Giáo án Ngữ văn 8 - Tiết 41: Kiểm tra văn 1 tiết - Năm học 2006-2007 - Dương Thị Thảo Trang

Giáo án Ngữ văn 8 - Tiết 41: Kiểm tra văn 1 tiết - Năm học 2006-2007 - Dương Thị Thảo Trang

 A Mục tiêu:

1. Kiến thức:Kiểm tra lại kiến thức của học sinh về các văn bản đã học.

2. Kĩ năng: Rèn kĩ năng phân tích, tổng hợp.

3. Thái độ: Nghiêm túc, trung thực, khách quan.

 B. Chuẩn bị:

1. Giáo viên: Đề, đáp án, phô tô đề cho học sinh.

2. Học sinh: Ôn lại toàn bộ kiến thức đã học.

C Tiến trình lên lớp:

I. Ổn định lớp: kiểm tra sĩ số(1p)

II.Giao đề cho học sinh.

Đề ra:

I.Trắc nghiệm:(4điểm) Khoanh tròn câu trả lời đúng cho mỗi câu sau:

Câu 1: Tôi đi học của Thanh Tịnh được viết theo thể loại nào ?

 A. Bút kí. C. Tiểu thuyết.

 B. Truyện ngắn trữ tình. D. Tuỳ bút.

Câu 2: Câu văn nào sau đây không nói lên tâm trạng hồi hộp, cảm giác bỡ ngỡ của nhân vật “tôi” trong buổi tựu trường đầu tiên ?

 A. Con đường này tôi đã quen đi lại lắm lần, nhưng lần này tự nhiên thấy lạ.

B. Cũng như tôi, mấy bạn học trò bỡ ngỡ đứng nép bên người thân, chỉ dám đi từng bước nhẹ.

 C. Lần ấy trường đối với tôi là một nơi xa lạ.

 D. Trong lúc ông ta đọc tên từng người, tôi cảm thấy như quả tim ngừng đập.

 

doc 3 trang Người đăng tranhiep1403 Lượt xem 2825Lượt tải 3 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn 8 - Tiết 41: Kiểm tra văn 1 tiết - Năm học 2006-2007 - Dương Thị Thảo Trang", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 14/11/06
 Tiết 41: KIỂM TRA VĂN 1 TIẾT
 A Mục tiêu:
1. Kiến thức:Kiểm tra lại kiến thức của học sinh về các văn bản đã học.
2. Kĩ năng: Rèn kĩ năng phân tích, tổng hợp.
3. Thái độ: Nghiêm túc, trung thực, khách quan.
 B. Chuẩn bị:
1. Giáo viên: Đề, đáp án, phô tô đề cho học sinh.
2. Học sinh: Ôn lại toàn bộ kiến thức đã học.
C Tiến trình lên lớp:
I. Ổn định lớp: kiểm tra sĩ số(1p)
II.Giao đề cho học sinh.
Đề ra:
I.Trắc nghiệm:(4điểm) Khoanh tròn câu trả lời đúng cho mỗi câu sau:
Câu 1: Tôi đi học của Thanh Tịnh được viết theo thể loại nào ? 
	A. Bút kí. C. Tiểu thuyết.
	B. Truyện ngắn trữ tình. D. Tuỳ bút.
Câu 2: Câu văn nào sau đây không nói lên tâm trạng hồi hộp, cảm giác bỡ ngỡ của nhân vật “tôi” trong buổi tựu trường đầu tiên ?
	A. Con đường này tôi đã quen đi lại lắm lần, nhưng lần này tự nhiên thấy lạ.
B. Cũng như tôi, mấy bạn học trò bỡ ngỡ đứng nép bên người thân, chỉ dám đi từng bước nhẹ.
	C. Lần ấy trường đối với tôi là một nơi xa lạ.
	D. Trong lúc ông ta đọc tên từng người, tôi cảm thấy như quả tim ngừng đập.
Câu 3: Nhận định nào sau đây nói đúng nhất về nội dung của đoạn trích Trong lòng mẹ?
Cảnh ngộ tội nghiệp của một đứa trẻ.
Cảnh ngộ thương tâm của người mẹ hiền từ.
Sự xảo quyệt và độc ác của bà cô.
Gồm A và B
Câu 4: Em hiểu gì về chú bé Hồng qua đoạn trích Trong lòng mẹ?
A. Là một chú bé phải chịu nhiều nổi đau mất mát.
B. Là một chú bé dễ xúc động, tinh tế và nhạy cảm..
C. Là một chú bé có lòng thương yêu vô bờ bến đối với mẹ.
D. Cả A, B, C đều đúng.
Câu 5: Ý nào không nói lên đặc sắc về mặt nghệ thuật của đoạn trích Trong lòng mẹ?
	A. Giàu chất trữ tình.
B. Miêu tả tâm lí nhân vật đặc sắc.
C. Sử dụng nghệ thuật châm biếm.
D. Có những hình ảnh so sánh độc đáo.
Câu 6: Trong đoạn trích Tức nước vỡ bờ, tác giả chủ yếu miêu tả nhân vật bằng cách nào?
A. Giới thiệu và nhân vật và các phẩm chất tính cách của nhân vật.
B. Để cho nhân vật tự bộc lộ qua hành vi, giọng nói, điệu bộ.
	C. Để cho nhân vật này nói về nhân vật kia.
D. Không dùng cách nào trong ba cách trên.
Câu 7: Miêu tả hành động của cai lệ, Ngô Tất Tố chủ yếu sử dụng các từ loại nào? 
	A. Danh từ.	 B. Tính từ.	 C. Động từ. Đại từ.
Câu 8: Ý nào nói lên đúng nhất nội dung của truyện ngắn Lão Hạc?
	A. Tác động của cái đói và miếng ăn đến đời sống của con người.	B. Phẩm chất cao quý của người nông dân.
	C. Số phận đau thương của người nông dân.	
D. Cả ba ý kiến trên đều đúng.
Câu 9: Qua đoạn trích Chiếc lá cuối cùng, em hiểu thế nào là một tác phẩm nghệ thuật được coi là kiệt tác?
	A. Tác phẩm đó phải rất đẹp.
	B. Tác phẩm đó phải rất độc đáo.
	C. Tác phẩm đó phải có ích cho cuộc sống. 
D. Tác phẩm đó phải đồ sộ.
Câu 10: Trong Hai cây phong, người kể chuyện giới thiệu mình làm nghề gì?
A. Nhà văn.	B. Nhạc sĩ.	Hoạ sĩ.	Nhà báo.
Phần II. Tự luận (6điểm)
Câu 1: (2điểm)
Phân tích diễn biến tâm trạng của Lão Hạc xung quanh việc bán chó. Qua đó, em thấy Lão Hạc là người như thế nào?
Câu 2: (4 điểm)Qua đoạn trích Tức nước vỡ bờ và truyện ngắn Lão Hạc, em hiểu thế nào về cuộc đời và tính cách người nông dân trong xã hội cũ?
III Đáp án:
Phần I: Trắc nghiệm: Mỗi câu trả lời đúng được 0,4 điểm
Câu 1:B; câu 2: C; Câu 3: D; Câu 4: D; câu 5: C; 6:B; Câu 7:C; Câu 8: D; Câu9: C; Câu 10: C.
Phần II. Tự luận:
Câu 1( 2điểm) Yêu cầu nêu và phân tích được diễn biến tâm trạng của lão Hạc xung quanh việc bán chó:
- Qua nhiều lần lão Hạc nói đi nói lại ý định bán “ cậu Vàng” với ông giáo, cho thấy lão đã suy tính, đắn đo nhiều lắm. Lão coi việc này rất hệ trọng bơi “cậu Vàng “ là người bạn thân thiết, là kỉ vật của con trai lão.
-Sau khi bán “cậu Vàng”, lão ăn năn, day dứt vì “già bằng này tuổi đầu mà còn đánh lừa một con chó” Cả đời,ông già này nào đã nở lừa ai!( Chú ý những chi tiết miêu tả ngoại hình-> thể hiện cõi lòng đau đớn, xót xa ân hận)
=> Qua đó cho ta thấy lão Hạc là người sống rất tình nghĩa, thuỷ chung, rất trung thực. Đặc biệt từ đây ta, ta càng thấm thía lòng thương con sâu sắc của người cha nghèo khổ.
Câu 2: (4 điểm)Yêu cầu làm rõ:
* Số phận của người nông dân: Cơ cực, tối tăm, bế tắc, không lối thoát( lấy dẫn chứng cụ thể ở mỗi nhân vật)
* Phẩm chất tốt đẹp: Tận tuỵ, hi sinh vì người thân.
Chỉ ra nét đẹp riêng ở mỗi nhân vật:
+ Chị Dậu: lòng yêu thương chồng con, sức sống tiềm tàng mạnh mẽ.
+ Lão Hạc: Thương con, lương thiện, trung thực và giàu lòng tự trọng
Kết luận: Dù cuộc sống rất cơ cực nhưng ở họ vẫn toát lên những phẩm chất tốt đẹp. Đó là những tính cách điễn hình cho người nông dân.
D.Thu bài, dặn dò:(3p)
 	* Gv thu bài, nhận xét tháiđộ của học sinh.
*Dặn dò: Chuẩn bị kĩ bài luyện nói. Đọc kĩ các câu hỏi và chuẩn bị trước các nội dung như hướng dẫn ở SGK.
 ==========o0o============

Tài liệu đính kèm:

  • doctiet 41.doc