Giáo án Ngữ văn 8 - Tiết 92 đến 96 (tuần 24)

Giáo án Ngữ văn 8 - Tiết 92 đến 96 (tuần 24)

CÂU TRẦN THUẬT

A. Mục tiêu bài học

1. Kiến thức :

- Đặc điểm hình thức của câu trần thuật.

- Chức năng của câu trần thuật.

2. Kỹ năng :

- Nhận biết câu trần thuật trong văn bản.

- Sử dụng câu trần thuật phù hợp với hoàn cảnh giao tiếp.

3. Thái độ :

 Lắng nghe chăm chỉ .

B. Chuẩn bị

- Phân tích các tình huống mẫu để hiểu cách dùng câu trần thuật.

- Động não : suy nghĩ , phân tích các ví dụ để rút ra những bài học thiết thực về giữ gìn sự trong sáng trong sử dụng câu trần thuật.

- Thực hành có hướng dẫn tạo lập câu trần thuật

- Học theo nhóm : trao đổi , phân tích về những đặc điểm, cách tạo lập câu trần thuật.

C. Tiến trình bài học

 

doc 7 trang Người đăng haiha30 Lượt xem 850Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn 8 - Tiết 92 đến 96 (tuần 24)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần: 24 Ngày soạn : 
Tiết: 92 Ngày dạy : 
 Tiếng việt
 CÂU TRẦN THUẬT
A. Mục tiêu bài học
1. Kiến thức :
- Đặc điểm hình thức của câu trần thuật.
- Chức năng của câu trần thuật.
2. Kỹ năng : 
- Nhận biết câu trần thuật trong văn bản.
- Sử dụng câu trần thuật phù hợp với hoàn cảnh giao tiếp.
3. Thái độ : 
 Lắng nghe chăm chỉ .
B. Chuẩn bị
- Phân tích các tình huống mẫu để hiểu cách dùng câu trần thuật.
- Động não : suy nghĩ , phân tích các ví dụ để rút ra những bài học thiết thực về giữ gìn sự trong sáng trong sử dụng câu trần thuật.
- Thực hành có hướng dẫn tạo lập câu trần thuật
- Học theo nhóm : trao đổi , phân tích về những đặc điểm, cách tạo lập câu trần thuật.
C. Tiến trình bài học
1. Ổn định:
 	2. Bài cũ: 
Kiểm tra bài cũ : ? Nêu đặc điểm hình thức và chức năng của câu cảm thán? Cho vd minh họa.
3. Bài mới : 
 GV giới thiệu bài mới. Chúng ta đã biết về đặc điểm và chức năng của câu nghi vấn, câu cầu khiến trong khi nói và viết, chúng ta cũng thường xuyên sử dụng các kiểu câu đó để nâng cao hiệu quả trong việc tạo lập văn bản, vậy đặc điểm và chức năng của câu trần thuật như thế nào? Tiết học hôm nay chúng ta tìm hiểu.
* Gọi hs đọc vd
GV: Trong các đoạn trích trên, những câu nào không có đặc điểm hình thức của những câu đã học ( nghi vấn, cầu khiến, cảm thán ) ? 
HS: 
- Chỉ có câu: ôi Tào khê ! là câu cảm thán 
- Những câu còn lại ta gọi là câu trần thuật 
GV: Những câu này dùng để làm gì ? 
HS: 
a. câu 1, 2 là các câu trần thuật dùng để trình bày suy nghĩ của người viết về truyền thống dân tộc ta , câu 3 là câu yêu cầu 
b. câu 1 là câu trần thuật dùng để kể, câu 2 thông báo 
c. dùng để miêu tả hình thức ông Cai Tứ 
d. câu 2 dùng để nhận định, câu 3 bộc lộ tình cảm , cảm xúc 
GV: Hãy nhận xét về cách dùng dấu câu trong những ví dụ trên ? 
GV: Trong các kiểu câu nghi vấn, cầu khiến, cảm thán và trần thuật kiểu câu nào được dùng nhiều nhất vì sao ? ( HSTLN)
Bài tập nhanh: cho biết chức năng của câu trần thuật.
a. Rắn là loài bò sát không chân.(thông tin khoa học )
b. Một người vừa cởi áo mưa vừa làm quen với chúng tôi.(Thông tin - miêu tả)
c. Chúng ta phải thấm nhuần đạo lí uống nước nhớ nguồn.( yêu cầu)
d. Buổi chia tay cuối năm học cứ bâng khuâng một nỗi buồn.( bộc lộ tình cảm, cảm xúc)
GV: Yêu cầu hs thực hiện theo nhóm, lên bảng tŕnh bày.
Bài tập 1.
I. Tìm hiểu bài
1. Đặc điểm hình thức và chức năng..
 Ví dụ: sgk
 * Đặc điểm hình thức 
- Không có đặc điểm hình thức của những câu nghi vấn, cầu khiến, cảm thán 
- Khi viết câu trần thuật thường kết thúc bằng dấu chấm , nhưng đôi khi nó cũng kết thúc bằng dấu chấm than hoặc dấu chấm lửng.
* Chức năng 
- Thường dùng để thông báo, nhận định, kể, miêu tả. Ngoài ra còn dùng để yêu cầu, đề nghị hay bộc lộ tình cảm, cảm xúc 
2. Ghi nhớ sgk/31 
II. Luyện tập 
Bài tập 1 : Xác định các kiểu câu 
a. Cả 3 câu đều là câu trần thuật. cấu dùng để kể, còn câu 2, 3 dùng để bộc lộ tình cảm, cảm xúc 
b. câu 1 là câu trần thuật dùng để kể. Câu 2 là câu cảm thán ( được đáng dấu bằng từ quá ) dùng để bộc lộ tình cảm, cảm xúc. Câu 3, 4: là câu trần thuật dùng để bộc lộ tình cảm, cảm xúc 
Bài tập 2 : Câu thứ 2 trong phần dịch nghĩa bài thơ Ngắm trăng của HCM là câu nghi vấn ( giống với kiểu câu của câu trong nguyên tác bằng chữ Hán: Đối thử klương tiêu nại nhược hà ?), trong khi câu tương ứng trong phần dịch thơ là câu trần thuật. Hai câu này tuy khác nhau về kiểu câu nhưng cùng diễn đạt một ý nghĩa: đêm trăng đẹp gây sự xúc động mãnh liệt cho nhà thơ, khiến nhà thơ muốn làm một điều gì đó 
Bài tập 3 : Xác định các kiểu câu và chức năng 
a. Câu cầu khiến; 
b. Câu nghi vấn 
c. Câu trần thuật 
=> Cả 3 câu đều dùng để cầu khiến( có chức năng giống nhau )
=> Câu b, c thể hiện ý cầu klhiến nhẹ nhàng hơn câu a
4. Củng cố:
GV hệ thống kiến thức bài học.
5. Dặn dò
* Bài học :
Viết đoạn văn có sử dụng một số kiểu câu đã học.
* Bài soạn:
 Chuẩn bị bài “ Chiếu dời đô”
Tuần: 	Ngày soạn: / /2012 
Tiết: 95 	Ngày dạy: / /2012
 Văn bản: CHIẾU DỜI ĐÔ
 (Thiên đô chiếu)
 -Lí Công Uẩn-
A. Mục tiêu bài học: 
1. Kiến thức:
- Hiểu biết bớc đầu về thể chiếu.
- Thấy đợc khát vọng của nhân dân ta về một đất nớc độc lập, thống nhất, hùng cờng và khí phách của dân tộc Đại Việt đang trên đà lớn mạnh được phản ánh qua “ Chiếu dời đô ”
- Ý nghĩa trọng đại của sự kiện dời đô từ Hoa Lư ra thành Thăng Long.
2. Kĩ năng .
 Rèn kĩ năng phân tích cho học sinh .
 3. Thái độ:
 Thấy được tư tưởng và ý thức xây dựng một đất nước giàu mạnh của cha ông ta .
B. Chuẩn bị:
 Tranh ảnh đền thờ Lí Bát Đế, Chùa Bút Tháp, tợng đài Lí Công Uẩn 
C. Tiến trình hoạt động dạy và học:
1. Tổ chức:
2. Kiểm tra chuẩn bị bài của học sinh
 	3 . Bài mới : 
GV: Nêu vài nét về tác giả ?
GV: Em hiểu gì về thể chiếu?
 GV nhấn mạnh.
HS đọc khái niệm SGK.
- Yêu cầu đọc : Giọng trang trọng, nhấn mạnh sắc thái tình cảm tha thiết, chân thành một số câu.
- Bố cục của văn bản (SGK)
Phần 1: Từ đầu . . . không thể không dời đổi -> vì sao phải dời đô.
Phần 2: còn lại -> Thành Đại La có đủ ưu thế trở thành kinh đô cả nước
GV: Theo suy luận của tác giả thì việc dời đô của các vua nhà Thương, nhà Chu nhằm mục đích gì? 
HS: 
+ Dời đô là việc thường xuyên trong lịch sử của các triều đại
+ Nhà Đinh, nhà Lê của ta đóng đô một chỗ là 1 hạn chế.
- Kết quả của việc dời đô ấy?
- Lí Thái Tổ dẫn số liệu cụ thể về các lần dời đô để làm gì? 
HS: Chuẩn bị cho lập luận ở phần sau : Trong lịch sử đã từng có chuyện dời đô và đã từng đem lại những kết quả tốt đẹp. Việc Lí Thái Tổ dời đô không có gì là khác thường, trái với quy luật.
GV: Theo Lí Công Uốn, kinh đô cũ ở vùng núi Hoa Lư của hai triều Đinh, Lê là không còn thích hợp, vì sao?
HS: Giải thích việc triều Đinh, Lê phải đóng đô ở Hoa Lư
GV: Thành Đại La có những lợi thế gì để chọn làm kinh đô đất nước?
GV: Chứng minh rằng “ Chiếu dời đô ” có sức thuyết phục lớn bởi có sự kết hợp giữa lí và tình? (Kết cấu : trình tự lập luận chặt chẽ, bên cạnh tính chất mệnh lệnh là tính chất tâm tình : bộc lộ cảm xúc ở câu hỏi cuối bài) ® tác dụng truyền cảm và thuyết phục)
GV: Vì sao nói “ Chiếu dời đô ” ra đời phản ánh ý chí độc lập tự cường và sự phát triển lớn mạnh của dân tộc Đại Việt?
( Dời đô chứng tỏ triều Lí đủ sức chấm dứt nạn PK cát cứ, thế và lực của DT Đại Việt đủ sức sánh ngang hàng phương Bắc, thể hiện nguyện vọng của ND xây dựng đất nớc độc lập, tự cường).
GV: Tại sao kết thúc bài Lí Thái Tổ không ra mệnh lệnh mà lại đặt câu hỏi : “ Các khanh nghĩ thế nào? ”. Cách kết thúc nh vậy có tác dụng gì? (mang tính chất đối thoại, trao đổi, tạo sự đồng cảm giữa mệnh lệnh vua với thần dân ® thuyết phục ngời nghe bằng lập luận chặt chẽ và tình cảm chân thành. Nguyện vọng dời đô của Lí Thái Tổ phù hợp với nguyện vọng của ND.
Chứng minh sự đúng đắn của quan điểm dời đô trong lịch sử dân tộc ?
- Là trung tâm kinh tế, chính trị, văn hoá của đất nước từ khi được dời đô
- Là trái tim của Tổ quốc
- Luôn vững vàng trong mọi thử thách
I. Tìm hiểu chung
 1. Tác giả :
 Lý Công Uẩn (974-1028) tức Lý Thái Tổ, là vị vua anh minh, có chí lớn, lập nhiều chiến công. 
 2. Tác phẩm
 - Thể chiếu : ( Khái niệm- SGK-50.
 - Viết bằng chữ Hán
 - Viết vào năm 1010 bày tỏ ý định dời đô từ Hoa L ra thành Đại La.
II. Phân tích
 1. Lí do dời đô
 - Viện dẫn sử sách TQ (số liệu cụ thể, suy luận chặt chẽ) ® tiền để cho việc dời đô.
2. Chứng minh bằng thực tế
 Không dời đô sẽ phạm sai lầm ® phê phán triều Đinh, Lê.
 3. Đại La – xứng đáng kinh đô
 - Vị thế địa lí : trung tâm đất trời, mở ra bốn hướng, có núi sông, đất rộng àm bằng phẳng, cao mà thoáng, tránh lụt, chết.
 - Vị thế chính trị, văn hoá : Là đầu mối giao lưu ® Đại La có đủ điều kiện trở thành kinh đô.
III. Tổng kết
Ghi nhớ (SGK)
IV. Luyện tập
4. Củng cố:
	Gọi HS nêu khái quát lại nội dung và đọc ghi nhớ.
5. Dặn dò.
	1. Đọc lại văn bản và phân tích các nội dung.
 2. Chuẩn bị bài Câu phủ định.
Tuần: 	Ngày soạn:
Tiết: 96	Ngày dạy:
C©u phñ ®Þnh
A. Mục tiêu bài học:
1. Kiến thức:
- Đặc điểm hình thức của câu phủ định
- Chức năng của câu phủ định
2. Kỉ năng:
- Nhận biết câu phủ định trong các văn bản
- Sử dụng câu phủ định phù hợp với hoàn cảnh giao tiếp
3. Thái độ: Có ý thức tự giác trong luyện làm bài tập
B. Chuẩn bị: 
- Bảng phụ ghi ví dụ.
- Phiếu học tập.
C. Hoạt động lên lớp
 	1.Ôn định lớp
 	2. Kiểm tra bài cũ
Hãy nêu đặc điểm hình thức và chức năng của câu trần thuật? Cho ví dụ?
 	3. Nội dung bài mới	
 Khi nói và viết , nếu ta muốn phủ nhận , phản bác một vấn đề nào đó ta thường sử dụng câu phủ định. Vậy, câu phủ định là kiểu câu có đặc điểm hình thức và chức năng như thế nào? Trong bài học hôm nay, ta sẻ tìm hiểu về vấn đề đó.
GV: Đọc các ví dụ và so sánh sự khác nhau giữa các câu trên? 
a. Nam đi Huế.
b. Nam không đi Huế.
c. Nam chưa đi Huế.
d. Nam chẳng đi Huế.
GV: Về mặt hình thức, các câu b, c, d có gì khác câu a?
HS: Có chứa các từ mang nghĩa phủ định: không, chưa, chẳng.
GV: Xét về chức năng, các câu b, c, d có gì khác so với câu a?
HS: 
- Có chức năng phủ định.
+ Phủ định việc Nam đi Huế -> phủ định một sự việc.
+ Câu a: khẳng định việc Nam đi Huế.
Ví dụ 2: GV gọi HS đọc.
GV: Trong đoạn trích này, những câu nào có từ ngữ phủ định?
- Không phải, nó chần chẫn như cái đòn cân.
- Đâu có, nó bè bè như cái quạt thóc.
- Không phải: bác bỏ nhận định của ông thầy bói sờ vòi.
- Đâu có: trực tiếp bác bỏ nhận định của ông sờ ngà, gián tiếp bác bỏ nhận định của ông thầy bói sờ vòi -> bác bỏ nhận định.
GV: Những từ ngữ phủ định đó dùng để làm gì?
HS: - Là câu chứa các từ ngữ phủ định, nhằm:
+ Thông báo, xác nhận không có sự vật, sự việc, tính chất, quan hệ nào đó.
+ Phản bác một ý kiến, một nhận định.
GV: Những câu được tìm hiểu ở 2 ví dụ trên là câu phủ định. Vậy, thế nào là câu phủ định?
Bài tập 1: 
? Tìm câu phủ định bác bỏ? Giải thích?
Bài tập 2:
GV cho HS làm theo nhóm.
Bài tập 3:
 GV gọi HS đọc yêu cầu.
Thay Choắt chưa dậy được (nữa), nằm thoi thóp.
Chưa: phủ định một thời điểm nào đó.
Dùng chưa thì phải bỏ từ (nữa)
Không : phủ định mang tính nhất định, không có hàm ý về sau có thể có.
Bài tập 4
 Không phải là câu phủ định vì không có từ phủ định nhưng lại dùng để biểu thị ý nghĩa phủ đnh5 phản bác.
+ Đẹp gì mà đẹp ! ( phản bác ý kiến cho là đẹp)
+ Làm gì có chuyện đó! (phản bác ý kiến cho là có cái chuyện đó)
+ Bài thơ này mà hay à! ( nghi ngờ phản bác)
+ Cụ tưởng tôi sung sướng hơn chăng ? (nghi vấn phản bác)
I. Tìm hiểu bài
1. Đặc điểm hình thức và chức năng của câu phủ định:
Ví dụ 1:
a. Nam đi Huế.
b. Nam không đi Huế.
c. Nam chưa đi Huế.
d. Nam chẳng đi Huế.
- Có chứa các từ mang nghĩa phủ định: không, chưa, chẳng.
- Có chức năng phủ định.
+ Phủ định việc Nam đi Huế -> phủ định một sự việc.
+ Câu a: khẳng định việc Nam đi Huế.
Ví dụ 2: 
- Không phải, nó chần chẫn như cái đòn cân.
- Đâu có, nó bè bè như cái quạt thóc.
- Không phải: bác bỏ nhận định của ông thầy bói sờ vòi.
- Đâu có: trực tiếp bác bỏ nhận định của ông sờ ngà, gián tiếp bác bỏ nhận định của ông thầy bói sờ vòi -> bác bỏ nhận định.
- Là câu chứa các từ ngữ phủ định, nhằm:
+ Thông báo, xác nhận không có sự vật, sự việc, tính chất, quan hệ nào đó.
+ Phản bác một ý kiến, một nhận định.
2. Ghi nhớ: HS đọc.
- Đây không phải là câu phủ định mà là câu khẳng định mặc dầu có chứa từ phủ định “không”.
- Có những câu sử dụng từ phủ định nhưng lại mang ý khẳng định.
II. Luyện tập:
Bài tập 1: 
b. Cụ cứ tưởng thế ấy chứ nó chả hiểu gì đâu.
c. Không, chúng con không đói nữa đâu.
* Hình thức: Sử dụng từ phủ định: chả, không.
* Chức năng:`
Bài tập 2:
a. Ông giáo dùng để phản bác suy nghĩ của lão Hạc.
c. Cái Tý muốn bác bỏ điều mà nó cho là mẹ nó đang nghĩ: mấy đứa con đang đói quá.
- Các nhóm báo cáo kết quả.
+ Viết câu có ý nghĩa tương đương.
- Dùng “không” phủ định tuyệt đối.
- Dùng “chưa” phủ định tương đối.
=> Dùng “không” phù hợp hơn.
	4. Củng cố - dặn dò
- Nắm nội dung bài học.
- Làm bài tập 4, 5, 6.
- Tìm hiểu một vài danh lam thắng cảnh địa phương qua sách báo.
-Viết đoạn văn có sử dụng một số kiểu câu trong đó bắt buộc có câu phủ ủũnh
Tuần: 	Ngày soạn:
Tiết: 96	Ngày dạy:
CHƯƠNG TRÌNH NGỮ VĂN ĐỊA PHƯƠNG
A. Mục tiêu bài học
1. Kiến thức:
 Vận dụng kỹ năng làm bài văn thuyết minh
2. Kĩ năng:
 Nâng cao lòng yêu quý quê hương
3.Thái độ
 Tự giác tìm hiểu những di tích, thắng cảnh của quê hương mình
B. Chuẩn bị:
- Thầy : Soạn bài, sưu tầm tư liệu
- Trò : Chuẩn bị bài theo phân công, tra cứu, sưu tầm tư liệu để thuyết minh.
C. Tiến trình hoạt động dạy và học:
 	1. Tổ chức:
 	2. Kiểm tra: chuẩn bị bài của học sinh
 	3. Bài mới : 
Mỗi người dân VN, ai cũng tự hào về vẻ đẹp của quê hương mình. Đó là những di tích, danh lam thắng cảnh ở mỗi địa phương : xã, huyện, tỉnh.
GV: nhắc lại thế nào là thuyết minh về phong cảnh
HS: Thực hiện
Cho hs trao đổi về những ý chính khi viết bài giới thiệu di tích thắng cảnh địa phương.
Thuyết minh về núi Tà Cú – Hàm Thuận Nam.
Mở bài: giới thiệu danh lam thắng cảnh .
Thân bài: 
Nêu vị trí của danh thắng.
Nêu lịch sử hình thành.
Nêu các phần của danh thắng.
Miêu tả danh thắng.
Nêu các đặc điểm của danh thắng.
Kết bài: lời đánh giá.
I. Chuẩn bị
1. Giới thiệu di tích thắng cảnh địa phương.
2. Yêu cầu khi viết bài giới thiệu di tích thắng cảnh địa phương.
- Tình cảm chân thành.
- Số liệu chính xác.
- Quan sát đầy đủ ( tổng thể, chi tiết)
- Cách giới thiệu : xa đến gần, ngoài vào trong.
- Lời văn trong sáng kết hợp các phương thức biểu đạt.
- Bố cảng phần rõ ràng.
- Mục tiêu hấp dẫn người đọc.
II. THực hành
4. Củng cố :
5. Dặn dò: Học bài + soạn bài.

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao an 8Tuan 24.doc