Giáo án Ngữ văn 8 - Tiết 81: Văn bản Khi con tu hú - Năm học 2010-2011

Giáo án Ngữ văn 8 - Tiết 81: Văn bản Khi con tu hú - Năm học 2010-2011

A. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT

1. Kiến thức

- Những hiểu biết bước đầu về tác giả Tố Hữu.

- Nghệ thuật khắc họa hình ảnh( Thiên nhiên, cái đẹp của cuộc đời tự do).

- Niềm khát khao cuộc sống tự do, lí tưởng cách mạng của tác giả.

2. Kĩ năng

- Đọc diễn cảm một tác phẩm thơ thể hiện tâm tư người chiến sĩ cách mạng bị giam giữ trong ngục tù.

- Nhận ra và phân tích được sự nhất quán về cảm xúc giữa hai phần của bài thơ; thấy được sự vận dụng tài tình thể thơ truyền thống của tác giả ở bài này.

3.Thái độ

 Ghi nhớ công ơn các vị anh hùng cách mạng.

II. KĨ NĂNG SỐNG CƠ BẢN ĐƯỢC GIÁO DỤC TRONG BÀI

1. Kĩ năng giao tiếp.

2. Kĩ năng tư duy sáng tạo

3. Kĩ năng lắng nghe tích cực

4. Kĩ năng hợp tác

5. Kĩ năng quản lí thời gian

 

doc 5 trang Người đăng tranhiep1403 Lượt xem 1993Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn 8 - Tiết 81: Văn bản Khi con tu hú - Năm học 2010-2011", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 13/ 01/ 2011
Ngày giảng: 17/ 01/ 2011
Bài 19
tiết 81 văn bản: Khi con tu hú
A. Mục tiêu cần đạt
1. Kiến thức
- Những hiểu biết bước đầu về tác giả Tố Hữu.
- Nghệ thuật khắc họa hình ảnh( Thiên nhiên, cái đẹp của cuộc đời tự do).
- Niềm khát khao cuộc sống tự do, lí tưởng cách mạng của tác giả.
2. Kĩ năng
- Đọc diễn cảm một tác phẩm thơ thể hiện tâm tư người chiến sĩ cách mạng bị giam giữ trong ngục tù.
- Nhận ra và phân tích được sự nhất quán về cảm xúc giữa hai phần của bài thơ; thấy được sự vận dụng tài tình thể thơ truyền thống của tác giả ở bài này.
3.Thái độ
 Ghi nhớ công ơn các vị anh hùng cách mạng.
II. Kĩ năng sống cơ bản được giáo dục trong bài
1. Kĩ năng giao tiếp.
2. Kĩ năng tư duy sáng tạo
3. Kĩ năng lắng nghe tích cực
4. Kĩ năng hợp tác 
5. Kĩ năng quản lí thời gian
III. chuẩn bị
1. Giáo viên: 
2. Học sinh: đọc và trả lời các câu hỏi sgk
IV. Phương pháp và kĩ thuật dạy học
Đọc sáng tạo, phân tích và bình giảng, nêu vấn đề ( động não, nêu câu hỏi); thảo luận nhóm( chia nhóm, giao nhiệm vụ)
V. Các bước lên lớp
1. ổn định tổ chức ( 1’)
2. Kiểm tra đầu giờ ( 5’)
H.Đọc thuộc lòng bài thơ “ Quê Hương” và những nét đặc sắc về nghệ thuật và nội dung của bài thơ
- HS đọc thuộc lòng bài thơ.
- Nghệ thuật
+ Sáng tạo nên những h/a của cuộc sống lao động thơ mộng.
+ Tạo liên tưởng, so sánh độc đáo, lời thơ bay bổng lãng mạn như 4 câu cuối ở khổ 2,3
+ sử dụng thể thơ 8 chữ hiện đại
- Tình yêu quê hương đằm thắm và tha thiết
3.Tiến trình tổ chức các hoạt động
* Khởi động (1’)
 Tố Hữu sinh năm 1920, lớn lên giữa lúc cao trào mặt trận dân chủ do đảng cộng sản Đông Dương lãnh đạo đang sôi sục, Tố Hữu đã nhanh chóng tiếp thu lí tưởng và say sưa hoạt động trong Đoàn thanh niên dân chủ.Tháng 4 năm 1939 Tố Hữu bị bắt giam, ở tù đầy được tôi luyện trong đấu tranh thử thách, ông trở thành một chiến sĩ dạn dày, trung kiên. Khi sống trong cảnh tù đầy, thơ Tố Hữu là niềm tâm niệm của người chiến sĩ trẻ nguyện trung thành với lí tưởng, nhiều bài đã vượt qua song sắt nhà tù, bằng nhiều hình thức để cổ vũ cuộc đấu tranh bên ngoài “ Khi con tu hú” là một bài thơ tiêu biểu.
Hoạt động dạy và học
T/g
Nội dung
Hoạt động 1. Đọc- hiểu văn bản
* Mục tiêu
- Đọc đúng và diễn cảm văn bản
-Những hiểu biết bước đầu về tác giả Tố Hữu.
- Nghệ thuật khắc họa hình ảnh( Thiên nhiên, cái đẹp của cuộc đời tự do).
- Niềm khát khao cuộc sống tự do, lí tưởng cách mạng của tác giả.
- GV HD đọc: 
+ 6 câu đầu giọng vui phấn chấn, náo nức.
+ 4 câu cuối chú ý nhấn mạnh các động từ, câu cảm thán.
- GV đọc mẫu, HS đọc
- GV nhận xét, uốn nắn
H. Nêu những hiểu biết của em về tác giả?
- HS trả lời, GV khái quát
Tố Hữu được giác ngộ trong phong trào học sinh, sinh viên. với nguồn cảm hứng lớn là lí tưởng cách mạng, Tố Hữu trở thành lá cờ đầu của thơ ca CMVN
H. Hoàn cảnh sáng tác bài thơ có gì đặc biệt?
 được in trong tập Từ ấy- tập thơ đầu tiên của Tố Hữu
H. Bài thơ được viết theo thể thơ nào? nêu những hiểu biết của em về thể thơ?
- Thể thơ lục bát nhịp điệu linh hoạt, có khả năng diễn tả cảm xúc của nhân vật trữ tình.
H.Trong các chú thích theo em chú thích nào khó và quan trọng ? vì sao?
H.Văn bản chia làm mấy phần, nội dung từng phần?
2 phần
- 6 câu đầu: cảnh mùa hè
- 4 câu cuối: tâm trạng người tù
 GV: chim tu hú là loài chim thường xuất hiện vào mùa hè ( đầu tháng 4). Tiếng chim tu hú là tín hiệu báo mùa hè rực rỡ, của sự sống tưng bừng, của trời cao lồng lộng.vì thế tiếng tu hú đã tác động mạnh đến tâm hồn nhà thơ
H. Tiếng chim tu hú thức dậy điều gì trong lòng người tù cách mạng?
- Khung cảnh mùa hè bên ngoài xà lim
H. Khung cảnh mùa hè trong tâm tưởng của người tù cách mạng được hình dung cụ thể như thế nào?
- Lúa chiêm đương chín, ve râm ran trong vườn, bắp rây vàng hạt, nắng đào đầy sân, bầu trời cao xanh, diều cao lộng
H.Em có nhận xét gì về việc dùng từ ngữ và hình ảnh trong những câu thơ trên?
- Sử dụng những tính từ chỉ màu sắc, hương vị, động từ chỉ hành động, lựa chọn những hình ảnh tiêu biểu đặc sắc của mùa hè.
H.tác dụng của những từ ngữ hình ảnh đó?
- Hiện lên một bức tranh mùa hè rộn rã âm thanh.
H.Tác giả đã cảm nhận rõ nét cảnh mùa hè từ trong nhà tù, vậy em có cảm nhận được gì về con người và tâm hồn nhà thơ?
- tình yêu cuộc sống , tha thiết với cuộc đời tự do
GV: chính niềm khao khát tự do cháy bỏng, chính sức sống tuổi trẻ và tâm hồn lãng mạn đó đã giúp cho nhà thơ vẽ được bức tranh mùa hè từ tiếng chim tu hú khơi nguồn đó.
H. Tâm trạng của nhà thơ ở đoạn này được bộc lộ khác ở đoạn trên như thế nào?
- ở đoạn trên chủ yếu là tưởng tượng, tâm trạng nhà thơ hòa vào, ẩn sau bức tranh đó, ở đoạn cuối tâm trạng nhà thơ được bộc lộ trực tiếp.
H. Nhịp thơ thay đổi như thế nào?sự thay đổi đó có tác dụng gì trong việc thể hiện tâm trạng của nhân vật trữ tình?
- cách ngắt nhịp thay đổi: 2-2-2; 6-2; 3-3
H. Em có nhận xét gì về cách sử dụng từ ngữ trong đoạn thơ? Tác dụng?
- động từ “ ngột, chết uất, đập tan” các thán từ “ hè ôi, thôi, làm sao”
H. Mở đầu và kết thúc bài thơ đều có tiếng chim tu hú, nhưng tâm trạng của người tù khi nghe tiếng chim tu hú ở đoạn đầu và đoạn cuối rất khác nhau. Vì sao? 
- Hs thảo luận nhóm 8/ 3’
- Các nhóm báo cáo, nhận xét
- GV chốt: ở hai câu thơ đầu tâm trạng người tù khi nghe tiếng chim tu hú là tâm trạng hòa hợp với sự sống mùa hè, biểu hiện của niềm say mê với sự sống.
 ở câu thơ cuối, tiếng tu hú gợi cảm xúc u uất, nôn nóng, khắc khoải, tâm trạng của kẻ bị mất tự do, bị tách rời cuộc sống
 Vì hai tâm trạng được khơi gợi từ hai không gian khác nhau tự do và mất tự do. 
Hoạt động 2. Rút ra ghi nhớ
* Mục tiêu
- Trình bày được đặc sắc nghệ thuật và nội dung cơ bản của bài
H. Nét đặc sắc của bài thơ là gì?
- Bài thơ gồm hai đoạn tả cảnh và tả tình gộp thành một chỉnh thể, cả hai đoạn thơ đều rất tình cảm cảnh thì thật đẹp mà tình thì thật là sôi nổi, sâu sắc và da diết.
- Bài thơ liền mạch giọng điệu tự nhiên, cảm xúc nhất quán khi tươi sáng, khi tươi sáng, khi khoáng đạt, khi dằn vặt, u uất, phù hợp với cảm xúc nhà thơ
H. Bài thơ gồm hai đoạn, đoạn tả cảnh, đoạn tả tình nhưng đều là tiếng nói của một tâm hồn. Em cảm nhận được những điều cao đẹp nào từ tâm hồn ấy?
- Lòng yêu nước, yêu cuộc sống, niềm khát khao tự do cháy bỏng của người chiến sỹ cách mạng trong cảnh tù đày.
+ Hs đọc ghi nhớ
+ GV chốt
H. Qua tìm hiểu văn bản em hãy cho biết ý nghĩa của văn bản
- Bài thơ thể hiện lòng yêu đời, yêu lí tưởng của người chiến sĩ cộng sản trẻ tuổi trong hoàn cảnh ngục tù
Hoạt động 3. luyện tập
* Mục tiêu
Đọc thuộc lòng diễn cảm bài thơ
H. HS đọc bài thơ
- Hs đọc, nhận xét
- GV uốn nắn
28’
5’
3’
I. Đọc và thảo luận chú thích
1. Đọc
2. Thảo luận chú thích
a. Chú thích *
- Tác giả
Tố Hữu ( 1920- 2002) quê Thừa Thiên- Huế, là nhà thơ tiêu biểu của nền văn học cách mạng đương đại
- Tác phẩm
+Khi con tu hú sáng tác tháng 7/ 1939 khi tác giả bị giam cầm trong nhà lao Thừa Phủ, được in trong tập Từ ấy
+ Thể thơ: Lục bát
b.Các chú thích khác
1, 2
II. Bố cục
2 phần
III. tìm hiểu văn bản
1.Cảnh mùa hè
 Cảnh mùa hè rộn rã âm thanh, rực rỡ sắc màu, ngọt ngào hương vị, tràn đầy sức sống.
2.Tâm trạng của người tù cách mạng
 Bằng lời thơ khi tha thiết, khi sôi nổi, mạnh mẽ thể hiện tâm trạng uất ức, ngột ngạt, đau khổ và niềm khao khát tự do cháy bỏng của người chiến sĩ cách mạng trong cảnh tù đầy.
IV. ghi nhớ
- NT
- ND
V. Luyện tập
4.Củng cố (1’)
GV hệ thống lại bài
- Nghệ thuật và nội dung của bài thơ
5. Hướng dẫn học tập ( 1’)
- HS về nhà học bài theo nội dung trên lớp
- Học thuộc lòng bài thơ và liên hệ với một số bài thơ khác viết trong tù
- Chuẩn bị bài: Câu nghi vấn( tiếp)

Tài liệu đính kèm:

  • doctiet 81.doc