Giáo án Ngữ văn 8 - Tiết 73 đến 88 - GV: Lò Thị Duy Thanh

Giáo án Ngữ văn 8 - Tiết 73 đến 88 - GV: Lò Thị Duy Thanh

 Nhớ rừng

( Thế Lữ)

A. Mục tiêu cần đạt

 Học xong văn bản này, h/s : - Cảm nhận được niềm khao khát tự do mãnh liệt, nỗi chán ghét sâu sắc thực tại tù túng, tầm thường, giả dối được thể hiện trong bài thơ qua lời con hổ bị nhốt ở vườn bách thú.

- Thấy được bút pháp lãng mạn đầy truyền cảm của nhà thơ.

- Rèn kĩ năng đọc diễn cảm thơ tám chữ và phân tích nhân vật qua diễn biến tâm trạng.

B. Chuẩn bị:

 G: Giáo án, chân dung nhà thơ Thế Lữ.

 -Ảnh con hổ

 H: Trả lời các câu hỏi SGK.

C . Tiến trình tổ chức hoạt động:

1/ Ổn định tổ chức

2/ Kiểm tra bài cũ:

 - HS1: Nội dung chủ yếu của đoạn trích bài thơ “Hai chữ nước nhà” trong sách giáo khoa là gì?

 A. Nỗi đau mất nước. C. Lòng yêu thiên nhiên.

 B. ýÝ chí phục thù. D. Cả A và B đều đúng.

 

doc 58 trang Người đăng haiha30 Lượt xem 672Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Ngữ văn 8 - Tiết 73 đến 88 - GV: Lò Thị Duy Thanh", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 Ngày soạn: 26/12/09 Ngày giảng:28/12/2009
Tuần 19 Tiết: 73-74
 ( Thế Lữ)
a. Mục tiêu cần đạt
 Học xong văn bản này, h/s : - Cảm nhận được niềm khao khát tự do mãnh liệt, nỗi chán ghét sâu sắc thực tại tù túng, tầm thường, giả dối được thể hiện trong bài thơ qua lời con hổ bị nhốt ở vườn bách thú.
- Thấy được bút pháp lãng mạn đầy truyền cảm của nhà thơ.
- Rèn kĩ năng đọc diễn cảm thơ tám chữ và phân tích nhân vật qua diễn biến tâm trạng.
B. Chuẩn bị:
 G: Giáo án, chân dung nhà thơ Thế Lữ.
 -ảnh con hổ
 H: Trả lời các câu hỏi SGK.
C . Tiến trình tổ chức hoạt động:
1/ ổn định tổ chức
2/ Kiểm tra bài cũ:
 - HS1: Nội dung chủ yếu của đoạn trích bài thơ “Hai chữ nước nhà” trong sách giáo khoa là gì?
 A. Nỗi đau mất nước. C. Lòng yêu thiên nhiên.
 B. ‏‎ý chí phục thù. D. Cả A và B đều đúng.
- HS2: Em hãy đọc diễn cảm bài thơ “Hai chữ nước nhà”? Qua bài thơ đó em hãy nêu cảm nhận của mình ?
3/ Bài mới. Giới thiệu bài:
 ở Việt Nam khoảng những năm 30 của thế kỉ XX đã xuất hiện phong trào Thơ mới rất sôi động, được coi là “một cuộc cách mạng trong thơ ca, một thời đại trong thi ca”( Hoài Thanh ). Đó là một phong trào thơ có tình chất lãng mạn tiểu tư sản ( 1932-1945 ) gắn liền với những tên tuổi như : Thế Lữ, Lưu Trọng Lư, Xuân Diệu, Huy Cận, Hàn Mạc Tử, Chế Lan Viên, Nguyễn Bính. Thế Lữ không phải là người viết bài thơ mới đầu tiên nhưng là nhà thơ có công đầu tiên đem lại chiến thắng cho Thơ mới lúc mới ra quân. “Nhớ rừng”là bài thơ nổi tiếng của Thế Lữ .
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Nội dung
? Gọi h/s nhắc lại những nét tiêu biểu về nhà thơ?
-hs đọc chú thích
Tờn thật: Nguyễn Đỡnh Lễ, sau đổi thành Nguyễn Thứ Lễ
Sinh năm: 1907
Mất năm: 1989
Nơi sinh: Hà Nội
Bỳt danh: Lờ Ta, Thế Lữ 
Thể loại: thơ, truyện ngắn, kịch, văn học dịch
Cỏc tỏc phẩm:  Mấy vần thơ (1935)    >> Chi tiết  Vàng và mỏu (1934) >> Chi tiết
   Nhà vật của thời đại   >> 
      Bờn đường thiờn lụi (1936)
Lờ Phong phúng viờn (1937)
ờ      Mai Hương và Lờ Phong (1937) >> 
    Đũn hẹn (1939) >> Chi tiết
ờ      Gúi thuốc lỏ (1940)  >> 
     Giú trăng ngàn (1941)
Trại Bồ Tựng Linh (1941)
     Thế giới muụn màu   >> Chi tiết
   Thoa (1942)
     Chuyện tỡnh của anh Mai (1953)
     Tay đại bợm (1953). 
ờ      Tập truyện ngắn   >> Chi tiết
I. Tìm hiểu chung
1/Tác giả:
Thế Lữ ( 1907-1989 ) Nơi sinh: Hà Nội
Bỳt danh: Lờ Ta, Thế Lữ 
Thể loại: thơ, truyện ngắn, kịch, văn học dịch
-Là nhà thơ tiêu biểu của phong trào Thơ mới. 
-Được nhà nước tặng giải thưởng HCM về VHNT. 2000
? G nêu yêu cầu đọc: Đoạn 1,4 giọng buồn ngao ngán, u uất.
Đoạn: 2,3 và 5 giọng vừa hào hứng, vừa nuối tiếc, mạnh mẽ và hùng tráng.
G đọc mẫu. Gọi /s đọc tiếp.
? Yêu cầu h/s hỏi - đáp chú thích: 1, 2, 6, 9, 11, 12, 15, 16 ?
? Nêu vị trí của bài thơ “Nhớ rừng” trong sự nghiệp của Thế Lữ 
-hs đọc tiếp
1-3 học sinh nối nhau đọc.
Hs hỏi - đáp chú thích theo gợi ‏‎ý trong SGK.
-hs nêu
2/ Tác phẩm:
- Là bài thơ tiêu biểu và là tác phẩm mở đường cho sự thắng lợi của Thơ mới.
G: “Thơ mới”lúc đầu dùng để gọi tên một thể thơ: thơ tự do. Khoảng sau năm 1930 một loạt thi sĩ trẻ xuất thân “Tây học”lên án “thơ cũ”( chủ yếu là thơ Đường Luật ) là khuôn sáo, trói buộc. Họ đòi đổi mới thơ ca và đã sáng tác những bài thơ khá tự do, số câu số chữ trong bài không có hạn định gọi đó là “Thơ mới”. Nhưng rồi “Thơ mới”không chỉ để gọi thể thơ tự do mà chủ yếu dùng để gọi một phong trào thơ có túnh chất lãng mạn tiểu tư sản bột phátnăm 1932 và kết thúc vào năm 1945 gắn liền với tên tuổi của Thế Lữ, LTL, HC.Phong trào Thơ mới ra đời và phát triển mạnh mẽ rồi đi vào bế tắc trong vòng 15 năm. Trong Thơ mới số thơ tự do không nhiều mà chủ yếu là thơ bảy chữ, lục bát, tám chữ không còn bị ràng buộc bởi những quy tắc nghiệt ngã của thi pháp cổ điển.
? Bài thơ chia làm mấy đoạn? Nêu nội dung của từng đoạn?
- ý 1: Khối căm hờn và niềm uất hận : Đoạn 1 – 4
- ý 2 Nỗi nhớ thời oanh liệt	 : Đoạn 2 -3 	
- ý 3 Khao khát giấc mộng ngàn : Đoạn 5
Nhớ rừng là “lời con hổ trong vườn bách thú”. Tác giả mượn lời con hổ bị nhốt trong vườn bách thú để tiện nói lên một cách đầy đủ, sâu sắc tâm sự u uất của một lớp người lúc bấy giờ. Đó là tâm sự của “thế hệ 1930”, những thanh niên trí thức “Tây học” vừa thức tỉnh ý thức cá nhân, cảm thấy bất hòa sâu sắc với thực tại xã hội tù túng, ngột ngạt đương thời. Đây cũng là tâm sự chung của mọi nguời dân Việt Nam trong cảnh mất nước bấy giờ.
- Nhớ rừng đã có sự đồng cảm đặc biệt rộng rãi, có tiếng vang lớn. Về mặt nào đó có thể coi đây là một áng thơ yêu nước, tiếp nối mạch thơ trữ tình yêu nước trong văn thơ hợp pháp đầu thế kỉ XX. Tuy nhiên cảm hứng chủ yếu của bài thơ vẫn là cảm hứng lãng mạn.
? Hãy chỉ ra những điểm mới của hình thức bài thơ này so với các bài thơ đã học, chẳng hạn thơ Đường Luật?
Không hạn định số lượng câu, chữ.
- Nhịp thay đổi theo mạch cảm xúc: 5/3, 3/5, 3-3-2, 3-2-3.
- Vần: vần liền ( hai câu liền nhau vần với nhau ), vần chân ( tiếng cuối câu), vần B-T hoán vị đều đặn.
- Giọng thơ ào ạt, phóng khoáng.
- Thể thơ tám chữ
L. Đọc đoạn thơ diễn tả khối căm hờn trong cũi sắt(Đ1.) và cho biết.
Đoạn 1 chủ yếu thể hiện tâm trạng con hổ trong cảnh ngộ bị tù hãm ở vườn bách thú. Tìm những động từ, tính từ nói lên tâm trạng ấy?
-Gậm ,nằm dài 
-hs đọc 
II. Phân tích văn bản.
1. Cảnh con hổ ở vườn bách thú.
H. Hổ cảm nhận được những nỗi khổ nào khi bị nhốt trong cũi sắt ở vườn bách thú ?
H. Trong đó nỗi khổ nào biến thành khối căm hờn ?
H. Em hiểu ( Khối căm hờn ) như thế nào?
GV nói thêm về nghệ thuật ẩn dụ chuyển đổi cảm giác.
H. Khối căm hờn ấy biểu hiện thái độ sống và nhu cầu sống như thế nào ?
L. Em hãy đọc đoạn thơ diễn tả “ Niềm uất hận ngàn thâu “ (Đ4) và cho biết:
H. Cảnh vườn bách thú được diễn tả như thế nào ?
H. Cảnh tượng này có tính chất như thế nào ?
?Nhận xét NT được sử dụng?
G. Cảnh tượng ấy đã gây lên phản ứng trong tình cảm của hổ đó là nó mang niềm uất hận ngàn thâu.
H. Từ đó em hiểu “niềm uất hận ngàn thâu” như thế nào ?
Cảnh vờn bách thú “tầm thường, giả dối” và tù túng dưới con mắt của con hổ gợi cho em suy nghĩ gì về thực tại đương thời?
Nỗi khổ khi bị tù túng, bị giam trong cũi sắt.
- Nỗi nhục khi bị biến thành trò chơi cho thiên hạ.
Bất bình vì bị ở cùng với bọn thấp kém 
- Trả lời.
+ Nỗi nhục bị biến thành trò chơi lạ mắt cho lũ người ngạo mạn ngẩn ngơ, vì hổ là chúa sơn lâm khiến loài người kiếp sợ.
- Trả lời : cảm xúc căm hờn kết động trong tâm hồn, đè nặng, nhức nhối, không có cách giải thoát.
- Nghe.
- Trả lời buồn chán :
- Đọc văn bản.
- Trả lời : “ Hoa chăm cỏ, xén, lối phẳng, cây trồng – giải nước đen giả suối, chẳngmô gò thấp kém. ”
Cảnh vườn bách thú hiện ra dưới cái nhìn của chúa sơn lâm thật đáng chán, đáng khinh, đáng ghét. Tất cả chỉ đơn điệu, nhàm tẻ, “không đời nào thay đổi”, đều chỉ là nhân tạo, do bàn tay con người sửa sang, tỉa tót nên rất tầm thường “giả dối” chứ không phải là thế giới của tự nhiên to lớn, bí hiểm.
-Trả lời : Trạng thái bức bội, u uất.
-Ghi chép.
-hs suy nghĩ phát biểu
- Chán ghét cuộc sống tầm thường tù túng
-Với giọng giễu nhại, lối liệt kê liên tiếp, cách ngắt nhịp ngắn, dồn dập rồi lại kéo dài ra như giọng chán chường khinh miệt thể hiện rõ thái độ ngao ngán của chúa sơn lâm.
.
G.Từ hai đoạn thơ vừa đọc ta hiểu được tâm trạng của con hổ ở vườn bách thú và đó cũng chính là tâm sự của con người trong giai đoạn đó.Chán ghét sâu sắc cuộc sống tù túng tầm thường khao khát được sống tự do chân thật
2. Nỗi nhớ thời oanh liệt
L. Em hãy đọc đoạn thơ thứ hai.
H. Cảnh sơn lâm được gợi tả qua những chi tiết nào ? Em hãy chỉ ra các từ ngữ phong phú điễn tả cái lớn lao, phi thường ấy?
H. Em có nhận xét gì về cách dùng từ trong những lời thơ này ?
- Đọc văn bản.
- Trả lời : “ bóng cả, cây già, tiếng gió gào ngàn, giọng nguồn hét núi ”
- Trả lời : dùng điệp từ (với) và các động từ mạnh (gào hét) - gợi tả sức sống mãnh liệt của núi rừng bí ẩn.
-Dùng điệp từ, động từ mạnh-> Cảnh rừng núi hùng vĩ 
H. Hình ảnh “ Chúa tể của muôn loài” hiện lên như thế nào giữa không gian ấy?
H. Có gì đặc sắc trong những từ ngữ, nhịp điệu của những lời thơ trên ?
H. Từ đó vị chúa tể của muôn loài được khắc hoạ mang vẻ đẹp như thế nào ?
- Theo dõi văn bản – trả lời. 
“Ta bước chân lên mọi vật đều im hơi ”.
- Trao đổi trong nhóm 2 – 3
- Trả lời: Từ ngữ gợi tả hình dáng, tính cách của hổ.
Nhịp thơ ngắn thay đổi.
- Trả lời : oai phong, ngang tàng.
- Từ ngữ gợi tả Hình ảnh con hổ hiện ra nổi bật với một vẻ đẹp oai phong lẫm liệt.
L. Em hãy đọc đoạn thơ tả cảnh rừng, nơi hổ đã sống thời oanh liệt, cho biết :
H. Cảnh rừng ở đây là cảnh ở các thời điểm nào? Cảnh sắc mỗi thời điểm có gì nổi bật ?
Đoạn 3 của bài thơ được ví như bộ tranh tứ bình đẹp lộng lẫy. Bốn cảnh, cảnh nào cũng có núi rừng hùng vĩ, tráng lệ với con hổ uy nghi làm chúa tể. Em hãy phân tích vẻ đẹp của bức tranh tứ bình ấy?
- Đọc đoạn văn bản.
“Những đêm vàng những ngày mưa chuyển bình minh cây xanh nắng gọinhững chiều lênh láng máu”
Môi trường hoang sơ,hùng vĩ ,tự do khoáng đạt
-HS thảo luận
- Cảnh thiên nhiên hùng vĩ, huy hoàng rực rỡ, náo động và bí ẩn.
-Những câu thơ sống động, giàu chất tạo hình đã diễn tả chính xác vẻ đẹp uy nghi, dũng mãnh và cũng thật mềm mại, uyển chuyển của chúa rừng.
H. Giữa thiên nhiên ấy chúa tể của muôn loài đã sống một cuộc sống như thế nào ?
 + Ta say mồi
+ Ta lặng ngắm giang sơn
+ Tiếng chim ca giấc ngủ
+ Ta đợi chết mảnh mặt trời
(Khi rừng thiêng tấu lên “Khúc trường ca dữ dội” thì con hổ cũng “bước chân lên dõng dạc đường hoàng” và nó: Lượn tấm thân như sóng cuộn nhịp nhàng/ Vờn bóng âm thầm, lá gai, cỏ sắc.)
Đâu những ngày mưa chuyển bốn phương ngàn
Ta lặng ngắm giang sơn ta đổi mới?
H. Trong đoạn thơ này, điệp từ “ đâu” kết hợp với câu thơ cảm thán “Than ôi! thờinay còn đâu” Có ý nghĩa gì?
G. Đến đây, ta sẽ thấy hai cảnh tượng được miêu tả trái ngược nhau : cảnh vườn bách thú nơi con hổ bị nhốt và cảnh rừng núi nơi con hổ từng ngự trị ngay xưa. 
H. Đại từ “ ta ” lặp lại trong các lời thơ trên có ý nghĩa gì ?
H. Theo em sự đối lập này có ý nghĩa gì trong việc diễn tả trạng thái tinh thần của con hổ và cũng chính là của con người?
- Trả lời câu hỏi :
- Trả lời :
+ Khí phách ngang tàng làm chủ
+ Tạo nhạc điệu rắn rỏi, hùng tráng.
- Trả lời :Nhấn mạnh và bộc lộ trực tiếp tình cảm
- Nghe.
Trả lời.
- Tiếc nuối cuộc sống độc lập tự do của chính mình, tất cả chỉ là ở dĩ vãng.
- Diễn tả niềm căm ghét cuộc sống tầm thường giả dối.
+ Diễn tả khát vọng mãnh liệt về một cuộc sống tự do, cao cả, chân thật.
Cảnh tượng hiện lên trong hồi ức của con hổ chỉ là dĩ vãng huy hoàng. Một loạt điệp từ nào đâu, đâu những cứ lặp đi lặp ... c
Câu 3 ,4:chuyển,hợp
?NX NT được sử dụng trong 2 câu và t/d của nó?
- Đối ngữ, đảo ngữ: Câu 3: Chủ thể: người tù, khách thể: trăng
Câu 4: Chủ thể: trăng, khách thể: người tù->đ Tạo sự cân bằng giữa trăng và người, người ngắm trăng, trăng ngắm người.
- Đối ngữ, đảo ngữ:
->tạo sự cân đối cho bức tranh ,tôn vẻ đẹp của người và trăng
? Sau phút bối rối và xúc động nhà thơ đã quyết định như thế nào>
đ Ngắm trăng xuông ( Không rượu, hoa, tự do) : Bác chủ động ngắm trăng
G.V: Thiếu thốn.mọi thứ nhưng không vì thế mà tình yêu trăng bị ảnh hưởng đ Bác chủ động hướng ra song cửa nhà giam, hướng tới vầng trăng.
? Giữa trăng và người có gì cách trở. ? Song sắt nhà có ngăn được sự giao cảm giữa trăng và người không?
-hs phát biểu
? Ngoài ra song sắt nhà tù còn có ý nghĩa gì? Tác dụng
- Sức mạnh tàn bạo, lạnh lùng của nhà tù vẫn bất lực trước tâm hồn tự do của người tù cách mạng.
? Ngoài các biện pháp trên đặc sắc nhất vẫn là bút pháp nghệ thuật gì?
- Nhân hoá đ trăng như con người, là người bạn tri kỷ của Bác.
G.V: Cả 2, Bác và trăng đều chủ động tìm đến nhau, giao hoà cùng nhau, ngắm nhau say đắm. Đó là tình cảm song phương mãnh liệt của cả 2 người.
? Điều đó càng chứng tỏ Bác là người như thế nào?
- Yêu trăng, yêu thiên nhiên đến thiết tha. đ Cốt cách một tâm hồn nghệ sỹ.
G.V: Qua bài thơ người đọc cảm thấy người tù cách mạng ấy dường như không chút bận tâm về những cảm xúc, đói rét, muỗi rệp, ghẻ lở... của chế độ nhà tù khủng khiếp, cũng bất chấp song sắt thô bạo của nhà tù để tâm hồn bay bổng tìm đến đối diện "đồng tâm với vầng trăng tri âm". Bài thơ cho thấy tình yêu thiên nhiên thiết tha và tinh thần to lớn của người chiến sỹ- nghệ sỹ đ Phong thái ung dung, lạc quan vượt lên sự tàn bạo của tù ngụcđ Tinh thần thép của Hồ Chí Minh.
? Khái quát những nét đặc sắc về nghệ thuật, nội dung.
học sinh đọc ghi nhớ.
*Ghi nhớ
Giáo viên hướng dẫn học sinh làm bài tập 5
- Một số bài thơ: Trung thu, đêm thu, Rằm tháng Giêng, Cảnh khuya, Tin thắng trận...
So sánh: Hình ảnh trăng ở mỗi bài của Bác mỗi khác.
- Rằm tháng Giêng: Vầng trăng xuân tràn đầy, ánh trăng lồng lộng, tràn ngập cả bầu trời đầy ắp sắc xuân.
- Cảnh khuya: Trăng đẹp kỳ ảo giống một bức sơn mài lộng lẫy...
ị Bác có một tâm hồn nghệ sỹ, luôn mở ra giao hoà với trăng, một biểu tượng của cái đẹp tuyệt vời, vĩnh cửu trong vũ trụ.
B.Đi đường
1/Văn bản
? Hãy nêu hoàn cảnh sáng tác bài thơ.
Học sinh trả lời đ Học sinh nhận xét
-Là bài thứ 30/133 bài
? Đọc kỹ phần phiên âm, dịch nghĩa, dịch thơ.
-hs đọc
? Nêu kết cấu của bài thơ.
Dịch ra 6/8( Khai, thừa, chuyển, hợp)
-Thể thơ:TNBC ĐL
G.V: Chúng ta sẽ tìm hiểu bài thơ theo kết cấu trên.
2. Tìm hiểu bài thơ.
? Đọc câu 1 và nhận xét giọng điệu câu thơ.
-hs đọc 
-Giọng suy ngẫm
Câu 1:
? So sánh với nguyên tác? Tác giả sử dụng biện pháp nghệ thuật gì? Tác dụng?Có thể thay từ “gian lao”bằng từ nào?
HS trả lời.
(khó,nghiệt ngã,mệt mỏi,phức tạp)
Điệp ngữ đ Nhấn mạnh sự trải nghiệm, thực tế nỗi gian khổ đi trên đường dài.
G.V: Nỗi gian khổ đi trên đường dài là một sự thật hiển nhiên nhưng không phải ai cũng thấm thía chân lý giản dị đó. Chỉ những ai trải qua mới thấu hiểu nỗi cực nhọc vất vả...
Đọc bài thơ “Hành lộ nan”của Lí Bạch .(HS nghe.)
> Đọc câu 2 và nhận xét biện pháp nghệ thuật trong câu
-hs đọc
Điệp ngữ đ Hết dãy núi này tiếp liền dãy núi khác đ
Câu 2:
?Chỉ ra 2 lớp nghĩa của câu này?
-hs nêu:
*Cụ thể cái gian lao của tẩu lộ-trải dài bất tận
*Con người CM vượt qua hết gian nan
-BP điệp ngữ ->Gian lao tiếp liền nhau, khó khăn chồng chất. Con người CM vượt qua
? Đọc câu 3 và cho viết mạch thơ có gì thay đổi.
?NX NT trong các câu thơ này?
Mạch thơ thay đổi: mọi gian lao đều kết thúc làm về sau người đi đường lên tới đỉnh cao chót vót.
Câu 3
-Điệp vòng tròn,bắc cầu
Giáo viên: bình
Câu 1: Nói tự nhiên mà nặng trĩu suy nghĩ
Câu 2: Tiếp tục... cụ thể hoá nỗi gian lao
Câu 3: CC đưa tín hiệu báo trước tư tưởng của bài thơ
?Con đường ở đây là con đường nào?
đ Con đường cách mạng, con đường đời mỗi người
- Con đường đã đầy gian lao đi mãI sẽ tới đích
? Đọc câu 4 và đưa ra ý nghĩa chính chứa đựng trong câu thơ.
Con người ung dung ngắm cảnh đ người chiến sỹ.
Câu 4:
?Tâm trạng của người tù khi đứng ở vị trí đó ntn?Câu kết còn có ý nghĩa nào?
-hs bình
ị Diễn tả niềm vui sướng đặc biệt, bất ngờ, không ngại khó, ngại khổ đ Đỉnh cao của chiến thắng vẻ vang.
? Theo em bài thơ có những lớp nghĩa nào
?KháI quát nghệ thuật?
Gọi hs đọc ghi nhớ
-hs kháI quát
- Bài thơ có 2 lớp nghĩa
+ Nói về đi đường núi rất vất vả.+ Đường đời, con đường cách mạng...
ị Bài thơ TNTT, tả ít gợi nhiều, ĐN, hình tượng thơ gợi liên tưởng sâu xa.
 *Ghi nhớ
4. Củng cố: 
Giáo viên khái quát nội dung 2 bài thơ
-Gọi hs đọc diễn cảm 1 lần 
-Đọc thêm một số bài thơ trong tập NKTT
5. Dặn dò: 	- Học và làm bài tập
	- Soạn bài "Chiếu dời đô"
 **************************************************
Ngày soạn: Ngày dạy :
	Tiết 86
Câu cảm thán
AMục tiêu bài học:Học xong bài này,học sinh có được :
- học sinh hiểu rõ đặc điểm hình thức của câu cảm thán, phân biệt câu cảm thán với các kiểu câu khác.
- Nắm vững chức năng của câu cảm thán, biết sử dụng câu cảm thán phù hợp với tình huống giao tiếp.
B.Chuẩn bị:
	- Giáo viên soạn giảng, bảng phụ
- Học sinhtrả lời câu hỏi.
C.Tiến trình lên lớp:
1/ổn định tổ chức 
2/Kiểm tra bài cũ 
? Thế nào là câu cầu khiến? Cho ví dụ.
+ Học sinh trả lờiđ Học sinh nhận xét
Giáo viên khái quát đ cho điểm.
3/Bài mới:
GV: Cũng như câu cầu khiến, câu cảm thán trong tiếng việt là kiểu câu không có những đặc điểm hình thức để phân biệt với câu trần thuật. Vậy để phân biệt chúng ta phải hiêu câu cảm thán là gì....
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Nội dung
G.V: Treo bảng phụ
Học sinh đọc các ví dụ
I. Đặc điểm hình thức và chức năng
? Trong những đoạn trích trên, câu nào là câu cảm thán.
- Hỡi ơi LH! Than ôi!
? ĐĐ hình thức nào cho biết đó là câu cảm thán.
- Những từ ngữ cảm thán:Hỡi ơi than ôi.
- HT: Từ ngữ cảm thán, giọng diễn cảm
? Câu cảm thán khi đọc đều đọc như thế nào. Khi viết thì viết ra sao?
-HS nhận xét
- kết thúc bằng dấu chấm than.
? Câu cảm thán dùng để làm gì?
-HS nhận xét
- C.N: Bộc lộ trực tiếp cảm xúc của người nói (người viết).
? Người nói, người viết thường bộc lộ cảm xúc trong những kiểu câu nào.
- Câu nghi vấn (TH)
- Câu cầu khiến
- Câu trần thuật 
? Điểm khác giữa câu cảm thán với các kiểu câu khác.
Hs so sánh
- Cảm xúc của người nói, viết được biểu thị bằng phương tiện đặc thù: Từ ngữ cảm thán.
? Khi viết đơn, biên bản, hợp đồng hay trình bày kết quả giải bài toán có thể dùng câu cảm thán không? Vì sao
- Ngôn ngữ văn bản hành chính: Công vụ, văn bản khoa học, là ngôn ngữ của duy lý, ngôn của tư duy lôgíc nên không thích hợp vơí việc sử dụng những yếu tố ngôn ngữ bộc lộ chính xác.
? Cho ví dụ về câu cảm thán.
Ví dụ: Trời ơi! Sao số tôi khổ thế!
?Thêm từ ngữ CT vào câu sau
-Anh đến muộn quá!
? Vậy câu cảm thán là câu như thế nào?Đọc ghi nhớ: 
-1 hs đọc
*Ghi nhớ (SGK/44)
G.V: Để nắm chắc kiến thức về câu cảm thán đ phần 2.
II. Luyện tập
? Xác định yêu cầu bài tập 1
1. Bài tập 1
Giáo viên hướng dẫn hs chia 4 nhóm làm 4 phần
-hs làm theo nhóm-trao đổi giữa các nhóm
a) Than ôi! Lo thay!
? Muốn xác định được câu cảm thán các em cần phải nắm được những gì?
- Câu cảm thán: (ĐĐ ht và CN)
Nguy thay!
- Xét từng câu
b) Hỡi .... ta ơi!
? Các câu trong những đoạn trích trên có phải là câu cảm thán không? Vì sao?
- Không phải câu nào cũng là câu cảm thán vì chỉ có những câu có chứa từ ngữ cảm thán đ Mới là câu cảm thán.
c) Chao ôi... thôi
? Đọc và xác định yêu cầu bài tập 2: Chỉ rõ chính xác từng câu.
-hs đọc
2. Bài tập 2
G.V:Tất cả 4 câu trên đều bộc lộ tình cảm, cảm xúc.
ị Tuy đều bộc lộ tình cảm, cảm xúc nhưng không có câu nào là câu cảm thán vì không có hình thức đặc trưng của câu này.
Đưa bt trên bảng phụ-hs đọc
? Những câu sau có thế xếp vào kiểu câu cảm thán được không? Vì sao?
a. Lời than thở của người nông dân dưới chế độ phong kiến
b. Lời than thở của người chinh phụ trước nỗi truân chuyên do chiến tranh gây ra.
c. Tâm trạng bế tắc của nhà thơ trước cuộc sống. (Trước Cách mạng tháng 8)
b. Sự ân hận của Dế Mèn trước cái chết thảm thương oan ức của Dế Chũi.
G.V: Như vậy không phải câu nào bộc lộ tình cảm, cảm xúc cũng là câu cảm thán mà chúng ta phải xét xem đặc điểm hình thức của câu cảm thán...
Giáo viên hướng dẫn học sinh
3. Bài tập 3
Học sinh thảo luận đ bổ sung
Ví dụ: Đẹp thay cảnh mặt trời buổi bình minh
4/Củng cố: 
Giáo viên hướng dẫn cho học sinh ôn lại đặc điểm hình thức và chức năng của CNV, CCK, CCT .
5/Dặn dò: 	- Học và làm bài tập
Đọc trước: Câu trần thuật
*************************************************************************************
Ngày soạn: Ngày dạy :	
Tiết 87 + 88
Viết bài tập làm văn số 5
(Văn thuyết minh)
A.Mục tiêu cần đạt:
- Qua bài kiểm tra để tổng kiểm tra kiến thức và kỹ năng làm kiểu bài văn thuyết minh.
- Nhận thấy được những ưu, khuyết điểm của bản thân khi viết bài.
- Rèn kỹ năng viết văn thuyết minh.
B.Chuẩn bị:
	- Giáo viên soạn giảng, ra đề.
	- Học sinh ôn tập, chuẩn bị giấy, vở kiểm tra.
C.Tiến trình lên lớp:
1/ổn định tổ chức :
	2/Kiểm tra bài cũ:
3/Nội dung kiểm tra:
 Giáo viên yêu cầu trước khi làm bài: nghiêm túc, đọc kỹ đề... giáo viên chép đề lên bảng.
Đề bài: Giới thiệu một danh lam thắng cảnh ở quê hương em.
Đáp án-Biểu điểm:
1. Nội dung (8 điểm)
- Mở bài: (1 điểm) đối tượng thuyết minh (giới thiệu bao quát về danh lam thắng cảnh ở địa phương).
- Thân bài (6 điểm):
+ Vị trí địa lý của thắng cảnh đó nằm ở đâu ? (1, 5 điểm)
+ Thắng cảnh đó có những vẻ đẹp (bộ phận) nào (3 điểm).
(Lần lượt giới thiệu mô tả từng phần).
+ Vị trí của thắng cảnh trong tình cảm, đời sống của con người, đất nước và trách nhiệm, ý thức của con người đối với cảnh. (2 điểm).
Trong bài viết cần kết hợp miêu tả, bình luận (1,5 điểm)
- Kết bài (1 điểm):
+ CNC: ý nghĩa lịch sử văn hoá- xã hội của thắng cảnh (0,5 điểm)
+ Bài học về giữ gìn và tôn tạo thắng cảnh (0,5 điểm)
2. Hình thức (2 điểm):
- Viết đúng thể loại, đúng đối tượng thuyết minh (0,5 điểm)
- Sử dụng các phương pháp thuyết minh hợp lý (0,5điểm
- Diễn đạt dễ hiểu, xác thực, sinh động. - Biết kết hợp hài hoà, hợp lý yếu tố miêu tả, bình luận (0,5 điểm).
- Không sai lỗi chính tả, bài viết sạch sẽ (0,5điểm)
Trong khi trình bày viết sơ sài, thiếu ý trừ 1/2 số điểm.
4. Củng cố: 
Giáo viên khái quát yêu cầu đề đ Học sinh đối chiếu
-Nhận xét tiết làm bài của hs
-Thu bài ,đếm bài
5. Dặn dò: 
 	- Học và làm bài tập
	- Xem trước bài sau
 **************************************************************************************************

Tài liệu đính kèm:

  • docNV8co anh minh hoatuan 1922.doc