Giáo án Ngữ văn 8 tiết 97: Nước Đại Việt ta - Trường THCS Lục Sĩ Thành

Giáo án Ngữ văn 8 tiết 97: Nước Đại Việt ta - Trường THCS Lục Sĩ Thành

NƯỚC ĐẠI VIỆT TA

I/ Mục đích yêu cầu:

1. Kiến thức.

 Sơ giản về thể cáo.

 Hoàn cảnh lịch sử liên quan đến sự ra đời của bài Bình Ngô đại cáo.

 Nội dung, tư tưởng của Nguyễn Trãi về đất nước, dân tộc.

 Đặc điểm văn chính luận của Bình Ngô đại cáo ở một đoạn trích.

2. Kĩ năng.

 Đọc – hiểu một văn bản viết ở thể cáo.

 Nhận ra, thấy được đặc điểm của kiểu văn bản nghị luận trung đại ở thể loại cáo.

II/ Chuẩn bị của thầy và trò:

1. Chuẩn bị của trò:

Xem và trả lời các câu hỏi trong Sgk.

2. Chuẩn bị của thầy:

Xem tài liệu tham khảo – Soạn giáo án.

 

doc 5 trang Người đăng haiha30 Lượt xem 798Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn 8 tiết 97: Nước Đại Việt ta - Trường THCS Lục Sĩ Thành", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 27-Tiết: 97
Ngày soạn:
Ngày dạy:
 NÖÔÙC ÑAÏI VIEÄT TA
I/ Mục đích yêu cầu:
1. Kiến thức.
	Sơ giản về thể cáo.
	Hoàn cảnh lịch sử liên quan đến sự ra đời của bài Bình Ngô đại cáo.
	Nội dung, tư tưởng của Nguyễn Trãi về đất nước, dân tộc.
	Đặc điểm văn chính luận của Bình Ngô đại cáo ở một đoạn trích.
2. Kĩ năng.
	Đọc – hiểu một văn bản viết ở thể cáo.
	Nhận ra, thấy được đặc điểm của kiểu văn bản nghị luận trung đại ở thể loại cáo.
II/ Chuẩn bị của thầy và trò:
1. Chuẩn bị của trò:
Xem và trả lời các câu hỏi trong Sgk.
2. Chuẩn bị của thầy:
Xem tài liệu tham khảo – Soạn giáo án.
III/ Hoạt động dạy học:
NỘI DUNG BÀI HỌC
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY
HOẠT ĐỘNG CỦA TRÒ
Hoạt động 1: Khởi động
1-OÅn ñònh :
2-Kieåm tra baøi cuõ :
3-Giôùi thieäu baøi môùi :
-Kiểm tra sĩ số
a/ Nêu xuất xứ và tác giả của văn bản Hịch tướng sĩ.
b/ Nêu bố cục và ý nghĩa từng phần của văn bản trên?
c/ Nêu nội dung ý nghĩa và nghệ thuật khái quát của văn bản?
Bài học hôm nay chúng ta sẽ tìm hiểu thêm một thể loại nữa đó là cáo trong bài “Nước Đại Việt ta” của Nguyễn Trãi. “Bình Ngô đại cáo” (1428), bản thiên cổ hùng văn, rất xứng đáng được gọi là bản “Tuyên ngôn Độc lập lần thứ hai “ trong lịch sử dân tộc VN.
-Lớp trưởng báo cáo.
-Trả lời.
-Lắng nghe
Hoạt động 2 : Bài mới 
I/ Giới thiệu chung:
1. Xuất xứ :
- Đây là phần đầu của tác phẩm Bình Ngô đại cáo của Nguyễn Trãi.
2. Đọc:
3. Từ khó:
4. Bố cục: 2 phần.
- P1: “ Hai câu đầu”
è Nêu tư tưởng nhân nghĩa của cuộc kháng chiến.
- P2: “Phần còn lại”
è Chứng minh nền văn hiến của Đại Việt.
II/ Tìm hiểu văn bản:
1. Tư tưởng nhân nghĩa của cuộc kháng chiến:
- Trừ giặc Minh xâm lược để giữ gìn cuộc sống nhân dân.
è Tư tưởng thân dân tiến bộ.
2. Nền văn hiến Đại Việt:
Bằng lý lẽ chặt chẽ, dẫn chứng cụ thể. Kết hợp với các câu văn biền ngẫu, đoạn văn đã khẳng định nền độc lập của dân tộc.
* Gọi Hs đọc phần (¶) trong Sgk.
CH: Nêu xuất xứ của văn bản?
* Gọi Hs đọc văn bản.
* Gọi Hs đọc trong Sgk.
CH: Xác định bố cục của văn bảnvà nêu ý nghĩa từng phần?
* Đọc lại 2 câu đầu.
CH: Nhân nghĩa ở đây có những nội dung gì?
CH: Dân ở đây là ai? Kẻ bạo ngược là ai?
CH: Hành động điếu phạt có liên quan đến yên dân như thế nào?
CH: Có thể hiểu nội dung tư tưởng nhân nghĩa được nêu ra ở đây như thế nào?
CH: Vậy tính chất của cuộc kháng chiến này là gì?
CH: Tư tưởng của người viết bài cáo này như thế nào?
( GV cho Hs liên hệ với Bác Hồ)
* Gọi Hs đọc phần thơ văn còn lại.
CH: Các biểu hiện nào của nền văn hiến Đại Việt được trình bày?
CH: Núi sông đã chia – Phong tục cũng khác. Các lý lẽ này nhằm khẳng định biểu hiện nào của văn hiến Đại Việt?
CH: Để khẳng định điều đó, tác giả dựa trên các chứng cứ lịch sử nào?
CH: Tính thuyết phục của các chứng cứ này là gì?
CH: Tư tưởng và tình cảm nào của tác giả được bộc lộ?
CH: Nền văn hiến dân tộc còn được chứng minh trong lịch sử chống ngoại xâm, hãy chỉ ra?
CH: Hãy chỉ ra cấu trúc biền ngẫu của các câu văn này?
CH: Nêu tác dụng của các kiểu câu văn biền ngẫu này?
CH: Ở đây, tư tưởng và tình cảm nào của tác giả tiếp tục được bộc lộ?
* Đọc.
- Đây là phần đầu của tác phẩm Bình Ngô đại cáo của Nguyễn Trãi.
* Đọc.
* Đọc.
* 2 phần:
- P1: “ Hai câu đầu”
è Nêu tư tưởng nhân nghĩa của cuộc kháng chiến.
- P2: “Phần còn lại”
è Chứng minh nền văn hiến của Đại Việt.
* Đọc.
- Yên dân và điếu phạt.
- Dân: nhân dân nước Đại Việt ta.
- Kẻ bạo ngược: quân xâm lược nhà Minh.
- Trừ giặc Minh bạo ngược để giữ gìn, giữ yên cuộc sống nhân dân.
- Nhân nghĩa: là lo cho dân, vì dân.
- Chính nghĩa, phù hợp với lòng dân.
- Thân dân, tiến bộ.
* Đọc.
- Lãnh thổ riêng; Phong tục riêng; Lịch sử riêng.
- Đại Việt là một nước độc lập, vì có lãnh thổ riêng, văn hoá riêng.
- Các triều đại Đại Việt // các triều đại phương Bắc.
- Ý nghĩa khách quan của sự thật lịch sử không thể chối cải.
- Đề cao ý thức độc lập dân tộc Đại Việt.
è Tình cảm tự hào dân tộc.
- Từ Triệu Đinh Lý Trần bao đời dựng nền độc lập – Cùng Hán Đường Tống Nguyên mỗi bên hùng cứ một phương. Tuy mạnh yếu từng lúc khác nhau – Xong hào kiệt đời nào cũng có.
- Tự chỉ ra.
(1) hai câu đầu.
(2) Hai câu tiếp theo.
- Làm nổi bật các chiến công của ta và thất bại của địch.
- Tạo sự cân đối nhịp nhàng cho câu văn, dễ nghe, dễ hiểu.
- Khẳng định độc lập của dân tộc.
è Tự hào về truyền thống đấu tranh vẽ vang của dân tộc ta.
Hoạt động 3 : Luyên tập
III/ Tổng kết:
+ Có phong tục tập quán riêng.
+ Có bề dày lịch sử đấu tranh bảo vệ độc lập dân tộc.
=> Nền độc lập được xây dựng trên tư tưởng nhân nghĩa, vì dân.
Trang 69 – Sgk.
? So sánh với bài “Sông núi nước Nam”hãy chỉ ra sự tiếp nối và phát triển của ‏ý thức dân tộc trong đoạn trích “Nước Đại Việt ta”?
* Gọi Hs đọc phần ghi nhớ trong Sgk.
- Sự tiếp nối:
 Nước ta có độc lập chủ quyền, có vua riêng, địa lí riêng, không chịu khuất phục trước quân xâm lược.
- Sự phát triển:
+ Có nền văn hiến lâu đời
* Đọc và ghi vào vở.
Hoạt động 4: Củng cố- dặn dò
* Củng cố: 
Nhắc lại những kiến thức cơ bản vừa học:
- Nêu nội dung và nghệ thuật khái quát của văn bản?
- Từ nội dung của văn bản, em hiểu gì về Nguyễn Trãi?
*.Dặn dò: 
- Học bài và tập đọc diễn cảm.
- Chuẩn bị bài mới: “Hành động nói (tt)”
a/ Đọc và trả lời các câu hỏi trong Sgk để tìm hiểu được cách thực hiện hành động nói.
b/ Chuẩn bị trước phần luyện tập.
-Trả lời.
-Lắng nghe để chuẩn bị.

Tài liệu đính kèm:

  • doc97.doc