TIẾT 79 TIẾNG VIỆT
CÂU NGHI VẤN (tiếp theo)
1. Mục tiêu: Giúp HS:
a) Về kiến thức: Hiểu rõ câu nghi vấn không chỉ dùng để hỏi mà còn dùng để cầu khiến, khẳng định, phủ định, đe dọa, bộc lộ tình cảm, cảm xúc,
b) Về kĩ năng: Biết sử dụng câu nghi vấn phù hợp với tình huống giao tiếp.
c) Về thái độ: Có ý thức giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt.
2. Chuẩn bị của GV và HS:
a) Chuẩn bị của GV: SGK, SGV- nghiên cứu soạn giáo án.
b) Chuẩn bị của HS: SGK, vở ghi- học bài cũ- đọc, chuẩn bị bài theo SGK.
TUẦN 22 NGỮ VĂN BÀI 19, 20 Kết quả cần đạt - Hiểu rõ câu nghi vấn không chỉ dùng để hỏi mà còn dùng để cầu khiến, khẳng định, phủ định, đe dọa, bộc lộ tình cảm, cảm xúc, - Biết cách làm bài văn thuyết minh một phương pháp (cách làm). - Cảm nhận được niềm vui của Bác Hồ trong cuộc sống cách mạng đầy gian khổ ở Pác Bó được diễn tả bằng những vần thơ tứ tuyệt bình dị. Ngày soạn: Ngày dạy: Dạy lớp 8B Ngày dạy:.Dạy lớp 8C TIẾT 79 TIẾNG VIỆT CÂU NGHI VẤN (tiếp theo) 1. Mục tiêu: Giúp HS: a) Về kiến thức: Hiểu rõ câu nghi vấn không chỉ dùng để hỏi mà còn dùng để cầu khiến, khẳng định, phủ định, đe dọa, bộc lộ tình cảm, cảm xúc, b) Về kĩ năng: Biết sử dụng câu nghi vấn phù hợp với tình huống giao tiếp. c) Về thái độ: Có ý thức giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt. 2. Chuẩn bị của GV và HS: a) Chuẩn bị của GV: SGK, SGV- nghiên cứu soạn giáo án. b) Chuẩn bị của HS: SGK, vở ghi- học bài cũ- đọc, chuẩn bị bài theo SGK. 3. Tiến trình bài dạy: * Ổn định tổ chức: Sĩ số 8B: .... Sĩ số 8C: ... a) Kiểm tra bài cũ (3’): Kiểm tra miệng. Câu hỏi: Thế nào là câu nghi vấn? Lấy ví dụ có sử dụng câu nghi vấn? Đáp án: - Câu nghi vấn có những từ nghi vấn (ai, gì, nào, tại sao, đâu,) hoặc có từ hay (nối các vế có quan hệ lựa chọn). (2.5 điểm) - Chức năng chính là dùng để hỏi. (2.5 điểm) - Khi viết câu nghi vấn kết thúc bằng dấu chấm hỏi. (2.5 điểm) - Ví dụ: Em đã học thuộc Sử chưa? (2.5 điểm) * Vào bài (1’): Các em đã nắm được chức năng chính của câu nghi vấn, bên cạnh chức năng đó, câu nghi vấn còn có thêm số chức năng khác nữa. Tiết học này chúng ta cùng tìm hiểu. b) Dạy nội dung bài mới: III. NHỮNG CHỨC NĂNG KHÁC (22’) 1. Ví dụ GV: Gọi HS đọc các ví dụ a, b, c, d SGK. T. 21. ?TB: Trong những đoạn trích vừa đọc, câu nào là câu nghi vấn? HS: Phát hiện, GV ghi bảng những câu nghi vấn đó. a) Những người muôn năm cũ Hồn ở đâu bây giờ? b)- Mày định nói cho cha mày nghe đấy à? c) – Có biết không?... Lính đâu? Sao bay dám để cho nó chạy xồng xộc vào đây như vậy? Không còn phép tắc gì nữa à? d) Một người hằng ngày chỉ cặm cụi lo lắng vì mình, thế mà khi xem truyện hay ngâm thơ có thể vui, buồn, mừng, giận cùng những người ở đâu đâu, vì những chuyện ở đâu đâu, há chẳng phải là chứng cớ cho cái mãnh lực lạ lung của văn chương hay sao? e)- Con gái tôi vẽ đây ư? Chã lẽ lại đúng là nó, cái con Mèo con hay lục lọi ấy! ?KH: Các câu nghi vấn trên có dùng để hỏi không? Nếu không để hỏi thì để làm gì? HS: Đoạn trích a để bộc lộ tình cảm, cảm xúc (sự hoài niệm, tiếc nuối). Đoạn trích b dùng để đe dọa. Đoạn trích c cả 4 câu đều dùng để đe dọa. Đoạn trích d dùng để khẳng định. Đoạn trích e cả hai câu đều bộc lộ cảm xúc (sự ngạc nhiên). ?KH: Cách sử dụng dấu câu trong những câu nghi vấn trên có gì đáng lưu ý? HS: Không phải tất cả các câu nghi vấn đều kết thúc bằng dấu chấm hỏi. Câu nghi vấn thứ 2 ở đoạn trích e kết thúc bằng dấu chấm than, chứ không phải là dấu chấm hỏi. ?TB: Qua tìm hiểu các ví dụ, em hãy nêu thêm các chức năng khác của câu nghi vấn? 2. Bài học Ghi:- Trong nhiều trường hợp, câu nghi vấn không dùng để hỏi mà dùng để cầu khiến, khẳng định, phủ định, đe dọa, bộc lộ tình cảm, cảm xúc, và không yêu cầu người đối thoại trả lời. ?KH: Khi không dùng để hỏi thì trong một số trường hợp câu nghi vấn có thể kết thúc bằng những loại dấu nào? Ghi:- Nếu không dùng để hỏi thì trong một số trường hợp, câu nghi vấn có thể kết thúc bằng dấu chấm, dấu chấm than hoặc dấu chấm lửng. GV: Gọi HS đọc to ghi nhớ SGK. T. 22. IV. LUYỆN TẬP (17’) 1. Bài 1 (T. 22, 23) ?: Trong những đoạn trích ở bài 1, câu nào là câu nghi vấn? a) Con người đáng kính ấy bây giờ cũng theo gót Binh Tư để có ăn ư? b) Nào đâu những đêm vàng bên bờ suối Ta say mồi đứng uống ánh trăng tan? Đâu những ngày mưa chuyển bốn phương ngàn Ta lặng ngắm giang sơn ta đổi mới? Đâu những bình minh cây xanh nắng gội, Tiếng chim ca giấc ngủ ta tưng bừng? Đâu những chiều lênh láng máu sau rừng Ta đợi chết mảnh mặt trời gay gắt, Để ta chiếm lấy riêng phần bí mật? - Thời oanh liệt nay còn đâu? c) Sao ta không ngắm sự biệt li theo tâm hồn một chiếc lá nhẹ nhàng rơi? d) Ôi, nếu thế thì còn đâu là quả bóng bay? ?: Những câu nghi vấn đó được dùng để làm gì? HS: Ví dụ a dùng bộc lộ tình cảm, cảm xúc (sự ngạc nhiên). Ví dụ b dùng phủ định; bộc lộ tình cảm, cảm xúc. Ví dụ c dùng cầu khiến; bộc lộ tình cảm, cảm xúc. Ví dụ d dùng phủ định; bộc lộ tình cảm, cảm xúc. GV: Các em lưu ý: trong câu d có cả đặc điểm hình thức của câu cảm thán (từ ôi), nhưng đó vẫn là câu nghi vấn. Tuy nhiên, dù có xếp câu này vào kiểu câu nào đi nữa thì chức năng của nó cũng không thay đổi: dùng để thể hiện ý phủ định và bộc lộ tình cảm, cảm xúc. 2. Bài 2 (T. 23) ?: Trong những đoạn trích ở bài 2, câu nào là câu nghi vấn? Đặc điểm hình thức nào cho biết đó là câu nghi vấn? a) - Sao cụ lo xa quá thế? - Tội gì bây giờ nhịn đói mà tiền để lại? - Ăn mãi hết đi thì đến lúc chết lấy gì mà lo liệu? b) Cả đàn bò giao cho thằng bé không ra người không ra ngợm ấy, chăn dắt làm sao? c) Ai dám bảo thảo mộc tự nhiên không có tình mẫu tử? d) – Thằng bé kia, mày có việc gì? Sao lại đến đây mà khóc? Những từ in đậm và dấu chấm hỏi ở cuối câu (chỉ có trong ngôn ngữ viết) thể hiện những đặc điểm hình thức của câu nghi vấn. ?: Những câu nghi vấn đó được dùng để làm gì? HS: Đoạn trích a cả ba câu dùng để phủ định. Đoạn trích b bộc lộ sự băn khoăn, ngần ngại. Đoạn trích c dùng để khẳng định. Đoạn trích d cả hai câu dùng để hỏi. ?: Trong những câu nghi vấn đó, câu nào có thể thay thế được bằng một câu không phải là câu nghi vấn mà có ý nghĩa tương đương? Hãy viết những câu đó? a) “Cụ không phải lo xa quá như thế.”; “Không nên nhịn đói mà để tiền lại.”; “Ăn hết thì lúc chết không có tiền để mà lo liệu.”. b) “Không biết chắc là thằng bé có thể chăn dắt được đàn bò hay không.” c) “Thảo mộc tự nhiên có tình mẫu tử.” 3. Bài 4 (T. 24) ?: Trong giao tiếp, nhiều khi những câu nghi vấn như “Anh ăn cơm chưa?”, “Cậu đọc sách đấy à?”, “Em đi đâu đấy?” không nhằm để hỏi. Vậy trong những trường hợp đó, câu nghi vấn dùng để làm gì? Mối quan hệ giữa người nói và người nghe ở đây như thế nào? HS: Trong nhiều trường hợp giao tiếp, những câu như vậy dùng để chào. Người nghe không nhất thiết phải trả lời mà có thể đáp lại bằng một câu chào khác (có thể cũng là môt câu nghi vấn). Người nói và người nghe có quan hệ rất thân mật. c) Củng cố, luyện tập (1’): GV: Gọi HS đọc lại toàn bộ ghi nhớ. d) Hướng dẫn học sinh tự học ở nhà (1’): - Học thuộc ghi nhớ, làm bài tập 3 (T.24). - Tiết tới chuẩn bị bài Thuyết minh về một phương pháp (cách làm). Yêu cầu: + Xem lại kiến thức văn thuyết minh đã học. + Đọc, và tìm hiểu kĩ các ví dụ và câu hỏi có trong mục I, trả lời các câu hỏi trong mục đó.
Tài liệu đính kèm: