Giáo án Ngữ văn 8 - Tiết 65 đến 68 - Tuần 18

Giáo án Ngữ văn 8 - Tiết 65 đến 68 - Tuần 18

Tuần 18

TPPCT: 65

 MUỐN LÀM THẰNG CUỘI

 (Tản Đà)

I. MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT

 - Cảm nhận được tâm sự và khát vọng của hồn thỏ Tản Đà

 - Thấy được tính chất mới mẻ trong một sáng tác viết theo thể thỏ truyền thống cảu Tản Đà.

II. TRỌNG TÂM KIẾN THỨC, KỸ NĂNG, THÁI ĐỘ

 1. Kiến thức :

 - Tâm sự buồn chán thực tại: ước muốn thoát li rất “ ngông” và tấm lòng yêu nước của Tản Đà

 - Sự đổi mới về ngôn ngữ, giọng điệu, ý tứ, cảm xúc trong bài thơ “Muốn làm thằng cuộ”i.

 2. Kỹ năng :

 - Phân tích tác phẩm để thấy được tâm sự của nhà thơ Tản Đà.

 - Phát hiện, so sánh, thấy được sự đổi mới trong hình thức thể loại văn học truyền thống.

 3/ Thái độ: Chia sẻ, cảm thông với nổi buồn của nhà thơ.

III/ CHUẨN BỊ:

 - GV : Giáo án

 - HS : Học bài - chuẩn bị bài

IV/TIẾN TRÌNH LÊN LỚP:

 `1. Ổn định tổ chức:

 2. Kiểm tra bài cũ:

 3.Bài mới:

 

doc 8 trang Người đăng haiha30 Lượt xem 869Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn 8 - Tiết 65 đến 68 - Tuần 18", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 18 Ngày dạy: 19/12/2011
TPPCT: 65 
 MUỐN LÀM THẰNG CUỘI
 (Tản Đà) 
I. MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT
 - Cảm nhận được tâm sự và khát vọng của hồn thỏ Tản Đà
 - Thấy được tính chất mới mẻ trong một sáng tác viết theo thể thỏ truyền thống cảu Tản Đà.
II. TRỌNG TÂM KIẾN THỨC, KỸ NĂNG, THÁI ĐỘ
 1. Kiến thức :
 - Tâm sự buồn chán thực tại: ước muốn thoát li rất “ ngông” và tấm lòng yêu nước của Tản Đà
 - Sự đổi mới về ngôn ngữ, giọng điệu, ý tứ, cảm xúc trong bài thơ “Muốn làm thằng cuộ”i.
 2. Kỹ năng : 
 - Phân tích tác phẩm để thấy được tâm sự của nhà thơ Tản Đà.
 - Phát hiện, so sánh, thấy được sự đổi mới trong hình thức thể loại văn học truyền thống.
 3/ Thái độ: Chia sẻ, cảm thông với nổi buồn của nhà thơ.
III/ CHUẨN BỊ:
 - GV : Giáo án 
 - HS : Học bài - chuẩn bị bài 
IV/TIẾN TRÌNH LÊN LỚP:
 `1. Ổn định tổ chức:
 2. Kiểm tra bài cũ: 
 3.Bài mới:
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY - TRÒ
NỘI DUNG
Hoạt động 1
GV yêu cầu học sinh đọc phần chú thích *.
- Rút ra những nét chính về tác giả – tác phẩm?
Hoạt động 2:.
- Bài thơ đọc với giọng như thế nào?
GV hướng dẫn học sinh đọc: Giai điệu nhẹ nhàng, thanh thoát, pha chút tình tứ, hóm hỉnh, có nét phóng túng, ngông nghênh của một hồn thơ lãng mạn.
GV: gọi 3 – 4 học sinh đọc, nhận xét.
GV cho học sinh tự kiểm tra từ khó lẫn nhau.
- Dựa vào kiến thức đã học xác định thể thơ của văn bản? 
TH - Gợi ý: số câu, số chữ, hiệp vần, phép đối, bố cục?
HS: - 8 câu, mỗi câu 7 chữ.
hiệp vần tiếng cuối câu 1,2,4,6,8.
Đối cặp câu: 3-4, 5-6.
Bố cục: đề -thực –luận - kết.
- Theo em văn bản này đã sử dụng phương thức biểu đạt nào? Vì sao em xác định như thế?
Hoạt động 3 :
* Gọi học sinh đọc lại 2 câu đầu.
GV:Từ hai câu đầu hãy cho biết là lời thơ – nỗi buồn của ai?
HS: của tác giả – nhân danh “em”.
GV:Vì sao tác giả lại muốn lên cung trăng làm bạn với chị Hằng?
Vì sao nội tâm con người lại buồn, chán? 
GV: Em có nhận xét gì về cách bộc lộ cảm xúc và ngôn ngữ của tác giả?
GV:Từ đó nhu cầu nội tâm nào của con người được bộc lộ?
Bình: Cái buồn của tác giả không chỉ là các buồn đêm thu, mà còn cả các chán đời vì xã hội lúc ấy sống trong một không khí tù hãm u uất, đó là nỗi buồn đau trước sự mất còn của đất nước, có nỗi cảm thương sâu sắc vì kiếp nhân sinh đấy mưa gió. Nỗi chán đời của Tản Đà phản ánh tâm trạng bất hoà sâu sắc với xã hội, vì thế mà thi sĩ muốn thoát li cuộc đời.
GV:Tại sao con người ở đây gửi gắm nỗi buồn, chán tới chị Hằng mà không phải là đối tượng nào khác?
Bình: trăng thu soi sáng có thể thấy được sự tầm thường,mới cảm thông với con người, và trăng là cái đẹp, cái vĩnh cửu.
Chuyển ý:
* Gọi học sinh đọc lại 2 câu thực và hai câu luận 
-Một thế giới mở ra như thế nào cùng với cung quế và cành đa?
HS: Thế gới của bao la ánh sáng, yên ả, thanh bình.
- Có gì đặc biệt trong cách dùng từ và phép đối ở hai cặp câu này? Giọng điệu của bài thơ?
-Những câu thơ này diẫn tả khát vọng gì của con người?
Bình: Giọng thơ nhẹ nhàng, hóm hỉnh, với một chút ngông rất “ Tản Đà” -> thật mơ mộng và tình tứ, địa điểm thoát li xa lánh cõi trần mà ông chán ghét.
* Gọi học sinh đọc lại 2 câu kết.
-Trong các hành động của tác gia ở hai câu cuốiû, hành động nào nhấn mạnh sự bộc lộ trực tiếp thái độ của tác giả?
GV: “Cười” ở đây có ý nghĩa gì?
GV: Qua bài thơ, em hãy cho biết cái ngông của Tản Đà?
HS: -Ngông: khi xưng hô thân mật, hơi suồng sã với chị Hằng,
 - Muốn thoát li cuộc sống tới một nơi lí tưởng “ cõi tiên” -> giấc mơ ngông.
 - Vui với người đẹp, sống với cuộc sống mà cõi trần không có: khát vọng ngông.
 - Cười, ngắm, nhìn thế gian một cách thoả mãn: hành động ngông.
.Hoạt động 4 Hướng dẫn tổng kết.
So sánh ngôn ngữ và giọng điệu với bài “ Qua đèo Ngang” và “Đập đá ở Côn Lôn”.
I.Tác giả – tác phẩm.
 1. Tác giả.
- Tản Đà ( 1889 – 1939).
- Quê: Sơn Tây ( nay là Hà Tây)
- Là nghệ sĩ có tài, có cá tính độc đáo, nhân cách cao thượng.
 2. Tác phẩm.
- Được trích từ “ Khối tình con I” ( 1917)
II. Đọc – tìm hiểu chung
 1. Đọc 
 2. Thể thơ: 
-Thất ngôn bát cú Đường luật.
 3. PTBĐ: Biểu cảm.
III. Tìm hiểu văn bản
 1. Câu 1 -2.
- Muốn lên cung trăng -> vì buồn chán.
-> Buồn chán thế thời, trước sự tồn vong của đất nước.
-> Bộc lộ cảm xúc trực tiếp, ngôn ngữ thân mật đời thường.
=> Sự bất hoà với xã hội và muốn thoát li khỏi thực tại.
 2. Câu 3 -4, 5-6.
- Điệp ngữ ( cũng, có), từ ngữ thông dụng, giọng vui vẻ, hóm hỉnh.
-> Khát vọng từ chốt cuộc sống thực tại và được sống vui tươi tự do cho chính mình.
3. Câu 7 -8 .
- Cười -> Thoả mãn vì đạt được khát vọng thoát li mãnh liệt.
=> Cười mỉa mai, khinh bỉ cõi trần bé nhỏ lắm cái xấu xa bon chen, danh lợi.
III. Tổng kết : 
Ghi nhớ ( sgk)
4. Củng cố : Hoc sinh đọc ghi nhớ sgk5
5. Dặn dò :	- Học bài và đọc thuộc lòng bài thơ.
Tuần 18
TPPCT:66
ÔNG ĐỒ
 ( Vũ Đình Liên) 	 
I/ MỤC TIÊU CẦN ĐẠT :
 1/ Kiến thức :
 - Hình ảnh đáng thương, đáng buồn của ông đồ được thể hiện trong bài thơ, niềm thương cảm
 và nỗi tiếc nhớ ngậm ngùi ciủa tác giả trứoc một lớp người tài hoa nay trở nên tàn tạ và vắng
bóng.
- Cảm nhận được sức truyền cảm, nghệ thuật đặc sắc của bài thơ.
 2/ Kĩ năng : - Rèn kĩ năng phân tích cảm thụ thơ 5 chữ.
II/ CHUẨN BỊ
 -GV: Giáo án 
 -HS: Chuẩn bị bài.
III/ TIẾN TRÌNH LÊN LỚP :
 1.Ổn định tổ chức
 2. Kiểm tra bài cũ :
 -Đọc thuộc lòng bài thơ “ Muốn làm thằng Cuội”. Cảm nhận của em khi học xong bài thơ này?
 3.Bài Mới
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ
NỘI DUNG
Hoạt động 1:
HS: đọc phần chú thích.
- Nêu những nét chính về tác giả Vũ Đình Liên?
-HS tóm tắt về tác giả.
GV chốt ý.
-Hiểu biết của em về tác phẩm này?
Hoạt động 2
GV hướng cách đọc: đọc diễn cảm, thể hiện niềm thương cảm
Yêu cầu học sinh kiểm tra từ khó của nhau.
- Bài thơ được viết theo thể thơ nào? Những bài thơ nào đã học cùng thể thơ của bài này?
 -Tìm bố cục của bài thơ? 
Hoạt động 3
- Đọc khổ thơ thứ nhất, cho biết ý chính của khổ thơ là gì?
HS: Giới thiệu về ông đồ.
- Hình ảnh ông đồ gắn liền với thời điểm “ mỗi năm hoa đào nở”.Điều đó có ý nghĩa như thế nào?
- Chú ý ở hai câu thơ này: sự lặp lại thời gian và con người với hành động: “ Bày mực . Người qua”, thể hiện điều gì?
- Một cảnh tượng được hiện lên như thế nào từ khổ thơ thứ nhất?
Bình: Một cảnh tượng hài hoà giữa thiên nhiên và con người -> gợi niềm vui, hạnh phúc.
 - Ý chính của khổ thơ thứ hai?
HS: Ông đồ viết chữ.
-Tài viết chữ của ông đồ được gợi tả qua những chi tiết nào?
-Hình dung của em về nét chử của ông đồ?
HS: nét chữ phóng khoáng, nhẹ nhàng thể hiện nét tài hoa.
- Nét chữ ấy đã tạo cho ông đồ một địa vị như thế nào trong con mắt mọi người?
Bình:Ông đồ sống có niềm vui và hạnh phúc, được sáng tạo, có ích với mọi người, được mọi người trọng vọng
- Sự quý trọng ông đồ là sự quý trọng điều gì có ý nghĩa sâu xa?
Chuyển ý:
Yêu cầu học sinh đọc hai khổ thơ: 3 -4.
- Em có nhận xét gì về sự xuất hiện của ông đồ?
-Thời gian?
- Địa điểm?
- Cảnh vật?
- So với hai khổ đầu thì có gì thay đổi?
TH: Ở khổ thơ này tác giả sử dụng nghệ thuật gì? NT ấy có tác dụng gì?
Bình: Câu thơ là một câu hỏi buồn xa vắng. Nỗi buồn ấy như thấm vào những cảnh vật vô tri vô giác,
Chú ý khổ thơ 4.
- Hình dung của em về ông đồ từ lời thơ: “ ông đồ ai hay”?
GV:Ông vẫn ngồi đấy như xưa nhưng cuộc đời đã hoàn toàn khác xưa,ông vẫn ngồi đấùy bên phố đông người nhưng vô cùng lạc long,lẻ loi
- Một cảnh tượng được gợi lên như thế nào từ hai câu thơ:Với các hình ảnh “ lá vàng rơi, mưa bụi bay”?
Bình: đây là hai câu câu thơ hay nhất trong bài, “ lá vàng rơi”, “ mưa bụi bay”, phải chăng là số phận nhà nho, chữ nho đã tàn, trước mắt là cuộc đời mịt mù như mưa bụi
- Qua khổ thơ ấy cho biết bây giờ, thái độ của mọi người đối với ông đồ như thế nào?
- Sự lãng quên ông đồ còn có một ý nghĩa nào sâu xa hơn nữa đối với truyền thống của DT?
Chuyển ý:
Đọc khổ thơ cuối, và cho biết có gì giống và khác nhau trong hai chi tiết hoa đào và ông đồ ở khổ thơ này so với khổ thơ đầu?
HS: Giống: vẫn còn xuất hiện hoa đào.
 Khác: khổ thơ cuối không còn xuất hiện ông đồ.
- Sự giống và khác nhau ấy có ý nhĩa gì?
- Ở sau câu thơ cảm thán “ Những người bây giờ?”, em đọc đựơc nỗi lòng gì của nhà thơ?
-Em hiểu “ hồn” ở đây là gì?
HS: Là tâm hồn, tài hoa của ông đồ- con người có chữ nghĩa.
- Từ đó, tác giả đã gieo vào lòng người đọc tình cảm gì?
Bình: ở câu thơ này gieo vào lòng người đọc một niềm thương cảm sâu sắc, thương những cái đã cũ, thương những lớp người ( nhà nho) đã trở thành xưa cũ và thương tiếc cho những nét truyền thống tốt đẹp của dân tộc đã bị lãng quên. Đó cũng chính là nỗi niềm của tác giả, nổi thương cảm chân thành với một lớp người đang tan tạ, nỗi nhớ thương cảnh cũ người xưa à nội dung nhân đạo và nỗi niềm hoài cổ
Hoạt động 4 : Hướng dẫn tổng kết:
I. Tác giả, tác phẩm.
 1.Tác giả
- Vũ Đình Liên ( 1913 – 1996)
- Quê: Hải Dương ( sống ở Hà Nội)
- Là nhà thơ lớp đầu tiên của phong trào thơ mới.
- Nghiên cứu, dịch thuật, giảng dạy văn học.
 2. Tác phẩm.
- “ Ông đồ” là bài thơ tiêu biểu nhất cho hồn thơ giàu thương cảm của VĐL.
II. Đọc – tìm hiểu chung.
 1. Đọc – từ khó.
 2. Thể thơ.
 3. Bố cục : 3 phần.
III. Tìm hiểu chi tiết văn bản. 
 1. Hình ảnh ông đồ thời xưa.
- “ Mỗi năm hoa đào nở
 Lại thấy ông đồ già”
-> Sự xuất hiện đều đặn và quen thuộc của ông đồ giữa cảnh sắc ngày tết.
- “ Bao nhiêu..thuê viết
. Như phượng múa, rồng bay”
-> Được mọi người quý trọng, mến mộ.
=> Quý trọng một nếp sống văn hoá của dân tộc: mến mộ chữ nho, nhà nho.
2. Hình ảnh ông đồ thời nay.
- “ Nhưng mỗi . vắng
. Mực đọng trong nghiên sầu”
-> Nhân hoá 
=> Nỗi cô đơn, hiu hắt của ông đồ.
- “ Ông đồ vẫn ngồi đấy.
 Qua đường ko ai hay”
-> Ông đồ ngồi âm thầm, lặng lẽ, cô đơn, lạc lõng trong sự thờ ơ của mọi nguời.
- “ Lá vàng rơi trên giấy
 Ngoài trời mưa bụi bay”
-> Mượn cảnh ngụ tình -> cảnh tượng thê lương, tàn tạ.
=> Ông đồ hoàn toàn bị lãng quên.
=> Lãng quên một nét văn hoá truyền thống của dân tộc.
 3. Nỗi lòng của tác giả.
- Thương cảm cho những nhà nho danh giá một thời, nay bị lãng quên do thời cuộc thay đổi.
-> Thương tiếc những giá trị tinh thần tốt đẹp bị tàn tạ, lãng quên.
IV. Tổng kết ghi nhớ ( sgk)
 4. Củng cố : Qua bài thơ “ Ông đồ”, tác giả muốn thể hiện điều gì?
Tuần 18
TPPCT:67
HDĐT: HAI CHỮ NƯỚC NHÀ
(Trích)
(Trần Tuấn Khải)
I.MỤC TIÊU CẦN ĐẠT :
- Tình cảm ruột thịt thống thiết với tình yêu nước sâu nặng của cha con Nguyễn Phi Khanh trong hoàn cảnh nước mất nhà tan.
- Tấm lòng tha thiết với vận mệnh đất nước và dân tộc của nhà thơ Trần Tuấn Khải.
- Rèn kĩ năng phân tích, cảm thụ thơ song thất lục bát.
II. CHUẨN BỊ
 GV: Giáo án 
 HS: Chuẩn bị bài.
III. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP
 1.Ổn định 
 2. Kiểm tra bài cũ : Đọc thuộc lòng bài thơ “Ông đồ”. Cảm nhận của em khi học xong bài thơ này?
3.Bài mới:
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ
NỘI DUNG
Hoạt động 1: HD tìm hiểu tác giả, tác phẩm
HS: đọc phần chú thích.
-Nêu những nét chính về tác giả Trần Tuấn Khải?
HS tóm tắt về tác giả.
GV chốt ý.
- Hiểu biết của em về tác phẩm này?
Hoạt động 2
GV hướng cách đọc – yêu cầu từ 3 – 4 học sinh đọc bài.
Yêu cầu học sinh kiểm tra từ khó của nhau.
-Bài thơ được viết theo thể thơ nào? Những bài thơ nào đã học cùng thể thơ của bài này?
- Tìm bố cục của bài thơ: 
- Ranh giới?
- Nội dung chính?
Hoạt động 3 HD phân tích tác phẩm.
- Theo dõi đoạn đầu văn bản, cho biết:
- Cảnh tượng cuộc ra đi được miêu tả qua những lời thơ nào?
- Không gian chốn ải Bắc và cõi giời Nam được đặt ra trong thế tương phản đã phản ánh trạng thái tâm tư nào của con người?
HS: Phản ánh tâm trạng phân đôi: vừa thân thiết ( cõi giời Nam) vừa xa lạ ( chốn ải Bắc). Đó là tâm trạng của người yêu nước buộc phải xa đất nước
- Các chi tiết mây sầu, gió thổi, hổ thét, chim kêu gợi tính chất gì của khung cảnh cuộc ra đi?
- Giữa khung cảnh ấy, hình ảnh người cha hiện lên từ những lời thơ nào?
- Ở những câu thơ này tác giả đã sử dụng nghệ thuật gì? Nghệ thuật ấy mang ý nghĩa gì?
HS: Các hình ảnh ẩn dụ -> nhiệt huyết yêu nước của người cha và là người nặng lòng với đất nước, quê hương.
Chuyển ý:
 Theo dõi đoạn thơ tiếp theo và cho biết:
- Người cha nhắc đến lịch sử dân tộc trong những lời khuyên nào?
- Qua lời khuyên ấy đặc điểm nào của dân tộc được nói đến?
HS: truyền thống của dân tộc: nòi giống cao quý, lịch sử lâu đời, nhiều anh hùng hào kiệt.
- Tại sao khi khuyên con trở về tìm cách cứu nước cứu nhà, người cha lại nhắc đến lịch sử anh hùng của dân tộc?
HS: vì dân tộc ta vốn có lịch sử hào hùng và muốn khích lệ dòng máu anh hùng dân tộc ở người con.
- Điều này cho thấy tình cảm sâu nặng nào trong tấm lòng người cha?
- Những câu thơ nào miêu tả hoạ mất nước?
-Các chi tiết ấy gợi tả về một đất nước như thế nào?
Bình: Hoạ mất nước gieo đau thương cho dân tộc và nỗi đau cho lòng người yêu nước.
- Những lời thơ nào diễn tả nỗi đau này?
TH: Nhận xét về nghệ thuật diễn tả qua các chi tiết, hình ảnh ấy? Ýù nghĩa của các biện pháp nghệ thuật này?
HS: cực tả nỗi đau mất nước thấm đến cả đất trời, sông núi Việt Nam.
- Những lời nói về thảm vong quốc đã bộc lộ cảm xúc sâu sắc nào trong lòng người cha?
Bình: Đó là biểu hiện sâu sắc của tình ảm yêu nước trong lòng nhà thơ.
Chuyển ý: Đọc đoạn cuối đoạn trích:
- Những lời thơ nào diễn tả tình cảnh thực của người cha?
- Các chi tiết: tuổi già sức yếu đành chịu bó tay, thân lươn bao quản cho thấy người cha đang trong cảnh ngộ thế nào?
- Tại sao khi khuyên con trở về tìm cách cứu nước cứu nhà, người cha lại nói đến cảnh ngộ bất lực của mình?
HS: Để khích lệ con làm tiếp những điều cha chưa làm được, giúp ích cho nước nhà.
- Những lời khuyên đó, em cảm nhận được nỗi lòng nào của người cha?
Bình: Bằng lời khuyên chân thành, thống thiết, bài thơ có sức diễn tả tấm lòng yêu nước, thương con và có thái độ khích lệ lòng yêu nước 
Hoạt động 4 : Hướng dẫn tổng kết:
I. Tác giả, tác phẩm.
 1.Tác giả
- Trần Tuấn Khải( 1895 – 1983)
- Hiệu là Á Nam
- Quê: Nam Định
 2. Tác phẩm.
- “Hai chữ nước nhà” trích “ Bút quan hoài I) ( 1924)
II. Đọc – tìm hiểu chung.
 1. Đọc – từ khó
 2. Thể thơ: song thất lục bát
 3. Bố cục : 3 phần.
III. Phân tích.
 1 Nỗi lòng của người cha trong cảnh ngộ phải rời xa đất nước.
- “ Chốn ải Bắc mây sầu ảm đạm
 Đoái nom phong cảnh như khêu bất bình”
-> Buồn bã, thê lương, đe doạ con người.
- “ Hạt máu nóng thấm quanh hồn nước
 Trông con tầm tã châu rơi”
-> Ẩn dụ -> Cha con li biệt, tình nhà nghĩa nước sâu đậm.
 2. Nỗi lòng người cha trước cảnh nước mất nhà tan.
- “Giống Hồng Lạc hoàng thiên đã định
 Anh hùng hiệp sĩ xưa nay kém gì”
-> Niềm tự hào dân tộc – một biểu hiện của lòng yêu nước.
- “Bốn phương khói lửa bừng bừng
 Chốn nhân gian bỏ vợ lìa con”
-> Cảnh nước mất nhà tan.
- “ Thảm vong quốc kể sao xiết kể
 Sông Hồng Giang nhường vật cơn sầu”
-> So sánh, nhân hoá
=> Niềm xót thương cho đất nước và căm phẫn vô hạn trước tội ác của giặc Minh.
 3. Nỗi lòng của người cha dành cho con
- “ Cha xót phận tuổi già sức yếu
 Thân lươn bao quản vũng lầy”
-> Cảnh ngộ ngặt nghèo, bất lực.
- “ Giang sơn gánh vác sau này cậy con
 Ngọn cờ độc lập máu đào còn đây”
-> Khích lệ con có ý chí gánh vác, nổi nghiệp vẻ vang của tổ tông.
IV. Tổng kết ghi nhớ ( sgk)
 4. Củng cố : Qua đoạn trích“Hai chữ nước nhà”, tác giả muốn thể hiện điều gì?
 5. Dặn dò :	- Chuẩn bị: Hoạt động ngữ văn: Tập làm thơ bảy chữ.
Tuần 18
TPPCT: 68
TRẢ BÀI TẬP LÀM VĂN SỐ 3
I/ MỤC TIÊU CẦN ĐẠT 
 - Tự đánh giá bài làm của mình theo yêu cầu văn bản và nội dung của đề.
 - Hình thành năng lực tự đánh giá và sửa chữa bài văn của mình.
 - Nhận ra được những ưu và khuyết điểm trong bài làm của mình để có hương khắc phục.
II/ CHUẨN BỊ
 GV: Chấm bài, một số ý kiến về bài viết.
 Kết quả đạt được tỉ lệ %
III/ TIẾN TRÌNH LÊN LỚP
 1. Ổn định tổ chức
 2 Kiểm tra bài cũ
 3.Bài mới: 
Hoạt động 1: Nhận xét, đánh giá chung.
 - Yêu cầu HS đọc lại đề, nêu mục đích yêu cầu của bài viết và các bước làm một bài văn thuyết minh.
 - HS: Tìm hiểu đề, tìm ý lập dàn ý.
 - GV nhận xét chung về kết quả của bài làm:
*Kiểu bài: đa số học sinh nắm được phương pháp làm một bài văn thuyết minh.
*Nắm vững các tri thức chính xác về đối tượng cần thuyết minh.
*Diễn đạt trôi chảy, trình bày sạch đẹp, xây dựng đoạn và trình bày văn bản hợp lí.
 *Một số bài viết chưa nắm được phương pháp thuyết minh.
*Một số học sinh chưa nắm được phương pháp thuyết minh.
*Diễn đạt còn yếu, tri thức về đối tượng còn hạn chế, chưa khách quan.
*Cách trình bày đoạn văn vẫn còn hạn chế: một số bài không biết cách trình bày đoạn văn, ý chính.
*Cấu trúc bài viết còn lỏng lẻo, thiếu tính thống nhất, tính liên kết trong câu đoạn văn.
*Trình bày cẩu thả, chữ viết xấu.
Hoạt động 2 Trả bài và sửa bài
 - GV trả bài
 - Yêu cầu học sinh đổi bài cho nhau, nhận xét bài của nhau
 - HS: chữa bài làm ở phía dưới bài viết về các lỗi: chính tả, đạt câu, diễn đạt
Hoạt động 3: Đọc bài viết, rút kinh nghiệm.
 - GV dùng một vài đoạn văn, bài viết hay đọc mẫu.
 - HS nhận xét, thảo luận rút ra kinh nghiệm cho bài viết sau, học hỏi cách dùng từ, diễn ý.
 - GV dùng một đoạn văn kém để học sinh tự chỉnh sửa.
 -Thống kê kết quả:
LỚP
GIỎI
KHÁ
TB
YẾU
KÉM
sl 
 % 
sl
%
sl
%
sl
%
sl
%
8.1
8.2
4. Củng cố: Nhắc nhở những thiếu sót trong bài làm.
5. Dặn dò: Học bài cũ. Tuần 18
PPCT:65-68
 Ngày 19/12/2011
TT: Châu Thanh Gương

Tài liệu đính kèm:

  • doctuan 18l8.doc