Giáo án Ngữ văn 8 tiết 9: Môn văn: Tức nước vỡ bờ (trích tiểu thuyết Tắt đèn) Ngô Tất Tố

Giáo án Ngữ văn 8 tiết 9: Môn văn: Tức nước vỡ bờ (trích tiểu thuyết Tắt đèn) Ngô Tất Tố

Tuần 3

Tiết 9 :MÔN VĂN

Bài : TỨC NƯỚC VỠ BỜ

(Trích tiểu thuyết Tắt đèn)

 Ngô Tất Tố

I/ Mục tiêu cần đạt

Giúp học sinh:

- Thấy được bộ mặt tàn ác, bất nhân của xã hội thực dân nửa phong kiến trước cách mạng tháng 8; tình cánh khốn cùng của người nông dân bị áp bức và vẻ đẹp tâm hồn, sức sống tiềm tàng, mạnh mẽ của người phụ nữ nông dân; đồng thời cảm nhận được quy luật của xã hội:có áp bức tất yếu sẽ có đấu tranh như là quy luật của tự nhiên: tức nước vỡ bờ qua nghệ thuật kể chuyện, dựng cảnh, tả người tả việc đặc sắc của Ngô Tất Tố

- Rèn luyện kỹ năng phân tích nhân vật qua đối thoại, cử chỉ, hành động, qua biện pháp đối lập - tương phản; kỹ năng đọc sáng tạo văn bản tự sự nhiều đối thoại giàu tính kịch.

II/ Chuẩn bị:

Giáo viên: Giáo án, tư liệu về tác giả.

Học sinh: Soạn bài, sgk

 

doc 5 trang Người đăng haiha30 Lượt xem 693Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn 8 tiết 9: Môn văn: Tức nước vỡ bờ (trích tiểu thuyết Tắt đèn) Ngô Tất Tố", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 3
Tiết 9 :MÔN VĂN
Bài : TỨC NƯỚC VỠ BỜ
(Trích tiểu thuyết Tắt đèn)
 Ngoâ Taát Toá
I/ Muïc tieâu caàn ñaït
Giúp học sinh:
- Thấy được bộ mặt tàn ác, bất nhân của xã hội thực dân nửa phong kiến trước cách mạng tháng 8; tình cánh khốn cùng của người nông dân bị áp bức và vẻ đẹp tâm hồn, sức sống tiềm tàng, mạnh mẽ của người phụ nữ nông dân; đồng thời cảm nhận được quy luật của xã hội:có áp bức tất yếu sẽ có đấu tranh như là quy luật của tự nhiên: tức nước vỡ bờ qua nghệ thuật kể chuyện, dựng cảnh, tả người tả việc đặc sắc của Ngô Tất Tố
- Rèn luyện kỹ năng phân tích nhân vật qua đối thoại, cử chỉ, hành động, qua biện pháp đối lập - tương phản; kỹ năng đọc sáng tạo văn bản tự sự nhiều đối thoại giàu tính kịch.
II/ Chuaån bò: 
Giaùo vieân: Giaùo aùn, tö lieäu veà taùc giaû.
Hoïc sinh: Soaïn baøi, sgk 
III/ Tieán trình leân lôùp 
1.Ổn định :KTSS
2.KTBC: 
- Tóm tắt một số nét chính trong đoạn trích Trong lòng mẹ của Nguyên Hồng? 
- Phân tích tâm trạng bé Hồng khi nằm trong lòng mẹ?
3.Bài mới
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung cần đạt
Hoạt động 1:
GV: H/s đọc lại chú thích (*) Sgk / 31.
Hoạt động 2
- Gv đọc mẫu 1 đoạn.
- H/s lần lượt đọc vaø nhận xét cách đọc của nhau.
(Y/c: đọc làm rõ được không khí hồi hộp, khẩn trương, căng thẳng ở đoạn đầu. Bi hài, sảng khoái ở đoạn cuối, chú ý thể hiện sự đối lập - tương phản giữa các nhân vật.
H/s tóm tắt lại truyện
Ngoài 12 từ trong Sgk, giải thích thêm các từ 
- Sưu thuế
Hoạt động 3
? Hãy cho biết bố cục của đoạn trích?
- 2 đoạn:
+ Từ đầu ...........ngon miệng hay không: Cảnh buổi sáng ở nhà chị Dậu; bà lão hàng xóm tốt bụng lại sang thăm, an ủi; chị Dậu chăm sóc anh Dậu.
+ Còn lại: Cuộc đối mặt với bọn cai lệ - người nhà lý trưởng; chị Dậu vùng lên cự lại.
? Khi bọn tay sai xông vào nhà chị Dậu, tình thế của chị như thế nào? Mục đích của chị lúc bấy giờ là gì? Có thể gọi đoạn này một cách hình ảnh là thế tức nước đầu tiên được không?
- H/s thảo luận, bàn bạc.
- Tình thế của chị Dậu trong buổi sáng sớm hôm ấy thật thê thảm, đáng thương và nguy cấp:
+ Món nợ sưu nhà nước vẫn chưa có cách gì để trả
+ Anh Dậu lại ốm rề rề vẫn có thể bị bắt trói, đánh đập, hành hạ bất cứ lúc nào.
+ Chị dậu, người đàn bà nghèo xơ xác, với 3 đứa con lít nhít đói khát sẽ phải làm gì, làm cách nào để thoát khỏi cảnh này và trước mắt, làm thế nào để bảo vệ người chồng đang bị ốm nặng.
+ Có thể coi đây là thế tức nước đầu tiên đã được tác giả xây dựng và dồn tụ. Qua đây thấy rõ tình yêu thương, lo lắng cho chồng mình như thế nào [quyết định phần lớn thái độ và hành động của chị trong đoạn tiếp theo.]
- Gv chốt 1 vài ý ð h/s ghi
? Giải thích từ “cai lệ”? Cai lệ là danh từ chung hay danh từ riêng? Tên cai lệ này có vai trò gì trong vụ thuế ở làng Đông Xá ?
- Ở làng Đông Xá , cai lệ được coi là tên tay sai đắc lực của quan phủ, giúp bọn lý dịch tróc nã những người nghèo chưa đủ tiền nộp sưu thuế. Với những người dân bần cùng thì hắn như là một hung thần ác sát, tha hồ đánh trói, bắt bớ, tác oai tác quái.
? Trong đoạn trích , em thấy tên cai lệ hiện lên như thế nào? bản chất và tính cách của y ra sao? Những lời nói, cử chỉ hành động của y đối với anh Dậu, chị Dậu khi đến thúc sưu được tác giả miêu tả như thế nào? Chi tiết cai lệ bị chi Dậu ấn giúi ra cửa, ngã chỏng quèo trên mặt đất, miện vẫn nham nhảm thét trói vợ chồng kẻ thiếu sưu đã gợi cho em những cảm xúc và liên tưởng gì?
- H/s thảo luận nhóm, cử đại diện trình bày.
- Cai lệ là tên tay sai của quan huyện, quan phủ. Nhưng về đến làng Đông xá, nhờ bóng chủ, hắn tha hồ tác oai, tác quái. Hung dữ, độc ác, táng tận lương tâm, chỉ biết làm theo lệnh quan thầy. Đánh trói bắt bớ là nghề của hắn.
- Ngôn ngữ thoát ra từ cửa miệng là quát,thét, chửi mắng, hầm hè; cử chỉ và hành động của hắn cực kỳ thô bạo, vũ phu: sầm sập tiến vào, trợn ngược hai mắt, giật phắt cái thừng, sầm sập chạy tới, bịch mấy cái bịch, tát đáng bốp, sấn đến, nhảy vào........ hắn bỏ ngoài tai những lời van xin của chị Dậu, chẳng mảy may động lòng trước tiếng kêu khóc nhi ri của lũ trẻ, nhất quyết trói anh Dậu giải ra đình làng theo lệnh quan.
- Chi tiết đưa ra thật hợp lý, hợp tình,g ây khoái cảm cho người đọc, đem lại cho ta sự hả hê khoan khoái sau bao nhiêu đau thương,thê thảm mà gia đình chị Dậu phải gánh chịu. Chi tiết chứng tỏ bản chất tàn ác đểu cáng, cà cuống chết đến đít vẫn còn cay của tên đại diện ưu tú của chính quyền thực dân nửa phong kiến mạt hạng; chỉ quen bắt nạt đe dọa, áp bức những người nhút nhát, cam chịu, còn thực lực thì yếu ớt, hèn kém và đáng cười.
Gv: Tuy chỉ xuất hiện trong một vài đoạn ngắn, nhưng hình ảnh tên cai lệ cùng người nhà lý trưởng đã hiện lên rất sinh động, sắc nét, đậm chất hài hước dưới ngòi bút của Ngô Tất Tố.
- H/s tự ghi một vài ý về nhân vật cai lệ.
? Chị Dậu đã tìm mọi cách để bảo vệ chồng mình như thế nào? Quá trình đối phó của chị với hai tên tay sai diễn ra như thế nào? Quá trình ấy có hợp lý không? Vì sao? 
Phân tích sự chuyển đổi thái độ của chị Dậu, từ cách xưng hô đến nét mặt, cử chỉ và hành động? Chi tiết nào, hành động nào khiến em đồng tình và thú vị nhất ?
- H/s thảo luận nhóm.
- Trước thái độ hống hách của hai tên tay sai, chị Dậu chỉ một mực van xin tha thiết bằng giọng run run, xưng cháu, gọi cai lệ và người nhà lý trưởng là ông nhằm cố khơi dậy lương tri và từ tâm của “ông cai”. Nhưng đến khi tên cai lệ không thèm nghe chị lấy nửa lời mà đáp lại chị bằng những quả bịch vào ngực và cứ xông đến anh Dậu [ “hình như tức quá không thể chịu được” đã “liều mạng cự lại”. Lúc đầu thì cự bằng lý lẽ, sau đó quyết ra tay đấu lực.
Lúc này chị Dậu vô tình thay đổi cách xưng hô, không còn cháu - ông mà là tô i- ông [chị đã đứng thẳng lên, có vị thế ngang hàng, nhìn thẳng vào mặt đối thủ.]
Và khi tên cai lệ vẫn không thèm nghe, còn “tát vào mặt chị một cái đánh bốp” rồi cứ nhảy vào anh Dậu, thì chị đã vụt đứng dậy với với niềm căn giận ngùn ngụt “nghiến hai hàm răng”: “-Mày trói chồng bà.......” Lúc này trong cách xung hô lại tiếp tục có sự thay đổi “bà - mày” hành động chi Dậu đấu sức với hai tên tay sai: Với tên cai lệ “loẻo khoẻo”chị túm hắn, ấn dúi ra cửa, hắn ngã chỏng quèo. Đến tên người nhà lý trưởng, cuộc đọ sức diễn ra dai dẳng hơn một chút “hai người giằng co nhau, du đẩy nhau, rồi ai nấy buông gậy ra, áp vào vật nhau..” nhưng rồi tên này cũng bị chị chàng con mọn túm tóc lẳng cho một cái, ngã nhào ra ngoài thềm [thật hả hê, thật sảng khoái với hai chiến thắng liên tiếp nhau của chị Dậu.]
? Do đâu mà chị Dậu có đủ dũng khí để quật ngã hai tên tay sai như vậy?
- Xuất phát từ lòng yêu thương chồng con,lòng căm hờn nhũng kẻ dã thú.
? Qua đoạn trích cho ta thấy chị dậu là người phụ nữ như thế nào?
- Người phụ nữ mộc mạc,hiền dịu, đầy lòng vị tha, sống khiêm nhường, biết nhẫn nhục chịu đựng, nhưng hoàn toàn không yếu đuối, chỉ biết sợ hãi mà trái lại vẫn có một sức sống mạnh mẽ, một tinh thần phản kháng tiềm tàng; khi bị dồn tời bước đường cùng, chị đã vùng đứng dậy chống trả quyết liệt.
- H/s ghi
Gv: Hành động của chị Dậu tuy chỉ là bộc phát và về căn bản chưa giải quyết được gì, vẫn bế tắc (chỉ một lúc sau................trình quan) nhưng có thể tin rằng khi có ánh sáng cách mạng rọi tới, chị sẽ là người đi hàng đầu trong cuộc đấu tranh.
Hoạt động 4
? Nghệ thuật kể chuyện và miêu tả nhân vật của Ngô Tất Tố có gì đặc sắc? Em biết thêm được gì về xã hội, nông thôn VN trước cách mạng tháng Tám, về người nông dân đặc biệt là người phụ nữ như chị Dậu qua đoạn trích Tức nước vỡ bờ.?
H/s đọc ghi nhớ SGK/33
Hoạt động 5
Phân vai đọc diễn cảm hoaëc chuyển thành kịch
I.Tác giả - Tác phẩm
II.Đọc, tóm tắt, ìm hiểu chú thích.
III.Tìm hiểu đoạn trích
1.Bố cục.
2Phân tích.
a.Tình thế gia đình chị Dậu.
Tình thế gia đình chị Dậu trong buổi sáng hôm ấy thật thê thảm,đáng thương và nguy cấp.
b.Nhân vật tên cai lệ.
c.Nhân vật chị Dậu
Người phụ nữ mộc mạc, hiền dịu, đầy lòng vị tha, sống khiêm nhường, biết nhẫn nhục chịu đựng, nhưng hoàn toàn không yếu đuối, chỉ biết sợ hãi mà trái lại vẫn có một sức sống mạnh mẽ, một tinh thần phản kháng tiềm tàng; khi bị dồn tời bước đường cùng, chị đã vùng đứng dậy chống trả quyết liệt
IV.Tổng kết.
Ghi nhớ:Sgk/33
V.Luyện tập
4.Củng cố:
- Nghệ thuật và nội dung đoạn trích
5.Dặn dò: 
- Tập tóm tắt đoạn trích, học bài. 
- Đọc và soạn bài Lão Hạc.
+ Tìm hieåu veà taùc giaû ?
+ Boá cuïc ?
+ Nhaân vaät Laõo Haïc ?
+ Nhaân vaät oâng giaùo ?

Tài liệu đính kèm:

  • docTIET 9.doc