Giáo án Ngữ văn 8 tiết 75 bài 20: Tiếng Việt: Câu nghi vấn

Giáo án Ngữ văn 8 tiết 75 bài 20: Tiếng Việt: Câu nghi vấn

TIẾT 75 TIẾNG VIỆT

CÂU NGHI VẤN

1. Mục tiêu: Giúp HS:

 a) Về kiến thức:

 - Hiểu rõ đặc điểm hình thức của câu nghi vấn. Phân biệt câu nghi vấn với các kiểu câu khác.

 - Nắm vững chức năng chính của câu nghi vấn: dùng để hỏi.

 b) Về kĩ năng: Biết dùng câu nghi vấn phù hợp trong giao tiếp và trong tạo lập văn bản.

 c) Về thái độ: Có ý thức học tập và giữ gìn sự trong sang của tiếng Việt.

2. Chuẩn bị của GV và HS:

 a) Chuẩn bị của GV: SGK, SGV- nghiên cứu soạn giáo án.

 b) Chuẩn bị của HS: SGK, vở ghi- học bài cũ- đọc, chuẩn bị bài mới theo SGK.

 

doc 4 trang Người đăng haiha30 Lượt xem 586Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn 8 tiết 75 bài 20: Tiếng Việt: Câu nghi vấn", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 	Ngày dạy: Dạy lớp 8B
	Ngày dạy:.Dạy lớp 8C
TIẾT 75 TIẾNG VIỆT
CÂU NGHI VẤN
1. Mục tiêu: Giúp HS:
	a) Về kiến thức: 
	- Hiểu rõ đặc điểm hình thức của câu nghi vấn. Phân biệt câu nghi vấn với các kiểu câu khác.
	- Nắm vững chức năng chính của câu nghi vấn: dùng để hỏi.
	b) Về kĩ năng: Biết dùng câu nghi vấn phù hợp trong giao tiếp và trong tạo lập văn bản.
	c) Về thái độ: Có ý thức học tập và giữ gìn sự trong sang của tiếng Việt.
2. Chuẩn bị của GV và HS:
	a) Chuẩn bị của GV: SGK, SGV- nghiên cứu soạn giáo án.
	b) Chuẩn bị của HS: SGK, vở ghi- học bài cũ- đọc, chuẩn bị bài mới theo SGK.
3. Tiến trình bài dạy:
	* Ổn định tổ chức: Sĩ số 8B: ....
	 Sĩ số 8C: ...
a) Kiểm tra bài cũ: Không kiểm tra.
	* Vào bài (1’): Câu chia theo mục đích nói gồm bốn kiểu câu: câu trần thuật, câu nghi vấn, câu cầu khiến, câu cảm thán. Mỗi kiểu câu đều có đặc điểm hình thức và chức năng riêng. Tiết học này, chúng ta cùng tìm hiểu về câu nghi vấn.
 b) Dạy nội dung bài mới:
	I. ĐẶC ĐIỂM HÌNH THỨC VÀ CHỨC NĂNG CHÍNH (27’)
	1. Ví dụ
	Vẻ nghi ngại hiện ra sắc mặt, con bé hóm hỉnh hỏi mẹ một cách thiết tha:
	- Sáng ngày người ta đấm u có đau lắm không?
	Chị Dậu khẽ gạt nước mắt:
	- Không đau con ạ!
	- Thế làm sao u cứ khóc mãi mà không ăn khoai? Hay là u thương chúng con đói quá?
	GV: Gọi HS đọc đoạn trích ví dụ SGK. T. 11.
	?TB: Trong phần trích trên câu nào là câu nghi vấn?
	HS: Những câu nghi vấn có trong đoạn trích là: “Sáng ngày người ta đấm u có đau lắm không?” và “Thế thì làm sao u cứ khóc mãi mà không ăn khoai? Hay là u thương chúng con đói quá?”	
	?TB: Những đặc điểm hình thức nào cho biết đó là câu nghi vấn?
	HS: Những câu đó đều có từ ngữ thể hiện thái độ nghi vấn và cuối câu có dấu chấm hỏi.
	?TB: Chỉ ra từ ngữ thể hiện thái độ nghi vấn trong những câu này?
	HS: Câu 1 “có không”; câu hai “làm sao”; câu 3 “hay là”.
	GV: Đặc điểm hình thức của câu nghi vấn tiếng Việt thể hiện tập trung ở những từ nghi vấn như: ai, gì, nào, (tại) sao, đâu, bao giờ, bao nhiêu, à, ư, hả, chứ, có không, đã chưa hoặc từ hay nối các vế có quan hệ lựa chọn. Ví dụ: Chị mua thịt lợn hay chị mua thịt bò?
	?KH: Những câu nghi vấn trên dùng để làm gì?
	HS: Đều được dùng để hỏi (lời cái Tí hỏi mẹ).
	GV: Đây chính là chức năng chính của câu nghi vấn. Câu nghi vấn dùng để hỏi (bao gồm cả tự hỏi như câu trong Truyện Kiều “Người đâu gặp gỡ làm chi, Trăm năm biết có duyên gì hay không?”)
	?KH: Qua phân tích, em hãy nêu hiểu biết của mình về câu nghi vấn?
	2. Bài học
	Ghi: Câu nghi vấn là câu:
	- Có những từ nghi vấn (ai, gì, nào, sao, tại sao, đâu, bao giờ, bao nhiêu, à, ư, hả, chứ, (có) không, (đã)  chưa,) hoặc có từ hay (nối các vế có quan hệ lựa chọn).
	- Có chức năng chính là dùng để hỏi.
	Khi viết, câu nghi vấn kết thúc bằng dấu chấm hỏi.
	GV: Gọi HS đọc ghi nhớ SGK. T. 11.
	?TB: Hãy đặt hai câu nghi vấn?
	- Cậu đang làm gì thế?
	- Em đã học thuộc bài chưa?
	II. LUYỆN TẬP (14’)	
	1. Bài 1 (T. 11, 12)
	?: Xác định câu nghi vấn trong những đoạn trích ở bài 1?
	a) Chị khất tiền sưu đến chiều mai phải không?
	b) Tại sao con người lại phải khiêm tốn như thế?
	c) Văn là gì?
	d) - Chú mình muốn cùng tớ đùa vui không?
	- Đùa trò gì?
	- Hừhừ cái gì thế?
	- Chị Cốc béo xù đứng trước cửa nhà ta đấy hả?
	Dấu chấm hỏi đặt cuối câu và những từ ngữ biểu thị sự nghi vấn cho ta biết đó là câu nghi vấn.
	2. Bài 2 (T. 12)
	GV: Cho HS đọc nội dung bài 2 và xác định câu nghi vấn có trong bài 2.
	?: Căn cứ vào đâu để xác định những câu đó là câu nghi vấn?
	HS: Căn cứ vào các từ “hay” nối các vế có quan hệ lựa chọn.
	?: Các câu đó có thể thay từ “hay” bằng từ hoặc được không? Vì sao?
	HS: Không. Từ hay cũng có thể xuất hiện trong các kiểu câu khác, nhưng riêng trong câu nghi vấn từ “hay” không thể thay thế bằng từ hoặc được. Nếu thay thì câu trở nên sai ngữ pháp hoặc biến thành một câu khác thuộc kiểu câu trần thuật và có ý nghĩa khác hẳn.
	3. Bài 3 (T. 13)
	?: Có thể đặt dấu chấm hỏi ở cuối những câu trong bài tập 3 được không? Vì sao?
	HS: Không, vì đó không phải là những câu nghi vấn. 
- Câu a và b có các từ nghi vấn như có không, tại sao, nhưng những kết cấu chứa những từ này chỉ làm chức năng bổ ngữ trong một câu. 
- Trong câu c, d thì nào (cũng), ai (cũng) là những từ phiếm định.
GV: Các em lưu ý: trong tiếng Việt, tổ hợp X cũng như ai cũng, gì cũng, nào cũng, sao cũng, đâu cũng, bao giờ cũng, bao nhiêu cũng, bao giờ cũng có ý nghĩa khẳng định tuyệt đối (Ví dụ: “Ai cũng thấy thế.” Có nghĩa là “Mọi người đều thấy thế”) và X là một từ phiếm định, chứ không phải là nghi vấn.
4. Bài 4 (T. 13)
?: Phân biệt hình thức và ý nghĩa của hai câu trong bài 4?	
HS: Hai câu khác nhau về hình thức: có không; đã chưa. Khác nhau về ý nghĩa: câu thứ hai có giả định là người được hỏi trước đó có vấn đề về sức khỏe, nếu điều giả định này không đúng thì câu hỏi trở nên vô lí, còn câu hỏi thứ nhất không hề có giả định đó nó chỉ là một lời hỏi thăm xã giao thông thường.
5. Bài 5 (T. 13)
?: Hãy cho biết sự khác nhau về hình thức và ý nghĩa của hai câu trong bài 5?
HS: Khác về trật tự từ. Câu a từ bao giờ đứng đầu câu, câu b bao giờ đứng cuối câu. Khác về ý nghĩa: câu a hỏi về thời điểm của hành động sẽ diễn ra trong tương lai, câu b hỏi về thời điểm của một hành động đã diễn ra trong quá khứ.
c) Củng cố, luyện tập (2’)
	GV: Gọi HS đọc ghi nhớ và đặt 2 câu nghi vấn.
	- Ngày mai, cậu có đi học thêm môn Toán không?
	- Hằng đã khỏi ốm chưa nhỉ?
d) Hướng dẫn học sinh tự học ở nhà (1’):
	- Học thuộc ghi nhớ, làm bài tập 6 (T. 13).
	- Tiết tới chuẩn bị bài Viết đoạn văn trong văn bản thuyết minh. Yêu cầu:
	+ Xem lại kiến thức về đoạn văn, kiến thức về văn thuyết minh.
	+ Đọc, tìm hiểu kĩ các đoạn văn và các câu hỏi, các yêu cầu có trong mục I, sau đó trả lời vào vở chuẩn bị bài.

Tài liệu đính kèm:

  • docTiet 75 bai 20.doc