Giáo án Ngữ văn 8 - Tiết 85 & 86

Giáo án Ngữ văn 8 - Tiết 85 & 86

Tiết 85 NGẮM TRĂNG

 Hồ Chí Minh

I. MỤC TIÊU: Giúp HS.

 - Cảm nhận được tình yêu thiên nhiên đặc biệt sâu sắc của Bác Hồ, dù trong hoàn cảnh tù ngục, Người vẫn mở rộng tâm hồn tìm đến giao hoà với vầng trăng ngoài trời.

 - Thấy được sức hấp dẫn nghệ thuật của các bài thơ.

 - Thêm yêu mến, kính phục Bác.

II. CHUẨN BỊ TÀI LIỆU THIẾT BỊ DẠY HOC:

- Giáo viên: - Xem sgk, sgv

 - Đọc tham khảo một số bài thơ trong tập Nhật kí trong tù.

 - Học sinh: - Đọc bài thơ, xem kĩ phần chú thích.

 - Trả lời câu hỏi Hướng dẫn đọc - hiểu.

III. TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC DẠY-HOC::

1.Tổ chức: Sĩ số : 8A 8B

2. Kiểm tra bài cũ:

 - Đọc thuộc bài thơ Tức cảnh Pác Bó và cho biết nội dung, nghệ thuật bài thơ

 - Bài thơ là sự kết hợp hài hòa giữa tính cổ điển và hiện đại. Em hãy chứng minh.?

 

doc 5 trang Người đăng haiha30 Lượt xem 1180Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn 8 - Tiết 85 & 86", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết 85 
NGẮM TRĂNG 
 Hồ Chí Minh
I. MỤC TIÊU: Giúp HS.
	- Cảm nhận được tình yêu thiên nhiên đặc biệt sâu sắc của Bác Hồ, dù trong hoàn cảnh tù ngục, Người vẫn mở rộng tâm hồn tìm đến giao hoà với vầng trăng ngoài trời.
	- Thấy được sức hấp dẫn nghệ thuật của các bài thơ.
	- Thêm yêu mến, kính phục Bác.
II. CHUẨN BỊ TÀI LIỆU THIẾT BỊ DẠY HOC:
- Giáo viên:	- Xem sgk, sgv
	- Đọc tham khảo một số bài thơ trong tập Nhật kí trong tù..
	- Học sinh:	- Đọc bài thơ, xem kĩ phần chú thích.
	- Trả lời câu hỏi Hướng dẫn đọc - hiểu.	
III. TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC DẠY-HOC::
1.Tổ chức: Sĩ số : 8A 8B
2. Kiểm tra bài cũ:
	- Đọc thuộc bài thơ Tức cảnh Pác Bó và cho biết nội dung, nghệ thuật bài thơ
	- Bài thơ là sự kết hợp hài hòa giữa tính cổ điển và hiện đại. Em hãy chứng minh.?
3.Dạy học bài mới:
Hoạt động của thầy và trò 
Nội dung kiến thức cần đạt
* Hoạt động1: Đọc, tìm hiểu chung
- Gọi HS đọc chú thích*, sgk/37,38.
- Đọc chú thích, em hiểu gì về sự ra đời của bài thơ?
- Bài thơ được sáng tác theo thể thể gì?
- Gọi HS đọc văn bản.
- Hãy nhận xét phần dịch nghĩa, dịch thơ so với phiên âm.
I. Đọc,tìm hiểu chung:
1. Hoàn cảnh sáng tác:
Bài thơ được viết trong nhà tù Tưởng Giới Thạch, khi Bác vô cớ bị bắt giam tại Trung Quốc tháng 8 năm 1942
2. Thể loại:
Thất ngôn tứ tuyệt.
3. So sánh bản dịch với nguyên tác chữ Hán
Câu 1,3,4 tương đối sát; câu 2 ở phần phiên âm, dịch nghĩa là câu hỏi à dịch thơ làm mất đi cái xốn xang,bối rối của thi sĩ.
- Trong câu thơ đầu, tác giả kể những thiếu thốn gì? Vì sao lại chỉ kể những thứ đó?
- Trước cảnh đẹp của đêm trăng, tâm trạng của nhân vật trữ tình được thể hiện như thế nào? 
- HS đọc và so sánh câu thơ thứ hai trong nguyên tác và bản dịch thơ.
II. Phân tích:
1. Hoàn cảnh ngắm trăng của người tù:
- Trong tù thiếu thốn nhiều thứ, nhưng ở đây tác giả chỉ nhắc đến hai thứ rượu và hoa. Vì đó là những thứ mà tao nhân mặc khách thường có bên mình mỗi khi thửơng lãm vẻ đẹp chị Hằng.
- Trong tù người tù ở đây tư cách một thi nhân 
- Trước cảnh đêm trăng đẹp, nhân vật trữ tình ở hoàn cảnh oái ăm: thêm bối rối xốn xang vì thiên nhiên quá đẹp, quá lộng lẫy, còn thi sĩ không được tự do và không có rượu và hoa để xứng với trăng..
- Trong nguyên tác câu thơ thứ hai là câu hỏi. Nhưng được dịch thành câu trần thuật phần nào làm mất đi ý tưởng đẹp của câu thơ. Sự xúc động, bối rối của nhà thơ trong bản dịch lại mất đi, thay vào đó là sự phủ định khó hửng hờ, sự bối rối, xúc động, sự chủ động của nhà thơ không còn nửa.
- Gọi HS đọc câu 3 &4.
Nhân hướng song tiền khán minh nguyệt
Nguyệt tòng song khích khán thi gia
- Sau phút bối rối và xúc động, nhà thơ quyết định như thế nào? 
- Đầu đề bài thơ là vọng nguyệt . Nhưng hai câu 3 & 4 nhà thơ lại viết khán minh nguyệt, khán thi gia. Hãy chỉ ra nghệ thuật độc đáo trong hai câu thơ này.
(Một nét độc đáo nữacó chữ song ở giữa câu thơ như chắn ngang giữa hai phía người và trăng. Song không ngăn được sự giao cảm giữa người và trăng.) 
- Trong bài thơ này quan hệ giữa người và trăng là quan hệ như thế nào? Hãy giải thích ý nghĩa Bác tự xưng là thi gia trong bài thơ?. (Đây cũng là lần đầu tiên Bác xưng mình là thi gia. Trong giây phút này, với tư cách thi gia mới có thể giao lưu cùng vầng trăng thân mật gần gũi và bạn bè)
2. Mối quan hệ giữa người và trăng:
- Dù xúc động và bối rối, nhưng nhà thơ vẫn chủ động đến với vừng trăng. Không rượu, hoa và không tự do. Song không vì thế mà tình yêu trăng bị ảnh hưởng. Nhà thơ vẫn chủ động hướng ra song sắt nhà tù đến với trăng.
-> Điều đó thể thiện tư chất nghệ sĩ đích thực của HCM.
- Trước hết trăng được nhân hóa như một con người, một người bạn thân thiết.
Mặc khác “vọng’ có nghĩa là ngắm nhưng là ngắm ở xa, còn “khán” cũng có nghĩa là ngắm nhưng là ngắm ở gần. Nhân khán, nguyệt khán. Như vậy giữa trăng và người là bình đẳng. Trăng đã rời bầu trời vượt qua song sắt nhà tù cho người ngắm và ngắm lại người.
- Trong bài thơ này quan hệ giữa người và trăng là quan hệ bình đẳng gần gũi. Trăng có vẻ đẹp của trăng, người có vẻ đẹp của tâm hồn. Trăng vượt song sắt nhà tù không ngắm tù nhân hay lung nhân (người bị giam) mà ngắm thi gia. Đây là giây phút thăng hoa tỏa sáng trong tâm hồn Bác tự xưng mình là thi gia. 
*Hoạt động 3: Hướng dẫn tổng kết.
- Qua bài thơ, em hiểu gì về tình cảm và tâm hồn của Bác?
- Hoài Thanh nhận xét:Thơ Bác đầy trăng. Hãy nêu một số bài thơ viết về trăng của Bác.
III. Tổng kết:
Ghi nhớ:	Sgk/38
4. Củng cố-luyện tập:
 . Khái quát giá trị nghệ thuật thơ Hồ Chí Minh.
5. Hướng dẫn về nhà :
 . Học thuộc lòng và phân tích hai bài thơ.
	. Chuẩn bị bài Câu cảm thán.
 ___________________________________________
Ngày giảng :
Tiết 86 
CÂU CẢM THÁN
I. MỤC TIÊU: Giúp HS.
	- Hiểu rõ đặc điểm hình thức của câu cảm thán. Phân biệt câu cảm thán với các kiểu câu khác.
	- Nắm vững chức năng của câu cảm thán. Biết sử dụng câu cảm thán phù hợp với chức năng giao tiếp.
II. CHUẨN BỊ TÀI LIỆU THIẾT BỊ DẠY HOC:
1. Giáo viên:	- Xem sgk, sbt, sgv, thiết kế bài giảng.
	- Soạn giáo án.
2. Học sinh:	- Xem sgk, sbt.
	- Trả lời câu hỏi tìm hiểu bài.
	- Tìm các ví dụ tương tự.	
III. TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC DẠY-HOC::
1.Tổ chức:
2. Kiểm tra bài cũ:
	. Thế nào là câu cầu khiến? Cho ví dụ.?
	. Kiểm tra vở HS.
3.Dạy học bài mới:
Hoạt động của thầy và trò 
Nội dung kiến thức cần đạt
*Hoạt động 1: Tìm hiểu đặc điểm hình thức, chức năng.
- Gọi HS đọc đoạn văn a,b sgk
- Hãy xác định câu cảm thán trong đoạn văn trên.
- Vì sao đó là câu cảm thán?
- Đoạn văn a còn có hai câu có dấu chấm than ở cuối câu sao không phải là câu cảm thán?
- Như vậy, theo em, câu cảm thán dùng để làm gì?
- Có bao nhiêu dấu hiệu để nhận biết câu cảm thán?
- Khi làm đơn, biên bản, hợp đồngcó thể dùng câu cảm thán không?
- Vậy câu cảm thán thường được dùng khi nào?
- Hãy cho biết đặc điểm hình thức và chức năng của câu cảm thán.
- Gọi HS cho ví dụ câu cảm thán.
- GV cho HS so sánh hai câu
a- Cảnh bình minh đẹp biết bao!
b- Ở đay biết bao cảnh đẹp
*Hoạt động 2: Luyện tập
Gv hướng dẫn học sinh làm phần luyện tập.
GV cho hs thảo luận nhóm bài tập 2 .Đại diện nhóm trình bày kết quả
I. Đặc điểm hình thức và chức năng:
- Hỡi ơi lão Hạc!
 Than ôi! 
- Có từ cảm thán hỡi ơi, than ôi! bộc lộ cảm xúc trực tiếp của người nói và có dấu chấm than cuối câu.
- Hai câu đó không có từ cảm thán và không bộ lộ cảm xúc trực tiếp của người nói.
- Câu cảm thán dùng để bộc lộ trực tiếp cảm xúc của người nói (viết) bằng nhiều kiểu câu khác (câu nghi vấn, câu cầu khiến, câu trần thuật) nhưng trong câu cảm thán, cảm xúc của người nói (viêt) được biểu thị bằng phương tiện đặc thù: từ ngữ cảm thán
- Về hình thức:Có từ cảm thán và kết thúc câu bằng dấu chấm than.
- Không. Vì đó là những văn bản hành chính, khoa học đòi hỏi sự chính xác về ngôn từ.
- Để bộc lộ tình cảm, cảm xúc trực tiếp của ngưòi nói, viết trong giao tiếp hàng ngày và trong sáng tác văn chương.
Ghi nhớ:	Sgk/44
- Ôi, trăng đẹp quá!
Ồ! Trông bạn thật đẹp!
Chao ôi, món thịt hầm thật uyệt vời!
- a- Câu cảm thán. Biết bao làm phụ ngữ
b- Câu trần thuật. Biết bao có ý nghĩa tương đương với những từ chỉ lương như nhiều, rất nhiều
.II. Luyện tập:
Bài tập 1: Xác định câu cảm thán.
a- Than ôi!; Lo thay!; Nguy thay!; 
b- Hỡi cảnh rừng ghê gớm của ta ơi!
c- Chao ôi, biết đâu rằng 
Bài tập 2: Giúp HS tránh cách hiểu câu cảm thán là câu bộ lộ cảm xúc.
Tất cả những câu trong phần này đều là những câu bộ lộ tình cảm cảm xúc:
a- Lời than thở của người nông dân dưới chế đọ phong kiến.
b- Lời than thở của người chinh phụ trước nỗi truân chuyên do chiến tranh gây ra.
c- Tâm trạng bế tắc của nhà thơ trước cách mạng tháng Tám.
d- Sự ân hận của Dế Mèn trước cái chết của Dế Choắt.
Những câu trên bộ lộ tình cảm cảm xúc những không có câu nào là câu cảm thán, vì không có hình thức đặc trưng của kiểu câu này.
Bài tập 3: Đặt câu cảm thán để thể hiện cảm xúc:
a- Tình cảm cha mẹ dành cho con thiêng liêng biết bao!
b- Ôi! Cảnh bình minh đẹp quá!
 - Cảnh bình minh đẹp biết bao!
4. Củng cố-luyện tâp:
 - Chức năng chính của câu cảm thán là gì ?
5.Hướng dẫn về nhà :
	. Học bài, làm bài tập sgk, sbt.
	. Chuẩn bị làm bài viết Tập làm văn số 5.

Tài liệu đính kèm:

  • docngu van 8(16).doc