Giáo án Ngữ văn 8 tiết 8 bài 2: Tập làm văn: Bố cục của văn bản

Giáo án Ngữ văn 8 tiết 8 bài 2: Tập làm văn: Bố cục của văn bản

TIẾT 8 TẬP LÀM VĂN

BỐ CỤC CỦA VĂN BẢN

1. Mục tiêu: Giúp HS:

 a) Về kiến thức: Nắm được bố cục của văn bản, đặc biệt là cách sắp xếp các nội dung trong phần Thân bài.

 b) Về kĩ năng: Biết xây dựng bố cục văn bản mạch lạc, phù hợp đối tượng và nhận thức của người đọc.

 c) Về thái độ: Có ý thức nghiêm túc học tập bộ môn.

2. Chuẩn bị của GV và HS

 a) Chuẩn bị của GV: SGK, SGV, đồ dùng dạy học- nghiên cứu soạn giáo án.

 b) Chuẩn bị của HS: SGK, vở ghi- học bài cũ- chuẩn bị bài mới theo SGK.

3. Tiến trình bài dạy

 * Ổn định tổ chức: Sĩ số 8B: . Sĩ số 8C: .

a) Kiểm tra bài cũ (4’): Kiểm tra miệng.

 Câu hỏi: Trình bày kiến thức về chủ đề và tính thống nhất chủ đề của văn bản? Cách viết một văn bản có chủ đề thống nhất?

 

doc 4 trang Người đăng haiha30 Lượt xem 562Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn 8 tiết 8 bài 2: Tập làm văn: Bố cục của văn bản", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn:		Ngày dạy:  Dạy lớp 8B
	Ngày dạy:  Dạy lớp 8C
	TIẾT 8 TẬP LÀM VĂN
BỐ CỤC CỦA VĂN BẢN
1. Mục tiêu: Giúp HS:
	a) Về kiến thức: Nắm được bố cục của văn bản, đặc biệt là cách sắp xếp các nội dung trong phần Thân bài.
	b) Về kĩ năng: Biết xây dựng bố cục văn bản mạch lạc, phù hợp đối tượng và nhận thức của người đọc.
	c) Về thái độ: Có ý thức nghiêm túc học tập bộ môn.
2. Chuẩn bị của GV và HS
	a) Chuẩn bị của GV: SGK, SGV, đồ dùng dạy học- nghiên cứu soạn giáo án.
	b) Chuẩn bị của HS: SGK, vở ghi- học bài cũ- chuẩn bị bài mới theo SGK.
3. Tiến trình bài dạy
	* Ổn định tổ chức: Sĩ số 8B: ..	Sĩ số 8C: ..
a) Kiểm tra bài cũ (4’): Kiểm tra miệng.
	Câu hỏi: Trình bày kiến thức về chủ đề và tính thống nhất chủ đề của văn bản? Cách viết một văn bản có chủ đề thống nhất?
	Đáp án:- Chủ đề là đối tượng và vấn đề chính mà văn bản biểu đạt. (3đ)
	- Văn bản có tính thống nhất về chủ đề khi chỉ biểu đạt chủ đề đã xác định, không xa rời hay lạc sang chủ đề khác. (3 đ)
	- Để viết hoặc hiểu một văn bản, cần xác định chủ đề được thể hiện ở nhan đề, đề mục, trongquan hệ giữa các phần của văn bản và các từ ngữ then chốt thường lặp đi lặp lại. (4 đ)
	* Vào bài (1’): Các em đã nắm được tính thống nhất về chủ đề của văn bản. Tiết học này, ta cùng tìm hiểu về bố cục văn bản.
b) Dạy nội dung bài mới
	I. BỐ CỤC CỦA VĂN BẢN (10’)
	1. Ví dụ
	* Văn bản Người thầy đạo cao đức trọng.
	GV: Gọi HS đọc văn bản SGK.
	?TB: Xác định chủ đề của văn bản?
	HS: Đối tượng ông Chu Văn An đời Trần. Vấn đề chính: người thầy đạo cao đức trọng.=> Chủ đề: đạo cao đức trọng của thầy Chu Văn An.
	?TB: Văn bản chia mấy phần? Chỉ rõ giới hạn các phần?
	HS: Chia 3 phần: phần 1 Mở bài đoạn văn 1, phần 2 Thân bài đoạn 2, 3, phần 3 Kết bài đoạn văn 4.
	?KH: Mỗi phần của văn bản trên có nhiệm vụ gì?
	HS: Phần Mở bài: giới thiệu khái quát về thầy Chu Văn An (đạo cao đức trọng)=>nêu chủ đề. Phần Thân bài: kể rõ đạo cao đức trọng của thầy=> làm rõ các khía cạnh của chủ đề. Phần Kết bài: Tổng kết lại chủ đề: Khi thầy mất, mọi người đều thương tiếc.
	?KH: Em có nhận xét gì về mối quan hệ giữa các phần trong văn bản?
	HS: Các phần trong văn bản có nhiệm vụ khác nhau nhưng đều thống nhất với chủ đề: đạo cao đức trọng của thầy Chu Văn An.
	?TB: Từ việc phân tích hãy nêu hiểu biết của em về bố cục của văn bản? Nhiệm vụ và mối quan hệ giữa các phần trong bố cục?
	2. Bài học
	Ghi:- Bố cục của văn bản là sự tổ chức các đoạn văn để thể hiện chủ đề. Văn bản thường có bố cục ba phần: Mở bài, Thân bài, Kết bài.
	- Phần Mở bài có nhiệm vụ nêu ra chủ đề của văn bản. Phần Thân bài thường có một số đoạn nhỏ trình bày các khía cạnh của chủ đề. Phần Kết bài tổng kết chủ đề của văn bản.
GV: Mỗi phần trong bố cục văn bản đều có chức năng, nhiệm vụ riêng nhưng phải phù hợp với nhau (cùng hướng tới chủ đề của văn bản). Trong văn bản, Mở bài, Kết bài thường ngắn gọn được tổ chức tương đối ổn định; Thân bài là phần phức tạp nhất được tổ chức theo nhiều kiểu khác nhau.
	II. CÁCH BỐ TRÍ, SẮP XẾP NỘI DUNG PHẦN THÂN BÀI CỦA VĂN BẢN (13’)
	1. Ví dụ
	* Ví dụ 1: Thân bài văn bản: Tôi đi học.
	?TB: Chỉ ra phần Thân bài văn bản Tôi đi học?
	HS: Từ “Tôi quên thế nào được” đến “đưa tôi về cảnh thật”.
	?TB: Những sự kiện nào được kể trong phần này?
	HS: Mẹ dắt tay đưa đến trường trên con đường quen mà lạ; mọi cảnh tượng trên sân trường; nghe đọc tên xếp hàng vào lớp; học giờ học đầu tiên.
	?KH: Các sự kiện ấy được sắp xếp theo trình tự nào?
	HS: Sắp xếp theo sự hồi tưởng những kỉ niệm về buổi tựu trường đầu tiên của tác giả. Các cảm xúc lại được sắp xếp theo thứ tự thời gian: những cảm xúc trên đường đến trường, trên sân trường, khi bước vào lớp học. Sắp xếp theo sự liên tưởng đối lập những cảm xúc về cùng một đối tượng trước đây và buổi tựu trường đầu tiên.
	* Ví dụ 2: Thân bài đoạn trích Trong lòng mẹ.
	GV: Văn bản Trong lòng mẹ của Nguyên Hồng chủ yếu trình bày diễn biến tâm trạng của cậu bé Hồng. 
?KH: Hãy chỉ ra những diễn biến của tâm trạng cậu bé trong phần Thân bài?
HS: Diễn ra qua hai giai đoạn, theo trình tự thời gian và sự phát triển của sự việc: thương mẹ, căm ghét cực độ những cổ tục đã đày đoạ mẹ mình khi nghe bà cô cố tình bịa chuyện nói xấu mẹ; vui sướng cực độ khi được ở trong lòng mẹ.
* Ví dụ 3:
?KG: Khi tả người, con vật, phong cảnh em sẽ lần lượt miêu tả theo trình tự nào?
HS: Tả phong cảnh có thể sắp xếp theo thứ tự không gian. Tả người: chỉnh thể => bộ phận hoặc tình cảm, cảm xúc. Tả vật, con vật: chỉnh thể=>bộ phận.
* Ví dụ 4:
?TB: Phần Thân bài văn bản Người thầy đạo cao đức trọng nêu mấy nhóm sự việc thể hiện chủ đề?
HS: Hai nhóm: Thầy Chu Văn An là người tài cao. Thầy Chu Văn An là người đạo đức, được học trò kính trọng. 
GV: Mỗi đoạn trong phần TB đều gồm 2 nhóm sự việc thể hiện chủ đề.
?KH: Cho biết cách sắp xếp các sự việc ấy?
HS: Sắp xếp theo trình tự thời gian và thứ tự các vấn đề.
?KG: Qua các ví dụ, em rút ra kết luận gì về cách sắp xếp nội dung phần Thân bài của văn bản?
2. Bài học
Ghi: Nội dung phần Thân bài thường được trình bày theo một thứ tự tuỳ thuộc vào kiểu văn bản, chủ đề, ý đồ giao tiếp của người việt. Nhìn chung, nội dung ấy thường được sắp xếp theo trình tự thời gian và không gian, theo sự phát triển của sự việc hay theo mạch suy luận, sao cho phù hợp với sự triển khai chủ đề và sự tiếp nhận của người đọc.
GV: Gọi HS đọc toàn bộ ghi nhớ SGK. T. 25.
III. LUYỆN TẬP (15’)
1. Bài 1 (T. 26)
?: Phân tích cách trình bày các ý trong đoạn văn? Tìm các từ ngữ câu văn thể hiện chủ đề?
a) Trình bày ý theo thứ tự không gian: nhìn xa - đến gần - đến tận nới – đi xa dần.
b) Trình bày ý theo thứ tự thời gian: về chiều, lúc hoàng hôn.
c) Đoạn đầu nêu luận điểm, hai đoạn sau nêu luận cứ. Hai luận cứ được sắp xếp theo tầm quan trọng của chúng đối với luận điểm cần chứng minh.
2. Bài 2 (T. 27)
?: Nếu phải trình bày về lòng thương mẹ của chú bé Hồng ở văn bản Trong lòng mẹ, em sẽ trình bày những ý gì và sắp xếp chúng ra sao?
- Trình bày hai ý theo thứ tự sau: Những phản ứng tâm lí khi nghe bà cô nói xấu người mẹ bất hạnh và những cảm giác sung sướng cực điểm khi đột nhiên gặp lại mẹ và được mẹ yêu thương, ôm ấp trong lòng.
3. Bài 3 (T. 27)
?: Cách sắp xếp các ý trong bài 3 đã hợp lí chưa? Nếu sửa thì sửa thế nào?
- Sắp xếp chưa khoa học.
- Sửa:
+ Giải thích câu tục ngữ;
+ Chứng minh tính đúng đắn của câu tục ngữ.
c) Củng cố, luyện tập (2’):
	?: Nêu đặc điểm bố cục của văn bản?
	HS: Bố cục của văn bản là sự tổ chức các đoạn văn để thể hiện chủ đề. Văn bản thường có bố cục ba phần: Mở bài, Thân bài, Kết bài.
	Phần Mở bài có nhiệm vụ nêu ra chủ đề của văn bản. Phần Thân bài thường có một số đoạn nhỏ trình bày các khía cạnh của chủ đề. Phần Kết bài tổng kết chủ đề của văn bản.
d) Hướng dẫn học sinh tự học ở nhà (1’):
	- Học thuộc ghi nhớ SGK, làm các bài tập còn lại.
	- Tiết tới soạn Tức nước vỡ bờ. Yêu cầu:
	+ Đọc kĩ văn bản, đọc toàn bộ phần chú thích * , chú thích từ khó.
	+ Đọc và suy nghĩ trả lời các câu hỏi phần Đọc - hiểu văn bản.

Tài liệu đính kèm:

  • docTiet 8 bai 2.doc