Giáo án Ngữ văn 8 tiết 98 bài 27: Tiếng Việt: Hành động nói (tiếp theo)

Giáo án Ngữ văn 8 tiết 98 bài 27: Tiếng Việt: Hành động nói (tiếp theo)

TIẾT 98 TIẾNG VIỆT

HÀNH ĐỘNG NÓI (tiếp theo)

1. Mục tiêu: Giúp HS:

 a) Về kiến thức: - Hiểu cách thức thực hiện hành động nói.

 - Hành động nói có thể thực hiện bằng kiểu câu có chức năng chính phù hợp với hành động đó (cách dùng trực tiếp) hoặc bằng kiểu câu khác (cách dùng gián tiếp)

 b) Về kĩ năng: - Rèn kĩ năng thực hiện hành động nói bằng cách dùng trực tiếp hoặc gián tiếp.

 c) Về thái độ: Có ý thức học tập nghiêm túc, có ý thức giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt.

2. Chuẩn bị của GV và HS:

 a) Chuẩn bị của GV: SGK, SGV – nghiên cứu soạn giáo án.

 b) Chuẩn bị của HS: SGK, vở ghi – học bài cũ – đọc, tìm hiểu, chuẩn bị bài mới theo câu hỏi SGK.

 

doc 4 trang Người đăng haiha30 Lượt xem 592Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn 8 tiết 98 bài 27: Tiếng Việt: Hành động nói (tiếp theo)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 	Ngày dạy: Dạy lớp 8B
	Ngày dạy:.Dạy lớp 8C
TIẾT 98 TIẾNG VIỆT
HÀNH ĐỘNG NÓI (tiếp theo)
1. Mục tiêu: Giúp HS:
	a) Về kiến thức: - Hiểu cách thức thực hiện hành động nói.
	- Hành động nói có thể thực hiện bằng kiểu câu có chức năng chính phù hợp với hành động đó (cách dùng trực tiếp) hoặc bằng kiểu câu khác (cách dùng gián tiếp)
	b) Về kĩ năng: - Rèn kĩ năng thực hiện hành động nói bằng cách dùng trực tiếp hoặc gián tiếp.
	c) Về thái độ: Có ý thức học tập nghiêm túc, có ý thức giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt.
2. Chuẩn bị của GV và HS:
	a) Chuẩn bị của GV: SGK, SGV – nghiên cứu soạn giáo án.
	b) Chuẩn bị của HS: SGK, vở ghi – học bài cũ – đọc, tìm hiểu, chuẩn bị bài mới theo câu hỏi SGK.
3. Tiến trình bài dạy:
	* Ổn định tổ chức: Sĩ số 8B: ....
	 Sĩ số 8C: ...
a) Kiểm tra bài cũ (3’): Kiểm tra miệng.
	Câu hỏi: Thế nào là hành động nói? Có những kiểu hành động nói thường gặp nào? Lấy một ví dụ nói rõ đó là hành động nói nào?
	Đáp án:- Hành động nói là hành động được thực hiện bằng lời nói nhằm muc đích nhất định. (3 điểm)
	- Người ta dựa theo mục đích của hành động nói mà đặt tên cho nó. Những kiểu hành động nói thường gặp là hỏi, trình bày (báo tin, kể, tả, nêu ý kiến, dự đoán,) điều khiển (cầu khiến, đe dọa, thách thức,) hứa hẹn, bộc lộ cảm xúc. (5 điểm)
	- Ví dụ: Bác đang làm gì thế ạ? (hành động hỏi) (2 điểm)
	* Vào bài (1’): Các em đã nắm được thế nào là hành động nói và một số kiểu hành động nói thường gặp. Vậy, cách thực hiện hành động nói như thế nào? Giờ học này ta cùng tìm hiểu.
b) Dạy nội dung bài mới:
	I. CÁCH THỰC HIỆN HÀNH ĐỘNG NÓI ()
	1. Ví dụ
	GV: Gọi HS đọc phần 1 mục I. SGK. T. 70.
	?TB: Đánh số thứ tự trước mỗi câu trần thuật trong đoạn trích? Xác định mục đích nói của những câu ấy?
	HS: Đoạn trích gồm 5 câu. Câu 1, 2, 3 dùng để nhận định thực hiện hành động trình bày. Câu 4, 5 dùng để cầu khiến thực hiện hành động điều khiển.
	?TB: Từ kết quả của bài tập 1, em có nhận xét gì về kiểu câu và hành động nói?
	HS: Chức năng chính của kiểu câu thực hiện hành động nói có thể phù hợp với mục đích của hành động đó như các câu 1, 2, 3. Chức năng chính của kiểu câu thực hiện hành động nói có thể không trùng với mục đích của hành động đó như hai câu 4, 5 là câu trần thuật nhưng lại dùng với mục đích cầu khiến thực hiện hành động điều khiển.	
	GV: Dùng như các câu 1, 2, 3 gọi là dùng theo lối trực tiếp. Dùng như các câu 4, 5 gọi là dùng theo lối gián tiếp.
	?KG: Dựa theo cách tổng hợp kết quả ở ví dụ 1, hãy lập bảng trình bày quan hệ giữa các kiểu câu nghi vấn, cầu khiến, cảm thán, trần thuật với những kiểu hành động nói mà em biết? Cho ví dụ minh họa?	
nghi vấn
cảm thán
cầu khiến
trần thuật
Hỏi
+
Trình bày
+
Điều khiển
+
+
+
Hứa hẹn
+
Bộc lộ cảm xúc
+
+
+
	Ví dụ: Dùng câu hỏi thể hiện các hành động nói sau:
	- Em đang làm gì thế? (Hỏi)
	- Cậu lau bảng giúp mình được không? (Cầu khiến – điều khiển)
	- Những người muôn năm cũ,
	Hồn ở đâu bây giờ? (Bộc lộ cảm xúc)	
	Dùng câu trần thuật thể hiện các hành động nói sau:
	- Nó làm được việc như vậy đấy. (nhận định, trình bày)
	- Con cảm ơn cô nhiều lắm. (bộc lộ tình cảm, cảm xúc)
	- Bổn phận của chúng ta là làm cho những của quý kín đáo ấy đều được đem ra trưng bày. (điều khiển, yêu cầu)
	- Chúng tôi nguyện hi sinh vì Tổ quốc thân yêu. (hứa hẹn)
	Dùng câu cầu khiến thể hiện hành động nói sau:
	- Em hãy học bài đi. (hành động điều khiển)
	Dùng câu cảm thán thực hiện hành động nói sau:
	- Than ôi! Thời oanh liệt nay còn đâu? (câu 1 bộc lộ cảm xúc)
	?KH: Tìm hiểu các ví dụ ở mục I và II, em nhận thấy mỗi hành động nói có thể được thực hiện bằng những kiểu câu nào?
	2. Bài học
	Ghi: Mỗi hành động nói có thể được thực hiện bằng kiểu câu có chức năng chính phù hợp với hành động đó (cách dùng trực tiếp) hoặc bằng kiểu câu khác (cách dùng gián tiếp).
	GV: Gọi HS đọc ghi nhớ SGK. T. 71.	
	II. LUYỆN TẬP ()	
	1. Bài 1 (71)
	?: Tìm các câu nghi vấn trong bài Hịch tướng sĩ của Trần Quốc Tuấn. Cho biết những câu ấy được dùng làm gì? Vị trí của mỗi câu nghi vấn trong từng đoạn văn có liên quan như thế nào đến mục đích nói của nó?
	HS: Có các câu nghi vấn sau:
	- “Lúc bấy giờ, dẫu các ngươi muốn vui vẻ phỏng có được không?” (dùng để phủ định điều được nói ra trong câu)
	- “Lúc bấy giờ, dẫu các ngươi không muốn vui vẻ phỏng có được không?” (dùng để phủ định)
	- “Vì sao vậy?” (dùng để nêu vấn đề cho tướng sĩ chuẩn bị tư tưởng đọc (nghe) phần lí giải của tác giả ở phần tiếp sau đó.)
	- “Nếu vậy, rồi đây sau khi giặc giã dẹp yên, muôn đời để thẹn, há còn mặt nũi nào đứng trong trời đất nữa?” (dùng để phủ định)
	- “Từ xưa các bậc trung thần nghĩa sĩ bỏ mình vì nước, đời nào không có?” (dùng để khẳng định)
	Bài HTS có 5 câu nghi vấn trong đó chỉ có câu “Vì sao vậy?” đứng đầu đoạn, 4 câu còn lại đứng cuối các đoạn trong bài.
	2. Bài 2 (71, 72)
	GV: Gọi HS đọc yêu cầu bài tập 2. T. 71.
	?: Tìm những câu trần thuật có mục đích cầu khiến trong các đoạn trích có ở bài 2?
	a) Các câu 1, 2, 3, 4 đều có mục đích cầu khiến (phải, quyết).
	b) Câu 2 (thể hiện rõ qua từ mong muốn).
	3. Bài 3 (72)
	GV: Gọi HS đọc yêu cầu bài 3.
	- Song anh có cho phép em mới dám nói ( Dế Choắt)	
- Được, chú mình cứ nói thẳng thừng ra nào. (Dế Mèn)
- Anh đã nghĩ hay là anh đào giúp cho em.. chạy sang (Dế Choắt)
- Thôi, im cái điệu hát mưa dầm sùi sụt ấy đi. (Dế Mèn)
+ Lời đề nghị của Dế Choắt được diễn đạt bằng kiểu câu trần thuật (cách dùng gián tiếp). Dế Choắt yếu hơn Dế Mèn nên nói lời đề nghị một cách khiêm nhường, nhã nhặn.
+ Lời của Mèn nói với Choắt được diễn đạt bằng kiểu câu cầu khiến (cách dùng trực tiếp). Lời của Mèn huênh hoang và hách dịch.
4. Bài 4 (72)
?: Trong các cách hỏi trong bài 4, em nên dùng những cách nào để hỏi người lớn?
HS: Dùng phương án b, e đây là những phương án mang tính lịch sự cao hơn.
c) Củng cố, luyện tập (1’):
	GV: Gọi HS đọc lại ghi nhớ, sau đó đặt một câu thực hiện hành động nói theo cách dùng trực tiếp.
	- Mẹ đi làm về rồi ạ?
d) Hướng dẫn học sinh tự học ở nhà (1’):
	- Học thuộc ghi nhớ, làm bài tập 5 (T.73).
	- Tiết tới chuẩn bị bài Ôn tập về luận điểm. Yêu cầu:
	+ Xem lại sách Ngữ văn 7, tập hai phần dạy về văn nghị luận. Đọc lại bài Tinh thần yêu nước của nhân dân ta, Chiếu dời đô.
	+ Đọc, tìm hiểu kĩ các câu hỏi trong mục I, II, III và trả lời các câu hỏi trong mục ấy. 

Tài liệu đính kèm:

  • docTiet 98 bai 27.doc