Giáo án Ngữ văn 8 - Tiết 8 đến 63 - GV: Phạm Thanh Huyền

Giáo án Ngữ văn 8 - Tiết 8 đến 63 - GV: Phạm Thanh Huyền

Tiết 8

BỐ CỤC CỦA VĂN BẢN

I. Mức độ cần đạt:

 1. Kiến thức.

 -Giúp HS nắm được bố cục của văn bản, tác dụng của việc xây doing bố cục

 -Biết cách xây dựng bố cục văn bản mạch lạc, phù hợp đối tượng phản ánh ý đồ giao tiếp của người viết và nhận thức của người đọc

2.Kĩ năng

 - Sắp xếp các đoạn văn trong bài theo một bố cục nhất định.

 - Vận dụng kiến thức về bố cục trong việc đọc hiểu văn bản.

II. Chuẩn bị

 GV: SGK,TLTK, bảng phụ

 HS: Chuẩn bị bài theo câu hỏi SGK.

III. Tiến trình lên lớp:

 1. Ổn định : Đủ

 2. Kiểm tra bài cũ (5p)

 Chủ đề là gì? Thế nào là tính thống nhất của một văn bản?

 Hãy lấy một ví dụ để phân tích.

 3. Bài mới

 Bất cứ một văn bản nào cũng phải có bố cục vì bố cục làm rõ chủ đề mà văn bản đã hướng tới. Vậy bố cục của văn bản là gì? Cách sắp xếp các ý trong văn bản như thế nào để có bố cục hợp lí? Bài học hôm nay sẽ giúp chúng ta hiểu được vấn đề.

 

docx 113 trang Người đăng haiha30 Lượt xem 830Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Ngữ văn 8 - Tiết 8 đến 63 - GV: Phạm Thanh Huyền", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 N.S: 5/9/2011 N.G: 6/9/2011
Tiết 8 
BỐ CỤC CỦA VĂN BẢN
I. Mức độ cần đạt:
 1. Kiến thức.
 -Giúp HS nắm được bố cục của văn bản, tác dụng của việc xây doing bố cục
 -Biết cách xây dựng bố cục văn bản mạch lạc, phù hợp đối tượng phản ánh ý đồ giao tiếp của người viết và nhận thức của người đọc
2.Kĩ năng
 - Sắp xếp các đoạn văn trong bài theo một bố cục nhất định.
 - Vận dụng kiến thức về bố cục trong việc đọc hiểu văn bản.
II. Chuẩn bị
 GV: SGK,TLTK, bảng phụ
 HS: Chuẩn bị bài theo câu hỏi SGK.
III. Tiến trình lên lớp:
 1. Ổn định : Đủ
 2. Kiểm tra bài cũ (5p) 
 Chủ đề là gì? Thế nào là tính thống nhất của một văn bản?
 Hãy lấy một ví dụ để phân tích.
 3. Bài mới
 Bất cứ một văn bản nào cũng phải có bố cục vì bố cục làm rõ chủ đề mà văn bản đã hướng tới. Vậy bố cục của văn bản là gì? Cách sắp xếp các ý trong văn bản như thế nào để có bố cục hợp lí? Bài học hôm nay sẽ giúp chúng ta hiểu được vấn đề.
 HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS
 NỘI DUNG 
* HĐ (10p): Tìm hiểu bố cục của văn bản
- Hướng dẫn học sinh ôn lại kiến thức lớp 6, 7
? Văn bản trên có thể chia thành mấy phần.?
? Chỉ rõ ranh giới giữa các phần đó?
* Văn bản thường có bố cục 3 phần: Mở bài, thân bài, kết bài.
? Cho biết nhiệm vụ của từng phần trong văn bản .
? Phân tích mối quan hệ giữa các phần trong văn bản .
* Nhiệm vụ từng phần:
- Mở bài nêu ra chủ đề của văn bản .
- Thân bài có các đoạn nhỏ, trình bày các ý làm sáng tỏ chủ đề.
- Kết bài tổng kết , nhận định chung.
? Vậy thế nào là bố cục văn bản và nhiệm vụ của từng phần.?
- Cho học sinh đọc ghi nhớ SGK
HĐ2 (17P):Tìm hiểu cách bố trí, sắp xếp nội dung phần thân bài của văn bản: 
- Yêu cầu học sinh xem lại phần thân bài của văn bản ''Tôi đi học''.
-hs thảo luận theo nhóm
? Phần thân bài kể về những sự kiện nào?
? Các sự kiện ấy được sắp xếp theo thứ tự nào.?
* Cách sắp xếp phần thân bài: Theo thứ tự thời gian, không gian hướng vào chủ đề.
- Xem lại văn bản ''Trong lòng mẹ''
? Hãy chỉ ra những diễn biến của tâm trạng cậu bé Hồng?.
* Sắp xếp theo sự phát triển của sự việc triển khai chủ đề.
? Khi tả người vật, con vật, phong cảnh ... em sẽ lần lượt miêu tả theo trình tự nào?.
* Có nhiều cách sắp xếp khác nhau theo ý định của người viết.
? Hãy cho biết cách sắp xếp các sự việc trong thân bài văn bản: Người thầy đạo cao đức trọng.?
* Sắp xếp theo mạch suy luận của người viết.
? Từ những ví dụ trên hãy cho biết cách sắp xếp nội dung phần thân bài của văn bản tuỳ thộc vào những yếu tố nào.?
? Tác dụng của việc sắp xếp ấy.?
* Nội dung phần văn bản thường được sắp xếp mạch lạc theo kiểu bài và ý đồ giao tiếp của người viết, chủ đề sao cho phù hợp với chủ đề, sự tiếp nhận của người đọc
- Cho học sinh đọc ghi nhớ SGK
-GV khắc sâu nội dung kiến thức
* HOẠT ĐỘNG 3 (10P): Luyện tập:
- Hs Thảo luận
? Phân tích cách trình bày ý trong các đoạn trích.?
-GV nhận xét, bổ sung
-BT còn lại (về nhà)
- Làm bài tập 2, 3 SGK - Tr 27
Gợi ý bài tập 3: Trật tự sắp xếp giữa a, b không hợp lí. Trật tự sắp xếp các ý nhỏ trong phần b cũng không hợp lí. Hãy giải thích lí do và sắp xếp lại.
- Làm bài tập 3 (SBT - Tr 13; 14)
I- Bố cục của văn bản.
 1. Ví dụ:
 - Chia làm 3 phần
 + Phần 1: Từ đầu đến không màng danh lợi
 + Phần 2: tiếp đến không cho vào thăm.
 + Phần 3: còn lại
 - Nhiệm vụ từng phần: 
 + Phần 1: giởi thiệu ông Chu Văn An
 + Phần 2: Công lao, uy tín và tính cách của ông (2 đoạn văn)
 + Phần 3: Tình cảm của mọi người đối với ông.
- Luôn gắn bó chặt chẽ với nhau.
- Tập trung làm rõ cho chủ đề của văn bản là người thầy đạo cao đức trọng.
* Ghi nhớ: SGK.
II- Cách bố trí, sắp xếp nội dung phần thân bài. 
 1. Ví dụ: Văn bản ''Tôi đi học'', ''Trong lòng mẹ''
* Sắp xếp theo hồi tưởng những kỉ niệm của tác giả. Các cảm xúc lại được sắp xếp theo thứ tự thời gian
=> Sắp xếp theo liên tưởng đối lập những cảm xúc về cùng một đối tượng trước đây và buổi tựu trường đầu tiên.
* Tình thương mẹ và thái độ căm ghét cực độ những cổ tục đã đầy đoạ mẹ khi bà cô bịa chuyện nói xấu.
- Niềm vui sướng cực độ của cậu bế Hồng khi được ở trong lòng mẹ.
=> Có thể sắp xếp theo trình tự không gian (tả phong cảnh)
=> Chỉnh thể - bộ phận (tả người, vât, con vật)
- Tình cảm, cảm xúc (tả người)
* Các sự việc nói về Chu Văn An là người tài cao.
- Các sự việc nói về Chu Văn An là người đạo đức được học trò kính trọng.
- Tuỳ thuộc vào kiểu văn bản, chủ đề, ý đồ giao tiếp của người viết.
- Các trình tự sắp xếp theo không gian, thời gian, sự phát triển của sự việc, mạch suy luận sao cho phù hợp với chủ đề, sự tiếp nhận của người đọc.
 2.-Ghi nhớ (SGK - tr25)
III- Luyện tập.
 1. Bài tập 1:
 a. Trình bày ý theo thứ tự không gian: nhìn xa - đến gần - đến tận nơi - đi xa dần.
 b. Trình bày theo thứ tự thời gian: về chiều, lúc hoàng hôn.
 c. Hai luận cứ được sắp xếp theo tầm quan trọng của chúng đối với luận điểm cần chứng minh.
4. Củng cố: (2p)
GV nhắ lại ND bài học. HS đọc lại ghi nhớ của bài.
5. Dặn dò: (1p)
Làm các bài tập còn lại. Xem trước bài : Xây dựng đoạn văn trong văn bản 
 ***************************************************************************
N.S:6/9/2011 N.G: 7/9/2011
 Tiết 9,10 ( Cùng ngày ). 
 Văn bản.
 TỨC NƯỚC VỠ BỜ
 ( Trích “ Tức nước vỡ bờ” ) – Ngô Tất Tố-
I. Mức độ cần đạt :
 1. Kiến thức: 
 - Cốt truyện, nhân vật, sự kiện trong đoạn trích Tức nước vỡ bờ.
 - Giá trị hiện thực và nhân đạo qua một đoạn trích trong tác phẩm Tắt đèn.
 - Thành công của nhà văn trong việc tạo tình huống truyện, miêu tả, kể chuyện và xây dựng nhân vật.
2. Kỹ năng 
- Tóm tắt văn bản truyện.
- Vận dụng kiến thức về sự kết hợp các phương thức biểu đạt trong văn bản tự sự để phân tích tác phẩm tự sự viết theo khuynh hướng hiện thực.
lột người.
II. Chuẩn bị:
1. GV: G.án, TLTK
2. HS: Bài soạn
III. Tiến trình lên lớp
1. Ổn định lớp
2. Kiểm tra bài cũ .
? Sau khi học xong văn bản “Trong lòng mẹ” em thấy tình cảm của bé Hồng dành cho mẹ được thể hiện như thế nào?
3. Bài mới:
 Các em đã được đọc và tìm hiểu 2 văn bản: “Tôi đi học” của Thanh Tịnh là VB tự sự trữ tình, “Những ngày thơ ấu” của Nguyên Hồng là VB viết dưới dạng hồi kí. Hôm nay thầy cùng các em sẽ tìm hiểu 1 VB được sáng tác theo khuynh hướng hiện thực phê phán, phản ánh sâu sắc mâu thuẫn giai cấp giữa tầng lớp thống trị với những người nông dân nghèo khổ, khốn đốn trong xã hội thực dân nửa PK. Đó chính là văn bản “Tức nước vỡ bờ” trích trong tiểu thuyết “Tắt đèn” của Ngô Tất Tố. 
 HĐ THẦY_TRÒ
 ND
- Giáo viên đọc mẫu -Gọi học sinh đọc. Khi đọc cần làm rõ không khí hồi hộp căng thẳng và bi hài, ngôn ngữ đối thoại 
? Cách đọc văn bản. 
- Giáo viên và học sinh nhận xét cách đọc GV- Giới thiệu cuốn ''Tắt đèn''
- Gọi học sinh đọc chú thích *sgk.
? Tóm tắt ý chính về tác giả?
? Em hiểu gì về tác phẩm ''Tắt đèn'' và đoạn trích.? 
- Giáo viên tóm tắt ngắn gọn tác phẩm
-Kiểm tra việc đọc chú thích .
? Phân biệt sưu và thuế.
+thuế sưu : thứ thuế dã man của XH cũ
? Tìm bố cục của đoạn trích.?
-HS chia đoạn 
Gv nhận xét
GV chyển
? Không khí buổi sáng ở làng Đông Xá?
-Tiếng trống, tiếng tù và, tiếng chó sủa.
Không khí đốc sưu rất căng thẳng.
? Gia đình chị đang ở vào tình thế ntn?
*Gia đình chị đang trong tình thế nguy ngập. 
? Chị chăm sóc chồng như thế nào?
HS trả lời
? CD phải làm j để cứu chồng và có tiền nộp sưu?
 - CD phải bán con và ổ chó mới đẻ cho nhà Nghị Quế.
? Em có nhận xét gì về chị qua việc làm đó? 
 -Chị đảm đang dịu dàng, hết lòng yêu thương chồng con . 
? Em thấy tình cảm của người nông dân nghèo trong xã hội xưa như thế nào ?
?Tác giả đã sử dụng nghệ thuật gì giữa không khí xã hội trong làng và không khí ở gia đình chị ?
 *Phép tương phản làm nổi bật tình cảnh của người nông dân và phẩm chất của chị Dậu .
 Hết tiết 9.
? Tên cai lệ có vai trò gì ở làng Đông Xá lúc này?
* Cai lệ là tên tay sai chuyên nghiệp của xã hội bạo tàn.
=> Giáo viên tổ chức học sinh thảo luận nhóm, y/c trả lời những câu hỏi sau:
? Cai lệ được miêu tả bằng những hành động, lời nói như thế nào ?
? Nhận xét về nghệ thuật khắc hoạ nhân vật của tác giả ?
? Tính cách nhân vật cai lệ được bộc lộ như thế nào ?
?Bản chất xã hội qua nhân vật này?
Học sinh thảo luận => trình bày , nhóm khác nhận xét.
* Tác giả đã kết hợp các chi tiết điển hình về bộ dạng, lời nói hành động cho thấy cai lệ là kẻ hống hách tàn bạo không còn nhân tính. Xã hội phong kiến là xã hội bất công tàn ác.
? Phát biểu cảm nghĩ của em về chi tiết: cai lệ ngã chỏng quèo... miệng vẫn nham nhảm thét trói vợ chồng kẻ thiếu sưu.?
=> Tên nghiện thất bại thảm hại những với bản chất đểu cáng, cà cuống chết đến đít còn cay hẵn vẫn muốn đè nén người hèn kém. Đoạn văn gây cho người đọc sự khoái cảm hả hê.
? T/giả đã sử dụng nghệ thuật đặc sắc ntn?
- Ngòi bút Ngô Tất Tố đậm chất hài, chất hiện thực.
GV chốt, chuyển mục.
? Chị Dậu đối phó với chúng bằng cách nào?.
=>Người nông dân thấp cổ bé họng đã lễ phép nhẫn nhục van xin.
* Chị nhẫn nhục van xin rồi cự lại bằng lý cảnh cáo cai lệ sau đó cự lại bằng lực đè bẹp đối phương.
? Chị đã chiến đấu với 2 tên tay sai như thế nào ?.
- Với cai lệ chị chỉ cần một động tác túm lấy cổ hắn ấn dúi ra cửa.
- Với tên người nhà lý trưởng : cuộc đấu có giằng co hơn: du dẩy, buông gậy ra áp vào vật nhau, chị túm tóc hắn lẳng một cái ngã nhào ra thềm.
? Em hãy nx về giọng văn ở đoạn này.?
-> Giọng hài hước, không khí hào hứng làm người đọc hả hê
? Do đâu mà chị Dậu có sức mạnh lạ lùng như vậy.?
? Nhận xét về các biện pháp nghệ thuật, tác dụng của các biện pháp ấy. => Học sinh khái quát.?
* Tác giả lựa chọn chi tiết điển hình, kết hợp nhiều phương thức biểu đạt, phép tương phản , miêu tả diễn biến tâm lý (từ nhũn nhặn đến quyết liệt) phản ánh chị Dậu hiền dịu những có tinh thần phản kháng mãnh liệt. 
- Bình: Hành động của chị chỉ là bột phát vẫn bế tắc nhưng khi có cách mạng dẫn đường chị sẽ là người đi đầu trong đấu tranh. Nguyễn Tuân đã viết '' tôi đã gặp chị Dậu ở một đám đông phá kho thóc Nhật, ở 1 cuộc cướp chính quyền...''
? Nêu khái quát giá trị nghệ thuật của đoạn trích.Giá trị nôị dung của văn bản ?
- Gọi học sinh đọc ghi nhớ.
? Em hiểu thế nào về nhan đề của đoạn trích và nhận xét của Nguyễn Tuân: Với tác phẩm ''Tắt đền'', Ngô tất Tố đã xui người nông dân nổi loạn.?
I. Tìm hiểu chung
 1. Đọc
 2.Tác giả, tác phẩm : 
 -Ngô Tất Tố (1893-1954) là nhà văn xuất sắc của trào lưu hiện thực trước Cách mạng; là người am tường trên nhiều lĩnh vực nghiên cứu, học thuật, sáng tác.
 - Tắt đèn là tác phẩm tiêu biểu nhất của nhà văn. Đoạn trích thuộc chương XVIII của tác phẩm. 
 3.Từ khó: SGK
 4. Bố cục : 
 -Phần 1: Từ đầu đến ngon miệng hay không .Chị Dậu đối với chồng.
 -Phần 2: còn lại . Chị Dậu đối với cai lệvà người nhà lí trưởng.
II. Đọc-hi ... iệu đùa vui hóm hỉnh, hào hùng 
- Đập đá ở Côn Lôn: Giọng điệu hùng tráng .
I .Tìm hiểu chung 
 1. Tác giả : ( 1872- 1926 )
 - Phan Châu Trinh là chí sĩ yêu nước đầu thế kỉ XX 
 - Người giỏi biện luận và tài văn chương 
 - Thơ, văn của ông thấm đẫm tinh thần yêu nước và dân chủ 
 2. Tác phẩm: Bài thơ " Đập dá ở Côn Lôn "
sáng tác trong thời gian tác giả bị đày ở Côn Đảo
 3. Đọc 
 4. Chú thích
III. Tìm hiểu văn bản
1. Bốn câu thơ đầu : Hình ảnh người tù
 - Câu1 bối cảnh không gian, tạo dụng tư thế con người giữa đất trời từ ngục 
 - Làm trai :quan niệm nhân sinh truyền thống , lòng kiêu hãnh, ý chí tự khẳng định của người đàn ông 
 - Ba câu sau : tả thực lao động nặng nhọc
 - Tầm vóc con người khổng lồ 
 - Hành động phi thường 
- Bút pháp khoa trương : " lừng lẫy, xách búa , ra tay " thể hiện sức mạnh to lớn của con người 
=> Người tù cách mạng tư thế ngạo ngễ, khí phách hiên ngang lẫm liệt, coi thường gian nan 
2. Bốn câu thơ cuối 
 - Phép đối trong 2 câu luận : tháng ngày - nắng mưa, thân sành sỏi - dạ sắt son. 
 - Đối lập hoàn cảnh gian khổ - sức chịu đựng , khẩu khí ngang tàng của người anh hùng không chịu khuất phục hoàn cảnh, luơn giữ vững niềm tin, ý chí chiến đấu .
Câu 7 - 8 đối lập chí lớn với sự việc gian khó. Thể hiện thái độ ngạo ngễ , thách thức 
=> Vẻ đẹp tinh thần , tầm vóc lẫm liệt, hình tượng giàu chất sử thi 
III. Tổng kết 
 1. Nội dung : Hình tượng đẹp về người anh hùng chí lớn : cứu nước, cứu dân 
 2. Nghệ thuật : Giọng thơ hào hùng, lối nói khoa trương ,vận dụng thành thạo thể thơ thất ngôn bát cú Đường luật .
IV Luyện tập 
Điểm chung : Đều là thơ tù, tác giả là những nhà nho yêu nước, những lãnh tụ cách mạng , người anh hùng lỡ bước sa cơ tạm dừng chân ở chốn ngục tù . Tư thế hào hùng , phong thái ung dung, vượt lên hoàn cảnh khó khăn quyết chí thưc hiện hoài bão. Thơ thất ngôn bát cú Đường luật 
Điểm riêng : 
 4. Củng cố: - Tổng kết nội dung bài học.
 - Bài thơ đã để lại ấn tượng gì về hình ảnh những chiến sĩ cách mạng ? 
 - Nét riêng và chung của hai bài thơ Vào nhà ngục Quảng Đông cảm tác và Đập đá ở Côn Lôn ?
 5. Dặn dò: 
 - Học thuộc bài thơ.
 - Viết bài thuyết minh về tác giả Phan Chu Trinh 
 - Chuẩn bị: ôn luyện về dấu câu ( Hệ thống kiến thức về dấu câu đã học từ lớp 
******************************************************************************
N.S: 27/11/2011 N.G: 30/11/2011
Tiết 62. ÔN LUYỆN VỀ DẤU CÂU
I. Mục tiêu bài học:
 1. Kiến thức
- Hệ thống dấu câu và công dụng của chúng trong hoạt động giao tiếp.
	- Việc phối hợp dấu câu hợp lí tạo nên hiệu quả của văn bản còn không thì ngược lại.
 2. Kĩ năng
 	- Vận dụng dấu câu đã học trong quá trình đọc- hiểu và tạo lập văn bản.
	- Nhận biết và sửa các lỗi về dấu câu.
 3. Thái độ: 
Gdục các em ý thức vận dụng dấu câu.
II. Phương pháp và kĩ thuật dạy học:
 Hệ thống hóa, luyện tổng hợp , phân tích và thực hành ngôn ngữ , kĩ thuật động não.
III. Chuẩn bị :
 - Giáo viên : Nghiên cứu tài liệu liên quan đến nội dung bài giảng.
 - Học sinh : Soạn bài theo hướng dẫn của giáo viên.
III. Tiến trình lên lớp:
 1. Ổn định tổ chức:
 2. Kiểm tra bài cũ : không thực hiện 
 3.Bài mới: Tiết học này giúp các em hệ thống hóa các kiến thức về dấu câu đã học từ lớp 6 đến lớp 8.
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung kiến thức
* Hoạt động 1.Tổng kết về dấu câu 
HS đã có sự chuẩn bị ở nhà , GV hướng dẫn HS điền vào bảng hệ thống hóa các dấu câu đã học từ lớp 6- 8
I. Tổng kết về dấu câu 
 * Lập bảng dấu câu và công dụng của dấu câu.
Dấu câu
Công dụng
Dấu chấm 
Dùng để kết thúc câu trần thuật
Dấu chấm hỏi
Dùng để kết thúc câu nghi vấn 
Dấu chấm than
Dùng để kết thúc câu cầu khiến, cấu cảm thán
Dấu phẩy 
Dùng để phân cách các thành phần và các bộ phận của câu
Dấu chấm lửng
Biểu thị bộ phận chưa liệt kê hết , biểu thị lời nói ngập ngừng ngắt quảng, làm giản nhịp điệu câu văn hài hước dí dỏm 
Dấu chấm phẩy
Đánh dấu ranh giới giữa các vế câu ghép có cấu tạo phức tạp, 
Đánh dấu ranh giới giữa các bộ phận trong một phép liệt kê 
Dấu gạch ngang
Đánh dấu bộ phận giải thích, chú thích trong câu 
Đánh dấu lời nói trực tiếp của nhân vật, biểu thị sự liệt kê, nối các từ trong một liên danh 
Dấu gạch nối
Nối các tiếng trong một phiên âm
Dấu ngoặc đơn
Dùng để đánh dấu phần có chức năng chú thích
Dấu hai chấm
Báo trước phần bổ sung, giải thích, thuyết minh cho phần trước đó. Báo trước lời dẫn trực tiếp hoặc lời thoại 
Dấu ngoặc kép
Đánh dấu từ ngữ, câu, đoạn dẫn trực tiếp 
Đánh dấu từ ngữ hiểu theo nghĩa đặc biệt và hàm ý mỉa mai
Đánh dấu tên tác phẩm, tờ báo, tạp chí 
Từ phần hệ thống trên GV chốt lại : Những dấu câu có tác dụng phân biệt các phần nội dung khác nhau trong câu văn, vừa là dấu hiệu chính tả rất chặt chẽ. Vì vậy nhất thiết phải dùng cho đúng lúc, đúng chổ.
* Hoạt động 2:Các lỗi thường gặp về dấu câu
GV yêu cầu học sinh tìm hiểu theo nhóm , sau đó trình bày 
VD ở SGK phải ngắt câu ở chổ nào ? nên dùng dấu gì ?
 Đặt dấu chấm như vậy đúng hay sai ? Tại sao ? Nên dùng dấu gì ?
Đặt dấu phẩy thích hợp
Cách đặt dấu chấm, dấu hỏi ở trong đoạn văn đúng hay chưa? Vì sao ? Ở các vị trí đó nên đặt dấu gì ? 
Từ tìm hiểu trên , khi viết cần tránh những lỗi nào về dấu câu ? 
HS kaays VD chứng minh.
* Hoạt động 3: Luyện tập 
BT1 HS làm cả lớp . Đọc và điền dấu câu thích hợp .
HS làm theo nhóm làm B2 .
 Phát hiện lỗi và đặt các dấu câu thích hợp ?
GV: nhận xét, bổ sung 
II. Các lổi thường gặp về dấu câu
 1. Thiếu dấu câu khi kết thúc câu .
 Thiếu dấu chấm sau từ "xúc động "
 2. Dùng dấu ngắt câu khi câu chưa kết thúc
 Dấu chấm sau từ " nay" là sai . Dùng dấu phẩy vì câu chưa kết thúc .
 3. Thiếu dấu thích hợp để tách các bộ phận của câu khi cần thiết.
 Thiếu dấu phẩy để tách các bộ phận liên kết
 4. Lẫn lộn công dụng dấu cu.
 Cách đặt dấu như vậy sai. Phải đặt dấu chấm, dấu hỏi .
* Ghi nhớ : SGK 
III. Luyện tập 
 1.BT1.Đối chiếu đoạn văn SGK và đặt dấu thích hợp 
 2. BT2.
 a. Sao .....về ? Mẹ ở .....mi .Mẹ dặn là anh ....
 b. Từ xưa, trong .......xuất, nhân dân.....yêu, giúp đỡ......khổ . Vì vậy, có......" lá lành đùm lá rách "
 c. Mặc dù .....thúng, tơi vẫn...... 
4.Củng cố : - Hệ thống các dấu câu đã học.
 - HS đọc lại toàn bộ nội dung chính của bài học.
5. Dặn dò : - Xem lại kiến thức Tiếng Việt để tiết sau kiểm tra 
 - Làm bài tập ở SGK
******************************************************************************
N.S: 29/111/2011 N.G: 2/12/2011 
 Tiết 63. KIỂM TRA TIẾNG VIỆT	
I.Mục tiêu bài học :
 1. Kiến thức:
 Học sinh vận dụng kiến thức chủ yếu Ở các bài trường từ vựng, từ tượng hình, từ tượng thanh, trợ từ, thán từ, nói quá, nói giảm, nói tránh, câu ghép, dấu ngoặc kép.
 2.Kỹ năng:
 Thông qua bài kiểm tra, giáo viên có thể đánh giá kết quả học tập của học sinh.
 3.Thái độ:
 Rèn kĩ năng, ý thức làm bài kiểm tra.
II. Chuẩn bị :
 - GV: Câu hỏi, đáp án, biểu điểm.
 - HS ôn các dấu câu đã học.
III. Tiến trình lên lớp:
Tổ chức: 
Kiểm tra sự chuẩn bị của HS
3. Bài mới.
 Nhắc nhở học sinh một số yêu cầu khi làm bài kiểm tra. Phát đề.
IV. Hình thức kiểm tra.: Hình thức : Trắc nghiệm &Tự luận
V. Thiết lập ma trận đề:
 Mức độ
Tên chủ đề
Nhận biết
Thông hiểu
Vận dụng
Cộng
Cấp độ thấp
Cấp độ cao
Trường từ vựng
Số câu-Số điểm 
Tỉ lệ
- Nhận diện TTV
-2 câu- 1 đ
- 10%
2 câu
1 đ
10%
Từ tượng hình, từ tượng thanh
Số câu- Số điểm
Tỉ lệ
Nhận diện từ tượng hình.
1 câu- 0,5 đ
5%
Nêu công dụng,đặt câu
2 câu 2đ
20%
3 câu
2,5đ
25%
Trợ từ, thán từ
Số câu- Số điểm
Tỉ lệ
Các loại thán từ; nhận diện trợ từ. 2 câu
1 đ – 10%
2 câu
1đ
10%
Nói giảm, nói tránh
Số câu- Số điểm
Tỉ lệ
Nhận diện biện pháp
1 câu- 0,5 đ
5%
1 câu
0,5 đ
5%
Câu ghép
Số câu- Số điểm
Tỉ lệ
Cách nối các vế câu ghép
1 câu- 0,5 đ
5%
Trình bày khái niệm
1 câu- 1,5 đ 15%
Nhận diện câu ghép
2 câu- 1 đ
10%
4 câu
3 đ
30%
Dấu ngoặc kép
Số câu- Số điểm
Tỉ lệ
Sử dụng dấu “”
để viết đv
1 câu- 2 đ
20%
1 câu
2 đ
10%
Tổng cộng
6 câu
3 đ- 
30%
3câu
3,5 đ- 
35%
3 câu
1,5đ- 
15%
1câu
2 đ- 
20%
13câu
10 đ
100%
 Câu hỏi:
 I- Phần trắc nghiệm: (4 đ)
 1) Khoanh tròn chữ cái có chứa đáp án đúng nhất: 
1.1.- Các từ ”gàn dở, ngu ngốc, bần tiện, xấu xa, bỉ ổi” thuộc trường từ vựng nào dưới đây?
 A- Chỉ tính cách của con người. B- Chỉ trình độ của con người.
 C- Chỉ thái độ, cử chỉ của con người. B- Chỉ hình dáng của con người
1.2. Trong các từ sau,từ nào là từ tượng hình
 A- Rào rào B- Lách cách C- Lênh khênh D- Ầm ầm
1.3. Thán từ có mấy loại chính?
 A- Một loại B- Hai loại C- Ba loại D- Bốn loại
1.4 Câu nào sau đây có chứa trợ từ?
 A- Cô ấy cũng bất ngờ. B- Hoa học hành chăm chỉ lắm ạ!
 C- Tôi chỉ cần một đóa hoa hồng. C- Có lẽ tôi cũng không đến được.
 1.5. Câu nào sau đây có sử dụng biện pháp nói giảm, nói tránh?
 A- Trường em rất khang trang. B- Hương hoa sữa thật nồng nàn.
 C- An có giọng hát của Sơn ca. D- Thư học không khá lắm.
1.6. Trong các câu sau, câu nào là câu ghép?
 A- Hễ còn giặc Mỹ thì ta quyết tâm đánh no. B- Em học bài xong thì xem phim
 C- Cô ấy cũng bất ngờ. D- Tôi đi học 
1.7 Có mấy cách nối các vế của câu ghép?
 A- Một cách B- Hai cách C- Ba cách D- Bốn cách
 2) Điền từ thích hợp vào chỗ chấm:
 Trường tự vựng là............................của những từ có ít nhất..................................................
về nghĩa.
II- Phần tự luận (6 đ)
 Câu 1a- Thế nào là câu ghép? (1,5 đ) 
 . b- Câu sau đây có phải là câu ghép không ? (0,5 đ)
 Hôm nay, lúc tan học về, Thành, Hải, Lí rủ tôi đi đá banh.
 Câu 2a- Nêu công dụng của từ tượng hình, từ tượng thanh. (1,5 đ).
 b- Hãy đặt một câu có dùng từ tượng hình, từ tượng thanh. (0,5 đ)
 Câu 3 : Viết mộtđoạn văn ngắn(từ 5-> 7 câu) 
 có sử dụng biện pháp nói quá và dấu ngoặc kép. (2 đ)
Đáp án + Biểu điểm
I/ Trắc nghiệm: (4điểm )
1. Trả lời câu hỏi bằng cách khoanh tròn chữ cái có chứa đáp án đúng nhất: (3 đ)
1.1
1.2
1.3
1.4
1.5
1.6
1.7
A
C
B
B
D
A
B
2- Điền từ thích hợp: ( 0,5đ).
 Tập hợp, một nét chung.
II/ Tự Luận: (6 điểm)
 Hs nêu đươc các ý cơ bản sau:
 Câu 1a- Thế nào là câu ghép : Trả lời SGK/ trang 112. (1,5đ)
 Hôm nay, lúc tan học về, Thành, Hải, Lí rủ tôi đi đá banh.
 b/ Câu trên không là câu ghép. (0,5đ)
 Câu 2a- Nêu công dụng của từ tượng hình, từ tượng thanh: Trả lời SGK/ trang 49. (1,5đ)
 b- Hãy đặt một câu có dùng từ tượng hình, từ tượng thanh :HS tự đặt câu phù hợp với yêu cầu là được. (0,5đ)
 Câu 3 : Viết mộtđoạn văn ngắn(từ 5 -> 7 câu) 
 có sử dụng biện pháp nói quá và dấu ngoặc kép:HS tự đặt câu phù hợp với yêu cầu là được. (2, đ).
Củng cố:- GV nhắc lại nội dung kiểm tra
 - HS soát bài, nộp.
Dặn dò: - Xem lại các dấu câu.
 - Soạn bài “ TM về một thể loại văn học”

Tài liệu đính kèm:

  • docxVan 8 CKTKNMTD Tuan 116.docx