Giáo án Ngữ văn 8 - Tiết 59: Thuyết minh một thể loại văn học - Năm học 2009-2010 - Lê Đức Quang

Giáo án Ngữ văn 8 - Tiết 59: Thuyết minh một thể loại văn học - Năm học 2009-2010 - Lê Đức Quang

I. Mục tiêu bài học

1. Kiến thức

 - Sự đa dạng của đối tượng được giới thiệu trong văn bản thuyết minh.

 - Việc vận dụng kết quả quan sát, tìm hiểu về một số tác phẩm cùng thể loại để làm bài văn thuyết minh về một thể loại văn học.

2. Kĩ năng

 - Quan sát đặc điểm hình thức của một thể loại văn học.

 - Tìm ý, lập dàn ý cho bài văn thuyết minh về một thể loại văn học.

 - Hiểu và cảm thụ được giá trị nghệ thuật của thể loại văn học đó.

 - Tạo lập được một văn bản thuyết minh về một thể loại văn học có độ dài 300 chữ.

3. Thái độ

 Yêu thích tìm hiểu và khám phá để tìm ra những điểm mới hấp dẫn giúp cho quát trình taọ lập văn bản thuyết minh ấn tượng.

II. CÁC KĨ NĂNG SỐNG CƠ BẢN ĐƯỢC GIÁO DỤC TRONG BÀI

1. Kĩ năng xác định giá trị

2. Kĩ năng giao tiếp

3. Kĩ năng lắng nghe tích cực

4. Kĩ năng hợp tác

 

doc 5 trang Người đăng tranhiep1403 Lượt xem 5095Lượt tải 5 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn 8 - Tiết 59: Thuyết minh một thể loại văn học - Năm học 2009-2010 - Lê Đức Quang", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 22/ 11/ 2010
Ngày giảng: 24/11/2010
Bài 15
 Tiết 59, thuyết minh một thể loại văn học 
I. Mục tiêu bài học
1. Kiến thức
 - Sự đa dạng của đối tượng được giới thiệu trong văn bản thuyết minh.
 - Việc vận dụng kết quả quan sát, tìm hiểu về một số tác phẩm cùng thể loại để làm bài văn thuyết minh về một thể loại văn học.
2. Kĩ năng
 - Quan sát đặc điểm hình thức của một thể loại văn học.
 - Tìm ý, lập dàn ý cho bài văn thuyết minh về một thể loại văn học.
 - Hiểu và cảm thụ được giá trị nghệ thuật của thể loại văn học đó.
 - Tạo lập được một văn bản thuyết minh về một thể loại văn học có độ dài 300 chữ.
3. Thái độ
 Yêu thích tìm hiểu và khám phá để tìm ra những điểm mới hấp dẫn giúp cho quát trình taọ lập văn bản thuyết minh ấn tượng.
II. Các kĩ năng sống cơ bản được giáo dục trong bài 
1. Kĩ năng xác định giá trị
2. Kĩ năng giao tiếp
3. Kĩ năng lắng nghe tích cực
4. Kĩ năng hợp tác
III. Chuẩn bị
1. Giáo viên: Bảng phụ
2. Học sinh: Ôn luyện lại các kiến thức đã học.
IV. Phương pháp/ kĩ thuật dạy học
Phân tích ngôn ngữ, thông báo, nêu vấn đề ( Động não, đặt câu hỏi); Thảo luận nhóm ( chia nhóm, giao nhiệm vụ)
IV. Các bước lên lớp
1/ ổn định. 
2/ Kiểm tra đầu giờ (4’)
H. Trình bày cách làm bài văn thuyết minh ?
TL:
- MB: giới thiệu đối tượng thuyết minh 
- TB: 
+ xác định rõ phạm vi tri thức về đối tượng
+ Trình bày cấu tạo, đặc điểm, lợi ích của đối tượng
 Lựa chọn trình tự hợp lý
 Lựa chọn phương pháp hợp lý.
- KB: bày tỏ thái độ đối với đối tượng, kết luận.
3/ Tiến trình tổ chức các hoạt động 
* Khởi động ( 1’)
Gv nêu mục tiêu của tiết học
HĐ của thầy và trò
T/g
Nội dung
HĐ1. Hình thành kiến thức mới
* Mục tiêu: 
 - Sự đa dạng của đối tượng được giới thiệu trong văn bản thuyết minh.
 - Việc vận dụng kết quả quan sát, tìm hiểu về một số tác phẩm cùng thể loại để làm bài văn thuyết minh về một thể loại văn học.
- HS đọc bài thơ: “ Vào nhà ngục Quảng Đông cảm tác” và “Đập đá ở Côn Lôn”.
H: Nêu xuất xứ của thể thơ thất ngôn bát cú và giải thích ?
 Thất ngôn bát cú ( 8 câu, 7 chữ), có từ thời nhà Đường Đường luật
H: Mỗi bài thơ có mấy dòng? Mỗi dòng có mấy tiếng? Số dòng, số chữ ấy có bắt buộc không ? Có thể tuỳ ý thêm bớt được không ?
 số dòng số chữ bắt buộc không thể thêm bớt tuỳ ý
Gv giới thiệu kí hiệu bằng (B), trắc (T) cho từng tiếng: Bằng ( `, không dấu)
 Trắc ( ?, ~, /, . ) 
Gv sử dụng bảng phụ
Hs lên bảng điền kí hiệu bằng, trắc
Hs khác nhận xét, bổ sung
Gv chốt
+ Bài " Vào nhà ngục QĐCT"
T B B T, T B B
T T B B T T B
T T B B B T T
T B T T T B B
T B B T B B T
T T B B T T T
B T T B B T T
B B B T T B B
+ Bài “Đập đá ở Côn Lôn”
B B T T T B B
B T B B T T B
T T T B B T T
B B T T T B B
T B B T B B T 
B T B B T T B
T T T B B T T
B B B T T B B
GV: Nếu dòng trên tiếng bằng ứng với dòng dưới tiếng trắc thì gọi là “đối” nhau, nếu dòng trên tiếng bằng ứng với dòng dưới cũng tiếng bằng thì gọi là “niêm” với nhau (dính nhau).
H: Dựa vào kết quả quan sát, hãy nêu mối quan hệ bằng trắc giữa các dòng?
 Mối quan hệ giữa các dòng: Theo luật: Nhất, tam, ngũ bất luận, nhị, tứ, lục phân minh. (Nghĩa là: Không cần xét các tiếng thứ nhất, thứ ba, thứ năm, chỉ xét đối niêm ở các tiếng thứ hai, thứ tư, thứ sáu).
H: Xác định đối, niêm, giữa các dòng? Nhận xét về phép đối ( ý đối ý, thanh đối thanh, đối từ loại)
H: Hãy cho biết bài thơ có những tiếng nào hiệp vần với nhau, nằm ở vị trí nào trong câu và đó là vần bằng hay trắc ?
Hiệp vần ở cuối câu 2, 4, 6, 8 - vần chân, vần bằng (cũng có thể là vần trắc)
 - Tùthù, châuđâu: vần bằng 
 - Lôn nonhònsoncon vần bằng
H: Hãy cho biết câu thơ trong bài ngắt nhịp như thế nào? Bố cục của thơ TN ?
* Nhịp thường là 4/3
* Bố cục: đề, thực, luận, kết
H: Mở bài nêu được vấn đề gì ?
TNBC là một thể thơ thông dụng trong các thể thơ Đường luật được các nhà thơ Việt Nam ưa chuộng. Các nhà thơ cổ điển Việt Nam ai cũng làm thể thơ này bằng chữ Hán và chữ Nôm.
H: Thân bài cần trình bày những ý nào ?
H: Thể thơ này có ưu, nhược điểm gì ?
+ Ưu điểm: đẹp về sự tề chỉnh hài hoà cân đối cổ điển, nhạc điệu trầm bổng, đăng đối, nhịp nhàng.
+ Nhược điểm: gò bó vì có nhiều ràng buộc, không được phóng khoáng như thơ tự do.
H: Kết luận trình bày ý nào ?
Trình bày cảm nhận của em về vẻ đẹp của thể thơ này và nêu vị trí của thể thơ trong thơ Việt Nam : thể thơ quan trọng, nhiều bài thơ hay được làm theo thể thơ này và ngày nay vẫn được ưa chuộng.
H: Để thuyết minh một thể loại văn học cần làm những gì ?
Hs trả lời, Gv chốt
Hs đọc và khái quát ghi nhớ
HĐ2. Luyện tập
* Mục tiêu: 
- Xác định đối tượng cần giới thiệu trong một bài văn thuyết minh về một thể loại văn học
- Quan sát, nhận xét về thể loại văn học đã học như thể thơ thất ngôn đường luật, truyện ngắn, kí
Hs đọc và xác định yêu cầu bài tập.
Gv cho học sinh hoạt động nhóm 8(5’) Thuyết minh đặc điểm truyện ngắn lão Hạc.(Lập dàn bài)
Các nhóm nộp kết quả
Gv chữa và đánh giá.
VD : + Sự việc chính : Lão Hạc giữ tài sản cho con trai bằng mọi giá 
	+ Nhân vật chính : Lão Hạc 
	+ Ngoài ra còn có các sự việc và nhân vật phụ 
VD : Sự việc phụ : Con trai lão bỏ đi, lão Hạc đối thoại với con vàng, bán con vàng, đối thoại với con chó, xin bả chó, tự tử.
	Nhân vật phụ : Ông giáo, con trai lão Hạc, vợ ông giáo .
20’
18’
I.Từ quan sát đến mô tả, thuyết minh đặc điểm 1 thể loại văn học.
Đề bài :Thuyết minh đặc điểm thơ thất ngôn bát cú.
1. Quan sát.
- Bài thơ có 8 dòng ( bát cú) mỗi dòng 7 chữ (thất ngôn)
- Đối: câu 3-4; 5-6 (chữ 2, 4, 6) đối ý, thanh, từ loại
- Niêm (dính), (khoá lại), câu 1-8, 2-3, 4-5, 6-7.
(Đối, niêm ở tiếng thứ 2,4,6)
- Hiệp vần ở cuối câu 2, 4, 6, 8 - vần chân
- Nhịp thường là 4/3
2. Lập dàn bài.
a/ Mở bài.
Nêu định nghĩa chung về thể thơ thất ngôn bát cú.
b/ Thân bài.
Nêu các đặc điểm của thể thơ.
 + Số câu, số chữ
 + Qui luật bằng trắc
 + Cách gieo vần 
 + Cách ngắt nhịp
c/ Kết bài.
Cảm nhận về vẻ đẹp, nhạc điệu của thể thơ.
II. Ghi nhớ.
Yêu cầu thuyết minh thể loại VH
III. Luyện tập.
Bài tập
Thuyết minh đặc điểm truyện ngắn lão Hạc.
Bước 1 : Định nghĩa truyện là gì ?
Bước 2 : Giới thiệu các yếu tố của truyện ngắn 
1/ Tự sự : 
- Là yếu tố chính, quy định sự tồn tại của truyện ngắn 
- Gồm : Sự việc chính và nhân vật chính
2/ Miêu tả và biểu cảm là các yếu tố phụ giúp truyện ngắn sinh động, hấp dẫn. Thường đan xen vào các yếu tố tự sự
3/ Bố cục chặt chẽ hợp lý, lời văn trong sáng giàu hình ảnh. Chi tiết bất ngờ, độc đáo.
4/ Củng cố: (1’) Gv hệ thống kiến thức
5/ HDHT: (1’)Học bài và tập viết thành bài văn trên cơ sở dàn ý trên
 Ôn lại các kiến thức TV đã học từ đầu năm, chuẩn bị kiểm tra 1 tiết.

Tài liệu đính kèm:

  • doctiet 59.doc