Giáo án Ngữ văn 8 - Tiết 79: Câu nghi vấn (Tiếp) - Năm học 2006-2007 - Dương Thị Thảo Trang

Giáo án Ngữ văn 8 - Tiết 79: Câu nghi vấn (Tiếp) - Năm học 2006-2007 - Dương Thị Thảo Trang

A Mục tiêu:* Giúp học sinh:

1. Kiến thức

- Hiểu rõ câu nghi vấn không chỉ dùng để hỏi mà còn dùng để cầu khiến, khẳng định, phủ định, đe doạ, biểu lộ tình cảm, cảm xúc.

-Biết sử dụng câu nghi vấn phù hợp với tình huống giao tiếp.

2. Kĩ năng: Rèn kĩ năng nhận biết và đặt câu.

3. Thái độ: Học tập nghiêm túc.

B. Chuẩn bị:

1. Giáo viên: Giáo án, bảng phụ.

2. Học sinh: Chuẩn bị kĩ bài như đã hướng dẫn.

C. Tiến trình lên lớp:

I. Ổn định lớp: kiểm tra sĩ số(1p)

II. Bài cũ : (3p) Nêu đặc điểm hình thức và chức năng chính của câu nghi vấn. Lấy 2 ví dụ.

 

doc 2 trang Người đăng tranhiep1403 Lượt xem 1366Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn 8 - Tiết 79: Câu nghi vấn (Tiếp) - Năm học 2006-2007 - Dương Thị Thảo Trang", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 18/1/07
Tiết 79: CÂU NGHI VẤN (tiếp)	 
 A Mục tiêu:* Giúp học sinh:
1. Kiến thức
- Hiểu rõ câu nghi vấn không chỉ dùng để hỏi mà còn dùng để cầu khiến, khẳng định, phủ định, đe doạ, biểu lộ tình cảm, cảm xúc...
-Biết sử dụng câu nghi vấn phù hợp với tình huống giao tiếp.
2. Kĩ năng: Rèn kĩ năng nhận biết và đặt câu.
3. Thái độ: Học tập nghiêm túc.
B. Chuẩn bị:
1. Giáo viên: Giáo án, bảng phụ.
2. Học sinh: Chuẩn bị kĩ bài như đã hướng dẫn.
C. Tiến trình lên lớp:
I. Ổn định lớp: kiểm tra sĩ số(1p)
II. Bài cũ : (3p) Nêu đặc điểm hình thức và chức năng chính của câu nghi vấn. Lấy 2 ví dụ.
III Bài mới:
1.Hoạt động 1:(2p) Giới thiệu bài
Chức năng chính của câu nghi vấn là dùng để hỏi.Ngoài ra câu nghi vấn còn có nhiều chức năng khác. Vậy những chức năng đó là gì bài học hôm nay chúng ta cùng tìm hiểu.
2. Nội dung bài mới:
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung kiến thức
Hoạt động 2(10P) Tìm hiểu các chức năng khác của câu nghi vấn.
Gv gọi hs đọc các đoạn trích
Yêu cầu hs:
-Tìm câu nghi vấn.
- Các câu nghi vấn đó dùng để làm gì?
-Dấu kết thúc câu nghi vấn?
Từ việc tìm hiểu ví dụ, em hãy nêu các chức năng của câu nghi vấn?
Gọi hs đọc ghi nhớ
Gọi hs đặt câu
Hoạt động 3:(25p) .Hướng dẫn luyện tập.
Gọi hs đọc bài tập 1.Gọi hs lên bảng làm. Lớp nhận xét.
Đọc bài tập 2. Hs thảo luận, trả lời, gv định hướng.
Hs đọc bài tập 3. Lớp làm việc theo nhóm. Gv gọi đại diện nhóm trả lời.
III. Nhữg chức năng khác .
1. Ví dụ:SGK
2. Tìm hiểu:
a.Câu nghi vấn dùng để biểu lộ tình cảm, cảm xúc, sự hoài niệm, nuối tiếc.
b.Câu nghi vấn dùng để đe doạ.
c. Dùng để đe doạ, dấu chấm hỏi dùng để kết thúc.
d. Cả đoạn trích là một câu nghi vấn. Dùng để khẳng định.
e. Biểu lộ cảm xúc, sự ngạc nhiên, câu thứ hai là dấu chấm than.
*Ghi nhớ: SGK
II. Luyện tập:
Bài tập1:
a.Con ngườicó ăn ư?( Biểu lộ cảm xúc, ngạc nhiên)
b. Chỉ riêng “Than ôi!” không phải là câu nghi vấn.( phủ định, bộc lộ tình cảm, cảm xúc)
c. Sao ta khôngnhẹ nhàng rơi ( cầu khiến, bộc lộ tình cảm, cảm xúc)
Bài tập 2:
a.Sao cụ lo quá thế? Tội gì bây giờ nhịn đói mà tiền để lại? ăn mãi hết đi thìlo liệu?
-> Cả ba câu đều phủ định, dấu hiệu nghi vấn là các từ sao, gì, gì)
b. Cả đàn bòlàm sao?( băn khoăn, ngần ngại. Dấu hiệu: làm sao?)
c. Ai mẫu tử ( khẳng định. Dấu hiệu: ai?)
Bài tập 3:Mẫu
-Em bé bán diêm ơi, sao em chết thê thảm thế?
- Bạn có thể cùng mình đi xem ca nhạc tối nay được chứ?
D.Củng cố, dặn dò:(5p)
* Củng cố:
-Các chức năng khác của câu nghi vấn?
 * Dặn dò:
 - Học bài.Làm bài tập còn lại. Soạn bài Thuyết minh về một cách làm.
.

Tài liệu đính kèm:

  • doctiet 79.doc