Giáo án Ngữ văn 8 tiết 15 bài 4: Tiếng Việt: Từ tượng hình, từ tượng thanh

Giáo án Ngữ văn 8 tiết 15 bài 4: Tiếng Việt: Từ tượng hình, từ tượng thanh

TIẾT 15 TIẾNG VIỆT

TỪ TƯỢNG HÌNH, TỪ TƯỢNG THANH

1. Mục tiêu: Giúp HS:

 a) Về kiến thức: Hiểu được thế nào là từ tượng hình, tượng thanh.

 b) Về kĩ năng: Có ý thức sử dụng từ tượng hình, tượng thanh để tăng thêm tính hình tượng, tính biểu cảm trong giao tiếp.

 c) Về thái độ: Có ý thức giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt.

2. Chuẩn bị của GV và HS

 a) Chuẩn bị của GV: SGK, SGV, đồ dùng dạy học- nghiên cứu soạn giáo án.

 b) Chuẩn bị của HS: SGK, vở ghi- học bài cũ- chuẩn bị bài mới theo SGK.

3. Tiến trình bài dạy

 * Ổn định tổ chức: Sĩ số 8C: . 8B: .

a) Kiểm tra bài cũ (10’): Kiểm tra viết.

 Câu hỏi: Thế nào là trường từ vựng? Cho ví dụ?

 Đáp án:- Trường từ vựng là tập hợp của những từ có ít nhất một nét chung về nghĩa. (5 điểm)

 - Ví dụ: Trường chỉ đồ dùng học tập: bút, thước, sách, vở, com-pa, (5 điểm)

* Vào bài (1’): Để tạo sắc thái biểu cảm trong nói và viết, người ta thường dùng từ tượng hình, tượng thanh. Tiết học này chúng ta cùng tìm hiểu.

b) Dạy nội dung bài mới

 

doc 3 trang Người đăng haiha30 Lượt xem 773Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn 8 tiết 15 bài 4: Tiếng Việt: Từ tượng hình, từ tượng thanh", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn:		Ngày dạy: . Dạy lớp 8B
	Ngày dạy: . Dạy lớp 8C
TIẾT 15 TIẾNG VIỆT
TỪ TƯỢNG HÌNH, TỪ TƯỢNG THANH
1. Mục tiêu: Giúp HS:
	a) Về kiến thức: Hiểu được thế nào là từ tượng hình, tượng thanh.
	b) Về kĩ năng: Có ý thức sử dụng từ tượng hình, tượng thanh để tăng thêm tính hình tượng, tính biểu cảm trong giao tiếp.
	c) Về thái độ: Có ý thức giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt.
2. Chuẩn bị của GV và HS
	a) Chuẩn bị của GV: SGK, SGV, đồ dùng dạy học- nghiên cứu soạn giáo án.
	b) Chuẩn bị của HS: SGK, vở ghi- học bài cũ- chuẩn bị bài mới theo SGK.
3. Tiến trình bài dạy
	* Ổn định tổ chức: Sĩ số 8C: ..	 8B: ..
a) Kiểm tra bài cũ (10’): Kiểm tra viết.
	Câu hỏi: Thế nào là trường từ vựng? Cho ví dụ?
	Đáp án:- Trường từ vựng là tập hợp của những từ có ít nhất một nét chung về nghĩa. (5 điểm)
	- Ví dụ: Trường chỉ đồ dùng học tập: bút, thước, sách, vở, com-pa,(5 điểm)
* Vào bài (1’): Để tạo sắc thái biểu cảm trong nói và viết, người ta thường dùng từ tượng hình, tượng thanh. Tiết học này chúng ta cùng tìm hiểu.
b) Dạy nội dung bài mới
	I. ĐẶC ĐIỂM, CÔNG DỤNG (20’)
	1. Ví dụ
	GV: Gọi HS đọc phần trích SGK. T. 49.
	?TB: Hãy giải nghĩa từ móm mém, hu hu?
	HS: Móm mém: miệng rụng hết răng nhai trệu trạo, khó khăn. Hu hu: từ gợi tả tiếng khóc to liên tiếp.
	?TB: Giải nghĩa các từ in đậm còn lại trong 2 đoạn trích?
	HS: Ư ử: phát ra tiếng kêu nhỏ, yếu ớt. Xồng xộc: dáng đi nhanh xông thẳng đến đột ngột. Vật vã: vật mình lăn lộn vì đau đớn. Rũ rượi: tóc rối bù và xoà xuống. Xộc xệch: lỏng lẻo và không ngay ngắn. Sòng sọc: mắt ở trạng thái mở to không chớp, con người đưa đi đưa lại rất nhanh.
	?KH: Trong các từ vừa giải thích, từ nào gợi tả hình ảnh, dáng vẻ, trạng thái của sự vật? Từ nào mô phỏng âm thanh của tự nhiên?
	HS: Từ gợi tả hình ảnh, dáng vẻ, trạng thái của sự vật: móm mém, xồng xộc, vật vã, rũ rượi, xộc xệch, sòng sọc. Từ mô phỏng âm thanh của tự nhiên, con người: hu hu, ư ử.
	?KH: Những từ đó có tác dụng gì trong miêu tả?
	HS: Các từ ư ử gợi tả tiếng kêu ai oán của con chó vàng khi bị người mua trói gô lại. Từ hu hu gợi âm thanh tiếng khóc to chứa chất ân hận, đau xót của lão Hạc khi kể chuyện bán cậu Vàng. Các từ tượng hình như vẽ lên trước mắt người đọc cái chết đau đớn đầy thương tâm của lão Hạc.
	?TB: Những từ trên chính là từ tượng hình, tượng thanh. Vậy em hiểu thế nào về hai loại từ này? Tác dụng của việc sử dụng chúng?
	2. Bài học:
	Ghi:- Từ tượng hình là từ gợi tả hình ảnh, dáng vẻ, trạng thái của sự vật. Từ tượng thanh là từ mô phỏng âm thanh của tự nhiên, của con người.
	- Từ tượng hình, từ tượng thanh gợi được hình ảnh, âm thanh cụ thể, sinh động, có giá trị biểu cảm cao; thường được dùng trong văn miêu tả và tự sự.
GV: Gọi HS đọc ghi nhớ SGK. T. 49.
	II. LUYỆN TẬP (18’)
	1. Bài 1 (T. 49, 50)
	?: Tìm từ tượng hình, từ tượng thanh trong những câu ở bài 1?
	HS: Từ tượng thanh: soàn soạt, bịch, bốp, nham nhảm. Từ tượng hình: rón rén, lẻo khoẻo, chỏng quèo.
	2. Bài 2 (T. 50)
	?: Tìm ít nhất năm từ tượng hình gợi tả dáng đi của người?
	HS: xiêu vẹo, cắm cúi, lẫm chẫm, lom khom, thướt tha, thất thểu, hấp tấp.
	3. Bài 3 (T. 50)
	?: Phân biệt nghĩa của các từ tượng thanh tả tiêng cười trong bài 3?
	- ha hả: cười to, mở hết miệng rất khoái trí, thoải mái.
	- hì hì: mô phỏng tiếng cười phát ra bằng mũi biểu lộ sự thích thú.
	- hô hố: cười to thô lỗ, gây cảm giác khó chịu cho người khác.
	- hơ hớ: cười thoải mái, vui vẻ.
	4. Bài 4 (T. 50)
	?: Đặt câu với các từ tượng hình, tượng thanh trong bài 4?
	- Đom đóm bay lập loè trong đêm.
	- Nam vỡ tiếng giọng nói nghe ồm ồm.
	- Tiếng mưa rơi lộp bộp trên tàu lá chuối.
	- Mồ hôi lấm tấm trên gương mặt mẹ.
	- Mưa xuân lắc rắc rơi.
	- Đường lên đèo khúc khuỷu, quanh co.
	- Mồ hôi rơi lã chã trên khuôn mặt các bác nông dân đang cày ruộng.
	- Tiếng đồng hồ treo tường kêu tích tắc.
c) Củng cố, luyện tập (2’):
	?: Thế nào là từ tượng hình, tượng thanh? Lấy ví dụ?
	Từ tượng hình là từ gợi tả hình ảnh, dáng vẻ, trạng thái của sự vật. Từ tượng thanh là từ mô phỏng âm thanh của tự nhiên, của con người.
	- Từ tượng hình, từ tượng thanh gợi được hình ảnh, âm thanh cụ thể, sinh động, có giá trị biểu cảm cao; thường được dùng trong văn miêu tả và tự sự.
	Ví dụ: Tiếng suối chảy róc rách. 
	Lom khom dưới núi tiều vài chú
	Lác đác bên sông chợ mấy nhà.
d) Hướng dẫn học sinh tự học ở nhà (1’):
	- Học thuộc ghi nhớ, làm bài 5 (T. 50).
	- Tiết tới soạn Liên kết các đoạn văn trong văn bản. Yêu cầu:
	+ Xem lại kiến thức về chỉ từ, đại từ;
	+ Đọc, tìm hiểu kĩ các đoạn văn ví dụ, các câu hỏi trong mục I, II sau đó trả lời.

Tài liệu đính kèm:

  • docTiet 15 bai 4.doc