Giáo án Ngữ văn 8 tiết 80 bài 22: Tập làm văn: Thuyết minh về một phương pháp (cách làm)

Giáo án Ngữ văn 8 tiết 80 bài 22: Tập làm văn: Thuyết minh về một phương pháp (cách làm)

TIẾT 80 TẬP LÀM VĂN

THUYẾT MINH VỀ MỘT PHƯƠNG PHÁP (CÁCH LÀM)

1. Mục tiêu: Giúp HS:

 a) Về kiến thức: Nắm chắc hơn nữa kiến thức các dạng văn bản thuyết minh.

 b) Về kĩ năng: Biết cách thuyết minh về một phương pháp, một thí nghiệm.

 c) Về thái độ: Có ý thức học tập nghiêm túc để lĩnh hội kiến thức vận dụng vào thực hành.

2. Chuẩn bị của GV và HS:

 a) Chuẩn bị của GV: SGK, SGV - nghiên cứu soạn giáo án.

 b) Chuẩn bị của HS: SGK, vở ghi - học bài cũ, đọc - chuẩn bị bài mới theo yêu cầu của GV và SGK.

 

doc 3 trang Người đăng haiha30 Lượt xem 1507Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn 8 tiết 80 bài 22: Tập làm văn: Thuyết minh về một phương pháp (cách làm)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 	Ngày dạy: Dạy lớp 8B
	Ngày dạy:.Dạy lớp 8C
TIẾT 80 TẬP LÀM VĂN
THUYẾT MINH VỀ MỘT PHƯƠNG PHÁP (CÁCH LÀM)
1. Mục tiêu: Giúp HS:
	a) Về kiến thức: Nắm chắc hơn nữa kiến thức các dạng văn bản thuyết minh.
	b) Về kĩ năng: Biết cách thuyết minh về một phương pháp, một thí nghiệm.
	c) Về thái độ: Có ý thức học tập nghiêm túc để lĩnh hội kiến thức vận dụng vào thực hành.
2. Chuẩn bị của GV và HS:
	a) Chuẩn bị của GV: SGK, SGV - nghiên cứu soạn giáo án.
	b) Chuẩn bị của HS: SGK, vở ghi - học bài cũ, đọc - chuẩn bị bài mới theo yêu cầu của GV và SGK.
3. Tiến trình bài dạy:
	* Ổn định tổ chức: Sĩ số 8B: ....
	 Sĩ số 8C: ...
a) Kiểm tra bài cũ (3’): Kiểm tra miệng.
	Câu hỏi: Nêu đặc điểm và cách viết đoạn văn trong văn bản thuyết minh?
	Đáp án:- Khi làm bài văn thuyết minh, cần xác định các ý lớn, mỗi ý viết thành một đoạn văn. (2.5 điểm)
	- Khi viết đoạn văn, cần trình bày rõ ý chủ đề của đoạn, tránh lẫn ý của đoạn văn khác. (2.5 điểm)
	- Các ý trong đoạn văn nên sắp xếp theo thứ tự cấu tạo của sự vật, thứ tự nhận thức (từ tổng thể đến bộ phận, từ ngoài vào trong, từ xa đến gần), thứ tự diễn biến sự việc trong thời gian trước sau hay theo thứ tự chính phụ (cái chính nói trước, cái phụ nói sau). (5 điểm)
	* Vào bài (1’): Các em đã được tiếp cận với kiểu bài thuyết minh về một thứ đồ dùng, thuyết minh về một thể loại văn học. Tiết Tập làm văn hôm nay, ta cùng đi tiếp cận với kiểu bài thuyết minh về một phương pháp (cách làm).
b) Dạy nội dung bài mới:
	I. GIỚI THIỆU MỘT PHƯƠNG PHÁP (CÁCH LÀM) (23’)
	1. Ví dụ
	a) Cách làm đồ chơi “Em bé đá bóng” bằng quả khô
	GV: Gọi HS đọc ví dụ a.
	?TB: Bài văn Cách làm đồ chơi “Em bé đá bóng” bằng quả khô có những mục nào?
	HS: Có ba mục: nguyên vật liệu, cách làm, yêu cầu thành phẩm.
	b) Cách nấu canh rau ngót với thịt lợn nạc
	GV: Gọi HS đọc ví dụ b.
	?TB: Bài văn thuyết minh ở ví dụ b gồm những mục nào?
	HS: Cũng gồm ba mục: nguyên liệu, cách làm, yêu cầu thành phẩm.
	?TB: Hai bài văn thuyết minh về một phương pháp (cách làm) đều có những mục nào chung nào? Vì sao lại như vậy?
	HS: Đều có các mục chung là: nguyên vật liệu, cách làm, yêu cầu thành phẩm. Bởi vì, muốn làm một cái gì thì đều phải cần có nguyên liệu, có cách làm và có yêu cầu thành phẩm.
	GV: Các mục trên cũng là yêu cầu bắt buộc với việc giới thiệu, thuyết minh một phương pháp (cách làm).
	?KH: Ở hai văn bản trên, cách làm được trình bày theo thứ tự nào?
	HS: Văn bản a trình bày theo thứ tự: làm thân, làm đầu – mặt, làm cánh tay, làm chân, làm quả bóng và sau đó gắn lên một miếng ván. Văn bản b: làm rau, làm thịt, nấu thành canh.
	GV: Phần thuyết minh cách làm cần phải thuyết minh rõ ràng, cụ thể cái nào làm trước, cái nào làm sau theo một thứ tự nhất định thì mới cho kết quả mong muốn. Do vậy, người viết phải có tri thức mới viết được.
	?KH: Nhận xét từ ngữ được sử dụng trong hai bài văn trên?
	HS: Cả hai bài văn đều sử dụng từ ngữ ngắn gọn, rõ ràng.
	?KH: Qua tìm hiểu ví dụ, em hãy rút ra những yêu cầu chung với bài thuyết minh về một phương pháp (cách làm)?
	2. Bài học
	Ghi: - Khi giới thiệu một phương pháp (cách làm) nào, người viết phải tìm hiểu, nắm chắc phương pháp (cách làm) đó.
	- Khi thuyết minh, cần trình bày rõ điều kiện, cách thức, trình tự, làm ra sản phẩm và yêu cầu chất lượng đối với sản phẩm đó.
	- Lời văn cần ngắn gọn, rõ ràng.
	GV: Gọi HS đọc to ghi nhớ SGK. T. 26.
	II. LUYỆN TẬP (15’)
	1. Bài 1 (T. 26)
	GV: Gọi HS đọc yêu cầu bài 1.
	?TB: Từ yêu cầu của bài 1, em hãy nêu một đề bài phù hợp?
	HS: Đề: Thuyết minh một trò chơi thông dụng của trẻ em.
	GV: Đề bài yêu cầu thuyết minh một trò chơi thông dụng của trẻ em tức là trò chơi đó phải quen thuộc và phải phổ biến với các em. Ví dụ thuyết minh cách chơi diều sáo, cách chơi ném còn, cách chơi kéo co, cách chơi bịt mắt bắt dê.
	?KH: Hãy lập dàn bài cho đề bài trên?
	* Mở bài: Giới thiệu khái quát trò chơi.
	* Thân bài:
	a) Số người chơi, dụng cụ chơi;
	b) Cách chơi (luật chơi): thế nào thì thắng, thế nào thì thua, thế nào thì phạm luật?
	c) Yêu cầu đối với trò chơi.
	* Kết bài: Sức sống của trò chơi trong tâm hồn của trẻ em.
	GV: Cho HS viết bài trên cơ sở dàn ý đã lập. Gọi HS đọc bài, gọi HS nhận xét, GV nhân xét, uốn nắn.
	2. Bài 2 (T. 26, 27)
	GV: Yêu cầu HS đọc yêu cầu và toàn bộ văn bản Phương pháp đọc nhanh, sau đó yêu cầu học trả lời các câu hỏi trong SGK.
	- Cách đặt vấn đề: Sách in ngày càng nhiều, vậy phải đọc như thế nào trước núi tư liệu này? Phương pháp đọc nhanh là rất cần cho con người hiện đại ngày nay.
	- Các cách đọc: cách đọc thành tiếng và cách đọc thầm. Đọc thầm lại có phương pháp đọc theo dòng và phương pháp đọc ý (đây là phương pháp tiên tiến nhất).
	- Nội dung và hiệu quả của phương pháp đọc nhanh: không đọc theo đường ngang mà đọc theo đường dọc từ trên xuống dưới, cơ mắt vừa ít mệt mỏi mà lại nhìn được toàn bộ thông tin chứa trong trang sách và tiếp thu toàn bộ nội dung.
	- Các số liệu trong bài đã nêu rõ hiệu quả của phương pháp đọc nhanh làm cho bài giới thiệu tăng thêm sức thuyết phục đối với người đọc (hoặc nghe).	
c) Củng cố, luyện tập (2’):
	GV: Gọi HS đọc hai bài văn mẫu ở phần mục I.
d) Hướng dẫn học sinh tự học ở nhà (1’):
	- Học thuộc ghi nhớ, viết bài thuyết minh cách nấu một món ăn (tự chọn).
	- Tiết tới soạn: Tức cảnh Pác Bó. Yêu cầu: đọc kĩ bài thơ, chú thích *, chú thích từ khó, các câu hỏi phần đọc- hiểu văn bản và trả lời các câu hỏi đó. 

Tài liệu đính kèm:

  • docTiet 80 bai 22.doc