Giáo án Ngữ văn 8 - Tiết 6: Văn bản Trong lòng mẹ (Tiếp) - Năm học 2009-2010 - Lê Đức Quang

Giáo án Ngữ văn 8 - Tiết 6: Văn bản Trong lòng mẹ (Tiếp) - Năm học 2009-2010 - Lê Đức Quang

GV: Trong con mắt hạnh phúc của chú bé, người mẹ vẫn tươi đẹp như thuở còn sung túc: "Gương mặt mẹ tôi vẫn tươi sáng với đôi mắt trong và nước da mịn, làm nổi bật mầu hồng của hai gò má"

(?) Cảm giác của chú bé khi được nằm trong lòng mẹ được diễn tả ntn?

- Tôi thấy những cảm giác ấm áp đã bao lâu mất đi bỗng lại mơn man khắp da thịt.

- Hơi quần áo mẹ tôi và những hơi thở ở khuôn miệng xinh xắn nhai trầu phả ra lúc đó thơm tho lạ thường.

Gv khai thác nội dung bức ảnh

(?) Vì sao bé Hồng lại có những cảm giác sung sướng, hạnh phúc đến mãnh liệt như vậy?

Lúc này dường như tất cả các giác quan của Hồng đều thức dậy để tận hưởng tình mẹ. Trong đầu óc chú, những lời nói cay độc của bà cô hôm nào đã tan biến đi như 1 làn khói. Trong cảm giác sung sướng vô biên ấy, chú đã thấm thía rằng: "Phải bé lại và lặn vào lòng người mẹ, áp mặt vào bầu sữa nóng của người mẹ, để bàn tay người mẹ vuốt ve từ trán xuống cằm, và gãi rôm ở sống lưng cho, mới thấy người mẹ có một êm dịu vô cùng". Và chân lý ấy đã đi theo chú bé suốt cuộc đời.

 

doc 7 trang Người đăng tranhiep1403 Lượt xem 1270Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn 8 - Tiết 6: Văn bản Trong lòng mẹ (Tiếp) - Năm học 2009-2010 - Lê Đức Quang", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Bài số 2, tiết 6, văn bản: trong lòng mẹ (tiếp)
 (Trích hồi kí “Những ngày thơ ấu” )
	 –– Nguyên Hồng ––
NS: 19/08/2009
NG: 24/08/2009
I/ Mục tiêu cần đạt.
1/ Kiến thức.
	Nhận diện được tình cảnh đáng thương và nỗi đau tinh thần của nhân vật chú bé Hồng, cảm nhận được tình yêu thương mãnh liệt của chú đối với mẹ.
	Bước đầu hiểu được văn hồi kí và đặc sắc của thể văn này qua ngòi bút Nguyên Hồng: Thấm đượm chất trữ tình, lời văn tự nguyện, chân thành, giàu sức truyền cảm.
2/ Kĩ năng.
Rèn các kĩ năng phân tích nhân vật, phân tích cách kể chuyện kết hợp nhuần nhuyễn với tả tâm trạng, cảm xúc bằng lời văn thống thiết.
3/ Thái độ.
Đồng cảm với nỗi đau tinh thần, tình yêu mãnh liệt, nồng nàn của nhân vật với người mẹ.
II/ Đồ dùng dạy học.
GV: Bảng phụ
HS : Tìm hiểu các bài viết nói về Nguyên Hồng.
III/ Phương pháp
Thuyết trình, vấn đáp, thảo luận nhóm, nêu vấn đề, gợi mở
IV/ Tổ chức giờ học.
1/ Tổ chức: Sĩ số	8a:	8b:
2/ Kiểm tra
(?) Phân tích nhân vật bà cô qua cái nhìn và tâm trạng của bé Hồng ?
3/ Bài mới.
HĐ của thầy và trò
T/g
Nội dung chính
HĐ1. Khởi động
- Mục tiêu:
Nhắc lại kiến thức cũ để định hướng nội dung kiến thức sẽ tiếp thu ở trong tiết học.
- Cách tiến hành:
Gv dùng lời nói để dẫn dắt HS tới kiến thức sẽ tiếp thu.
Trong tiết trước, chủ yếu chúng ta tìm hiểu nhân vật bà cô quái ác qua cuộc gặp gỡ – như là mèo vờn chuột, một trò đùa tàn ác – do chính bà ta tạo ra và dàn dựng. Trong màn bi hài kịch nho nhỏ ấy, và trong những hoàn cảnh khác, tâm trạng của chú bé Hồng đã diễn biến ntn? Qua đó, người đọc thấy rõ tính cách, tâm hồn của chú bé ra sao? Đó chính là một trong những nội dung quan trọng của tiết học này
HĐ2. HDHS đọc – hiểu văn bản.
- Mục tiêu:
Phân tích được diễn biến tâm trạng của nhân vật Hồng và tình cảm mẹ con thắm thiết của Hồng.
- ĐDDH: Bảng phụ
- Cách tiến hành:
(?) Tiết trước, ta thấy hoàn cảnh sống hiện tại của bé Hồng ntn?
Hoàn cảnh đáng thương của bé Hồng:
+ Bố chời bời, nghiện ngập, mất sớm.
+ Mẹ bỏ 2 con nhỏ đi tha hương cầu thực, gần năm trời không có tin tức gì.
+ Hồng phải sống với bà cô lạnh lùng, thâm hiểm trong sự cô đơn tủi buồn.
(?) Trước những lời lẽ xúc xiểm ngoa ngoắt, cố tình làm hoen ố tình mẫu tử của bà cô, chú bé Hồng đã tỏ thái độ ra sao ?
Hs trả lời
Gv sử dụng bảng phụ hệ thống thái độ
(?) Tại sao bé hồng lại cúi đầu không đáp ?
Cúi đầu không đáp vì nhận ra sự lừa mị giả dối của bà cô, tìm cách trả lời ứng xử thích đáng.
(?) Trước những lời khuyên cay độc của bà cô, phản ứng của bé Hồng ở lần 2 như thế nào? 
Đau đớn tủi nhục, nước mắt ròng ròng nhưng vẫn đầy niềm tin mẹ
Bày tỏ thái độ sâu sắc mà dữ dội (tiếng cười dài trong tiếng nước mắt).
(?) Sự việc bà cô không mảy may để ý, vẫn tươi cười kể cho tôi nghe phản ứng của bé Hồng như thế nào ?
Cổ nghẹn lại khóc không ra tiếng
GV: Lời văn lúc này dồn dập với các hình ảnh, các động từ mạnh mẽ: "Cô tôi chưa dứt câu, cổ họng tôi đã nghẹn ứ khóc không ra tiếng. Giá như những cổ tục đã đày đoạ mẹ tôi là một vật như hòn đá hay cục thuỷ tinh, đầu mẩu gỗ, tôi quyết vồ ngay ấy mà cắn, mà nhai, mà nghiến cho kỳ nát vụn mới thôi".
Gv tích hợp: Vồ lấy ngay -> cắn -> nhai -> nghiến-> kỳ nát vụn:. Những từ nằm trong một trường nghĩa, đặc tả sự căn giận uất ức một cách mãnh liệt và dữ dội -> thành công về mặt nghệ thuật.
(?) ở đây, tác giả đã sử dụng phương thức biểu đạt gì ?
Biểu cảm trực tiếp
(?) Xuất phát từ đâu chú bé lại có thái độ này ?
Yêu thương mẹ tha thiết
(?) Điều đó cho thấy bé Hồng là người ntn ?
(?) Buổi chiều hôm ấy, khi tan học, thoáng thấy bóng người ngồi trên xe kéo giống mẹ mình thì Hồng đã có lời nói, cử chỉ, hành động ntn ?
Đuổi theo, gọi bối rối: "Mợ ơi! mợ ơi! mợ ơi!"
(?) Cử chỉ đó thể hiện điều gì ?
Mẹ xuất hiện đột ngột, bất ngờ -> vui tột đỉnh.
GV: Chú gọi mẹ mà lại bối rối vì sợ mình nhầm. Biết đâu người ngồi trên xe không phải là mẹ mình? Nếu vậy thì nỗi đau đớn, tủi cực trong lòng chú không biết bao giờ mới vơi cạn.
( ?) Lúc này cảm giác của Hồng được diễn tả ntn?
Cảm giác của Hồng lúc này "khác gì cái ảo ảnh của một dòng nước trong suốt chảy dưới bóng râm đã hiện ra trước mắt gần rạn nứt của người bộ hành ngã gục giữa sa mạc"
(?) Tác giả đã diễn tả cảm giác của Hồng bằng hình ảnh so sánh rất hay, cho biết tác dụng?
Hình ảnh so sánh này đã cực tả nỗi khắc khoải mong mẹ của Hồng.
GV bình: Chú "khát" tình mẹ cũng như người bộ hành khát nước đến ngã gục giữa sa mạc. Chính vì thế mà khi gặp mẹ, Hồng xiết bao sung sướng và hạnh phúc (Chú thở hồng hộc, trán đẫm mồ hôi, và khi trèo lên xe, Hồng ríu cả chân lại).
Hs đọc: xe chạy chầm chậm 
(?) Em hãy tìm những chi tiết thể hiện cử chỉ, tâm trạng, hành động của bé Hồng khi gặp mẹ?
(?) Khi được mẹ "kéo tay", "xoa đầu" thì Hồng có biểu hiện ntn?
Chú bé "oà lên khóc rồi cứ thế nức nở"
T/luận nhóm 4( 3’).
(?) Theo em lần "khóc nức nở" này khác gì với cái khóc ở lần trước (khi nói chuyện với bà cô)?
Đại diện các nhóm báo cáo.
Gv nhận xét, chốt
Giọt nước mắt lần này khác hẳn với lần trước; đó là giọt nước mắt của dỗi hờn mà hạnh phúc, tức tưởi mà mãn nguyện. Bao nhiêu tủi hờn, cay đắng, uất nghẹn tích tụ bấy lâu nay trong lòng chú đã được giải toả.
GV: Trong con mắt hạnh phúc của chú bé, người mẹ vẫn tươi đẹp như thuở còn sung túc: "Gương mặt mẹ tôi vẫn tươi sáng với đôi mắt trong và nước da mịn, làm nổi bật mầu hồng của hai gò má"
(?) Cảm giác của chú bé khi được nằm trong lòng mẹ được diễn tả ntn?
- Tôi thấy những cảm giác ấm áp đã bao lâu mất đi bỗng lại mơn man khắp da thịt.
- Hơi quần áo mẹ tôi và những hơi thở ở khuôn miệng xinh xắn nhai trầu phả ra lúc đó thơm tho lạ thường.
Gv khai thác nội dung bức ảnh
(?) Vì sao bé Hồng lại có những cảm giác sung sướng, hạnh phúc đến mãnh liệt như vậy?
Lúc này dường như tất cả các giác quan của Hồng đều thức dậy để tận hưởng tình mẹ. Trong đầu óc chú, những lời nói cay độc của bà cô hôm nào đã tan biến đi như 1 làn khói. Trong cảm giác sung sướng vô biên ấy, chú đã thấm thía rằng: "Phải bé lại và lặn vào lòng người mẹ, áp mặt vào bầu sữa nóng của người mẹ, để bàn tay người mẹ vuốt ve từ trán xuống cằm, và gãi rôm ở sống lưng cho, mới thấy người mẹ có một êm dịu vô cùng". Và chân lý ấy đã đi theo chú bé suốt cuộc đời.
(?) Những rung động cực điểm rất ngây thơ của Hồng trong cuộc gặp gỡ bất ngờ với người mẹ đã nói lên tình cảm của bé đối với mẹ là tình cảm ntn?
(?) Qua đoạn trích, Em thấy chất trữ tình được thể hiện ở những phương diện nào ?
Tình huống
Nội dung
Dòng cảm xúc.
HĐ3. HDHS rút ra ghi nhớ.
- Mục tiêu: rút ra được những nét tiêu biểu về nội dung và nghệ thuật của đoạn trích trong lòng mẹ và xác định được các nội dung trong ghi nhớ.
- Cách tiến hành:
(?) Nét đặc sắc nhất về nghệ thuật của chương hồi ký này là gì?
Đây là một chương tự truyện, hồi ký đẫm đà chất trữ tình:
+ Nhân vật: Người kể chuyện ở ngôi thứ nhất: xưng tôi
+ Tình huống truyện phù hợp, đặc sắc, điển hình, có điều kiện bộc lộ tâm trạng cảm xúc.
+ Kết hợp khéo, nhuần nhuyễn giữa kể – tả và thể hiện cảm xúc (biểu cảm).
+ Những so sánh mới mẻ, hấp dẫn.
+ Chất trữ tình của Nguyên Hồng thống thiết, nồng nàn với bút pháp hiện thực.
(?) Nêu nội dụng chủ yếu của chương hồi ký này?
Chương hồi ký kể về cuộc đối thoại đau đớn giữa bé Hồng với bà cô và cuộc gặp gỡ đầy nước mắt vui mừng, hạnh phúc của chú bé với người mẹ đáng thương của mình.
Hs đọc ghi nhớ
(?) Cần nắm được những đơn vị kiến thức nào trong phần ghi nhớ ?
1’
35’
3’
I/ Đọc – thảo luận chú thích
II/ Bố cục
III/ Tìm hiểu văn bản.
1/ Nhân vật bà cô
2/ Nhân vật bé Hồng
a/ Tâm trạng bé Hồng trong cuộc đối thoại với bà cô.
Lần 1: cúi đầu không đáp 
Lần 2: lòng chú bé thắt lại, khoé mắt đã cay cay, nước mắt  ròng ròng rớt xuống, cười dài trong tiếng khóc.
Lần 3: cổ họng tôi đã nghẹ ứ khóc không ra tiếng.
Bằng phương thức biểu cảm trực tiếp, sử dụng các động từ mạnh, đoạn văn đã diễn tả tâm trạng bé Hồng: ngoan , hiếu thảo, yêu thương mẹ tha thiết.
b/ Cảm giác của bé Hồng khi ở trong lòng mẹ.
+ Gọi mẹ
+ Hành động: Thở hồng hộc, trán đẫm mồ hôi, ríu cả chân lại, đùi áp vào đùi mẹ, đầu ngả vào cánh tay mẹ, cảm giác ấm áp mơn man da thịt
+ Cảm xúc: Phải bé lại và lăn vào lòng người mẹ để thấy sự êm dịu vô cùng
- Khi ở trong lòng mẹ: Cảm giác sung sướng cực điểm khi ở trong lòng mẹ cảm hứng say mê rung động tinh tế đầy tình mẫu tử.
Qua cuộc gặp gỡ bất ngờ với người mẹ của mình, ta thấy Hồng là một chú bé giàu tình cảm, giàu lòng tự trọng, tự tin, có bản lĩnh, là người con hiếu thảo, yêu thương mẹ đến mãnh liệt.
IV/ Ghi nhớ (SGK Tr 21)
NT
ND
4/ Củng cố.
So sánh nét chung, riêng chất trữ tình trong hai bài hồi ký – tự truyện: "Tôi đi học" của Thanh Tịnh và "Trong lòng mẹ" của Nguyên Hồng
Gv sử dụng bảng phụ đã kẻ sẵn
Nét chung
Nét riêng
- Nhân vật, người kể chuyện để ở ngôi thứ nhất – xưng tôi.
- Tình huống truyện phù hợp, đặc sắc, điển hình, có điều kiện bộc lộ tâm trạng, cảm xúc.
- Tình huống của bé Hồng bất thường và dữ dội hơn.
- Tâm trạng và cảm xúc của bé Hồng diễn biến phức tạp hơn, nhiều vẻ hơn, nồng nàn và mãnh liệt.
- Còn tâm trạng và cảm xúc của cậu học trò lần đầu tiên đến trường hiền dịu, êm ả hơn.
- Gv hệ thống kiến thức
5/ HDHT.
Học bài cũ.
Chuẩn bị: Tức nước vỡ bờ
 Trường từ vựng
	Xem lại kiến thức đã học ở lớp 7 về Từ đồng nghĩa
	–––––––––––––––––––––––––––––––––

Tài liệu đính kèm:

  • doctiet 6.doc