Giáo án Ngữ văn 8 tiết 99 bài 27: Tập làm văn: Ôn tập về luận điểm

Giáo án Ngữ văn 8 tiết 99 bài 27: Tập làm văn: Ôn tập về luận điểm

TIẾT 99 TẬP LÀM VĂN

ÔN TẬP VỀ LUẬN ĐIỂM

1. Mục tiêu: Giúp HS:

 a) Về kiến thức: - Nắm vững hơn nữa khái niệm luận điểm, tránh được những sự hiểu lầm mà các em thường mắc phải (như lẫn lộn luận điểm với vấn đề cần nghị luận hoặc coi luận điểm là một bộ phận của vấn đề nghị luận, )

 - Thấy rõ hơn mối quan hệ giữa luận điểm với vấn đề nghị luận và giữa các luận điểm với nhau trong một bài văn nghị luận.

b) Về kĩ năng: Rèn kĩ năng viết bài văn nghị luận sử dụng hợp lí các luận điểm, luận cứ để tạo sức thuyết phục người đọc trước một vấn đề cụ thể.

 c) Về thái độ: Có ý thức học tập nghiêm túc đối với bộ môn.

 

doc 5 trang Người đăng haiha30 Lượt xem 689Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn 8 tiết 99 bài 27: Tập làm văn: Ôn tập về luận điểm", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 	Ngày dạy: Dạy lớp 8B
	Ngày dạy:.Dạy lớp 8C
TIẾT 99 TẬP LÀM VĂN
ÔN TẬP VỀ LUẬN ĐIỂM
1. Mục tiêu: Giúp HS:
	a) Về kiến thức: - Nắm vững hơn nữa khái niệm luận điểm, tránh được những sự hiểu lầm mà các em thường mắc phải (như lẫn lộn luận điểm với vấn đề cần nghị luận hoặc coi luận điểm là một bộ phận của vấn đề nghị luận,)
	- Thấy rõ hơn mối quan hệ giữa luận điểm với vấn đề nghị luận và giữa các luận điểm với nhau trong một bài văn nghị luận.
b) Về kĩ năng: Rèn kĩ năng viết bài văn nghị luận sử dụng hợp lí các luận điểm, luận cứ để tạo sức thuyết phục người đọc trước một vấn đề cụ thể.
	c) Về thái độ: Có ý thức học tập nghiêm túc đối với bộ môn.
2. Chuẩn bị của GV và HS:
	a) Chuẩn bị của GV: SGK, SGV – nghiên cứu soạn giáo án.
	b) Chuẩn bị của HS: SGK Ngữ văn 7 tập II, SGK Ngữ văn 8 tập II, vở ghi, học bài cũ – đọc SGK 7, 8 – trả lời các câu hỏi trong mục I, II, III SGK Ngữ văn 8.
3. Tiến trình bài dạy:
	* Ổn định tổ chức: Sĩ số 8B: ....
	 Sĩ số 8C: ...
a) Kiểm tra bài cũ: Kiểm tra trong quá trình tiết học.
	* Vào bài (1’): Các em đã học về văn nghị luận ở lớp 7 và đã biết cách xác định các luận điểm trong bài văn nghị luận. Tiết học này, chúng ta cùng đi ôn tập, củng cố lại kiến thức về luận điểm.
b) Dạy nội dung bài mới:
	I. ÔN TẬP LÍ THUYẾT (29’)
	1. Khái niệm luận điểm
	a) Ví dụ
	?KH: Qua việc đọc lại sách Ngữ văn 7, hãy nhắc lại luận điểm là gì?
	HS: Luận điểm là ý kiến thể hiện tư tưởng, quan điểm của bài văn được nêu ra dưới hình thức câu khẳng định (hay phủ định), được diễn đạt sáng tỏ, dễ hiểu, nhất quán. Luận điểm là linh hồn của bài viết, nó thống nhất các đoạn văn thành một khối. Luận điểm phải đúng đắn chân thật, đáp ứng nhu cầu thực tế thì mới có sức thuyết phục.
	GV: Gọi HS đọc mục 1. I. SGK. T. 73.
	?TB: Hãy lựa chọn câu trả lời đúng trong ba phương án ở mục 1.I?
	HS: Phương án c đúng. Hai phương án a, b không đúng vì người trả lời đã không phân biệt được vấn đề và luận điểm.
	GV: Những ý kiến, quan điểm, chủ trương chủ yếu được đưa ra để giải đáp cho câu hỏi, để giúp lí trí được thông suốt chính là luận điểm. Không có luận điểm đúng, có cơ sở khoa học, đáng tin cậy thì không thể làm sáng tỏ được vấn đề. Như vậy, luận điểm không phải là vấn đề, cũng không phải là một bộ phận của vấn đề. Vấn đề có thể là câu hỏi nhưng luận điểm phải là sự trả lời.
	?KH: Bài “Tinh thần yêu nước của nhân dân ta” có những luận điểm nào? Đâu là luận điểm xuất phát, đâu là luận điểm chính dùng làm kết luận?
	HS: Có các luận điểm sau: Luận điểm xuất phát dùng làm cơ sở: Dân ta có một lòng nồng nàn yêu nước. Luận điểm mở rộng gồm: Tinh thần yêu nước trong lịch sử chống ngoại xâm; tinh thần yêu nước trong cuộc kháng chiến hiện tại. Luận điểm chính dùng làm kết luận: Bổn phận của chúng ta là phải làm cho tinh thần yêu nước của nhân dân được phát huy mạnh mẽ trong mọi công việc kháng chiến.
	GV: Gọi HS đọc ý b mục 2. II. T. 73.
	?KH: Xác định luận điểm của bài “Chiếu dời đô” như vậy đúng hay sai? Vì sao?
	HS: Xác định như vậy là sai vì đó chưa phải là tư tưởng, quan điểm, chủ trương cơ bản nêu ra trong bài mà chỉ là những vấn đề.
	GV: Có thể xác định luận điểm cho bài Chiếu dời đô như sau: Luận điểm xuất phát: Chiếu dời đô (nhan đề bài chiếu). Luận điểm mở rộng gồm: trong sử sách xưa, các triều đại Trung Quốc đã nhiều lần dời đô để an dân, nước thịnh; Hai nhà Đinh, Lê không dời đô khỏi nơi chật hẹp nên vận nước không bền, trăm họ hao tổn; thành Đại La là nơi kinh đô bậc nhất của đế vương muôn đời có thể dời đô đến. Luận điểm kết luận: Phải dời đô về thành Đại La để đưa đất nước bước sang một thời kì lịch sử mới.
	?TB: Vậy, hãy khái quát thật ngắn gọn kiến thức về luận điểm?
	b) Bài học
	Ghi: - Luận điểm trong bài văn nghị luận là những tư tưởng, quan điểm, chủ trương mà người viết (nói) nêu ra ở trong bài.
	2. Mối quan hệ giữa luận điểm với vấn đề cần giải quyết trong bài văn nghị luận	
	a) Ví dụ
	?TB: Vấn đề được đặt ra trong bài “Tinh thần yêu nước của nhân dân ta” là gì?
	HS: Tinh thần yêu nước là một truyền thống quý báu của dân tộc ta, đó là sức mạnh to lớn trong các cuộc chiến đấu chống xâm lược.
	?KH: Có thể làm sáng tỏ được vấn đề đó không, nếu trong bài văn, tác giả chỉ đưa ra luận điểm: “Đồng bào ta ngày nay có lòng yêu nước nồng nàn.”?
	HS: Chưa đủ để làm rõ được vấn đề cho nên Bác phải đưa trước luận điểm này một luận điểm nữa đó là lòng yêu nước trong lịch sử chống ngoại xâm của dân tộc. Như vậy, luận điểm chứng minh có cả lịch sử, cả hiện tại, rất toàn diện đủ sức để làm sáng tỏ vấn đề đặt ra trong bài.
	?KG: Trong bài “Chiếu dời đô”, nếu Lí Công Uẩn chỉ đưa ra luận điểm: “Các triều đại trước đây đã nhiều lần thay đổi kinh đô” thì mục đích của nhà vua khi ban chiếu có đạt được không? Vì sao?
HS: Không. Vì chỉ một luận điểm ấy mới chỉ nêu được cái lợi mà chưa chỉ rõ cái hại mà thực tế lịch sử ta đã trải qua, chưa chỉ rõ địa điểm thuận lợi của nơi định đô mới so với kinh đô hiện tại. Do đó, chưa đủ để làm sáng tỏ vấn đề đặt ra.
GV: Tác giả đã phải đưa thêm 2 luận điểm nữa đó là: Hai nhà Đinh, Lê không dời đô khỏi nơi chật hẹp nên vận nước ngắn ngủi, trăm họ hao tổn; thành Đại La là nơi kinh đô bậc nhất của đế vương muôn đời có thể dời đô đến thì mới làm rõ lợi, hại và đủ sức làm sáng tỏ vấn đề được đặt ra.
	?G: Từ việc tìm hiểu trên, em rút ra được những kết luận gì về mối quan hệ giữa luận điểm với vấn đề cần giải quyết trong bài văn nghị luận?
	b) Bài học
	Ghi: Luận điểm cần phải chính xác, rõ ràng, phù hợp với yêu cầu giải quyết vấn đề và đủ để làm sáng tỏ vấn đề được đặt ra.	
	GV: Các em đã thấy được mối quan hệ giữa luận điểm với vấn đề cần giải quyết trong bài văn nghị luận. Vậy, mối quan hệ giữa các luận điểm trong bài văn nghị luận thì sao? Ta tiếp tục tìm hiểu.
	3. Mối quan hệ giữa các luận điểm trong bài văn nghị luận
	a) Ví dụ
	GV: Gọi HS đọc mục 1 phần III. SGK. T. 74.
	Đề: Hãy trình bày rõ vì sao chúng ta cần phải đổi mới phương pháp học tập?
	?KG: Xem xét hệ thống luận điểm nào đạt được các yêu cầu của bài nghị luận trên?
	HS: Hệ thống 1 phù hợp bởi: hoàn toàn chính xác; thật sự liên kết với nhau; phân biệt rành mạch các ý với nhau, bảo đảm cho chúng không bị trùng lặp, chồng chéo; được sắp xếp theo một trình tự hợp lí: luận điểm trước đặt cơ sở cho luận điểm sau, còn luận điểm sau phát huy được kết quả của luận điểm trước.
	GV: Hệ thống 2 không đạt được các điều kiện đó bởi: có những luận điểm chưa chính xác (không thể chỉ đổi mới phương pháp là kết quả học tập sẽ được nâng cao, cũng không thể đòi hỏi phải thường xuyên đổi mới cách học tập nếu không có lí do chính đáng); có luận điểm chưa phù hợp với vấn đề (chưa chăm học và nói chuyện riêng đều không phải là khuyết điểm về phương pháp học tập). Vì chưa chính xác nên luận điểm a không thể làm cơ sở để dẫn tới luận điểm b. Bởi không bàn về phương pháp học tập nên luận điểm c không liên kết được với các luận điểm đứng trước và sau nó. Do đó, luận điểm d cũng không kế thừa và phát huy được kết quả của 3 luận điểm a, b, c trên đó. Nếu viết bài theo hệ thống này, bài sẽ không rõ ràng, mạch lạc, các ý luẩn quẩn, trùng lặp, chồng chéo. Ý “cần đổi mới phương pháp học tập sẽ phải nói đi nói lại suốt cả bài.
	?KH: Em rút ra kết luận gì về luận điểm và mối quan hệ giữa các luận điểm trong bài văn nghị luận?
	b) Bài học
	Ghi: - Trong bài văn nghị luận, luận điểm là một hệ thống: có luận điểm chính (dùng làm kết luận của bài, là cái đích của bài viết) và luận điểm phụ (dùng làm luận điểm xuất phát hay luận điểm mở rộng).
	- Các luận điểm trong một bài văn vừa cần liên kết chặt chẽ, lại vừa cần có sự phân biệt với nhau. Các luận điểm phải được sắp xếp theo một trình tự hợp lí: Luận điểm nêu trước chuẩn bị cơ sở cho luận điểm nêu sau, còn luận điểm nêu sau dẫn đến luận điểm kết luận.
	GV: Gọi HS đọc toàn bộ ghi nhớ SGK. T. 75.
	II. LUYỆN TẬP (13’)
	1. Bài 1 (T. 75)
	GV: Gọi HS đọc yêu cầu bài 1.
	- Luận điểm của đoạn văn nằm ở hai câu với cách viết khẳng định: “Nguyễn Trãi là người chân đạp đất Việt Nam,”; đặc biệt là câu: “Nguyễn Trãi là khí phách của dân tộc, là tinh hoa của dân tộc.” 
Căn cứ vào nội dung của hai câu đó có thể xác định được luận điểm của đoạn văn là: Nguyễn Trãi là tinh hoa của đất nước, dân tộc và thời đại lúc bấy giờ.
2. Bài 2 (T. 75)
GV: Gọi HS đọc bài 2.
?: Vấn đề nghị luận của đề bài này là gì? Em sẽ lựa chọn những luận điểm nào trong số các luận điểm SGK đưa ra?
HS: Vấn đề nghị luận của đề bài này là: Giáo dục là chìa khóa của tương lai (hiểu theo nghĩa: giáo dục góp phần mở ra tương lai cho loài người trên trái đất). Cần lưu ý từ chìa khóa để chọn luận điểm. Bỏ 2 luận điểm: Nước ta là một nước văn hiến có truyền thống giáo dục lâu đời vì không phù hợp với vấn đề trong đề bài; Trẻ em hôm nay thế giới ngày mai (luận điểm này để nói về vai trò của trẻ em thì phù hợp hơn) và sửa lại câu văn ở luận điểm giữ lại “Giáo dục đào tạo thế hệ trẻ cho tương lai”.
?: Em sẽ sắp xếp các luận điểm đã lựa chọn (và sửa lại) theo trình tự nào? Vì sao?
HS: Có thể sắp xếp các luận điểm đã lựa chọn như sau:
Giáo dục được coi là chìa khóa của tương lai vì những lẽ sau:
- Giáo dục là yếu tố quyết định đến việc điều chỉnh tốc độ gia tăng dân số thông qua đó, quyết định môi trường sống, mức sống, trong tương lai.
- Giáo dục trang bị kiến thức và nhân cách, trí tuệ và tâm hồn thế hệ trẻ, những người làm chủ thế giới trong tương lai.
- Do đó, giáo dục là chìa khóa cho sự tăng trưởng kinh tế trong tương lai.
- Cũng do đó, giáo dục là chìa khóa cho sự phát triển chính trị và cho tiến bộ xã hội sau này.
c) Củng cố, luyện tập (1’):
	GV: Gọi HS đọc lại toàn bộ ghi nhớ.
d) Hướng dẫn học sinh tự học ở nhà (1’):
	- Học thuộc ghi nhớ SGK, ôn nắm vững kiến thức văn nghị luận.
	- Tiết tới chuẩn bị bài Viết đoạn văn trình bày luận điểm. Yêu cầu:
	+ Xem lại kiến thức về đoạn văn nói chung.
	+ Đọc, tìm hiểu cách trình bày các đoạn văn nghị luận trong các văn bản nghị luận mẫu đã học, đã học.
	+ Đọc kĩ các đoạn trích, các câu hỏi trong mục I của bài mới và trả lời các câu hỏi có trong mục.

Tài liệu đính kèm:

  • docTiet 99 bai 27.doc