Giáo án Ngữ văn 8 tiết 65: Ông đồ

Giáo án Ngữ văn 8 tiết 65: Ông đồ

Tiết 65: ông đồ

A- Mục tiêu cần đạt:

1. Kiến thức: Giúp HS thấy được h/ả đáng thương của ông đồ viết chữ nho đã từng được mọi người mến mộ, nay bị lãng quên.

2. Thái độ: HS có niềm cảm thương chân thành với 1 lớp người đang tan học và nỗi nhớ tiêc cảnh cũ người xưa.

3. Kỹ năng: - Rèn kỹ năng đọc diễn cảm.

4. Tích hợp: - Các văn bản thơ lãng mạn, câu nghi vấn.

B- Chuẩn bị:

- GV: Giáo án, tranh SGK, tư liệu.

- HS: Học bài cũ, soạn bài.

C- Tiến trình t/c các hoạt động

*HĐ1: khởi động

1. ổn định: 1'

2-kiểm tra bài cũ: 5'. Đọc thuộc lòng những câu thơ thể hiện tâm trạng của con hổ trong cũi sắt, đó là tâm trạng như thế nào?

3. Bài mới: 37'

* Giới thiệu bài: Vũ Đình Liên nhà thơ, nhà giáo với bài thơ quen thuộc trong phong trào thơ mới .

 

doc 4 trang Người đăng haiha30 Lượt xem 840Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn 8 tiết 65: Ông đồ", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết 65: ông đồ
A- Mục tiêu cần đạt:
1. Kiến thức: Giúp HS thấy được h/ả đáng thương của ông đồ viết chữ nho đã từng được mọi người mến mộ, nay bị lãng quên.
2. Thái độ: HS có niềm cảm thương chân thành với 1 lớp người đang tan học và nỗi nhớ tiêc cảnh cũ người xưa.
3. Kỹ năng: - Rèn kỹ năng đọc diễn cảm.
4. Tích hợp: - Các văn bản thơ lãng mạn, câu nghi vấn.
B- Chuẩn bị:
- GV: Giáo án, tranh SGK, tư liệu.
- HS: Học bài cũ, soạn bài.
C- Tiến trình t/c các hoạt động
*HĐ1: khởi động
1. ổn định: 1'
2-kiểm tra bài cũ: 5'. Đọc thuộc lòng những câu thơ thể hiện tâm trạng của con hổ trong cũi sắt, đó là tâm trạng như thế nào?
3. Bài mới: 37'
* Giới thiệu bài: Vũ Đình Liên nhà thơ, nhà giáo với bài thơ quen thuộc trong phong trào thơ mới ........
Hoạt động của thầy trò
GV hướng dẫn HS đọc bài thơ thể hiện cảm xúc của bài. Lưu ý các em đọc chậm, ngắt nhịp 2/3 hoặc 3/2. chú ý đọc giọng vui, phấn khởi ở đoạn 1+2; giọng trầm, buồn ở đoạn 3+4 ; khổ cuối giọng càng trầm, buồn, bâng khuâng.
- GV và HS đọc bài.
- GV hướng dẫn HS tìm hiểu những nét tiêu biểu về nhà thơ Vũ Đình Liên và bài thơ "Ông Đồ"
- Bài thơ được viết theo thể thơ nào?
- Bài thơ được viết theo trình tự nào?( thời gian từ quá khứ về hiện tại)
H: Bài thơ có mấy ND chính? Đó là những ND nào? Nó thể hiện như thế nào trong văn bản?
GV: Hình ảnh ông đồ ngồi viết chữ thuê là hình ảnh trung tâm của bài thơ. Trong xh xưa ông đồ là người có đi học chữ Nho song không đỗ đạt họ sống thanh bần giữa những người dân thường bằng nghề dạy học. Trong xã hội xưa theo phong tục ngày tết đến mọi nhà đều sắm đôi câu đối hoặc một đôi chữ nho viết trên giấy và dán trên vách, trên cột vừa để trang hoàng nhà cửa vừa gửi gắm lời cầu chúc tốt lành khi đó ông đồ được mọi người tìm đến và lại có dịp trổ tài. 
HĐ2
- GV hướng dẫn HS đọc, thảo luận và rút ra những nhận xét về h/ả ông đồ thời xưa.
H: Thời điểm ông đồ xuất hiện? ý nghĩa của thời điểm?
H: Sự lặp lại của thời gian, con người, hành động có ý nghĩa gì?
H: Những chi tiết nào miêu tả tài năng của ông đồ? Đó là một tài năng như thế nào?
H: Thái độ của mọi người đối với ông đồ? 
H; Trong thời gian này em thấy cuộc sống của ông đồ ra sao?
HS thảo luận theo gợi ý 
H: Khổ thơ 3 thể hiện điều gì?
H: Những lời thơ nào buồn nhất?
H: Chỉ ra biện pháp tu từ trong đoạn thơ này và nêu tác dụng của nó?
( Nghệ thuật nhân hoá giấy buồn, nghiên sầu để diễn tả nỗi buồn, cô đơn của ông đồ. Bây giơ giấy đổ phơi mặt ra phố hứng bụi không một lần được nhận những nét bút viết lên , cho nên nó ngày càng buồn bã, nhạt phai đi . Mực mài săn không được động bbút nên kết đọng thành khối thành mảng trong nghiên, bởi thế mà nghiên sầu.
H: H/ả ông đồ ở khổ thơ thứ 4 như thế nào?
H: Em hình dung ntn về hình ảnh ông đồ trong những lờ thơ" Ông đồ vẫn ngồi đấy , qua đường không ai hay"?
( Ông đồ vẫn ngồi ở chỗ cũ trên hè phố nhưng âm thầm, lặng lẽ trước sự thờ ơ 
của mọi người . Đó là hình ảnh một con người già nua, cô đơn, lạc lõng giữa phố phường.
H: Cảnh tượng bây giờ so với trước đây?
H: Những cảnh tượng, tâm trạng ấy gợi cho em cảm xúc gì?
HS thảo luận - rút ra nhận xét.
H: Tìm ra sự giống và khác nhau ở khổ thơ này so với khổ thơ đầu?
H: Cảm xúc của tác giả ẩn chứa ở đây là gì?
HĐ3 
H: Đọc bài thơ em đồng cảm với nỗi lòng nào của nhà thơ?
H: Những đặc điểm tiêu biểu về NT của bài thơ
Nội dung chính
I. Đọc, tìm hiểu chú thích
1/ Đọc.
2/ Chú thích.
a) Tác giả - Tác phẩm (SGK)
b) Từ khó (SGK)
- phượng múa, rồng bay
- thảo
c) Thể thơ: Ngũ ngôn
d) Cấu trúc văn bản:
- Khổ 1+2: Hình ảnh ông đồ thời xưa .
- Khổ 3+4: Hình ảnh ông đồ ngày nay.
- Khổ 5: Thái độ của T/g
II. Đọc - hiểu văn bản:
1/ Hình ảnh ông đồ ngày xưa:
- Mỗi năm hoa đào nở
- Ông đồ: + Bày mự tàu giấy đỏ
 + Bên phố đông người
 + Bao nhiêu người thuê viết
 + Tấm tắc ngợi khen tài.
- Xuất hiện vào dịp Tết cổ truyền của dân tộc- xuất hiện giữa mùa đẹp, mùa vui, hạnh phúc của mọi người.
- Ông đồ xuất hiện đều đặn hòa hợp giữa cảnh sắc ngày Tết - Hình ảnh ông đồ viết chữ nho.
=> Thái độ của mọi người: Quý trọng ông đồ, quý trọng 1 nếp sống đẹp, nếp sống VH của dân tộc.
=> Cuộc sống có niềm vui và hạnh phúc vì được lao động, sáng tạo sống có ích cho mọi người, được mọi người trọng vọng.
2/ Hình ảnh ông đồ thời nay
- Mỗi năm mỗi vắng: 
 + Người thuê viết nay đâu
 + Giấy đỏ - buồn
 + Mực - nghiên sầu
- Nỗi buồn vắng khách.
- Ông dồ hoàn toàn bị lãng quên, cô đơn, già nua, lạc lõng.
- Cảnh tượng thê lương, tiều tụy.
=> Nỗi buồn thương của người đọc dành cho cả một lớp người đã lỗi thời trong xã hội. Buồn thay cho những giá trị VH nay đã trở nên tàn tạ, bị rơi vào lãng quên.
3/ Thái độ của tác giả:
- Thiên nhiên vẫn tồn tại đẹp đẽ và bất biến, nhưng con người thì khác. Người xưa nay đã trở thành xưa cũ.
=> Tác giả xót thương cho những nhà nho danh giá một thời nay bị lãng quên do thời cuộc đổi thay, thương tiếc những giá trị VH bị lãng quên
III. Tổng kết : 3'
* Ghi nhớ (SGK)
IV. Luyện tập:
- Đọc thuộc lòng bài thơ
4/ Củng cố - hướng dẫn: 
- Học thuộc lòng "Ông đồ" và phấn ghi nhớ sgk.
- Soạn bài "Quê hương".

Tài liệu đính kèm:

  • docvan 8 t 65.doc