Giáo án Ngữ văn 8 - Tiết 60 đến 100 - GV: Nguyễn Thị Phi Nga

Giáo án Ngữ văn 8 - Tiết 60 đến 100 - GV: Nguyễn Thị Phi Nga

Tuần: 16 Tiết: 61 Thuyết minh về một thể loại văn học Ngày soạn

I. Mục tiêu cần đạt:

- Củng cố kiến thức về kiểu văn bản thuyết minh

- Rèn luyện các thao tác xây dựng văn bản thuyết minh

- Tích hợp với hai văn bản Văn đã học

II. Chuẩn bị của thầy và trò:

Thầy: - Tham khảo sách giáo khoa, sách giáo viên

 - Soạn giáo án

Trò: - Xem trước bài mới và trả lời những câu hỏi 153 SGK

III. Các bước lên lớp:

1. ổn định tổ chức:

- Kiểm tra sĩ số tác phong

2. Kiểm tra bài cũ:

- Xem vở học sinh

3. Bài mới:

Tiến trình tổ chức hoạt động của thầy và trò

 

doc 121 trang Người đăng haiha30 Lượt xem 515Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Ngữ văn 8 - Tiết 60 đến 100 - GV: Nguyễn Thị Phi Nga", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần: 15
Tiết: 60
Ôn Luyện về dấu câu
Ngày soạn
I. Mục tiêu cần đạt:
- hử thống hoá các kiừn thức vũ dờu câu đã học từ lớp 6 đừn lớp 8
- tých hợp với các văn bản và các kiúu văn bản tởp làm văn đã học
- rỡn luyửn kỹ năng sử dụng và kỹ năng sửa lỗi vũ dờu câu
II. Chuẩn bị của thầy và trò:
Thầy: 	- Tham khảo sách giáo khoa, sách giáo viên
Trò: 	- Trả lời các câu hỏi SGK trang 150, 15
III. Các bước lên lớp:
1. ổn định tổ chức:
- Kiểm tra sĩ số tác phong
2. Kiểm tra bài cũ:
- Phần chuẩn bị I trang 150 SGK
3. Bài mới:
Tiến trình tổ chức hoạt động của thầy và trò
Giới thiệu bài:
Trong chương trình Tiếng Việt 6, 7, 8 chúng ta đã được học về các dấu câu. Trong tiết học hôm nay, chúng ta sẽ ôn lại công dụng của các loại dấu câu đó và cách tránh các lỗi thường gặp về dấu câu
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Nội dung bài học
Hoạt động 1: Tổng kết về dấu câu
 - Giáo viên nêu vấn đề 1
 - ở lớp 6, chúng ta đã học những dấu câu nào? Hãy nêu tác dụng của dấu câu đó
Học sinh thảo luận và trả lời
I. Tổng kết và dấu câu
Dấu câu
Công dụng
+ Dấu chấm
+ Dấu chấm hỏi
+ Dấu chấm than
+ Dấu phẩm
+ Kết thúc câu trần thuật
+ Kết thúc câu nghi vấn
+ Kết thúc câu cầu khiến hoặc câu cảm thán
+ Phân tích các thành phần và các bộ phận của câu
 Giáo viên chốt: Ngoài tác dụng đã nêu, dấu câu còn dùng để bày tỏ thái độ, tình cảm của người viết (giáo viên cho ví dụ)
+ Dấu chấm lửng
 + Biểu thị bộ phận chưa liệt kê hết 
+ Biểu thị lời nói ngập ngừng, dứt quãng
- Giáo viên nêu vấn đề 2
Học sinh thảo luận nhóm và trả lời
+ Dấu chấm phẩy
+ Làm giảm nhịp điệu câu văn, bài hước dí dỏm
+ Đánh dấu ranh giới giữa các vế của một câu ghép có cấu tạo phức tạp
+ Đánh dấu ranh giới giữa các vế của một câu ghép có cấu tạo phức tạp 
+ Đánh dấu ranh giới giữa các bộ phận trong một phép liệt kê phức tạp
+ Dấu gạch ngang
+ Đánh dấu bộ phận giải thích chú thích trong cau
+ Đánh dấu lời nói trực tiếp của nhân vật
+ Dấu gạch nối
+ Biểu thị liệt kê
+ Nối các tiếng trong một từ phiên âm
 Giáo viên lưu ý
+ Dấu gạch nối không phải là dấu câu, nó chỉ là một qui định về chính tả
 + Về hình thức dấu gạch nối ngắn hơn dấu gạch ngang
- Giáo viên nêu vấn đề 3
Học sinh thảo luận trả lời
+ Dấu ngoặc đơn
+ Đánh dấu phần có chức năng chú thích
+ Dấu hai chấm
 + Báo trước phần bổ sung, giải thích thuyết minh cho 1 phần trước đó
+ Báo trước lời dẫn trực tiếp hoặc đối thoại
+ Dấu ngoặc kép
+ Đánh dấu từ ngữ câu, đoạn dẫn trực tiếp
+ Đánh dấu từ ngữ được hiểu theo nghĩa đặc biệt hoặc có hàm ý mỉa mai
+ Đánh dấu tên tác phẩm, tờ báo, tạp chí, tạp san... dẫn trong câu văn
Giáo viên chốt: Đây là những dấu câu vừa có tác dụng phân biệt các phần nội dung khác nhau trong câu văn, vừa là những dấu hiệu về chính tả rất chặt chẽ, vì vậy cần phải dùng đúng lúc, đúng chỗ
Hoạt động 2:
 Các lỗi thường gặp về dấu câu
 Học sinh đọc ví dụ 1/151
- Ví dụ trên thiếu dấu ngắt câu ở chỗ nào? Nên dùng dấu gì để kết thúc câu ở chỗ đó?
II. Các lỗi thường gặp và dấu câu
1. Thiếu dấu ngắt câu khi câu đã kết thúc
Tác phẩm "Lão Hạc... xúc động. Trong xã hội cũ... như Lão Hạc
- HS đọc ví dụ 2/151
2. Dùng dấu ngắt câu khi câu chưa kết thúc
GV hỏi: Dùng dấu chấm câu sau từ này là đúng hay sai? Vì sao?
ở chỗ này nên dùng dấu gì?
 - Thời còn trẻ, học ở trường này, ông là một học sinh xuất sắc
 - HS đọc tiếp ví dụ 3/151
GV hỏi: Câu truyện thiếu dấu gì để phân biệt ranh giới giữa các thành phần đồng chức? Hãy đặt dấu đó vào chỗ thích hợp
- Cam, quýt, bưởi, xoài là đặc sản của vùng này
3. Thiếu dấu thích hợp để tách các bộ phận của câu khi cần thiết.
- Quả thật tôi không biết nên giải quyết vấn đề này như thế nào và bắt đầu từ đâu? Anh có t hể cho tôi một lời khuyên không, đừng bỏ mặc tôi lúc này?
4. Lẫn lộn công dụng của các dấu câu
 - HS đọc ví dụ
GV hỏi: Đặt dấu chấm hỏi, ở câu thứ I và dấu chấm ở cuối câu thứ hai trong đoạn văn này đã đúng chưa? vì sao? ở vị trí đó nên dùng dấu gì?
 GV chỉ định 1 HS đọc chậm rõ ghi nhớ (SGK)
Hoạt động 3: Hướng dẫn luyện tập
Bài tập 1
- Con chó cái nằm ở gậm phảng bỗng chốc vẫy đuôi rồi rít, tỏ ra dáng bộ vui mừng
Bài tập 1/152: Chép đoạn văn điền dấu câu thích hợp
Chép đoạn văn vào vở bài tập và điền dấu cho thích hợp?
- Anh Dậu lữ thữ từ cổng tiến vào với vẻ mặt xanh ngắt và buồn rứt như kẻ sắp bị tù tội
+ Cái Tí, thằng Dần cũng vỗ tay reo:
Bài tập 2: Phát hiện lỗi về dấu câu
- A! Thầy đã về! Thầy đã về!
Bài tập 2/152
a/ Sao mãi tới giờ anh mới về? Mẹ ở nhà chờ anh mãi. Mẹ dặn là anh phải làm xong bài tập trong chiều hôm nay
b/ Từ xưa, trong... nhân dân yêu nhau, giúp đỡ. Vì vậy có ...
c/ Mặc dù đã qua tháng, nhưng tôi vẫn ... là học sinh
a/
b/
c/
Hoạt động 4:
4. Củng cố:
- Qua bài tập, GV củng cố lại kiến thức cơ bản
- HS cho 1 vài ví dụ dùng dấu câu sai
5. Dặn dò:
- Về nhà học ghi nhớ cho ví dụ
- Xem trước bài mới.
	.................................................&&&............................................................
Tuần: 16
Tiết: 61
Thuyết minh về một thể loại văn học
Ngày soạn
I. Mục tiêu cần đạt:
- Củng cố kiến thức về kiểu văn bản thuyết minh
- Rèn luyện các thao tác xây dựng văn bản thuyết minh
- Tích hợp với hai văn bản Văn đã học
II. Chuẩn bị của thầy và trò:
Thầy: 	- Tham khảo sách giáo khoa, sách giáo viên
	- Soạn giáo án
Trò: 	- Xem trước bài mới và trả lời những câu hỏi 153 SGK
III. Các bước lên lớp:
1. ổn định tổ chức:
- Kiểm tra sĩ số tác phong
2. Kiểm tra bài cũ:
- Xem vở học sinh
3. Bài mới:
Tiến trình tổ chức hoạt động của thầy và trò
Giới thiệu bài:
Chúng ta đã biết kiểu bài văn thuyết minh là trình bày trí thức, hiểu biết con người và sự vật ấy. Trước hết, nó đòi hỏi tính chính xác, gãy gọn, khúc chiết, sáng tỏ. Vậy, hình thức quan sát thuyết minh trong bài hôm nay lại là một thể thơ, một thể loại văn học. Do đó cho học sinh hiểu thuyết minh một bài thơ, một đối tượng ngắn, nhỏ, dễ quan sát để rút ra tri thức, để nêu lên đặc diểm của thể thơ thất ngôn bát cú để học sinh tạo nên dàn bài thuyết minh.
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Nội dung bài học
Hoạt động 1:
I. Bài học
Đọc và tìm hiểu đề
Gọi HS đọc đề bài SGK trang 153.Dùng đèn chiếu cho HS dọc 2 bài thơ: Vào nhà ngục Quảng Đông, Đập đá ở Côn Lôn rồi trả lời các câu hỏi
Học sinh đọc bài thơ qua đèn chiếu rồi trả lời câu hỏi
1. Từ quan sát đến mô tả, thuyết minh đặc điểm 
a/ Quan sát:
 Mỗi bài thơ có mấy dòng, mỗi dòng có mấy chữ (tiếng)
Số dòng, số chữ ấy có bắt buộc không? Có thể tuỳ ý thêm bớt được không? Em hiểu thế nào là vần trắc?
 - Mỗi bài thơ có 8 dòng, mỗi dòng có 7 tiếng, toàn bài có 56 tiếng
 - Số dòng, số chữ bắt buộc, không thể tuỳ ý thêm bớt
- Vần bằng gồm tiếng có thanh huyền và thanh ngang ghi kí hiệu b.
b/ Đặc điểm của thể thơ
- Vần trắc gồm tiếng có thanh hỏi, ngã, sắc ghi kí hiệu t.
- Hãy ghi kí hiệu bằng trắc cho từng tiếng trong 2 bài thơ?
a/ Vào nhà ngục Quảng Đông cảm tác
+ Bằng: là, hào, phong, lưu, chân, thì, tù, không, nhà, trong, người, năm, châu, tay, ôm, bồ, kinh, cười, tan, thù, than, còn, bao, nhiêu, nguy, gì đâu
c/Quy luật bằng trắc của thể thơ
GV gợi ý:+ Trắc: vẫn, kiệt, vẫn, chạy, mỏi, hãy, ở, đã, khách, bốn, biển, lại, có, tội, giữa, bủa, chặt, tế, mở, miệng, cuộc, oán, ấy, vẫn, sự, nghiệp, hiểm, sợ
- Nếu dòng trên tiếng bằng, ứng với dòng dưới tiếng trắc gọi là đối nhau. Nếu dòng trên tiếng bằng ứng với dòng dưới cũng là tiếng bằng gọi là niệm với nhau. Dựa vào kết quả quan sát, hãy nêu mối quan hệ bằng trắc giữa các dòng
b/ Đập đá ở Côn Lôn:
+ Bằng: làm, trai, Côn, Lôn, lừng, làm, cho, non, tan, năm, ra, tay, chăm, hòn, ngày, bao, thân, sành, mưa, càng, son, trời, khi, gian, nan, chi, con, con.
+ Trắc: đứng, giữa, đất, lẫy, lở, núi, sách, búa, đánh, bảy, đống, đập, bể, mấy, tháng, quản, sỏi, nắng, dạ, sắt, những, kẻ, vá, lỡ, kể, việc.
- Theo luật: + Nhất, tam, ngũ, bất luận
+ Nhị, tứ, lục phân minh
- Cách đối trong bài thơ thất ngôn bát cú như thế nào?
- Các tiếng trong các câu 3 - 4 và 5 - 6 phải đối nhau theo từng cặp
Giống nhau về từ loại, ngược nhau về thanh điệu
- Chỉ ra câu đối nhau trong bài thơ?
+ Đã khách không nhà > < Lại người có tội
+ Đang tay ôm chặt > < Mở miệng cười tan
+ Tháng ngày bao quản > < Mưa nắng chi sờn
- Mỗi bài thơ có những tiếng nào hiệp vần với nhau, nằm ở vị trí nào trong dòng thơ và đó là vần bằng hay trắc?
- Tiếng thứ bảy của các câu 1, 2, 4, 6, 8 hiệp vần với nhau
- Tù ... thù, chân ... đâu: vần bằng (cảm tác voà nhà ngục Quảng Đông)
- Lôn ... non, hòn... son... con: Vần bằng (Đập đá ở Côn Lôn)
- Cho biết câu thơ 7 tiếng trong bài ngắt nhịp như thế nào?
- Bằng, trắc:
+ Chân: các tiếng cuối vần với nhau
+ Liền: 1 - 2
+ Cách: 2 - 4 - 6 - 8
+ Thất ngôn bát cú có 8 câu, 5 vần
- Cách ngắt nhịp phổ biến:
+ 2 - 2 - 3
+ 4 - 3
Hoạt động 2:
2. Lập dàn ý:
Lập dàn ý
HS đọc lại dàn ý SGK tr.153
- Theo em, dàn bài thuyết minh đặc điểm thể thơ thất ngôn bát cú gồm mấy phần? Từng phần như thế nào?
- Dàn bài thuyết minh đặc điểm thể thơ thất ngôn bát cú gồm 3 phần:
* Mở bài: Nêu định nghĩa chung về thể thơ: thơ thất ngôn bát cú là một thể thông dụng trong các thể thơ Đường Luật, được các nhà thơ Việt Nam rất yêu chuộng. Các nhà thơ cổ điển Việt Nam ai cũng làm thể thơ này bàng chữ Nôm, chữ Hán
 - Mở bài: Nêu định nghĩa chung về thể thơ.
* Thân bài: Giới thiệu các đặc điểm của thể thơ
+ Số câu, số chữ trong mỗi bài
+ Quy định bằng trắc của thể thơ
+ Cách gieo vần của thể thơ
+ Cách ngắt nhịp của mỗi dòng thơ
- Thân bài: Thuyết minh luật thơ
* Kết luận: Nêu cảm nhận về vẻ đẹp, nhạc điệu của thể thơ
- Kết bài: Vai trò của thể thơ thất ngôn bát cú từ xưa tới nay
- Giáo viên chỉ định học sinh đọc chậm, rõ ghi nhớ SGK trang 154
 - HS đọc ghi nhớ SGK/154
II. Ghi nhớ: SGK tr.154
Hoạt động 3: Luyện tập
III. Luyện tập
4. Củng cố - luyện tập
Bài tập 1/154: GV hướng dẫn
- Hình thức: Tự sự loại nhỏ
HS làm bài theo nhóm, cử đại diện lên trình bày qua đèn chiếu. Thuyết minh truyện ngắn Lão Hạc của Nam Cao
BT1/154: Thuyết minh truyện ngắn Lão Hạc của Nam Cao
- Dung lượng: Nhỏ, tập trung mô tả một cảnh đời của cuộc sống một biến cố, một hoạt động, một trạng thái, thể hiện một khía cạnh tính cách hay một mặt nào đó của đời sống xã hội
 - Mở bài: Định nghĩa truyện ngắn là gì? (SGK/154)
- Thân bài: Giới thiệu các yếu tố của truyện ngắn tự sự
- Cốt truyện: Diễn ra trong một không gian, thời gian hạn chế
1.Tự sự
a/ Yếu tố chính, quyết định cho sự tồn tại của một truyện ngắn
b. Gồm: Sự việc chính và nhân vật chính
- Kết cấu truyện: Thường là ngắn, là sự đối chiếu, tương phản để làm bật ra chủ đề
+ Sự việc chính: Lão Hạc giữ tài sản cho con bằng mọi giá
+ Nhân vật chính: Lão Hạc
+ Ngoài ra còn c ... : Cần nhớ rằng câu có mục đích cầu khiến (tức là thuộc hành động điều khiển) có thể không có hình thức của kiểu câu cầu khiến. Cách nói của mỗi nhân vật thường thê hiện quan hệ giữa người nới với ngươi nghe và tính cách của người nói. Dế Choắt yếu đuối hơn Dế Mèn nên nói lời đề nghị một cách khiêm nhường, nhã nhặn, còn Dế Mèn thì huênh hoang và hách dịch.
Bài tập 4 : HS tự chọn, GV so sánh các phương án được chọn, khuyến khích phương án mang tính lịch sự cao hơn, như các phương án (b) và (e).
 Bài tập 5 : Nên chọn hành động (c). Vì chỉ đưa giúp lọ gia vị mà không nói câu nào thì không lịch sự, còn trả lời rằng ''Cái lọ ấy không nặng'' là không hiểu ý người nói (người nói không có mục đích hỏi mà có mục đích nhờ cậy
 IV. Củng cố :
 - HS đọc lại phần ghi nhớ
 V. Hướng dẫn học tập :
 - Học thuộc ghi nhớ 
 - Chuẩn bị bài mới : Hội thoại 
Tuần 25
Tiết 99
ÔN TẬP LUẬN ĐIỂM
Ngày soạn
A. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT : Giúp HS
- Nắm vững hơn nữa khái niệm luận điểm, tránh được những sự hiểu lầm mà các em thường mắc phải (như lẫn lộn luận điểm với vấn đề cần nghị luận hoặc coi luận điểm là một bộ phận của vấn đề nghị luận...).
- Thấy rõ hơn mối quan hệ giữa luận điểm với vấn đề nghi luận và giữa các luận điểm với nhau trong một bài văn nghị luận.
B. Chuẩn bị của thầy và trò :
	- Thầy : Nghiên cứu SGK7,8, SGV, SBT
	- Học sinh : Đọc lại các bài về văn nghị luận ở SGK lớp 7, trả lời các câu hỏi , Nghiên cứu SGK lớp 8 bài ôn tập này 
C. Lên lớp :
	I. Ổn định tổ chức
	II. Kiểm tra bài cũ: Kiểm tra phần chuẩn bị của HS
	III. Bài mới 
 HOẠT ĐỘNG CỦA GV 
HOẠT ĐÔNG CỦA HS
GHI BẢNG
*Hoạt động 1: GV yêu cầu HS tiếp tục nhớ lại những kiến thức đã học ở lớp 7 để trả lời được câu hỏi
- Luận điểm là gì ?
GV giảng giải thêm
- HS xác định : trong 3 câu trả lời ghi ở mục I.1 trong SGK, không thể chấp nhận 2 câu trả lời đầu tiên (vì người trả lời đã không phân biệt được vấn đề và luận điểm), chỉ có câu trả lời thứ ba là chính xác
I. Khái niệm về luận điểm 
- Hãy nhắc lại những luận điểm của bài Tinh thần yêu nước của nhân dân ta
Vấn đề được đặt ra trong bài “TTYNCNDT” là gì ? Có thể làm sáng tỏ vấn đề đó được không, nếu trong bài văn, Chủ tịch Hồ Chí Minh chỉ đưa ra luận điểm “Đồng bào ta ngày nay có lòng yêu nước nồng nàn ? (Không đủ để làn rõ vấn đề tinh thần yêu nước của nhân dân ta )
- Chiếu có phải là một bài văn nghị luận không, vì sao ? Nếu Chiếu dời đô đúng là văn nghị luận thì bài văn ấy có những luận điểm nào ? Có thể xác định luận điểm của bài văn ấy theo cách được nêu ở mục I.1 trong SGK không, vì sao vậy ?
GV kết luận : Trong bài văn nghị luận, luận điểm cần phải phù hợp với yêu cầu giải quyết vấn đề và phải đủ để làm sáng tỏ toàn bộ vấn đề.
Hs xác định các luận điểm như sau :
- Dân ta có một lòng nồng nàn yêu nước (LĐ xuất phát)
- Những trang sử yêu nước vẻ vang 
- Đồng bào ta ngày nay cũng có lòng yêu nước nồng nàn
- Bổn phận của chúng ta (LĐ chính )
HS thảo luận trả lời :
- Chiếu cũng làn một vă bản nghị luận vì nó là mệnh lệnh, thể hiện tư tưởng chính trị lớn lao của nhà vua. Chiếu dời đô là văn bản nghị luận
- Luận điểm ''Các triều đại trước đây đã nhiều lẩn thay đổi kinh đô'' không đủ để làm sáng tỏ vấn đề ''cần phải dời đô đến Đại La'' của Chiếu dời đô
II. Mối quan hệ giữa luận điểm với vấn đề cần được giải quyết trong bài văn nghị luận 
*Hoạt động 2 : GV tổ chức cho HS xem xét hệ thống luận điểm được nêu trong mục III.l.
 GV hướng dẫn các em rút ra kết luận : Trong bài văn nghị luận, luận điểm cần phải chính xác và gắn bó chặt chẽ với nhau.
 GV cho HS đọc lại phần Ghi nhớ
HS nhận thấy : 
a) Hệ thống thứ nhất đạt được các điều kiện ghi trong mục III.1. 
b) Hệ thống thứ hai không đạt được các điều kiện đó là bởi :
- Trong hệ thống đó, có những luận điểm chưa chính xác cũng có luận điểm chưa phù hợp với vấn đề ,Vì chưa chính xác nên luận điểm (a) không thể lám cơ sở để dẫn tới luận điểm (b). Bởi không bàn về phương pháp học tập nên luận điểm (c) không liên kết được với các luận điểm đứng trước và sau nó. Do đó, luận điểm (d) cũng không kế thừa và phát huy được kết quả của 3 luận điểm (a), (b), (c) trên đó. 
HS đọc lại phần Ghi nhớ
III. Mối quan hệ giữa các luận điểm trong bài văn nghị luận 
*Hoạt động 3 : Hướng dẫn luyện tập.
GV cho HS đọc đề bài tập 
-Tìm hiểu yêu cầu của đề ?
- Hướng giải quyết bài tập 
-Thực hiện giải bài tập
Bài tập 1:
- HS lựa chọn luận điểm “ Nguyễn Trãi là người anh hùng dân tộc” vì Nguyễn Trãi như một ông tiên trong toà ngọc là luận điểm của Nguyễnh Mộng Tuân
- Bài tập 2 có 2 yêu cầu :
+ Chọn luận điểm phù hiợp với luậ điểm chính “ Giáo dục là chìa khoá của tương lai ( Mở vào cánh cổng tương lai)
- Sắp xếp các luận điểm thành một hệ thống hợp lý 
IV. Luyện tập 
Giải bài tập :
Bài 1. Luận điểm của phần văn bản ấy không phải là ''Nguyễn Trãi là một ông tiên'', cũng không hẳn là ''Nguyễn Trãi là anh hùng dân tộc'', mà là ''Nguyễn Trãi là tình hoa của đất nước, dân tộc và thời đại lúc bấy giờ''
Bài 2. 
a) Các luận điểm được lựa chọn phải có nội dung chính xác và phù hợp với ý nghĩa của vấn đề ''giáo dục là chìa khoá của tương lai'' (hiểu theo nghĩa : giáo dục góp phần mở ra tương lai cho loài người trên Trái Đất). Đây là vấn đề nghị luận, đồng thời cũng là luận điểm trung tâm. Vì thế, không thể chọn những ý không có mối quan hệ chặt chẽ với nội dung cơ bản này (như : Nước ta có truyền thống giáo dục lâu đời) làm luận điểm của bài văn. 
b) Có thể sắp xếp các luận điểm đã được lựa chọn và sửa chữa theo trật tự dưới đây : 
Giáo dục đươc coi là chìa khoá của tương lai với những lẽ sau:
- Giáo dục là yếu tố quyết định đến việc điều chỉnh tốc độ gia tăng dân số ; thông qua đó, quyết định môi trường sống, mức sống,... trong tương lai.
- Giáo dục trang bị kiến thức và nhân cách, trí tuệ và tâm hổn cho trẻ em hôm nay, những người sẽ làm nên thế giới ngày mai.
- Do đó, giáo dục là chìa khoá cho sự tăng trưởng kinh tế trong tương lai. 
- Cũng do đó, giáo dục là chìa khoá cho sự phát triển chính trị và cho tiến bộ xã hôi sau này. 
 IV. Củng cố : Hs đọc lại phần ghi nhớ
V. Hướng dẫn học tập :
 - Xác định các luận điểm mà La Sơn Phu Tử Nguyễn Thiếp đã sử dụng trong bài “ Bàn về phép học”
 - Chuẩn bị bài mới :”Viết đoạn văn trình bày luận điểm “
	.................................................&&&............................................................
Tuần 25
Tiết 100
VIẾT ĐOẠN VĂN TRÌNH BÀY LUẬN ĐIỂM
Ngày soạn
A. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT : Giúp HS : 
- Nhận thức được ý nghĩa quan trọng của việc trình bày luận điểm trong một bài văn nghi luận.
- Biết cách viết đoạn văn trình bày một luận điểm theo các cách diễn dịch và quy nạp.
B. Chuẩn bị của thầy và trò :
	-Thầy : Nghiên cứu SGK, SGV, SBT
	- Học sinh : Đọc trước SGK, soạn bài
C. Lên lớp :
	I. Ổn định tổ chức
	II. Kiểm tra bài cũ:
- Thế nào là luận điểm, luận cứ ? 
	- GV kết hợp kiểm tra việc chuẩn bị bài của Hs)
	III. Bài mới :
GV đi vào bài giảng bằng cách kiểm tra việc làm bài tập 2 trong bài tập làm văn trước đó, rồi đặt vấn đề : Coi như em đã tìm được và sắp xếp được luận điểm một cách hợp lí rồi. Nhưng em cớ tin rằng, như thế là em đã có đủ điều kiện để làm tốt bài tập làm văn không ? Vì sao ? 
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐÔNG CỦA HS
GHI BẢNG
*Hoạt dộng 1. GV tổ chức cho HS tìm hiểu các đoạn văn bản ở SGK và thảo luận các câu hỏi 
- Đâu là câu chủ đề trong mỗi đoạn văn
- Em có nhận xét gì về vị trí của câu chủ đề 2 trong đoạn văn ?
GV cho HS đọc các điểm 1 và 2 của phần Ghi nhớ
HS thấy được :
a) Các đoạn văn nghị luận thường có câu chủ đề.
- Đoạn văn (a) trong SGK nêu lên luận điểm : ''thành Đại La thật là chốn tự hội trọng yếu của bốn phương đất nước ; cũng là nơi kinh đô bậc nhất của đế vương muôn đời''. 
- Luận điểm trong đoạn văn (b) lại là : ''Đồng bào ta ngày nay cũng (nồng nàn yêu nước) rất xứng đáng với tổ tiên ta ngày trước''
b) Câu chủ đề có thể đặt ở đầu đoạn văn và cũng có thể đặt ở cuối đoạn văn. Vị trí ấy cho thấy : đoạn văn diễn dịch (như đoạn (b), đoạn văn quy nạp (như đoạn (a)
HS đọc các điểm 1 và 2 của phần Ghi nhớ
I.Trình bày luận điểm thành một đoạn văn nghị luận
- Câu chủ đề
- Vị trí của câu chủ đề- đoạn diễn dịch và đoạn quy nạp
 Ghi nhớ 
*Hoạt động 2. GV tổ chức cho HS tiếp tức tìm hiểu đoạn văn ở mục I.2 của SGK và thảo luận các câu hỏi
- Lập luận là gì ?
- Tìm luận điểm và cách lập luận trong đoạn văn ?
- Cách lập luận trong đoạn văn trên có làm cho luận điểm đoạn văn trên trở nên sáng tỏ, chính xác và có sức thuyết phục mạnh mẽ không.
- Hãy nhận xét về các sắp xếp ý trong đoạn văn vừa dẫn , 
- Hãy nhận xét về cách dùng từ ngữ và tác dụng của nó trong việc diễn đạt 
HS thấy được 
a) Luận điểm sở dĩ có sức thuyết phục là nhờ luận cứ.
b) Trong việc trình bày luận điểm, các ý cần được sắp xếp theo một thứ tự hợp lí. 
c) Luận điểm và luận cứ cần được trình bày chặt chẽ và hấp dẫn. 
*Hoạt động 3. Hướng dẫn luyện tập
Bài 1. 
Bài 2
II. Luyện tập:
 Hướng dẫn HS làm bài tập 
 Bài 1. ( HS làm việc các nhân )Xác định luận điểm của đoạn văn dựa vào câu chủ đề. Có thể thấy ngay mỗi câu chủ đề đều thể hiện luận điểm của đoạn văn. Bài tập còn yêu cầu HS diễn đạt luận điểm dưới dạng ngắn gọn, sáng rõ hơn. Có thể diễn đạt như sau :
a) Cần tránh lối viết dài đòng khiến người đọc khó hiểu.
b) Nguyên Hồng thích truyền nghề cho bạn trẻ.
 Bài 2. (Hs làm việc theo nhóm và trình bày bằng miệng trước lớp ) Đoạn văn được viết ra để trình bày luận điểm ''Tế Hanh là một người tinh lắm''. Luận điểm ấy được chứng thực qua 2 luận cứ : ''Tế Hanh đã ghi được đôi nét thần tình về cảnh sinh hoạt chốn quê hương'' và ''Thơ Tế Hanh đưa ta vào một thế giới rất gần gũi thường ta chỉ thấy một cách mờ mờ, cái thế giới những tình cảm ta đã âm thầm trao cho cảnh vật''. Các luận cứ đó được tác giả xếp đặt theo trình tự tăng tiến, luận cứ sau biểu hiện một mức độ tinh tế cao hơn so với luận cứ trước. Nhờ cách sắp xếp ấy mà độc giả càng đọc càng thấy hứng thú không ngừng được tăng thêm.
 Bài 3: Hs thực hiện viết hai đoạn văn ngắn trên giấy trong để GV đưa vào đèn chiếu sửa chữa. 
 Bài 4. (Hs thảo luận nhóm và viết kết quả vào giấy trong đưa lên đèn chiếu, các nhóm khác nhận xét, GV kết luận )
Các luận cứ của luận điểm ấy có thể được sắp xếp như sau : 
- Văn giải thích được viết ra nhằm làm cho người đọc hiểu.
- Giải thích càng khó hiểu thì người viết càng khó đạt được mục đích.
- Ngược lai, giải thích càng dễ hiểu thì người đọc càng dễ lĩnh hội, dễ nhớ, dễ làm theo.
- Vì thế, văn giải thích phải được viết sao cho dễ hiểu.
 Hướng dẫn học tập : 
 - Học thuộc lòng ghi nhớ
 - Chuẩn bị tiết sau :”Luyện tập xây dựng và trình bày luận điểm “
.................................................&&&............................................................

Tài liệu đính kèm:

  • docVan 8 ki 2(1).doc