Giáo án Ngữ văn 8 - Tiết 1 đến 92

Giáo án Ngữ văn 8 - Tiết 1 đến 92

Tuần 19

Tiết 73:

Ngày soạn:

Dạy:

 NHỚ RỪNG.

 - Thế Lữ -

A. Mục tiêu bài học.

 Học sinh hiểu được những giá trị nghệ thuật đặc sắc, bút pháp lãng mạn truyền cảm của nhà thơ, từ đó rung động với niềm khao khát tự do mãnh liệt, nỗi chán ghét sâu sắc thực tại tù túng, con hổ bị nhốt ở vườn bách thú.

 Liên hệ thực tế cuộc sống xã hội và tâm hồn của lớp thanh niên Việt Nam vào những năm 30 của thế kỷ XX.

 Rèn kỹ năng đọc diễn cảm thể thơ tám chữ vần liền, phân tích diễn biến tâm trạng của nhân vật trữ tình.

B. Chuẩn bị: Giáo viên soạn bài + tìm hiểu thể thơ.

 Học sinh chuẩn bị bài theo câu hỏi.

C. Tiến trình kên lớp:

1. Ổn định tổ chức lớp.1

2. Kiểm tra bài cũ: 5

 H. Đọc thuộc bài “ Hai chữ nước nhà”. Nêu nội dung và nghệ thuật của bài ?

 

doc 54 trang Người đăng haiha30 Lượt xem 714Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Ngữ văn 8 - Tiết 1 đến 92", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 19 
Tiết 73:
Ngày soạn: 	
Dạy:
 Nhớ rừng.
 - Thế Lữ - 
A. Mục tiêu bài học.
	Học sinh hiểu được những giá trị nghệ thuật đặc sắc, bút pháp lãng mạn truyền cảm của nhà thơ, từ đó rung động với niềm khao khát tự do mãnh liệt, nỗi chán ghét sâu sắc thực tại tù túng, con hổ bị nhốt ở vườn bách thú.
	Liên hệ thực tế cuộc sống xã hội và tâm hồn của lớp thanh niên Việt Nam vào những năm 30 của thế kỷ XX.
	Rèn kỹ năng đọc diễn cảm thể thơ tám chữ vần liền, phân tích diễn biến tâm trạng của nhân vật trữ tình.
B. Chuẩn bị: Giáo viên soạn bài + tìm hiểu thể thơ.
	Học sinh chuẩn bị bài theo câu hỏi.
C. Tiến trình kên lớp: 
1. ổn định tổ chức lớp.1’
2. Kiểm tra bài cũ: 5’
 H. Đọc thuộc bài “ Hai chữ nước nhà”. Nêu nội dung và nghệ thuật của bài ?
 Điểm:
3. Bài mới: 35’
GV: Giới thiệu đôi nét về thơ mới.
? Em hãy giới thiệu vài nét về tác giả.
? Hãy cho biết nội dung sáng tác của Thế Lữ.
? Bài thơ được sáng tác vào thời gian nào.
? Em hiểu thơ mới khác thơ cũ như thế nào.
-> Thơ mới tự do phóng khoáng, không gò bó mà theo dòng cảm xúc của người viết.
Hướng dẫn cách đọc, học sinh đọc, giáo viên hướng dẫn.
? Nhân vật chính trong bài thơ là ai.
-> Con hổ.
? Mượn lời con hổ ở vườn bách thú để thể hiện tâm trạng của ai.
-> Con người.
? Văn bản sử dụng phương thức biểu đạt nào.
? Bài thơ có bố cục như thế nào.
? Chỉ ra điểm khác của bài “Nhớ rừng” với các bài thơ đường luật đã học.
-> Không giới hạn câu chữ, mỗi dòng 8 tiếng, ngắt nhịp tự do, không cố định vần, giọng thơ ào ạt phóng khoáng.
? Đọc đoạn 1 trong bài thơ.
? Tìm câu thơ diễn tả hoàn cảnh của con hổ.
? “Gậm” có nghĩa như thế nào.
-> Gặm. Cắn dần, kiên trì.
? Chi tiết đó thể hiện thái độ của con hổ như thế nào.
-> Tâm trạng: Uất ức, bất lực.
? Cụm từ “khối căm hờn” có ý như thế nào.
-> Nỗi căm hờn uất ức dồn nén tích tụ đóng thành khối, thành tảng đè nặng trong lòng nhức nhối không thể giải thoát.
? “Trong cũi sắt” là hoàn cảnh như thế nào.
-> Giam cầm tù túng.
? Khối căm hờn biểu hiện thái độ và nhu cầu sống như thế nào.
-> Chán ghét cuộc sống tù túng tầm thường, khát vọng sống tự do với phong cách của mình.
? Trong giam cầm nó cảm nhận được điều gì.
? Thời gian trôi đi với hổ như thế nào.
-> Trôi đi vô nghĩa.
? Hổ phải chịu nỗi nhục nào.
? Vì sao hổ cảm nhận được điều đó.
-> Hổ là chúa tể sơn lâm, cả loài người khiếp sợ nay phải chịu sống ngang hàng với bầy dở hơi, không suy nghĩ, ngạo mạn
? Em hiểu tâm trạng con hổ lúc này như thế nào.
? Thái độ căm hờn đó thể hiện thái độ đối với cuộc sống như thế nào.
? Khát vọng sống của hổ như thế nào.
I. Vài nét về tác giả - tác phẩm.
1/ Tác giả: 1907 - 1989 Tên thật Nguyễn Thứ Lễ, quê ở Bắc Ninh.
2/ Tác phẩm:
- Nhớ rừng in trong “Mấy vần thơ” 1935.
II.Đọc - tìm hiểu văn bản.
* Tìm hiểu bố cục.
- Đoạn 1: Tâm trạng con hổ trong cũi sắt.
- Đoạn 2, 3: Nhớ tiếc quá khứ oai hùng.
- Đoạn 4, 5: Tâm trạng chán ghét thực tại tầm thường và lời nhắn nhủ.
III. Phân tích.
1/ Tâm trạng con hổ trong cũi sắt.
Gậm một khối căm hờn trong cũi sắt.
- Nằm dài trông ngày tháng dần qua.
- Ngang bầy cùng gấu dở hơi, cặp báo chuồng bên vô tư lự.
-> Tâm trạng chán ngán, bất lực căm giận, nhức nhối không lối thoát.
-> Chán ghét cuộc sống thực tại tù túng tầm thường.
-> Khát vọng sống tự do, khao khát tung hoành.
Củng cố: 3’
 Giáo viên khái quát toàn bài.
Hướng dẫn về nhà:1’
 Học bài, soạn bài mới.
D. Rút kinh nghiệm:................................................................................................
_________________________________________________-
Tiết 74.
Ngày soạn: 	
Dạy:
Nhớ rừng (tiếp)
A. Mục tiêu bài học.
	Như tiết 73.
B. Chuẩn bị: Thầy soạn bài + tìm hiểu thể thơ.
	Trò chuẩn bị bài theo câu hỏi.
C. Tiến trình lên lớp: 
1. ổn định lớp.1’
 2. Kiểm tra bài cũ:5’ 
 H: Đọc thuộc bài “Nhớ rừng”? Nêu tâm trạng con hổ trong cũi sắt?
 Điểm:
.
 3. Bài mới. 35’
? Đọc diễn cảm khổ 2, 3.
? Hổ luôn nhớ về thủa nào.
? Nhớ cảnh sơn lâm như thế nào.
? Nhận xét về cách dùng từ.
-> Đọng từ mạnh (gào, thét, hét) gợi tả sức sống mãnh liệt của núi rừng, những tính từ gợi sự uy nghiêm hùng vĩ của cảnh rừng, núi.
? Em cảm nhận được điều gì về cảnh rừng núi.
? Trong cảnh đó, hình ảnh chúa sơn lâm hiện lên như thế nào.
? Nhận xét về cách xưng hô của hổ.
-> Bề trên kiêu hãnh.
? Việc sử dụng từ ngữ nhịp thơ ntn.
-> Từ ngữ gợi tả hình dáng, uy lực của chúa sưon lâm, nhịp thơ ngắn gọn, thay đổi giọng điệu linh hoạt.
? Qua chi tiết đó em cảm nhận về hình ảnh hổ như thế nào ở rừng sâu.
? Hổ còn nhớ đến cảnh nào trong rừng.
? Cảnh vật trong rừng được miêu tả như thế nào.
? Cảnh sắc ở mỗi thời điểm có gì nổi bật.
? Cách dùng từ của tác giả như thế nào.
-> Từ ngữ mang đặc sắc của cảnh vật của chúa sơn lâm.
? Thiên nhiên hiện lên như thế nào.
? Giữa cảnh đó, chúa sơn lâm có một cuộc sống như thế nào.
? Đại từ “ta” được lặp lại trong câu thơ có tác dụng gì.
-> Khí phách ngang tàn, làm chủ, tạo nhạc điệu rắn rỏi, hùng tráng.
? Điệp từ “đâu” kết hợp câu cảm thán “Than ôi!.......đâu?” có ý nghĩa gì.
? Em cảm nhận được tâm trạng của hổ như thế nào.
? Cảnh vườn bách thú được miêu tả qua các chi tiết nào.
? Em hiểu gì về tính chất cảnh tượng ầy.
? Cảnh tượng ấy đã nhen lên nỗi lòng gì của hổ. -> Uất hận.
? Em hiểu gì về thái độ đối với thực tại.
? Nhận xét gì về nghệ thuật miêu tả hiện tại với quá khứ.
-> Đối lập nhau.
? Đối lập có tác dụng gì. -> Khát vọng của hổ.
? Em hiểu gì về khát vọng của hổ.
? Đọc đoạn 5.
? Giấc mộng của hổ hướng về không gian nào.
? Nhận xét về không gian cảnh vật.
? Nhận xét các câu cảm thán có ý nghĩ gì.
? Giấc mộng đó như thế nào.
-> Giấc mộng khát khao mãnh liệt.
? Nêu những nét đặc sắc về nghệ thuật của bài.
? Em hiểu nội dung chính của bài thơ như thế nào.
2/ Tâm trạng nhớ tiếc quá khứ.
* Thủa tung hoành hống hách.
Bóng cả, cây già, gió gào ngàn nguồn thét núi, khúc trường ca.
-> Sức sống mãnh liệt của núi rừng bí ẩn hoang vu.
Ta: bước dõng dạc, đường hoàng lươn tấm thân như sóng cuộn, vờn bóng âm thầm mát thần khi đã quắc mọi vật đều im hơi.
-> Ngang tàn lẫm liệt, uy nghi, kiêu hãnh đầy uy lực và dũng mãnh.
* Cảnh thiên nhiên trong rừng.
- Đêm vàng: Ta say mồi đứng uống ánh trăng tan.
- Ngày mưa chuyển: ta lặng ngắm.
-> Thiên nhiên rực rỡ, huy hoàng, náo động, hùng vĩ, bí ẩn.
Ta: Say mồi, ta đợi chết.
-> Nhấn mạnh, bộc lộ trực tiếp nỗi nuối tiếc cuộc sống tự do vùng vẫy.
-> nuối tiếc quá khứ hào hùng oanh liệt
3/ Tâm trạng trước thực tại tầm thườn và niềm khát khao giấc mộng ngàn.
- Hoa chăm. cỏ xén, lối phẳng cây trồng.
- Dải nước đen, chẳng thông dòng.
-> Nhân tạo, giả dối, nhỏ bé, tầm thường vô hồn.
-> Chán ghét cuộc sống thực tại, tầm thường, giả dối.
-> Khát vọng mãnh liệt, được sống tự do.
- Giấc mộng ngàn.
- Oai linh, hùng vĩ, thênh thang.
-> Thiêng liêng, bao la, rộng lớn.
-> Bộc lộ nỗi nhớ tiếc cuộc sống tự do.
IV. Tổng kết.
1/ Nghệ thuật: Đối lập, bút pháp lãng mạn, tràn đầy cảm xúc.
2/ Nội dung: Mượn lời con hổ diễn tả sâu sắc nỗi chán ghét thực tại, tầm thừng, tù túng, niềm khát khao tự do mãnh liệt khơi gợi lòng yêu nước của nhân dân.
4. Củng cố:3’
 Giáo viên khái quát toàn bài.
5. Hướng dẫn về nhà:1’
 Học bài, soạn bài mới.
D. Rút kinh nghiệm:...................................................................................................
___________________________________________________
Tiết 75.
Ngày soạn: 	
Dạy:
Câu nghi vấn
A. Mục tiêu cần đạt.
	Giúp học sinh hiểu rõ đặc diểm hình thức của câu nghi vấn. Phân biệt câu nghi vấn với các kiểu câu khác.
	Nắm vững chức năng chính của câu nghi vấn: Dùng để hỏi.
B. Chuẩn bị: Giáo viên nghiên cứu soạn giáo án.
	Trò học bài cũ, chuẩn bị bài mới.
C. Tiến trình lên lớp: 
1. ổn định tổ chức.1’
2. Kiểm tra bài cũ: 5’
 H. Đọc thuộc lòng VB” Nhớ rừng” của Thế Lữ? Nêu nội dung và nghệ thuật của bài?
 Điểm:
3. Bài mới. 35’
? Đọc đoạn trích ở mục I sgk.
? Câu nào là câu nghi vấn.
? Những đặc điểm hình thức nào cho em biết đó là câu nghi vấn.
? Trong đoạn văn sgk câu nghi vấn có tác dụng gì.
? Câu nghi vấn là gì.
Giáo viên yêu cầu học sinh nhắc lại phần.
? Đọc bài tập 1.
? Xác định câu nghi vấn trong đoạn trích.
Học sinh lên bảng.
Giáo viên nhận xét - uốn nắn - cho điểm.
? Đọc bài tập 2.
? Căn cứ vào đâu để xác định những câu trên là câu nghi vấn.
? Có thể thay từ “hay” bằng từ “hoặc” được không? Vì sao?
? Đọc bài tập 3.
? Có thể đặt dấu chấm hỏi vào những câu đó không? Vì sao?
? Phân biệt hình thức và ý nghĩa của 2 câu.
? Đọc bài tập 5.
? Sự khác nhau về hình thức và ý nghĩa của 2 câu.
I. Đặc điểm hình thức và chức năng chính.
1/ Ví dụ sgk.
- Sáng ngày.có đau lắm không?
- Thế là sao không ăn khoai?
Hay là u con đói quá?
-> Là những câu nghi vấn.
+ Có những từ nghi vấn không? Có thế làm sao? Hay là? Kết thúc bằng?
+ Tác dụng: Dùng để hỏi.
Kết luận: sgk trang 11.
II. Luyên tập.
1. Bài tập 1.
a- Chị khất tiền sưu ... phải không?
b- Tại sao con người ta  như thế?
c- Văn là gì. Chương là gì?
d- Chú mình  vui không?
- Đùa trò gì?
- Hừ..hừcài gì thế?
- Chị cốc.đấy hả?
2. Bài tập 2.
- Căn cứ vào sự có mặt của từ “hay”.
- Không thay từ “hay” bằng từ “hoặc” được vì nó dễ lẫn với câu ghép mà các vế câu có quan hệ lựa chọn.
3. Bài tập 3.
- Không thể đặt dấu chấm hỏi vào những câu đó vì cả 4 câu đều không phải là câu nghi vấn.
4. Bài tập 4.
a. Anh có khoẻ không.
- Hình thức: Câu nghi vấn sử dụng cặp từ “có - không”.
- ý nghĩa: Hỏi thăm sức khoẻ vào thời điểm hiện tại, không biết trước đó tình trạng sức khoẻ của người được hỏi như thế nào.
b. Anh đã khoẻ chưa.
- Hình thức: Sử dụng cặp từ “đã chưa”
- ý nghĩa: Hỏi thăm sức khoẻ vào thời điểm hiện tại, nhưng người hỏi biết trước rõ người được hỏi đã có tình trạng sức khoẻ không tốt.
5. Bài tập 5.
a. Bao giờ anh đi Hà Nội.
- Bao giờ: Đứng ở đầu câu, hỏi về thời điểm sẽ thực hiện hành động đi.
b. Anh đi Hà Nội bao giờ.
- Bao giờ: Đứng ở cuối câu, hỏi về thời gian đã diễn ra hành động ra đi.
4. Củng cố: 3’ Bài tập bổ trợ.
	Một bé gái hỏi mẹ.
	- Mẹ ơi, ai sinh ra con?
Mẹ cười: Mẹ chứ còn ai?
	- Thế ai sinh ra mẹ?
Bà ngoại chứ còn ai?
	- Thế ai sinh ra bà ngoại? 
Cụ ngoại chứ còn ai?
	- Thế ai sinh ra cụ ngoại?
Khổ lắm sao con hỏi nhiều thê?
Bé gái ngúng nguẩy:
	Con ứ biết thì con mới hỏi mẹ chứ?
? Câu nào là câu nghi vấn? Vì sao?
Trừ câu: “ Con ứ..mẹ chứ” tất cả các câu còn lại của bé gái đều là câu nghi vấn.
Tất cả các câu còn lại của mẹ đều là câu khẳng định, dấu chấm hỏi cuối câu là dấu hỏi tu từ.
4. Hướng dẫn về nhà 1’: Học kỹ bài.
	Chuẩn bị bài tiếp theo.
D. Rút kinh nghiệm:
..................... ... được sức thuyết phục lớn của Chiếu dời đô là sự kết hợp giữa lí lẽ và tình cảm vấn đề mà chiếu dời đô đặt ra rất phù hợp với ý nguyện của toàn dân, với quy luật phát triển của lịch sử, xã hội.
	Rèn kĩ năng đọc, phân tích lí lẽ và dẫn chứng trong văn bản nghị luận trung đại: Chiếu.
B. Chuẩn bị: Giáo viên soạn giáo án, tranh ảnh về chùa Bút Tháp hoặc Lí Công Uẩn.
	Học sinh, đọc sgk, sưu tầm tranh.
C. Tiến trình: ổn định tổ chức.
	Kiểm tra vở soạn của học sinh.
Bài mới.
? Nêu một vài nét hiểu biết của em về tác giả Lý Công Uẩn.
? Nêu đặc điểm cơ bản của thể chiếu trên các phương diện: Mục đích, nội dung, hình thức.
- Mục đích: Là thể văn do vua dùng để ban bố mệnh lệnh.
- Nội dung: Chiếu thường thể hiện một tư tưởng lớn lao có ảnh hưởng đến vận mệnh triều đại, đất nước.
? Bài chiếu này thuộc kiểu văn bản nào em đã học. -> Văn nghị luận.
? Đọc văn bản phần phiên âm, dịch nghĩa.
Giáo viên nhận xét.
? Vì sao cho đó là văn bản nghị luận.
- Viết bằng phương thức lập luận để trình bày và thuyết phục người nghe theo tư tưởng dời đô của tác giả.
? Vấn đề nghị luận của bài chiếu này là gì.
- Sự cần thiết phải dời Kinh đô từ Hoa Lư về Đại La.
? Vấn đề đó được trình bày bằng mấy luận điểm. Mỗi luận điểm ứng với phần nào trong văn bản.
? Tác giả Lý Công Uẩn có vai trò gì trong bài chiếu này.
- Là người dùng kí lẽ, tác giả để chứng minh và thuyết phục mọi người -> Bộc lộ lòng tin về tương lai tươi sáng của đất nước.
? Luận điểm vì sao phải dời đô được làm sáng tỏ bằng những luận cứ nào.
? Dời đô là điều thường xuyên xảy ra trong lịch sử các triều đại.
? Nhà Đinh và Lê của ta đóng đô một chỗ là một hạn chế.
? Những lí lẽ nào, chứng cớ nào được viện dẫn cho việc dời đô trong các triều đại.
? Tính thuyết phục của các chứng cớ và lí lẽ ấy là gì.
- Có sẵn trong lịch sử, ai cũng biết. Các cuộc dời đô đó đều mang lại lợi ích lâu dài và phồn thịnh cho dân tộc.
? Trên cơ sở đó ta thấy được ý chí mong muốn nào của Lý Công Uẩn và dân tộc ta thời Lý.
? Những lí lẽ nào, chứng cớ nào được viện dẫn.
? Tính thuyết phục của các lí lẽ, chứng cớ trên là gì.
- Đề cập đến sự thật đất nước thời Đinh Lê (ở Hoa Lư) không đúng với .lịch sử, khiến đất nước ta không trường tồn, phồn vinh.
? Bằng những hiểu biết lịch sử hãy giải thích lí do 2 triều Đinh Lê vẫn phải tựa vào núi Hoa Lư để đóng đô.
- Thời Đinh Lê nước ta luôn luôn phải chống trọi với giặc ngoại xâm. Hoa Lư là nơi địa thế kín đáo do núi non tạo ra có thể là thành trì vững trãi chống giặc.
? Tính thuyết phục của lí lẽ dời đô được tăng lên nhờ đâu (câu văn nào).
? Thể hiện cảm xúc, khát vọng nào của tác giả (khiến không kẻ thù nào dám xâm lược).
? Như vậy: Khi giải thích lí do phải dời đô tác giả đã bộc lộ tư tưởng và khát vọng nào của nhà vua cũng như dân tộc ta.
? Luận điểm này được trình bày bằng những luận cứ nào.
- Đại La là thắng địa của đất Việt.
? Để làm rõ lợi thế của thành Đại La, tác giả bài chiếu đã dùng những chứng cớ nào.
? Vì sao các chứng cớ đó có sức thuyết phục.
- Vì chúng được phân tích trên nhiều mặt lịch sử, địa lí, dân cư.
? Đất như thế nào được gọi là thắng địa.
- Đất tốt, lành, vững, có thể đem lại nhiều lợi ích cho kinh đo.
? Đất Đại La được tác giả tiên đoán như thế nào.
? Lời tiên đoán về kinh đô Đại La thể hiện khát vọng nào của nhà vua cũng như dân tộc VN.
? Cuối bài chiếu tác giả tuyên bố như thế nào.
- “Trẫm muốn đưanghĩ thế nào?”
? Em hiểu gì về tư tưởng của Lý Công Uẩn.
- Khẳng định ý chí dời kinh đô từ Hoa Lư về Đại La. Tin tưởng ở quan điểm dời đô của mình hợp với nguyện vọng của mọi người. Thể hiện cách nói tình cảm có tính thuyết phục cao ở câu hỏi cuối cùng.
? Nêu đặc điểm nội dung chính của văn bản.
I. Vài nét về tác giả - tác phẩm.
1/ Tác giả:
- Lý Công Uẩn (Lý Thái Tổ) 974 – 1028. Vị vua đầu sáng nghiệp vương triều Lý.
- Năm 1010 rời kinh đô từ Hoa Lư (Ninh Bình) ra Đại La (đổi thành Thăng Long, Hà Nội).
- Đổi tên nước Đại Cồ Việt -> Đại Việt.
2/ Tác phẩm:.
II. Đọc, tìm hiểu văn bản.
- Luận điểm 1: Vì sao phải rời đô.
(Từ đầu -> không thể không rời).
- Luận điểm 2: Vì sao thành Đại La xứng đáng là kinh đô bậc nhất.
1/ Vì sao phải rời đô.
- Dời đô là điều thường xuyên xảy ra trong lịch sử các triều đại.
- Nhà Thương 5 lần, nhà Chu 3 lần.
- Vì: Mưu toan nghiệp lớn, muôn đời.
- Khiến vận nước lâu dài, phong tục phồn thịnh.
-> ý chí noi gương sáng, không chịu thua các triều đại hưng thịnh, đưa đất nước tiến lên hùng mạnh vững bền.
+ Nhà Đinh, Lê đóng đô một chỗ là một hạn chế.
- Hai nhà Đinh Lê không theo dấu cũ.
- Khiến: Triều đại ngắn, trăm họ hao tổn.
- Trẫm rất đau xót về việc đó, không thể không dời đô.
-> Khát vọng mãnh liệt muốn thay đổi để phát triển đất nước đến hùng cường.
-> Khẳng định sự cần thiết phải dời đô từ Hoa Lư về Đại La, khát vọng xây dựng đất nước lâu bền và hùng cường.
2/ Vì sao thành Đại La xứng đáng là kinh đô bậc nhất.
* Lợi thế của thành Đại La:
- Là kinh đô cũ của Cao Vương.
- Nơi trung tâm trời đất.
- Có thế rồng cuộn hổ ngồi.
- Đúng ngôi nam, bắc, đông, tây tiện hướng nhìn sông dựa núi.
-> Phân tích lịch sử, địa lý, dân cư lợi thế.
* Đại La là thắng địa của đất Việt
- Chốn tụ hội trọng yếu, kinh đô bậc nhất, muôn đời.
-> Khát vọng thống nhất, vững mạnh hùng cường của đất nước.
III. Tổng kết.
1/ Nghệ thuật:
- Lí lẽ lập luận chặt chẽ.
2/ Nội dung:
- Khát vọng đất nước độc lập thống nhất hùng cường.
- Lòng yêu nước cao cả. Tầm nhìn sáng suốt, lòng tin mãnh liệt vào tươnglại, dân tộc.
Củng cố: Sự đúng đắn của quan điểm rời đô về Đại La đã được minh chứng như thế nào trong lịch sử nước ta.
Hướng dẫn: Học, đọc bài tập, câu hỏi sgk.
D. Rút kinh nghiệm:
________________________________________
Ngày soạn: 	
Dạy:
Tiết 91.
câu phủ định
A. Mục tiêu bài học:
	Học sinh hiểu thế nào là câu phủ định (hình thức ngữ pháp). Rèn luyện kỹ năng nhận biết và sử dụng câu phủ định trong nói, viết.
B. Chuẩn bị: Giáo viên nghiên cứu soạn giáo án.
	Học sinh hoạ bài cũ, chuẩn bị bài mới.
C. Tiến trình: ổn định tổ chức.
	Kiểm tra bài cũ.
? Nêu đặc điểm hình thức và chức năng câu trần thuật? Cho ví dụ?
Bài mới.
? Đọc ví dụ trong sgk.
? Câu nào có từ ngữ phủ định. (b, c, d).
? Về chức năng các câu này có gì khác so với câu (a).
- Dùng để phủ định, thông báo, xác nhận.
? Đọc tiếp ví dụ 2.
? Câu nào có từ ngữ phủ định.
? Mấy ông thầy bói xem voi dùng những câu có từ ngữ phủ định để làm gì.
? Đọc phần ghi nhớ sgk.
? Đọc bài tập 1.
? Nêu yêu cầu của bài.
? Nêu yêu cầu bài tập 2.
? Đặt những câu không có từ ngữ phủ định mà có ý nghĩa tương đương.
? Đặt những câu có ý nghĩa tương đương.
? So sánh câu mới đặt với những câu ví dụ có pahỉ ý nghĩa hoàn toàn giống nhau không.
? Nếu thay từ phủ định “không” = “chưa” thì phải viết như thế nào.
? Nghĩa của nó có thay đổi không.
? Câu nào phù hợp với câu chuyện hơn vì sao.
? Nêu yêu cầu của bài.
? Đặt những câu có ý nghĩa tương đương.
? Nêu yêu cầu của bài.
I. Đặc điểm hình thức và chức năng.
1/ Ví dụ 1.
a. Nam đi Huế.
b. Nam không đi Huế(phủ định miêu tả).
c. Nam chưa đi Huế.
d. Nam chẳng đi Huế.
Ví dụ 2 sgk/ 52.
- Phủ định bác bỏ: Không phải đâo có.
- Phản bác ý kiến.
2/ Ghi nhớ sgk/ 53.
II. Luyện tập.
 Bài tập 1/ 53.
- Câu phủ định bác bỏ.
a. Không có câu phủ định.
b. Cụ cứ tưởng..gì đâu!
- Bác bỏ điều mà Lão Hạc bị dằn vặt, đau khổ.
c. Không không đói nữa đâu.
- Bác bỏ điều mà cái Tý cho rằng mẹ nó đang lo lắng. thương xót vì chị em chúng nó đói quá.
Bài tập 2.
- Các câu đều có ý nghĩa khẳng định.
- Thay.
a. Không phải là không = có.
b. Không ai không = ai.
c. Ai chẳng = ai cũng.
a. Câu chuyện..song vẫn có ý nghĩa.
b. Tháng tám, ai cũng từng ăn tết trung thu ..vào da.
c. Từng thời qua..ai cũng có một lần.trường.
Nhận xét: Các câu trong sgk dùng cách phủ định của phủ định để khẳng định thường có ý nghĩa khẳng định mạnh và có sức thuyết phục cao.
- Các câu khẳng định tương đương thường ít có sức thuyết phục hơn.
Bài tập 3.
- Choắt chưa dậy được, nằm thoi thóp.
- Nghĩa của nó có thay đổi.
+ Không dậy được nữa -> phủ định tuyệt đối.
+ Chưa dậy được -> phủ định tương đối.
- Câu của Tô Hoài phù hợp với diễn biến câu chuyện.
Bài tập 4.
- Các câu a, b, c, d đều là câu phủ định bác bỏ nhưng không dùng từ phủ định.
a. Không đẹp.
b. Không có chuyện đó.
c. Bài thơ này không hay.
d. Tôi cũng chẳng sung sướng hơn cụ.
Bài tập 5.
- Không thể thay thế.
Củng cố: Gọi học sinh đọc phần ghi nhớ sgk.
Hướng dẫn: Học kỹ bài làm bài 6.
D. Rút kinh nghiệm:
Ngày soạn: 	
Dạy:
Tiết 92.
chương trình địa phương
(Phần tập làm văn).
A. Mục tiêu bài học:
	Hướng dẫn học sinh thựchiện chuẩn bị viết và trình bày bản thuyết minh giới thiệu một danh lam thắng cảnh và di tích lịch sử địa phương mình đảm bảo tính chính xác mạch lạc, hấp dẫn, đúng thể loại, qua đó thêm hiểu biết yêu mến, tự hào về quê hương mình.
	Rèn kỹ năng tổng hợp chuẩn bị và viét bài thuyết minh về đề tài giưói thiệu, danh lam thắng cảnh – di tích lịch sử địa phương.
B. Chuẩn bị: Giáo viên điều tra sơ bộ các danh lam thắng cảnh – di tích lịch sử địa phương.
	Học sinh tự tìm hiểu đề tài.
C. Tiến trình: ổn định tổ chức.	
	Kiểm tra bài cũ.
? Thế nào là thuyết minh? Thuyết minh danh lam như thế nào?
Bài mới.
Đề bài: Giới thiệu chùa làng (xóm chùa – Khánh Nhạc).
? Xác định được danh lam thắng cảnh di tích lịch sử địa phương (xóm chùa – Khánh Nhạc).
? Quan xát về vị trí, phạm vi khuân viên từ bao quát -> cụ thể. ngoài -> trong.
? Tìm hiểu lịch sử hình thành, tu tạo, phát triển lễ hội.
? Nội dung của phần mở bài.
? Nêu yêu cầu phần thân bài.
? Có thể theo những trình tự nào.
? Yêu cầu nào cần được đáp ứng trong khi thuyết minh.
Học sinh làm bài theo sự chuẩn bị trước và gợi ý trên (làm thành bài 1000 chữ).
Sau 30 phút học sinh có thể trình bày như một hướng dẫn viên du lịch.
Giáo viên cùng học sinh bổ sung nội dung bài được trình bày.
Có thể cho học sinh đi lương thuyết minh về chùa, học sinh đi giáo thuyết minh về nhà thờ.
* Phần mở bài: Dẫn vào danh lam di tích, vai trò của danh lam di tích đối với đời sống văn hoá tinh thần của nhân dân địa phương.
* Phần thân bài:
- Theo không gian từ ngoài vào trong từ địa lí đến lịch sử.
- Theo thời gian quá trình xây dựng, trùng tu, tôn tạo, phát triển. Tình hình hôm nay và những vẫn đề cần giải quyết.
+ Yêu cầu: Kết hợp giữa kể, tả, biểu cảm, bình luận nhưng không được bịa đặt.
+ Tóm lại: Yêu cầu giới thiệu thuyết minh một di tích thắng cảnh địa phương là có thuận lợi để tìm hiểu sâu, kĩ danh lam di tích ấy.
* Phần kết bài:
ý nghĩa đối tượng.
Củng cố: Nêu các phần của bài văn thuyết minh.
Hướng dẫn: Tìm hiểu di tích khác để thuyết minh.
D. Rút kinh nghiệm:
________________________________________

Tài liệu đính kèm:

  • docngu van 8tuan 19 23.doc