Giáo án Ngữ văn 8 - Tiết 97: Hành động nói - Năm học 2010-2011

Giáo án Ngữ văn 8 - Tiết 97: Hành động nói - Năm học 2010-2011

I. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT

1. Kiến thức

- Khái niệm hành động nói

- Các kiểu hành động nói thường gặp

2. Kĩ năng

- Xác định được hành động nói trong các văn bản đã học và trong giao tiếp

- Tạo lập được hành động nói phù hợp mục đích giao tiếp

3. Thái độ

 Có ý thức vận dụng hành động nói vào trong quá trình tạo lập văn bản.

II. CÁC KĨ NĂNG SỐNG CƠ BẢN ĐƯỢC GIÁO DỤC TRONG BÀI

1. Kĩ năng giao tiếp

2. Kĩ năng xác định giá trị

3. Kĩ năng tư duy lo gic

4. Kĩ năng quản lí thời gian

 

doc 4 trang Người đăng tranhiep1403 Lượt xem 14574Lượt tải 2 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn 8 - Tiết 97: Hành động nói - Năm học 2010-2011", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 26/02/ 2011
Ngày giảng: 02/ 03/ 2011
Bài 23
Tiết 97: Hành động nói
I. Mục tiêu cần đạt
1. Kiến thức
- Khái niệm hành động nói
- Các kiểu hành động nói thường gặp
2. Kĩ năng
- Xác định được hành động nói trong các văn bản đã học và trong giao tiếp
- Tạo lập được hành động nói phù hợp mục đích giao tiếp
3. Thái độ
 Có ý thức vận dụng hành động nói vào trong quá trình tạo lập văn bản.
II. Các kĩ năng sống cơ bản được giáo dục trong bài
1. Kĩ năng giao tiếp
2. Kĩ năng xác định giá trị
3. Kĩ năng tư duy lo gic
4. Kĩ năng quản lí thời gian
III. Chuẩn bị
1. Giáo viên: bảng phụ
2. Học sinh: trả lời các câu hỏi sgk
IV. Phương pháp/ kĩ thuật dạy học
Thông báo, phân tích ngôn ngữ, nêu vấn đề( động não, đặt câu hỏi); thảo luận( chia nhóm, giao nhiệm vụ)
V. Các bước lên lớp
1.Tổ chức ( 1’)
2. Kiểm tra ( 5’)
Nêu đặc điểm hình thức và chức năng của câu phủ định? ví dụ
- Đặc điểm hình thức: câu phủ định có các từ phủ định như: không, chưa, chẳng, chả, không phải( là), chẳng phải ( là), đâu có phải( là), đâu( có)
- Chức năng: 
+Thông báo, xác nhận không có sự vật, sự việc, tính chất, quan hệ nào đó( câu phủ định miêu tả)
+Phản bác một ý kiến, một nhận định ( câu phủ định bác bỏ)
3. Tiến trình các hoạt động dạy và học
Hoạt động dạy và học
T/g
Nội dung
Hoạt động 1. hình thành kiến thức mới
* Mục tiêu
- Khái niệm hành động nói
- Các kiểu hành động nói thường gặp
+ GV sử dụng bảng phụ
+ HS đọc bài tập trên bảng phụ.
H. Lí Thông nói với Thạch Sanh nhằm mục đích chính là gì? câu nào thể hiện rõ nhất mục đích ấy?
- Học sinh trả lời
H. Lí Thông có đạt được mục đích của mình không ? chi tiết nào nói lên điều đó?
- Thạch Sanh vội vàng từ giã mẹ con Lí Thông ra đi
H. Lí Thông đã thực hiện mục đích của mình bằng phương tiện gì?
- Học sinh trả lời
H. Nếu hiểu hành động là “mục đích cụ thể của con người nhằm một mục đích nhất định” thì việc làm của Lí Thông có phải là một hành động không? vì sao?
H. Em hiểu mục đích nói là gì?
- HS đọc ghi nhớ sgk
- GV sử dụng bảng phụ
- HS đọc bài tập trên bảng phụ
H. Trong đoạn trích ở mục I, ngoài câu đã phân tích mỗi câu còn lại trong lời nói của Lí Thông nhằm một mục đích nhất định. Những mục đích ấy là gì?
Học sinh đọc bài tập 2
H. Chỉ ra các hành động nói trong đoạn trích và cho biết mục đích của mỗi hành động?
GV lấy ví dụ:
 BT3:
a/ Sương chùng chình qua ngõ
 Hình như thu đã về. -> dự đoán
 ( Sang thu – Hữu Thỉnh)
 b/ Bài tập toán này thật hóc búa.-> nêu ý kiến
c/ Tôi à lên một tiếng, mi mắt bỗng nong nóng và sống mũi cay xộc. -> kể, tả
d/ Mày trói ngay chồng bà đi, bà cho mày xem ! -> thách thức
 (Tắt đèn- Ngô Tất Tố)
H. Thông qua tìm hiểu 2 bài tập em hãy liệt kê ra các kiểu hành động nói?
- Trình bày, đe dọa, hứa hẹn, bộc lộ cảm xúc, hỏi, báo tin
H.Có các kiểu hành động nói nào?
- hỏi, trình bày, điều khiển, hứa hẹn, bộc lộ cảm xúc
- HS đọc ghi nhớ sgk
Hoạt động 2. Luyện tập
*Mục tiêu
- Xác định hành động nói của một số tác giả qua một văn bản cụ thể
- Xác định các hành động nói của nhân vật trong một văn bản cụ thể
- Chỉ ra các kiểu hành động nói qua đoạn văn bản cụ thể
-Học sinh đọc bài tập, xác định yêu cầu
- HS giải bài tập, nhận xét
- GV chữa
- HS đọc và xác định yêu cầu bài tập
- HS hoạt động nhóm 8 / 5’ 
- Các nhóm báo cáo, nhận xét
- GV chữa
Học sinh đọc bài tập, xác định yêu cầu
- HS giải bài tập, nhận xét
- GV chữa
20’
16’
I.Hành động nói là gì?
1. Bài tập: tìm hiểu hành động nói trong đoạn trích( sgk t62)
- Lí Thông nói với Thạch Sanh nhằm đẩy Thạch Sanh đi để mình hưởng lợi câu “ thôi bây giờ trốn đi” thể hiện rõ mục đích đó. 
- Lí Thông đã được mục đích của mình
- Lí Thông thực hiện mục đích bằng lời nói.
-> Việc làm của Lí Thông là một hành động vì nó được thực hiện bằng lời nói nhằm một mục đích.
2. Ghi nhớ
- Hành động nói
II. Một số kiểu hành động nói thường gặp
1. Bài tập: tìm hiểu một số hành động nói trong các đoạn trích
BT1
- Câu 1: dùng để trình bày
- Câu 2: đe dọa ( Điều khiển)
- Câu 4: hứa hẹn
BT2:
- Cái Tí
+ Vậy ở đâu? -> hỏi
+ U nhất định ư-> hỏi
+ U không cho ư-> hỏi
+ Khốn nạn con thế này! trời ơi! -> bộc lộ cảm xúc
- Chị Dậu
+ Con sẽ ăn thôn Đoài-> trình bày( Báo tin)
2. Ghi nhớ
- Các kiểu hành động nói thường gặp
III. Luyện tập
Bài tập 1. Mục đích viết Hịch tướng sĩ của TQT
- TQT viết Hịch tướng sĩ nhằm mục đích kích lệ tướng sĩ học tập binh thư yếu lược do ông soạn ra và khích lệ long yêu nước của các tướng sĩ
- Xác định mục đích nói trong 1 câu trong bài hịch: “ ta thường tới bữa quên ăn quân thù”
-> Trình bày và bộc lộ tình cảm cảm xúc
Bài tập 2
Chỉ ra hành động nói và mục đích
a. Hành động hỏi: “ Bác trai khỏe rồi chứ ?”
- Hành động bộc lộ cảm xúc ( cảm ơn) “ Cám ơn cụ như thường”
- Hành động trình bày: “ Nhưng xem ý  mệt lắm”
- Hành động điều khiển “ này bảo bác trốn”
- hành động trình bày “ Vâng, cháu còn gì”
- Hành động điều khiển “ Thế thì phải giục rồi đấy”
b. Hành động trình bày ( nêu ý kiến) “đây là việc lớn”
- Hành động hứa hẹn( nguyện thề) “ chúng tôi tổ quốc”
Bài tập 3
Xác định kiểu hành động được thực hiện trong mỗi câu
- Anh phải hứa với em không bao giờ để chúng ngồi cách xa nhau -> yêu cầu
- Anh hứa đi -> đề nghị 
- Anh xin hứa-> hứa hẹn
4.Củng cố ( 1’)
- GV hệ thống lại bài theo nội dung học tập trên lớp
5. Hướng dẫn học tập ( 1’)
- Học sinh về nhà tiếp tục học bài phân biệt hành động nói với từ chỉ hành động
- Học bài theo nội dung học tập trên lớp
- Chuẩn bị bài: trả bài tập làm văn số 5
(Yêu cầu học sinh xem lại bài viết của bản thân và sửa trước các lỗi đã được nhận xét)

Tài liệu đính kèm:

  • doctiet 97.doc