Đề kiểm tra chất lượng học kỳ I môn Ngữ văn Lớp 8 - Nguyễn Thị Thu Diệu

Đề kiểm tra chất lượng học kỳ I môn Ngữ văn Lớp 8 - Nguyễn Thị Thu Diệu

Đề bài:

I. Phần trắc nghiệm: 3đ

Đọc đoạn văn và trả lời các câu hỏi bằng cách khoanh tròn vào đáp án đúng:

“Hỡi ơi lão Hạc! Thì ra đến lúc cùng lão cũng có thể làm như ai hết Một người như thế ấy! Một người đã khóc vì trót lừa một con chó! Một người nhịn ăn để tiền lại làm ma, bởi không muốn liên lụy đến hàng xóm, láng giềng Con người đáng kính ấy cũng theo gót Binh Tư để có ăn ư? Cuộc đời quả thật cứ mỗi ngày một thêm đáng buồn.

Không! Cuộc đời chưa hẳn đã đáng buồn, hay vẫn đáng buồn nhưng lại đáng buồn theo một nghĩa khác. Tôi ở nhà Binh Tư về được một lúc lâu thì thấy những tiếng nhốn nháo ở bên nhà lão Hạc. Tôi mải mốt chạy sang. Mấy người hàng xóm đến trước tôi đang xôn xao ở trong nhà. Tôi xồng xộc chạy vào. Lão Hạc đang vật vã trên giường, đầu tóc rũ rượi, quần áo xộc xệch, hai mắt long sòng sọc. Lão tru tréo, bọt mép sùi ra, khắp người chốc chốc lại bị giật mạnh một cái, nảy lên. Hai người đàn ông lực lưỡng phải ngồi đè lên người lão. Lão vật vã đến hai giờ đồng hồ rồi mới chết. Cái chết thật dữ dội, chẳng ai hiểu lão chết vì bệnh gì mà đau đớn và bất thình lình như vậy. Chỉ có tôi với Binh Tư hiểu.”

 

doc 3 trang Người đăng haiha338 Lượt xem 338Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra chất lượng học kỳ I môn Ngữ văn Lớp 8 - Nguyễn Thị Thu Diệu", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TRƯỜNG PTDT NỘI TRÚ KIỂM TRA CHẤT LƯỢNG HỌC KỲ I 
Tên GV: Nguyễn Thị Thu Diệu	NĂM HỌC 2007 - 2008
 Môn: Văn 8 
 Thời gian: 90’
Đề bài:
Phần trắc nghiệm: 3đ
Đọc đoạn văn và trả lời các câu hỏi bằng cách khoanh tròn vào đáp án đúng:
“Hỡi ơi lão Hạc! Thì ra đến lúc cùng lão cũng có thể làm như ai hết Một người như thế ấy!  Một người đã khóc vì trót lừa một con chó!  Một người nhịn ăn để tiền lại làm ma, bởi không muốn liên lụy đến hàng xóm, láng giềng Con người đáng kính ấy cũng theo gót Binh Tư để có ăn ư? Cuộc đời quả thật cứ mỗi ngày một thêm đáng buồn. 
Không! Cuộc đời chưa hẳn đã đáng buồn, hay vẫn đáng buồn nhưng lại đáng buồn theo một nghĩa khác. Tôi ở nhà Binh Tư về được một lúc lâu thì thấy những tiếng nhốn nháo ở bên nhà lão Hạc. Tôi mải mốt chạy sang. Mấy người hàng xóm đến trước tôi đang xôn xao ở trong nhà. Tôi xồng xộc chạy vào. Lão Hạc đang vật vã trên giường, đầu tóc rũ rượi, quần áo xộc xệch, hai mắt long sòng sọc. Lão tru tréo, bọt mép sùi ra, khắp người chốc chốc lại bị giật mạnh một cái, nảy lên. Hai người đàn ông lực lưỡng phải ngồi đè lên người lão. Lão vật vã đến hai giờ đồng hồ rồi mới chết. Cái chết thật dữ dội, chẳng ai hiểu lão chết vì bệnh gì mà đau đớn và bất thình lình như vậy. Chỉ có tôi với Binh Tư hiểu.”
(Trích: Lão Hạc – Ngữ Văn 8, tập 1)
Câu 1: (0,5đ) Tác phẩm Lão Hạc được viết theo thể loại nào? 
A. Truyện dài	B. Truyện ngắn
C. Truyện vừa	D. Tiểu thuyết
Câu 2: (0,5đ) Trong tác phẩm, lão Hạc hiện lên là một con người như thế nào?
Là một người có số phận đau thương nhưng có phẩm chất cao quý.
Là người nông dân sống ích kỷ đến mức gàn dở, ngu ngốc.
Là người nông dân có thái độ sống vô cùng cao thượng.
Là người nông dân có sức sống tiềm tàng mạnh mẽ.
Câu 3: (0,5đ) Người xưng “tôi” trong đoạn trích là ai?
A. Binh Tư	B. Vợ ông giáo
C. Ông giáo	D. Lão Hạc
Câu 4: (0,5đ) Trong các từ sau, từ nào là từ tượng thanh?
A. Rũ rượi	B. Xộc xệch
C. Vật vã	D. Hu hu
Câu 5: (0,5đ) Trong các câu sau, câu nào là câu ghép?
Lão hãy yên lòng mà nhắm mắt!
Tôi sẽ cố giữ gìn cho lão.
Lão tru tréo, bọt mép sùi ra.
Chỉ có tôi với Binh Tư hiểu.
Câu 6: (0,5đ) Trong đoạn văn trên câu nào sử dụng tình thái từ?
Một người đã khóc vì trót lừa một con cho.ù
Một người nhịn ăn để tiền lại làm ma, bởi không muốn liên lụy đến hàng xóm.
Tôi mải mốt chạy sang.
Con người đáng kính ấy bây giờ cũng theo gót Binh Tư để có ăn ư?
Phần tự luận: (7đ)
Câu 1: (2đ) Trong tiểu thuyết “Đôn Ki – hô – tê” tác giả xây dựng hai hình tượng nhân vật tương phản đó là Đôn Ki-hô-tê và Xan-chô-Pan- xa. Hai nhân vật đó tương phản như thế nào?
Câu 2: (5đ) Hãy viết bài văn thuyết minh ngắn, giới thiệu về nhà văn Ngô Tất Tố và giá trị tiểu thuyết “Tắt đèn”?
DUYỆT CỦA BAN GIÁM HIỆU	GIÁO VIÊN RA ĐỀ
TRƯỜNG PTDT NỘI TRÚ	 ĐÁP ÁN VÀ BIỂU ĐIỂM
GV: Nguyễn Thị Thu Diệu	Môn: Ngữ Văn 8
Trắc nghiệm: (3đ) Mỗi câu đúng 0,5đ
Câu 
1
2
3
4
5
6
Đáp án
B
A
C
D
C
D
Tự luận: (7đ)
Câu 1: (2đ) Đúng mỗi ý 0,25đ
Đôn Ki-hô- tê.
Xan- chô- Pan- xa.
Quý tộc nghèo.
Nông dân.
Cao lêu nghêu, gầy gò, ốm yếu.
Béo, lùn.
Dũng cảm.
Nhút nhát.
Mê muội, hoang tưởng.
Thực tế.
Ít chú ý đến nhu cầu thiết thực (ăn, uống).
Ăn khỏe, ngủ nhiều.
Muốn làm hiệp sĩ giang hồ.
Làm giám mã.
Điên rồ, hão huyền, không rên la khi bị đau
Chỉ lo nghĩ cho riêng mình, đau là rên rỉ.
ðHai nhân vật vừa song song, vừa tương phản làm nổi bật sự đối lập, vừa bổ sung cho nhau.
Câu 2: (5đ) 
Yêu cầu chung cần đạt:
Theo phương pháp thuyết minh, sử dụng các phương pháp thuyết minh, có những hiểu biết cơ bản, chính xác về nhà văn Ngô Tất Tố và tiểu thuyết “ Tắt đèn”.
Yêu cầu bài văn có đầy đủ 3 phần: Mở bài, Thân bài, Kết bài.
Không dùng từ sai, câu đúng ngữ pháp, chữ viết rõ ràng, sạch đẹp.
Yêu cầu cụ thể:
Mở bài: (1đ) 
Giới thiệu khái quát về Ngô Tất Tố và tiểu thuyết “Tắt đèn”: Ngô Tất Tố là nhà văn hiện thực xuất sắc, chuyên viết về nông thôn trước cách mạng, “Tắt đèn” là một trong những tác phẩm hay và tiêu biểu của ông.
Thân bài: (3đ) Mỗi ý đúng 1,5đ
Thuyết minh về cuộc đời và sự nghiệp văn học của Ngô Tất Tố.
Giới thiệu vắn tắt về tiểu thuyết “Tắt đèn” và đoạn trích “Tức nước vỡ bờ” về giá trị nội dung và nghệ thuật.
Kết bài: (1đ)
Cảm nghĩ của người viết đối với tác giả Ngô Tất Tố và tiểu thuyết “Tắt đèn”
 DUYỆT CỦA BAN GIÁM HIỆU	GIÁO VIÊN RA ĐỀ

Tài liệu đính kèm:

  • docde_kiem_tra_chat_luong_hoc_ky_i_mon_ngu_van_lop_8_nguyen_thi.doc