nhảnh gọi nhau.
trong sân trường: 
 dày đặc cả người, ai cũng áo quần sạch sẽ, gương mặt vui tươi, sáng sủa.
± không khí náo nức, vui vẻ, trang trọng.
 b. Tâm trạng, cảm xúc, ấn tượng của nhân vật tôi :
Về trường lớp:
trường xinh xắn, oai nghiêm 
± lòng lo sợ vẩn vơ.
Về thầy giáo mới:
thầy giáo trẻ, mặt tươi cười đón chúng tôi.
Ông đốc nói sẽ, hiền từ, cảm động, tươi cười nhẫn nại.
thầy hiền hậu, vui vẻ, thông cảm học trò.
Về bạn bè:
đều ngập ngừng e sợ trước trường mới.
lúng túng, rộn ràng khi đi đứng.
xúc động, khóc, khi xếp hàng.
± cùng tâm trạng, cảnh ngộ như tôi.
Về mẹ:
mẹ âu yếm dắt tôi đi học, trìu mến nhìn tôi.
dịu dàng, cảm thông khi tôi khóc
( một bàn tay)
B. Nghệ thuật:
- Miêu tả tinh tế, chân thực ( đều có tâm trạng bỡ ngỡ, lo lắng trước cảnh lạ).
- ngôn ngữ biểu cảm, giọng văn nhẹ nhàng, trong sáng ( câu văn có nhịp điệu, từ ngữ giản dị)
- Hình ảnh so sánh:
+ như mấy cành hoa tươi
+ như một làn mây
+ như con chim con
± diễn tả tâm trạng, cảm xúc
C. Ý nghĩa văn bản
Buổi tựu trường đầu tiên sẽ mãi không thể nào quên trong kí ức của nhà văn Thanh Tịnh.
*Ghi nhớ
LUYỆN TẬP ( Hướng dẫn tự học)
Kể chuyện ngày đầu tiên đi học.
C. HƯỚNG DẪN TỰ HỌC:
Ghi lại những ấn tượng, cảm xúc của bản thân về một ngày tựu trường mà em nhớ nhất.
Tuần 1
Tiết 3
CẤP ĐỘ KHÁI QUÁT
 NGHĨA CỦA TỪ NGỮ
Ns: 13.8. 2011
Nd: 17.8.2011
I – MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT
- Phân biệt được các cấp độ khái quát về nghĩa của từ ngữ.
- Biết vận dụng hiểu biết về cấp độ khái quát của nghĩa từ ngữ vào đọc- hiểu và tạo lập văn bản.
II - TRỌNG TÂM KIẾN THỨC, KỸ NĂNG
Kiến thức
Các cấp độ khái quát về nghĩa của từ ngữ.
Kĩ năng
Thực hành so sánh, phân tích các cấp độ khái quát về nghĩa của từ ngữ.
 III – LÊN LỚP
Ổn định lớp:
 Bài mới:
Hoạt động của Thầy và trò
Nội dung
Hoạt động 1 Khởi động
Gv giới thiệu, giải thích sơ lược về tiêu đề bài học ( nghĩa của từ ngữ có từng cấp độ rộng , hoặc hẹp)
- Gv cho hs xem sơ đồ ( bảng phụ) 
* Hỏi theo câu hỏi sgk
Động vật
- Gv dùng sơ đồ tư duy, yêu cầu hs điền tiếp tục
Thú 
Voi
hươu
Cá rô, 
Cá thu
Tu hú
sáo
cá
chim
Gv cho hs làm bài tập 1
Gọi 2 em lên bảng lập 2 sơ đồ.
Bài tập 2: Hỏi đáp
Bài tập 3: Chia 4 nhóm làm bt b) c) d) e)
Vẽ sơ đồ tư duy cho mỗi câu.
Bài tập 4: Hỏi đáp
Bài tập 5: Về nhà
I. TỪ NGỮ NGHĨA RỘNG, TỪ NGỮ NGHĨA HẸP
Ví dụ: 
 Nghĩa rộng Nghĩa hẹp
 Động vật Thú, chim, cá
 Thú voi, hươu, hổ
 Chim tu hú, sáo
 Cá cá rô, cá thu
 * Một từ nghĩa rộng khi có phạm vi nghĩa bao hàm nghĩa từ ngữ khác.
* Một từ nghĩa hẹp khi phạm vi nghĩa được bao hàm bởi nghĩa một từ ngữ khác.
* Một từ có nghĩa rộng đối với từ này, nhưng lại có thể có nghĩa hẹp với từ khác.
II. LUYỆN TẬP
1. 
2. a) nhiên liệu b) nghệ thuật c) thức ăn 
d) nhìn e) đánh
3. 
4. a) thuốc lào b) thủ quỹ c) bút điện d) hoa tai
Hướng dẫn tự học:
Làm bài tập 5 trang 11
Tuần 1
Tiết 4
TÍNH THỐNG NHẤT VỀ
CHỦ ĐỀ CỦA VĂN BẢN
Ns: 13.8.2011
Nd: 17.8.2011
I – MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT
- Thấy được tính thống nhất về chủ đề của văn bản và xác định chủ đề của một văn bản cụ thể.
- Biết viết một văn bản bảo đảm tính thống nhất về chủ đề.
II. TRỌNG TÂM KIẾN THỨC KỸ NĂNG
Kiến thức
Chủ đề văn bản.
Những thể hiện của chủ đề trong một văn bản.
Kỹ năng
Đọc – hiểu và có khả năng bao quát toàn bộ văn bản.
Trình bày một văn bản ( nói, viết) thống nhất về chủ đề.
III.LÊN LỚP
Ổn định:
Bài mới:
Hoạt động của Thầy và trò
Nội dung
Hoạt động 1 Khởi động
Giới thiệu một tính chất cần có của một văn bản là phải thống nhất.
Hoạt động 2 Tìm hiểu về khái niệm chủ đề
Gv cho hs đọc lại văn bản Tôi đi học:
- Tác giả nhớ lại kỉ niệm sâu sắc nào trong thời thơ ấu của mình?
- Sự hồi tưởng ấy gợi lên những ấn tượng gì trong lòng tác giả?
Hoạt động 3 Tìm hiểu về tính thống nhất của chủ đề
- căn cứ vào đâu mà em biết về nội dung của văn bản Tôi đi học?
- Tìm các từ ngữ chứng tỏ tâm trạng hồi hộp, cảm giác bỡ ngỡ của nhân vật tôi.
- Tìm từ ngữ, chi tiết thể hiện cảm giác mới lạ của nhân vật tôi.
Như vậy, cái gì tạo ra tính thống nhất của chủ đề văn bản?
Hoạt động 4 Luyện tập
Đọc : Rừng cọ quê tôi
Xác định chủ đề của văn bản trên?
Tìm những chi tiết thể hiện chủ đề?
2. Gv ra đề bài, phân các nhóm làm từng phần: mở bài, thân bài, kết bài.
I. CHỦ ĐỀ CỦA VĂN BẢN
Chủ đề truyện ngắn Tôi đi học: 
- Tác giả nhớ mãi kỉ niệm về ngày đi học đầu tiên trong đời.
Chủ đề là đối tượng và vấn đề chính mà văn bản cần biểu đạt
II. TÍNH THỐNG NHẤT VỀ CHỦ ĐỀ CỦA VĂN BẢN
Mọi chi tiết trong văn bản đều nhằm biểu hiện đối tượng và vấn đề chính được đề cập đến trong văn bản, các đơn vị ngôn ngữ đều bám sát vào chủ đề.
Điều kiện để có được tính thống nhất:
mối quan hệ chặt chẽ giữa nhan đề và bố cục; giữa các phần của văn bản và câu văn, từ ngữ then chốt.
LUYỆN TẬP
Chủ đề:
Rừng cọ quê hương gắn bó mật thiết với đời sống con người .
Chi tiết: hình ảnh, từ ngữ trong văn bản nói về rừng cọ.( tả về cây cọ, con người sinh hoạt cùng rừng cọ)
Làm dàn ý cho đề bài về một loại trái cây em thích.
Hướng dẫn tự học:
Chọn một ý trong phần thân bài để viết đoạn.
---------------------------

Tài liệu đính kèm:

  • docTuan 1 chuan.doc