Tiết 73. Văn bản: Nhớ rừng
(Thế Lữ)
I /Mục tiêu cần đạt:
1.Kiến thức: - Sơ giản về phong trào thơ mới.
- Chiều sâu tư tưởng yêu nước thầm kín của lớp thế hệ tri thức Tây học chán ghét thực tại, vươn tới cuộc sống tự do.
- Hình tượng nghệ thuật độc đáo, có nhiều ý nghĩa của bài thơ Nhớ Rừng.
2. Kĩ năng. Thấy được bút pháp lãng mạn đầy truyền cảm của nhà thơ.
- Đọc diễn cảm được bài thơ, phân tích được những chi tiết nghệ thuật trong tác phẩm.
3. Thái độ; Cảm nhận được tâm trạng của nhà thơ trước thực tại cuộc sống.
II. Các kĩ năng sống cơ bản:
- Giao tiếp,tự nhận thức, tìm kiếm và xử lí thông tin.
III. Chuẩn bị:
- Giáo viên: chuẩn bị bài soạn, tư liệu giảng dạy, Ảnh chân dung nhà thơ Thế Lữ,
- Học sinh : Chuẩn bị đọc và soạn bài ở nhà theo hướng dẫn của GV.
Soạn: 1/1/2011 Giảng: 8B:3/1;8A 4/1/2011 Tiết 73. Văn bản: Nhớ rừng (Thế Lữ) I /Mục tiêu cần đạt: 1.Kiến thức: - Sơ giản về phong trào thơ mới. - Chiều sâu tư tưởng yêu nước thầm kín của lớp thế hệ tri thức Tây học chán ghét thực tại, vươn tới cuộc sống tự do. - Hình tượng nghệ thuật độc đáo, có nhiều ý nghĩa của bài thơ Nhớ Rừng. 2. Kĩ năng. Thấy được bút pháp lãng mạn đầy truyền cảm của nhà thơ. - Đọc diễn cảm được bài thơ, phân tích được những chi tiết nghệ thuật trong tác phẩm. 3. Thái độ; Cảm nhận được tâm trạng của nhà thơ trước thực tại cuộc sống. II. Các kĩ năng sống cơ bản: - Giao tiếp,tự nhận thức, tìm kiếm và xử lí thông tin. III. Chuẩn bị: Giáo viên: chuẩn bị bài soạn, tư liệu giảng dạy, ảnh chân dung nhà thơ Thế Lữ, Học sinh : Chuẩn bị đọc và soạn bài ở nhà theo hướng dẫn của GV. IV. Hoạt động dạy và học : 1. Tổ chức: 2. Kiểm tra: Giáo viên kiểm tra bài soạn của học sinh 3. Bài mới: Hoạt động 1. Khởi động. Mục tiêu cần đạt: Định hướng, tạo tâm thế cho học sinh. Phương pháp: Thuyết trình. Thời gian: 3 phút. GV Khát vọng tự do luôn là đề tài lớn của các nhà thơ, nhà văn trg g.đoạn 1930-1994.Nhưng mỗi nhà thơ lại bộc lộ niềm khao khát tự do của mình theo một cách, làm cho tiếng nói tự do càng trở nên phong phú. Giữa cảnh đ.nc bị nô lệ, Thế Lữ đã mượn lời con hổ- chúa tể của rừng xanh bị giam cầm trg vườn bách thú để nói lên niềm khao khát tự do, nối tiếc một quá khứ huy hoàng của mình. Hôm nay chúng ta sẽ tìm hiểu bài thơ Nhớ rừng của Thế Lữ. * Hoạt động 2: Hướng dẫn tìm hiểu chung - Mục tiêu cần đạt: Nắm được đôi nét về tác giả tác phẩm, có hiểu biết bước đầu về thể thơ mới. - Phương pháp: Vấn đáp, trực quan, nêu và giải quyết vấn đề. - Thời gian: 20 phút. HĐ của thầy HĐ của trò Nội dung ?: Dựa vào c.thích *, em hãy nêu 1 vài nét về t.g ? GV: ông tên thật là Nguyễn Thứ Lễ, bút danh của ông đc đặt theo lối chơi chữ nói lái và có ngụ ý: ông tự nhận là lữ khách trên trần thế, cả đời chỉ biết săn tìm cái đẹp để mua vui: “ Tôi là ng khách bộ hành phiêu lãng Đg trần gian xuôi ngược để vui chơi ! ...Tôi chỉ là một khách tình si Ham cái đẹp có muôn hình muôn vẻ.” Thế Lữ đi tìm cái đẹp ở mọi nơi: ở cõi tiên (Tiếng sáo thiên thai, Vẻ đẹp thoáng qua), ở TN, ở mĩ thuật, ở âm nhạc (Tiếng chúc tuyệt vời, tiếng hát bên sông), ở nhan sắc thiếu nữ... Song Th.L vẫn mang nặng t.sự thời thế, đ,nc. ?: Em hãy nêu xuất xứ của bài thơ ? GV: Là “lời con hổ trong vườn bách thú” – tác giả mượn lời con hổ bị nhốt trong vườn bách thú để tiện nói lên một cách đầy đủ, sâu sắc tâm sự u uất của một lớp người lúc bấy giờ à tâm sự chung của người Việt Nam trong cảnh mất nước. (giáo viên giảng về ảnh hưởng vang dội một thời của nhà thơ) GV: Hướng dẫn cách đọc: Đoạn 1,4 đọc với giọng buồn, ngao ngán, bực bội u uất; Đoạn 2,3,5 đọc với giọng vừa hào hứng vừa nối tiếc, vừa tha thiết, bay bổng, vừa mạnh mẽ, hùng tráng và kết thúc bằng 1 tiếng thở dài bất lực. - Giải nghĩa từ khó. ? Bài thơ được viết theo thể thơ nào ?nêu đặc điểm của thể thơ đó? - Thể 8 chữ, gieo vấn liền (2 câu liền nhau có vấn với nhau) B – T hoán vị đều đặn không theo luật cố định, tự do, linh hoạt; nhịp ngắt tự do; giọng thơ ào ạt phóng khoáng=> Đó là đặc điểm của thơ mới à sự sáng tạo của thơ mới trên cơ sở kế thừa thơ 8 chữ (hát nói) truyền thống. ? Phương thức biểu đạt của bài thơ ? ? Bài thơ có thể phân chia bố cục như thế nào? HS: - Bài thơ gồm 5 đoạn (Học sinh nêu ý mỗi đoạn) -Khổ 1: T.trạng của con hổ khi bị nhốt trg vườn bách thú. -Khổ 2: Con hổ nhớ lại cảnh khi là chúa tể cả muôn loài. -Khổ 3: Con hổ nối tiếc thời oanh liệt không còn nữa. -Khổ 4: Con hổ căm giận và khinh ghét cảnh sống tầm thường, giả dối. -Khổ 5: Nỗi nhớ rừng ghê gớm lại cháy lên khôn nguôi. ?: Trong bài có 2 cảnh đối lập, đó là những cảnh nào? + Cảnh vườn bách thú nơi con hổ đang bị giam cầm (đ1,4) à thực tại. + Cảnh núi con hùng vĩ, nơi con hổ tung hoành (đ2, đ3) à mông tưởng, dĩ vãng. ?: Em nhận xét gì về cấu trúc 2 cảnh tượng đối lập ở trong bài thơ? HS: – Tự nhiên, phù hợp với diễn biến của tâm trạng con hổ, tập chung thể hiện chủ đề. GV: hướng dẫn học sinh phân tích theo hướng này. Trả lời Nghe và ghi bài Trả lời Nghe và ghi bài Trả lời Chia đoạn và nêu nội dung các đoạn. Trả lời I, Tìm hiểu chung: 1, Tác giả: -Thế Lữ (1907- 1989) -Tên khai sinh: Nguyễn Thứ Lễ -Quê: Bắc Ninh -Là tác giả tiêu biểu của phong trào Thơ mới. 2, Tác phẩm: - Xuất xứ: Bài thơ viết 1934, in trg tập “Mấy vần thơ” xb 1943. - Thể loại: Thể thơ 8 chữ, gieo vần và ngắt nhịp linh hoạt. - PTBĐ: Biểu cảm gián tiếp (mượn lời con hổ à tâm sự con người) Hoạt động 3. Tỡm hiểu văn bản: - Mục tiờu: HS nắm được tõm trạng của con hổ trong vườn bỏch thỳ. - Phương phỏp: vấn đỏp, giảng bỡnh. - Thời gian: 17’. HĐ của thầy HĐ của trò Nội dung HS: đọc đoạn 1+ 4. Nêu nội dung của đoạn thơ? ?: Câu thơ đầu có n từ nào đáng chú ý ? - Gậm, khối. Gậm một khối căm hờn trong cũi sắt, ?: Thử thay gậm = ngậm, khối = nỗi và so sánh ý nghĩa biểu cảm của chúng ? GV: Gậm nghĩa là dùng răng, miệng mà ăn dần, cắn dần từng chút một cách chậm chạp, kiên trì. Đây là động từ diễn tả hành động bứt phá của con hổ nhưng chủ yếu thể hiện sự gậm nhấm đầy uất ức và bất lực của chính bản thân con hổ khi bị mất tự do. Nó gậm khối căm hờn không sao hoá giải đc, không làm cách nào để tan bớt, vợi bớt đi. Căm hờn, uất ức vì bị mất tự do, thành 1 thân tù đã đóng vón kết thành khối, thành tảng. ?: Câu thơ cho thấy đc t.trạng gì của con hổ ? ?: Vì sao con hổ lại căm hờn đến thế ? GV: Từ chỗ là chúa tể muôn loài, đang mặc sức tung hoành chốn sơn lâm, nay bị nhốt trong cũi sắt, trở thành thứ đồ chơi của đám người nhỏ bé mà ngạo mạn, ngang bày với bọn gấu, báo dở hơi, vô tư lự, tầm thường, vô nghĩa lí. Điều đó làm cho con hổ vô cùng căm uất, ngao ngán. ?: Tư thế nằm dài trông ngày tháng dần qua nói lên tình thế gì của con hổ ? ?: Câu thơ: Nay sa cơ, bị nhục nhằn tù hãm, đả nói lên t.trạng gì của chúa sơn lâm ? ?:Em có nhận xét gì về giọng điệu, về cách xưng hô, về cách dùng từ của khổ thơ 1? - Câu mở đầu nhiều vần trắc gợi lên giọng gầm gừ, - câu thứ 2 nhiều vần bằng như 1 tiếng thở dài ngao ngán. - Xưng “ta” chứa đựng sắc thái kiêu hãnh, tự hào. GV: Đoạn thơ mở đầu đã chạm ngay vào nỗi đau mất nước, nỗi đau của ngươì dân nô lệ lúc bấy giờ. Họ thấy nỗi căm hờn, uất hận của con hổ cũng chính là tiếng lòng mình. Cả nỗi ngao ngán của con hổ cũng là nỗi ngao ngán của người dân trong cảnh đời tăm tối, u buồn bao trùm khắp đ.nc. Trên đây là 1 nét tâm trạng điển hình đầy bi kịch của chúa sơn lâm, khi bị sa cơ, thất thế, bị giam cầm. Trong hoàn cảnh đ,nc ta lúc bấy giờ, thì nỗi tủi nhục, căm hờn, cay đắng của con hổ đồng điệu với bi kịch của n.dân ta trong xiềng xích nô lệ. ?: Qua hình ảnh con hổ và tâm trạng của nó, tác giả muốn thể hiện điều gì? - Khơi dậy tỉnh cảm yêu nước, khao khát độc lập tự do. - Học sinh quan sát đoạn 4: ?: Cảnh vườn bách thú hiện ra dưới cái nhìn của con hổ như thế nào? HS: Đáng chán, đáng khinh, đáng ghét: đơn điệu, nhàn tẻ. “không đời nào thay đổi”, đều là nhân tạo do bàn tay sửa sang, tỉa tót của con người, không phải là thế giới của tự nhiên mạnh mẽ, bí hiểm. ?: Từ cảnh được miêu tả trên, ta thấy tâm trạng của con hổ như thế nào? (bực dọc, chán ghét cao độ.) Giáo viên bình: Đó chính là cái thực tại xã hội đương thời được cảm nhận bởi tâm hồn lãng mạn, thái độ của con hổ chính là thái độ của họ đối với xã hội. ? So sánh giọng điệu, cách ngắt nhịp ở đoạn 4 với đoạn 1. Đ4: giọng giễu nhại, từ ngữ LK liên tiếp, cách ngắt nhịp ngắn, nhịp chập àgiọng chán trường, khinh miệt. Đọc Trả lời Trả lời Trả lời Trả lời Trả lời ghi bài Nhận xét Nghe ghi bài. Trả lời Qs đoạn 4 Trả lời Trả lời II, Phân tích: 1. Cảnh con hổ ở vườn bách thú. - Diễn tả tâm trạng căm hờn, uất ức vì bị mất tự do của chúa sơn lâm. Ta nằm dài, trông ngày tháng dần qua, ->Buông xuôi, bất lực. Nay sa cơ, bị nhục nhằn tù hãm, ->Tủi nhục, ngao ngán vì bị sa cơ, lỡ bước. =>Đây cũng chính là nỗi tủi nhục, căm hờn, cay đắng của người dân mất nước. Hoa chăm cây trồng Của chốn ngàn năm âm u - Cảnh vườn bách thú: tầm thường, giả dốià thái độ chán ghét cao độ của con hổ. 4, Hướng dẫn về nhà: Soạn tiếp phần còn lại * Rút KN: ...................... Soạn: 3/1/2011 Giảng:8B:5/1;8A:6/1/2011 Tiết 74. Văn bản: Nhớ rừng (Thế Lữ) Mục tiêu cần đạt: B.Các kĩ năng sống cơ bản: C. chuẩn bị: Giáo viên: chuẩn bị bài soạn, tư liệu giảng dạy, ảnh chân dung nhà thơ Thế Lữ, Học sinh : Chuẩn bị đọc và soạn bài ở nhà theo hướng dẫn của GV. D. hoạt động dạy và học : 1. Tổ chức: 2. Kiểm tra: 5’. ?: Phân tích tâm trạng của con hổ trong vườn bách thú? 3. Bài mới: Hoạt động 1. Khởi động. Mục tiêu cần đạt: Định hướng, tạo tâm thế cho học sinh. Phương pháp: Thuyết trình. Thời gian: 3 phút. GV: Khái quát lại nội dung tiết học trước. Chuyển ý. Cũi sắt có thể giam cầm được thể xác con hổ, nhưng còn tâm tưởng của nó thì sao chuyển sang nội dung tiếp theo. Hoạt động 2: Tìm hiêu văn bản. Mục tiêu cần đạt; Thấy được tâm trạng chán ghét thực tại, khao khát được tự do. Phương pháp: Vấn đáp, bình giảng, nêu và giảI quyết vấn đề. Thời gian: 25 phút. HĐ của thầy HĐ của trò Nội dung HS: Đọc 2,3 ? ND của 2 đoạn thơ? GV: Đây là hai đoạn hay nhất của bài thơ, tiêu biểu cho bút pháp lãng mạn, ?: Cảnh sơn lâm được gợi tả quan những chi tiết nào? - Bóng cả, cây già, tiếng gió gào ngàn, giọng nguồn hét núi. ?: Nhận xét về cách dùng từ trong lời thơ này? - Điệp từ: “với” - ĐT mạnh: Gào, hét: -> gợi tả sức sống mãnh liệt của núi rừng bí hiểm ?: Qua cách miêu tả trên, em thấy cảnh sơn lâm hiện ra như thế nào? ?: Hình ảnh chú tể sơn lâm hiện ra như thế nào trong cái không gian ấy như thế nào? “Ta bước chân .. không tuổi” -> Nổi bật với vẻ đẹp oai phong, lẫm liệt, bước chân dõng dạc, lượn tấm thân, vờn bóng mắt thầm ?: Em cảm nhận như thế nào về hình ảnh con hổ ? - Quan sát đoạn 3: ?: Cảnh rừng ở đây là là cảnh các thời điểm nào? - Những đêm, những ngày mưa, những bình minh, những chiều. ?: Nét nổi bật của cảnh sắc trong mỗi thời điểm đó? - “Đêm vàng”, ngày “mưa ngàn”, bình minh “Cây xanh nắng gội, những chiều “lênh sau rừng” ? Từ đó TN hiện lên một vẻ đẹp như thế nào? Giữa TN ấy chúa tể của muôn loài đã sống cuộc sống như thế nào? - “Ta say mỗi mảnh mặt trời gay gắt” ?: Đại từ “ta” lặp tại trong các lời thơ trên có ý nghĩa gì? - Khí phách ngang tàng, làm chủ, Tạo nhạc điệu rắn rỏi, hùng tráng. ?: Trong doạn thơ này, điệp từ (đâu) kết hợp với câu thơ cảm thán (Than ôi! đâu?) có ý nghĩa gì ? - Nhấn mạnh, bộc lộ trực tiếp nỗi tiếc nuối ?; Đoạn thơ kết thúc bằng 1 câu hỏi tu từ có ý nghĩa gì? GV: nỗi khao ... HS đọc thầm lại đoạn trích ở tiết trước (cuộc trò chuyện giữa nhân vật chú bé Hồng với người cô/92) ? ? Trong cuộc thoại đó, mỗi nhân vật nói bao nhiêu lượt? - - bà cô: 6lần; - bé Hồng: 2 lần. đọc đoan trích. Trả lời I. Lượt lời trong hội thoại 1. Thế nào là lượt lời trong hội thoại. ? Bao nhiêu lần lẽ ra Hồng được nói nhưng Hồng không nói? (3 lần) Trả lời ?: Sự im lặng thể hiện thái độ của Hồng với những lời nói của người cô như thế nào ? Trả lời - 3 lần bé Hồng không nói ố Sự im lặng đó cho biết thái độ của Hồng là bất bình với những lời người cô nói. ? Vì sao Hồng không cắt lời người cô khi bà nói những điều Hồng không muốn nghe ? Trả lời ? Qua phân tích, em hiểu thế nào là lượt lời trong HT? Nêu nd ghi nhớ 1 - Là sự thay đổi luân phiên lần nói giữa những người đối thoại với nhau. * GV giảng cho học sinh về “quyền được nói” chỉ những người tham gia đối thoại mới có quyền được nói và mới có lượt lời dành cho người đó. Nghe GV cho HS thảo luận nhóm (4 nhóm - Bài tập 18) BT trắc nghiệm Nhóm 1,2 thảo luận *BT a. Thế nào là hành vi “cướp lời” Trả lời A. Nói tranh lượt lời của người khác B. Nói khi người khác đã kết thúc lượt lời của người đó C. Nói khi người khách chưa kết thúc lượt lời D. Nói xen vào khi người khác không yêu cầu *BT b.Theo em, trong hội thoại, khi nào người nói“ im lặng” mặc dù đến lượt mình? Nhóm 3,4 thảo luận A. Khi muốn biểu thị một thái độ nhất định B. Khi không biết nói điều gì C. Khi người nói đang ở trong tình trạng phân vân, lưỡng lự D. Cả A, B, C đều đúng ? Từ những BT trên, em thấy việc sử dụng lượt lời trong HT cần phải như thế nào ? Trả lời 2. Việc sử dụng lượt lời trong hội thoại. - HS đọc ghi nhớ ý 2,3 Đọc ghi nhớ * GV chốt lại: Điều quan trọng đối với lượt lời là nó phải được dùng đúng lúc để đảm bảo cho cuộc thoại được diễn ra thông luận và diễn ra trong không khí lịch sự (HS đọc toàn bộ ghi nhớ ) * Ghi nhớ (SGK) * Hoạt động 3: Hướng dẫn luyện tập. Mục tiêu cần đạt: HS làm được bài tập và áp dụng được khi giao tiếp. Phương pháp, kĩ năng sống: Hỏi đáp, luyên tập; hợp tác, giao tiếp. - Thời gian: 20’. HĐ của thầy HĐ của trò Nội dung Bài tập 1: 102: (Học sinh đọc thầm cuộc thoại giữa các Nh/v cai lệ, người nhà lí trưởng, chị dậu và anh Dậu/ SGK Ngữ Văn 8/I - Trích “Tức nước vỡ bờ” Đọc bài tập1 II. Luyện tập: * Bài tập 1. -Chị Dậu:đảm đang, mạnh mẽ. - Cai lệ: Hách dịch, không có tính người Thảo luận các câu hỏi trong bài tập ố Rút ra tính cách mỗi nhân vật: Thảo luận - Người nhà lí trưởng; mỉa mai. Bài tập 2/102: (Học sinh đọc đoạn trích và trả lời câu hỏi à 3 nhóm: mỗi nhóm thảo luận 1 ý à giáo viên nêu đáp án) Thảo luận Trả lời * Bài tập 2: Bài tập 3/ 102: Học sinh đọc đoạn trích và trả lời câu hỏi - Trong đoạn trích có 2 lần nh/v “tôi” im lặng khi bà mẹ của nh/v ấy hỏi Sự im lặng của nh/v “tôi” biểu thị sự ngạc nhiên, bối rối, xấu hổ à không nói thành lời. * Bài tập 3: Bài tập 4: (Sách bài tập trắc nghiệm)Giáo viên phát phiếu cho học sinh à lựa chọn đáp án đúng để điền vào. A. Nói leo C. Nói nhanh B. Im lặng D. Nói hỗn * Bài tập 4: Hoạt động 4; Củng cố và hướng dẫn học bài ở nhà. - Thời gian: 2’ 4. Củng cố: ? - Nêu khái niệm lượt lời và việc sử dụng lượt lời trong hội thoại? 5. Hướng dẫn học ở nhà: Học bài + Làm bài tập 4 (SGK) Soạn: Lựa chọn trật tự từ trong câu * Tự rút kinh nghiệm: Ngày soạn:28/3/2012. Ngày giảng:8A.29/3; 8B. 31/3. Tiết 113. Luyện tập đưa yếu tố biểu cảm vào bài văn nghị luận I. Mục tiêu cần đạt: 1. Kiến thức: - Hệ thống kiến thức và,cách đưa yếu tố biểu cảm vào bài văn nghị luận 2.Kĩ năng. - Xác định cảm xúc và biết cách diễn đạt cảm xúc đó trong bài văn nghị luận. 3. Thái độ: - Có ý thức củng cố kiến thức và vận dụng yếu tố biểu cảm vào bài văn NL II. các kĩ năng sống cần đạt: -Kĩ năng giao tiếp, hợp tác, tìm kiếm và xử lí thông tin... . chuẩn bị: - Giáo viên: Soạn giáo án, chuẩn bị dàn ý đề bài (SGK/108) . - Học sinh : Soạn bài, lập dàn ý cho đề bài (SGK/108) III. hoạt động dạy và học : 1. Tổ chức: 2. Kiểm tra: 5 phút. ?: Em hãy nên vai trò của yếu tố biểu cảm trong bài văn NL yêu cầu đối với người làm văn NL? 3. Bài mới: * Hoạt động 1: Khởi động. Mục tiêu cần đạt: Định hướng tạo tâm thế cho học sinh. Phương pháp và kĩ năng sống: thuyết trình. - Thời gian: 3’. * Hoạt động 2; Tìm hiểu đề, lập dàn ý. - Mục tiêu cần đạt: Nắm được các bước làm một bài văn theo trình tự. - Phương pháp, kĩ năng: hỏi đáp, nêu vấn đề,luyên tập; giao tiếp, hợp tác. - Thời gian: 15 phút. HĐ của thầy HĐ của trò Nội dung Giáo viên chép đề bài lên bảng chép đề I. Đề bài: “Sự bổ ích của những chuyến tham quan, du lịch đối với học sinh” GV: Gọi học sinh xác định yêu cầu của đề bài Trả lời - Thể loại: Nghị luận CM ? Bài viết cần làm sáng tỏ vấn đề gì ? Cho ai ? Cần sử dụng phương thức lập luận nào ? HS: thảo luận các câu hỏi ở mục II (1) => (GV nêu dàn ý đã sắp xếp hợp lý). Thảo luận nhóm - Nhóm trình bày. - Vấn đề cần CM: Lợi ích của việc tham quan du lịch đối với học sinh. * Dàn bài: A. MB: Nêu lợi ích của việc tham quan B. TB: Nêu các lợi ích cụ thể (1). Về thể chất: Những chuyến tham quan du lịch có thể giúp chúng ta thêm khoẻ mạnh. ? Nhắc lại dàn bài bài văn NL chứng minh? Với đề bài trên, phần TB ta sẽ sắp xếp các luận điểm đã cho như thế nào? (2). Về tình cảm: Những chuyến tham quan du lịch có thể giúp chúng ta: + Tìm thêm được thật nhiều niềm vui cho bản thân mình. + Có thêm t/y đối với TN, với quê hương đất nước. (3). Về kiến thức: Nguyễn chuyến tham quan du lịch có thể giúp chúng ta: + Hiểu cụ thể hơn, sâu hơn những điều được học trong trường hợp qua những điều mắt thấy, tai nghe + Đưa lại nhiều bài học có thể còn chưa có trong sách vở của nhà trường C. KB: Khẳng định tác dụng của hoạt động tham quan. * Hoạt động 3: Hướng dẫn luyện tập; - Mục tiêu cần đạt: HS đưa được yếu tố biểu cảm vào bài văn nghị luận. - Phương pháp, kĩ nắng sống; Luyện tập, hợp tác, Giao tiếp, tìm kiếm và xử lí thông tin - Thời gian: 20 phút. HĐ của thầy HĐ của trò Nội dung - GV hướng dẫn HS tập đưa yếu tố biểu cảm vào bài văn NL? ? Ta sẽ tập đưa yếu tố biểu cảm vào đoạn văn nào ? Đoạn văn ấy nằm ở vị trí nào trong bài văn ? (HS lựa chọn 1 đoạn văn của phần TB). HS trả lời các câu hỏi gợi ý. II- Luyện tập: ? Trong đoạn văn ấy, em thật sự muốn biểu hiện những t/c’ gì? (Nếu HS chọn LĐ2 (TB) thì em thấy đoạn văn được nêu ở điểm 2 (b) của SGK đã biểu hiện thật đúng và đủ những t/c’ ấy của em không ? (GV chỉ cho HS thấy những chỗ được và chưa được trong đoạn văn) - HS viết lại đoạn văn trên à Tự kiểm tra đoạn văn mình viết xem: Đ. Văn đó đã thực sự có yếu tố biểu cảm chưa? T/c’ biểu hiện trong đoạn văn đã chân thành chưa, hay còn khuôn sáo? sự diễn đạt t/c’ ấy có rõ ràng, trong sáng hay không ? HS làm bài - GV gọi HS đọc trước lớp đoạn văn à các em khác nhận xét, góp ý, rút kinh nghiệm. => GV đưa ra đoạn văn cho HS tham khảo: “Không chỉ tăng cường sức mạnh thể chất, những chuyến tham quan du lịch còn đem lại cho ta rất nhiều niềm vui sướng trong tâm hồn. Bạn còn nhớ các lần cả lớp mình cùng đến tham vịnh Hạ Long không ? Hôm ấy, có ai trong chúng ta lại kìm nổi một tiếng reo. Khi sau một chặng đường dài, chợt thấy trải ra trước mắt mình cả một cảnh trời biển, nước non mênh mông kì thú. Tôi nhớ, hôm trước bạn Lệ Quyên còn đang âu sầu vì bị cô giáo phê bình. Tôi để ý thấy lúc đầu Lệ Quyên vẫn đang lặng lẽ, nhưng nét mặt của bạn cứ rạng rỡ dần lên trước cảnh nước biển non xanh. Nỗi buồn kia, diệu kì thay, đã tan đi hẳn như có một phép mầu. Làm sao có được niềm vui sướng ấy khi chúng ta suốt năm chỉ quẩn quanh trong căn nhà, nơi góc phố hay trên con đường mòn quen thuộc”. - GV nhận xét những ưu điểm mà học sinh đạt được, chỉ ra những nhược điểm cần sửa chữa ố Tổng kết kinh nghiệm, rút ra phương hướng phấn đấu. Hoạt động 4; củng cố và hướng dần học ở nhà: - Thời gian . 2phút. 4. Củng cố: ? GV nhắc lại cách đưa yếu tố biểu cảm vào bài văn NL. 5. Hướng dẫn học ở nhà: Làm tiếp bài tập. Soạn: Tìm hiểu yếu tố tự sự và miêu tả trong văn NL. * Tự rút kinh nghiệm: Ngày soan: 27/3/2012. Ngày giảng: 8A. 29/3/2012. 8B.............................(ChậmCT) Tiết 114: Kiểm tra văn 45 phút. I. Mục tiêu cần đạt: 1. Kiến thức: Củng cố, tổng hợp kiến thức đã học để làm bài. 2.Kĩ năng: - thực hành , biết vận dụng các kiến thức, kĩ năng về lập luận, phân tích để làm tốt bài văn. 3. Thái độ:có ý thức sử dụng kiến thức đã học về phân văn để làm tốt bài kiểm tra. II. các kĩ năng cần đạt: - Kĩ năng giao tiếp, tìm kiếm và xử lí thông tin.... . chuẩn bị: Giáo viên: Soạn giáo án, bảng phụ, bài tập bổ trợ Học sinh : Chuẩn bị bài ở nhà theo hướng dẫn của GV. III. hoạt động dạy và học : 1. Tổ chức: 2. Kiểm tra: không kiểm tra. 3.Bài mới: Đề bài. Câu 1.So sánh sự giống nhau và khác nhau giữa các thể loại văn đã học: chiếu, hịch, cáo, tấu. Câu 2. Nêu cảm nhận của em về tình yêu thiên nhiên, tinh thần lạc quan của bác Hồ qua hai bài thơ: “Ngắm trăng”, “ Đi đường”. Câu 3 Nêu những luận điểm chính trong văn bản Nước Đại việt ta. Đáp án và biểu điểm. Câu 1.( 3 điểm) Thể văn: Chiếu,Hịch,Cáo,Tấu có điểm giống nhau và khác nhau: * Giống nhau: (1,5 điểm) - Đều là văn bản nghị luận cổ - Kết cấu băng văn xuôi, văn vần hoặc văn biền ngẫu. - Kết cấu chặt chẽ, lập luận sắc bén, dẫn chứng thuyết phục. * Khác nhau Các thể văn đó khác nhau về mục đích chức năng cụ thể như: - Chiếu: dùng để ban bố mệnh lệnh( Vua chúa ban bố mệnh lệnh xuống thần dân) - Hịch: Dùng để cổ vũ, thuyết phục, kêu gọi ;Khích lệ tinh thần tình cảm( vua chúa, thủ lĩnh phong trào, kêu gọi thuyết phục tướng sĩ dưới quyền) - Cáo: Trình bày ,công bố một chủ trương, kết quả một sự nghiệp để mọi người cùng biết. - Tấu: Là lời thần dân trình lên vua chúa trình bày một sự việc ý kiến đề nghị. => Chiếu , hịch, cáo là cách thể văn do vua chúa ban truyền xuống thần dân, còn tấu thì ngược lại là do thần dân dâng lên vua chúa. Câu 2:(4 điểm.) HS chon một trong hai câu. Nêu được xuất xứ của bài thơ: in trong tập Nhật kí trong tù viết năm 1942 của Hồ Chí Minh.Bài thơ Ngăm trăng là bài số 21, bài thơ Đi đường là bài số 30. Nêu bật được tình yêu thiên nhiên rất sâu sắc của Bác qua bài Ngăm trăng. Nêu bật tinh thần lạc quan của Bác qua bài Đi đường. ( HS nêu được nôi dung cơ bản, có cách trình bày mạch lạc, lôgíc đạt điểm tối đa) Câu 3 Học sinh nếu được các luận điểm: - Việc nhân nghĩa là đem lại hòa bình cho nhân dân,đánh kẻ có tội. - Nước Đại việt có nền văn hiến đã lâu. - Có lãnh thổ riêng ,có phong tục tập quán riêng. - Nhân tài lúc nào cũng có. 4. Củng cố : hướng dẫn học sinh học ở nhà. GV thu bài và giao bài tập cho HS làm ở nhà. 5 Dặn dò: Xem tiết 115.
Tài liệu đính kèm: