Giáo án Ngữ văn 8 - Tiết 8: Bố cục văn bản - Năm học 2006-2007 - Dương Thị Thảo Trang

Giáo án Ngữ văn 8 - Tiết 8: Bố cục văn bản - Năm học 2006-2007 - Dương Thị Thảo Trang

A Mục tiêu:* Giúp học sinh:

1. Kiến thức:Hiểu và biết cách sắp xếp các nội dung trong văn bản, đặc biệt là trong phần thân bài sao cho mạch lạc

2. Kĩ năng: Rèn kĩ năng sắp xếp, liên kết các nội dung trong văn bản.

3. Giáo dục học sinh có ý thức trong học tập

B Chuẩn bị :

1. Giáo viên: Soạn bài, bảng phụ, xem thêm sách bài tập

2. Học sinh: Học bài cũ, đọc sách, tìm hiểu bài theo câu hỏi gợi ý.

C Tiến trình lên lớp:

I. Ổn định lớp: kiểm tra sĩ số(2P)

II. Bài cũ : (5p)Gọi học sinh làm 2 bài tập ra về nhà.

III Bài mới:

Hoạt động 1:(2p) Khởi động

 Từ việc thống nhất chủ đề, tập trung chủ đề đến cách sắp xếp các nội dung-> bố cục văn bản.

 

doc 2 trang Người đăng tranhiep1403 Lượt xem 1439Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn 8 - Tiết 8: Bố cục văn bản - Năm học 2006-2007 - Dương Thị Thảo Trang", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn:13/9/06
Tiết 8:	 BỐ CỤC VĂN BẢN
A Mục tiêu:* Giúp học sinh:
1. Kiến thức:Hiểu và biết cách sắp xếp các nội dung trong văn bản, đặc biệt là trong phần thân bài sao cho mạch lạc
2. Kĩ năng: Rèn kĩ năng sắp xếp, liên kết các nội dung trong văn bản.
3. Giáo dục học sinh có ý thức trong học tập
B Chuẩn bị :
1. Giáo viên: Soạn bài, bảng phụ, xem thêm sách bài tập
2. Học sinh: Học bài cũ, đọc sách, tìm hiểu bài theo câu hỏi gợi ý.
C Tiến trình lên lớp:
I. Ổn định lớp: kiểm tra sĩ số(2P)
II. Bài cũ : (5p)Gọi học sinh làm 2 bài tập ra về nhà.
III Bài mới:
Hoạt động 1:(2p) Khởi động
 Từ việc thống nhất chủ đề, tập trung chủ đề đến cách sắp xếp các nội dung-> bố cục văn bản.
Hoạt động của thầy và trò
Hoạt động 2:(10 p) Tìm hiểu bố cục văn bản
GV gọi 1 hs nhắc lại bố cục và mạch lạc trong văn bản( 3 phần: mở bài, thân bài, kết bài)
Gọi hs đọc văn bản ở sgk.
GV nêu câu hỏi ở sgk.
HS làm việc độc lập ở câu hỏi 1,2
Câu 3,4 làm việc theo nhóm. Đại diện nhóm trình bày. GV nhận xét bổ sung: 3 phần trên liên hệ với nhau: phần 1: giới thiệu khái quát, phần 2 nêu những biểu hiện cụ thể của tài năng và đạo đức, phần 3 là kết quả của 3 phần trên.
hoạt động 3(10p): Tìm hiểu cách bố trí, sắp xếp nội dung phần thân bài của văn bản.
Gv nêu lại yêu cầu từng phần( mở đầu, phần kết bài ngắn gọn, phần thân bài phức tạp và được sắp xếp theo nhiều cách khác nhau)
GV chia nhóm cho hs làm việc, mỗi nhóm trình bày yêu cầu phần thân bài của Tôi đi học, Trong lòng mẹ, Người thầy Đạo cao đức trọngvà tả người, vật, phong cảnh
Từ các bài tập trên hãy cho biết cách sắp xếp nội dung phần thân bài?
HS trả lời. Gv chốt lại và gọi hs đọc phần ghi nhớ
Hoạt động 4(12p): Tổ chức luyện tập
Gv cho hs đọc làm bài tập 1. Hs đứng tại chỗ trả lời. Lớp nhận xét, bổ sung.
Hs đọc bài tập 3
Gv yêu cầu hs sắp xếp lại nếu thấy chưa hợp lí
Nội dung kiến thức
I.Bố cục văn bản
*Tìm hiểu ví dụ:
 Văn bản có 3 phần:
Phần 1: Từ đầu-> “ danh lợi”( giới thiệu khái quát về danh tính của thầy Chu Văn An).
Phần 2: Tiếp theo -> “ vào thăm”( Thầy Chu Văn An tài cao, đạo đức, được quý trọng)
Phần 3: Còn lại( Mọi người tiếc thương khi ông mất)
II. Cách bố trí, sắp xếp nội dung phần thân bài của văn bản
1 Văn bản Tôi đi học
Cảm xúc được sắp xếp theo trình tự thời gian( trên đường đến trường, giữa sân trường, khi bước vào lớp học)
2.Văn bản Trong lòng mẹ: Sắp xếp theodiễn biến tâm trạng của bé Hồng( Thương mẹ và căm ghét những cổ tục, niềm viu sướng khi được gặp lại mẹ)
3.Văn bản Người thầy đạo cao đức trọng: 
+ Chu Văn An là người tài cao.
+ Chu Văn An là người đạo đức
4.Khi tả:
+ Tả phong cảnh: Theo thứ tự không gian.
+ Tả người, con vật:Chỉnh thể- bộ phận hoặc tình cảm, cảm xúc..
* Ghi nhớ: SGK
III. Luyện tập:
 Bài tập 1: Cách trình bày ý trong các đoạn văn:
a.Về những đàn chim trong đất rừng Phương Nam.
- Từ xa: Chim như đàn kiến chui ra từ lòng đất.
- càng đến gần:rõ tiếng chim, hót, chim đậu trắng xoá.
- Đi xa dần: Vẫn thấy chim đậu trắng xoá.
-> Trật tự không gian.
b. Trật tự không gian.
c. Sức sống của dân Việt trong cổ tích
Đoạn 1: luận điểm “ Lịch sửđau thươngvui vẻ”
Đoạn 2,3: 2 luận cứ( về truyện Hai Bà Trưng và Phù Đổng Thiên Vương) 
->hai luận cứ có tầm quan trọng như nhau đối với hai luận điểm) 
Bài tập 3: Sắp xếp lại b, a.
	D. Củng cố, dặn dò:(5p)
	* Củng cố:
 - Bố cục văn bản, cách sắp xếp nội dung ở phần thân bài.
	 - Đọc lại phần ghi nhớ
* Dặn dò:
 Học bài , làm bài tập 3.. Soạn bài Tức nước vỡ bờ

Tài liệu đính kèm:

  • doctiet 8.doc