Giáo án Ngữ văn 8 - Tiết 73: Nhớ rừng - Năm học 2006-2007 - Dương Thị Thảo Trang

Giáo án Ngữ văn 8 - Tiết 73: Nhớ rừng - Năm học 2006-2007 - Dương Thị Thảo Trang

 A Mục tiêu:* Giúp học sinh:

1. Kiến thức

- Cảm nhận được niềm khao khát tự do mãnh liệt, nỗi chán ghét sâu sắc cái thực tại tù túng, tầm thường, giả dối được thể hiện trong bài thơ qua lời con hổ bị nhốt ở vườn bách thú.

- Thấy được bút pháp lãng mạn đầy truyền cảm của bài thơ.

2. Kĩ năng: Rèn kĩ năng phân tích và cảm nhận thơ.

3. Thái độ: Biết yêu tự do, trân trọng giá trị cuộc sống.

B. Chuẩn bị:

1. Giáo viên: Giáo án, Đọc tư liệu về thơ mới và nhà thơ Thế Lữ.

2. Học sinh: Chuẩn bị kĩ bài như đã hướng dẫn

C. Tiến trình lên lớp:

I. Ổn định lớp: kiểm tra sĩ số(1p)

II. Bài cũ : (3p)

-Kiểm tra sự chuẩn bị của học sinh.

III Bài mới:

1.Hoạt động 1:(2p) Giới thiệu bài

Qua bài thơ Muốn làm thằng Cuội của Tản Đà các em đã hiểu được tâm sự của con người bất hoà sâu sắc với xã hội tù túng, tầm thường, muốn thoát li khỏi xã hội ấy bằng mộng tưởng. Hôm nay đến với bài Nhớ rừng của Thế Lữ các em cũng sẽ bắt gặp một tâm trạng tương tự như thế và cũng với một cảm hứng như thế.

 

doc 2 trang Người đăng tranhiep1403 Lượt xem 1547Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn 8 - Tiết 73: Nhớ rừng - Năm học 2006-2007 - Dương Thị Thảo Trang", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 7/12/07
Tiết 73: NHỚ RỪNG
 ( Thế Lữ)	 
 A Mục tiêu:* Giúp học sinh:
1. Kiến thức
- Cảm nhận được niềm khao khát tự do mãnh liệt, nỗi chán ghét sâu sắc cái thực tại tù túng, tầm thường, giả dối được thể hiện trong bài thơ qua lời con hổ bị nhốt ở vườn bách thú.
- Thấy được bút pháp lãng mạn đầy truyền cảm của bài thơ.
2. Kĩ năng: Rèn kĩ năng phân tích và cảm nhận thơ.
3. Thái độ: Biết yêu tự do, trân trọng giá trị cuộc sống.
B. Chuẩn bị:
1. Giáo viên: Giáo án, Đọc tư liệu về thơ mới và nhà thơ Thế Lữ.
2. Học sinh: Chuẩn bị kĩ bài như đã hướng dẫn
C. Tiến trình lên lớp:
I. Ổn định lớp: kiểm tra sĩ số(1p)
II. Bài cũ : (3p) 
-Kiểm tra sự chuẩn bị của học sinh.
III Bài mới:
1.Hoạt động 1:(2p) Giới thiệu bài
Qua bài thơ Muốn làm thằng Cuội của Tản Đà các em đã hiểu được tâm sự của con người bất hoà sâu sắc với xã hội tù túng, tầm thường, muốn thoát li khỏi xã hội ấy bằng mộng tưởng. Hôm nay đến với bài Nhớ rừng của Thế Lữ các em cũng sẽ bắt gặp một tâm trạng tương tự như thế và cũng với một cảm hứng như thế.
2. Nội dung bài mới:
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung kiến thức
Hoạt động 2(13P) Tìm hiểu tác giả, tác phẩm
Gv gọi hs đọc phần chú thích về tác giả.
Nêu những nét chính về tác giả
Hoạt động 3:(12p) .Hướng dẫn đọc và tìm hiểu chú thích
Em hiểu thế nào là thơ mới?
Hoạt động 4:(15p) Tìm hiểu văn bản
Bài thơ có bố cục như thế nào? Nên phân tích theo hướng nào cho hợp lí?
Hs trao đổi.Gv định hướng.
Hiện tại con hổ đang sống trong một không gian như thế nào?
Sống trong không gian đó tâm trạng của con hổ như thế nào?
Giọng điệu chính trong hai khổ 1 và khổ 4 là gì?
Hs làm việc, trả lời. Gv định hướng.
I Tác giả, tác phẩm:
1. Tác giả:Tên thật là Nguyễn Thứ Lễ( 1907-1989), quê ở Bắc Ninh.
-Là nhà thơ tiêu biểu nhất của phong trào thơ mới(1932-1945) buổi đầu với hồn thơ dồi dào, đầy lãng mạn, Thế Lữ đã góp phần đổi mới thơ ca và đem lại chiến thắng cho thơ mới.
- Ông được nhà nước truy tặng giải thưởng Hồ Chí Minh về văn học nghệ thuật ( năm 2003).
2. Tác phẩm: SGK
Nhớ rừng là một trong những bài thơ tiêu biểu nhất của Thế Lữ .
II. Đọc và tìm hiểu chú thích.
1. Đọc: Cần thay đổi giọng đọc phù hợp với cảnh ngộ của con hổ.
2. Từ khó: SGK.
III Tìm hiểu văn bản
1. Khái niệm “ thơ mới” và phong trào thơ mới.
- Khái niệm “thơ mới” dùng để gọi thể thơ tự do có số chữ không hạn định.
- Phong trào Thơ Mới là tên gọi của phong trào thơ ( còn gọi là thơ lãng mạn) Việt Nam 1932-1945.
2. Bố cục: 
-Bài thơ 5 đoạn nhưng được cấu trúc theo hai cảnh đối lập: Con hổ trong thực tại và con hổ trong dĩ vãng.
3. Cảnh con hổ ở vườn bách thú.
-Bị giam hãm trong cũi sắt, không gian nhỏ bé, tù túng, tầm thường, giả dối: hoa chăm, cỏ xén,nước đen giả suối, mô gò thấp kém,dăm vừng lá bắt chước vẻ hoang vu
-Tâm trạng chất chứa “khối căm hờn”, ngao ngán, chán ghét, bất lưc “ nằm dài”
-> Giọng giễu nhại, ngắt nhịp ngắn, dồn dập( hai câu đầu) và những câu tiếp theo đọc kéo dài: giọng chán chường, khinh miệt.
->Cảnh ở vườn bách thú chính là cái thực tại xã hội đương thời. Thái độ của con hổ cũng là thái độ của những tâm hồn lãng mạn đối với xã hội ấy.
D.Củng cố, dặn dò:(5p)
* Củng cố:
Khái quát lại các nội dung chính.
 * Dặn dò:
 - Học bài. Tìm hiểu kĩ các phần còn lại
.

Tài liệu đính kèm:

  • docTiet 73.doc