TUẦN 21 :
TIẾT 79 :
A. MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT:
- Nhận biết các yếu tố cơ bản của bài văn nghị luận và mối quan hệ của chúng với nhau.
- Biết vận dụng những kiến thức về văn nghị luận vào đọc – hiểu văn bản.
B. TRỌNG TÂM KIẾN THỨC, KĨ NĂNG:
1. Kiến thức:
- Đặc điểm của văn bản nghị luận với các yếu tố luận điểm, luận cứ và lập luận gắn bó mật thiết với nhau.
2. Kĩ năng:
- Biết xác định luận điểm, luận cứ và lập luận trong một văn bản nghị luận.
- Bước đầu biết xác định luận điểm, xây dựng hệ thống luận điểm, luận cứ và lập luận cho một đề văn cụ thể.
3. Thái độ:
- Vận dụng văn biểu cảm để tập viết bài văn
C. PHƯƠNG PHÁP:
- Vấn đáp kết hợp thực hành, thảo luận nhóm.
D. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:
1. Ổn định : Kieåm tra só soá, trang phuïc, choã ngoài .
TUẦN 21 : Ngày soạn : 09 - 01- 2011 TIẾT 79 : Ngày dạy : 11 - 01 - 2011 ĐẶC ĐIỂM CỦA VĂN BẢN NGHỊ LUẬN A. MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT: - Nhận biết các yếu tố cơ bản của bài văn nghị luận và mối quan hệ của chúng với nhau. - Biết vận dụng những kiến thức về văn nghị luận vào đọc – hiểu văn bản. B. TRỌNG TÂM KIẾN THỨC, KĨ NĂNG: 1. Kiến thức: - Đặc điểm của văn bản nghị luận với các yếu tố luận điểm, luận cứ và lập luận gắn bó mật thiết với nhau. 2. Kĩ năng: - Biết xác định luận điểm, luận cứ và lập luận trong một văn bản nghị luận. - Bước đầu biết xác định luận điểm, xây dựng hệ thống luận điểm, luận cứ và lập luận cho một đề văn cụ thể. 3. Thái độ: - Vận dụng văn biểu cảm để tập viết bài văn C. PHƯƠNG PHÁP: - Vấn đáp kết hợp thực hành, thảo luận nhóm. D. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC: 1. Ổn định : Kieåm tra só soá, trang phuïc, choã ngoài . 2. Kiểm tra bài cũ ? Trong cuộc sống chúng ta thường gặp văn nghị luận dưới dạng nào ? ? Văn nghị luận là gì ? Hãy lấy vd minh hoạ 3. Bài mới : GV giới thiệu bài - Ở tiết trước chúng ta đã đi tìm hiểu được khái niệm văn nghị luận. Vậy văn nghị luận có những đặc điểm gì thì tiết học này sẽ giải đáp vấn đề đó . HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS NỘI DUNG BÀI DẠY *HOẠT ĐỘNG 1: Luận điểm, luận cứ và lập luận - HS : Đọc vb “ Chống nạn thất học “ ( bài 18 ) ? Luận điểm chính của bài viết là gì ? ? Luận điểm đó được nêu ra dưới dạng nào và cụ thể hoá thành những câu văn ntn? - GV : Hướng dẫn. - HS : Thảo luận nhóm 2p. ? Muốn có sức thuyết phục thì luận điểm phải đạt yêu cầu gì ? - HS : Phải đúng đắn, chân thật, đáp ứng nhu cầu thực tế ? Vậy luận điểm là gì ? ? Em hãy tìm ra những luận cứ trong vb chống nạn thất học và cho biết những luận cứ ấy đóng vai trò gì ? Muốn có sức thuyết phục thì luận cứ phải đạt yêu cầu gì ? ( HSTLN) - HS : + Những luận cứ đóng vai trò làm sáng tỏ thêm cho luận điểm, làm cơ sở cho luận điểm + Muốn có sức thuyết phục luận cứ phải chân thật , đúng đắn, tiêu biểu, được minh hoạ bằng các dẫn chứng xứng đáng ? Luận điểm và luận cứ thường được diễn đạt dưới hình thức nào và có tính chất gì ? ? Vai trò của những cách diễn đạt ấy trong vb nghị luận ấy ntn? - HS : Lập luận có vai trò cụ thể hoá luận điểm, luận cứ thành các câu văn, đoạn văn có tính chất liên kết về hình thức, nội dung ? Em hãy chỉ ra trình tự lập luận của vb “ Chống nạn thất học” - Trước hết tác giả nêu lí do vì sao phải chống nạn thất học, chống nạn thất học để làm gì ? - HS : Lập luận như vậy là chặt chẽ ? Vậy lập luận là gì ? Gọi hs đọc ghi nhớ. *HOẠT ĐỘNG 2: Hướng dẫn luyện tập ? Em hãy nêu yêu cầu của phần luyện tập * HOẠT ĐỘNG 3 : Hướng dẫn tự học I. TÌM HIỂU CHUNG: 1. Luận điểm, luận cứ và lập luận : a. Luận điểm: - Là ý kiến thể hiện tư tưởng , quan điểm của bài văn được nêu ra dưới hình thức câu khẳng định ( hay phủ định ) b. Luận cứ : - Là lí lẽ, dẫn chứng đưa ra làm cơ sở cho luận điểm 3. Lập luận : - Là cách lựa chọn, sắp xếp, trình bày luận cứ sao cho chúng làm cơ sở vững chắc cho luận điểm * Ghi nhớ : sgk/19 II. LUYỆN TẬP: - Luận điểm : - Cần tạo ra thói quen tốt trong đời sống xã hội - Luận cứ : + Có thói quen tốt và thói quen xấu + Có người biết phân biệt tốt xấu, như vì đã thành thói quen rất khó bỏ, khó sửa + Tạo được thói quan tốt là rất khó, nhưng nhiễm thói quen xấu thì dễ - Lập luận : + Luôn dậy sớm là thói quen tốt + Hút thuốc lá..là thói quen xấu + Một thói quen xấu ta thường gặp hàng ngày . + Có nên xem lại mình ngay từ mỗi người. III. HƯỚNG DẪN TỰ HỌC : - Thế nào là luận điểm , luận cứ, lập luận ? - Làm bài đọc thêm, tìm luận điểm, luận cứ, lập luận. - Soạn bài tiếp theo” Đề văn nghị luận và việc lập ý cho bài văn nghị luận” E. RÚT KINH NGHIỆM .
Tài liệu đính kèm: