TIẾT 87, 88 TẬP LÀM VĂN
VIẾT BÀI TẬP LÀM VĂN SỐ 5
1. Mục tiêu bài kiểm tra: Giúp HS:
a) Về kiến thức: Biết cách làm bài văn thuyết minh qua thực hành viết dạng đề: thuyết minh về một phương pháp (cách làm).
b) Về kĩ năng: Rèn kĩ năng viết nói chung: diễn đạt, chính tả, ngữ pháp
c) Về thái độ: Giáo dục ý thức tự giác, độc lập và sáng tạo khi viết bài.
* Ổn định tổ chức: Sĩ số 8B: .
Sĩ số 8C: .
2. Nội dung đề:
Giới thiệu món trứng đúc thịt rán.
3. Đáp án:
a) Dàn ý:
* Mở bài: Giới thiệu chung về món ăn (quà sáng hay trong bữa ăn hằng ngày, trong mâm cỗ ngày lễ, ngày tết).
Ngày soạn: Ngày kiểm tra: Kiểm tra 8B, 8C TIẾT 87, 88 TẬP LÀM VĂN VIẾT BÀI TẬP LÀM VĂN SỐ 5 1. Mục tiêu bài kiểm tra: Giúp HS: a) Về kiến thức: Biết cách làm bài văn thuyết minh qua thực hành viết dạng đề: thuyết minh về một phương pháp (cách làm). b) Về kĩ năng: Rèn kĩ năng viết nói chung: diễn đạt, chính tả, ngữ pháp c) Về thái độ: Giáo dục ý thức tự giác, độc lập và sáng tạo khi viết bài. * Ổn định tổ chức: Sĩ số 8B: . Sĩ số 8C: . 2. Nội dung đề: Giới thiệu món trứng đúc thịt rán. 3. Đáp án: a) Dàn ý: * Mở bài: Giới thiệu chung về món ăn (quà sáng hay trong bữa ăn hằng ngày, trong mâm cỗ ngày lễ, ngày tết). * Thân bài - Những nguyên liệu và dụng cụ để chế biến món ăn (dùng cho mấy người ăn). + Trứng mấy quả? + Thịt mấy lạng? + Hành, mùi, nước mắm, dầu ăn, nấm hương, mộc nhĩ, hạt tiêu, + Dụng cụ: chảo, đũa, bát to, đĩa, cái lật trứng. - Cách chế biến: + Sơ chế nguyên liệu: Thịt, hành, mùi rửa sạch; mộc nhĩ, nấm hương ngâm, rửa sạch. + Thịt băm nhỏ, cho vào bát to. + Hành khô bóc vỏ, rửa sạch, băm nhỏ, hành tươi thái nhỏ. + Nấm, mộc nhĩ xắt nhỏ. + Đập trứng trộn đều với thịt băm và các gia vị rồi đánh nhuyễn. + Đặt chảo lên bếp, cho dầu ăn để sôi. + Đổ trứng vào rán chính. + Bày ra đĩa, rắc thêm hạt tiêu, mùi. - Yêu cầu thành phẩm: trứng chín, màu vàng, đẹp mắt. - Có thể nêu cách ăn để cảm thấy được hương vị của món ăn (ăn nóng, ăn với cơm và một số món phụ khác). * Kết bài: Nhấn mạnh giá trị dinh dưỡng của món ăn và tình cảm của người viết đối với món ăn. b) Biểu điểm: * Hình thức (2 điểm): - Viết đúng kiểu bài, bố cục đầy đủ, rõ ràng, mạch lạc (1 điểm). - Trình bày sạch, đẹp chữ viết rõ ràng; không mắc lỗi chính tả, ngữ pháp, diễn đạt (1 điểm). * Nội dung (8 điểm) - Mở bài (1. 5 điểm): Giới thiệu chung về món ăn. - Thân bài (5 điểm): Đảm bảo như đáp án + Trình bày được nguyên liệu. (0.5 điểm) + Trình bày thứ tự cách làm hợp lí. (3 điểm) + Yêu cầu thành phẩm. (0.5 điểm) + Sử dụng phù hợp, linh hoạt các phương pháp thuyết minh. (1 điểm) - Kết bài (1.5 điểm): Nêu được giá trị dinh dưỡng và cảm nghĩ về món ăn. 4. Đánh giá nhận xét sau khi chấm bài (chuyển sang tiết trả bài).
Tài liệu đính kèm: