Giáo án Ngữ văn 8 tiết 57: Đập đá ở Côn Lôn (Phan Châu Trinh)

Giáo án Ngữ văn 8 tiết 57: Đập đá ở Côn Lôn (Phan Châu Trinh)

Tiết: 57 ĐẬP ĐÁ Ở CÔN LÔN

Tuần: 15 (Phan Châu Trinh)

1. Mục tiêu:

1.1 Kiến thức:

- Sự mở rộng kiến thức về văn học cách mạng đầu thế kỷ XX.

- Chí khí lẫm liêt, phong thái đàng hoàng của nhà chí sĩ yêu nước Phan Châu Trinh .

- Cảm hứng hào hùng, lãng mạn được thể hiện trong bài thơ.

1.2 Kỹ năng:

- Đọc – hiểu văn bản thơ thất ngôn bát cú đường luật.

- Phân tích được vẻ đẹp hình tượng nhân vật trữ tình trong bài thơ.

- Cảm nhận được giọng thơ, hình ảnh thơ ở các văn bản.

1.3 Thái độ:

GD học sinh tình yêu nước. Tích hợp tư tưởng của Bác.

2. Trọng tâm:

- Sự mở rộng kiến thức về văn học cách mạng đầu thế kỷ XX.

- Chí khí lẫm liêt, phong thái đàng hoàng của nhà chí sĩ yêu nước Phan Châu Trinh .

- Cảm hứng hào hùng, lãng mạn được thể hiện trong bài thơ.

- Đọc – hiểu văn bản thơ thất ngôn bát cú đường luật.

- Phân tích được vẻ đẹp hình tượng nhân vật trữ tình trong bài thơ.

- Cảm nhận được giọng thơ, hình ảnh thơ ở các văn bản.

 

doc 4 trang Người đăng haiha30 Lượt xem 2946Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn 8 tiết 57: Đập đá ở Côn Lôn (Phan Châu Trinh)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết: 57	ĐẬP ĐÁ Ở CÔN LÔN
Tuần: 15 	 	(Phan Châu Trinh)	
Mục tiêu:
Kiến thức:
- Sự mở rộng kiến thức về văn học cách mạng đầu thế kỷ XX.
- Chí khí lẫm liêt, phong thái đàng hoàng của nhà chí sĩ yêu nước Phan Châu Trinh .
- Cảm hứng hào hùng, lãng mạn được thể hiện trong bài thơ.
Kỹ năng:
- Đọc – hiểu văn bản thơ thất ngôn bát cú đường luật.
- Phân tích được vẻ đẹp hình tượng nhân vật trữ tình trong bài thơ.
- Cảm nhận được giọng thơ, hình ảnh thơ ở các văn bản.
Thái độ:
GD học sinh tình yêu nước. Tích hợp tư tưởng của Bác.
Trọng tâm:
- Sự mở rộng kiến thức về văn học cách mạng đầu thế kỷ XX.
- Chí khí lẫm liêt, phong thái đàng hoàng của nhà chí sĩ yêu nước Phan Châu Trinh .
- Cảm hứng hào hùng, lãng mạn được thể hiện trong bài thơ.
- Đọc – hiểu văn bản thơ thất ngôn bát cú đường luật.
- Phân tích được vẻ đẹp hình tượng nhân vật trữ tình trong bài thơ.
- Cảm nhận được giọng thơ, hình ảnh thơ ở các văn bản.
Chuẩn bị:
3.1 Giáo viên: đồ dùng. 
3.2 Học sinh: Bảng nhóm.
Tiến trình dạy học:
4.1.Ổn định tổ chức và kiểm diện: kiểm tra sĩ số.
4.2.Kiểm tra miệng: 
	Không.
4.3 Giảng bài mới:
Hoạt động của giáo viên và học sinh
Nội dung bài học
Hoạt đđộng 1: Vào bài.
Những năm đầu thế kỉ XX, ông là người đầu tiên đề xướng dân chủ, đòi bãi bỏ chế độ quân chủ ở VN. Hoạt động cách mạng của ông rất sôi nổi ngay cả trong và ngoài nước ( Pháp, Nhật). Năm 1908, PCT bị khép tội xúi giục nhân dân nổi loạn trong phong trào chống thuế ở Trung kì à bị bắt đày ra Côn Đảo.
Hoạt động 2: Đọc – Tìm hiểu chung.
GV hướng dẫn học sinh đọc: giọng hào hùng thể hiện khẩu khí ngang tàng cuả tác giả, trầm ở 4 câu sau.
GV đọc mẫu, gọi học sinh đọc.
5 Em hãy nêu vài nét về tác giả? 
5 Nêu hoàn cảnh ra đời của bài thơ?
5 Bài thơ này thuộc thể thơ gì? tại sao em biết được điều đó ? 
5 Văn bản này được tạo bằng phương thức nào? (Biểu cảm).
GV cho học sinh giải nghĩa một số từ khó.
Hoạt động 3: Tìm hiểu văn bản:
* Gọi học sinh đọc lại 4 câu đầu.
5 Ở câu phá đề, qua từ làm trai, em hiểu gì về quan niệm sống của tác giả? 
LH: - Đã làm trai thì phải khác đời. ( PBC)
 - Chí làm trai Nam, Bắc, Tây, Đông
 Cho phỉ sức vẫy vùng trong bốn bể.( NCTrứ)
5 Ngay ở câu thơ này, gợi lên trước mắt ta hình ảnh gì?
¢ Thế đứng của con người giữa đất trời.
Câu thơ đầu ngoài việc miêu tả bối cảnh không gian nó còn cho ta thấy được tư thế của con người giữa trời đất Côn Lôn.
5 Qua hai từ “đứng giữa”, em cảm nhận là thế đứng như thế nào?
5 Những từ ngữ trong câu gợi cho em suy nghĩ gì về thế đứng của người tù cách mạng?
à Xuất hiện lên một con người với vẻ đẹp hùng tráng, hiên ngang trước đất trời bao la...
5 Ba câu thơ tiếp theo tập trung miêu tả công việc gì?
¢ Công việc đập đá ( câu 2,3,4).
5 Đất Côn Lôn là một nơi như thế nào?
HS: Đó là một hòn đảo trơ trọi,giũă nắng gió biển khơi, nơi lưu đày, tù ải khắc nghiệt,
5 Ở nơi đó, những người tù thường làm những công việc gì? tại sao họ phải làm những công việc đó?
¢ Công việc đập đá cực nhọc, vất vả.
5 Công việc đập đá được miêu tả qua những từ ngữ nào?
5 Tác giả đã sử dụng từ loại và nghệ thuật gì? Giọng thơ như thế nào?
5 Qua giọng thơ, biện pháp nghệ thuật, làm nổi bật công việc đập đá, hình ảnh người tù hiện lên như thế nào?
¢ Bút pháp khoa trương dã làm nổi bật sức mạnh to lớn của con người đó là khí thế hiên ngang lừng lẫy như bước vào trận chiến đấu mãnh liệt với những hành động mạnh mẽ, quả quyết làm cho “lở núi non,đánh tan năm bảy đống, đập bể mấy trăm hòn.” Giữa trời đất bao la, gian nan, người tù vẫn giữ được thế hiên ngang. Hành động đập đá như là một hành động đập vào sự bất công, đen tối của xã hội. 
5 Từ đấy, thể hiện ý chí, khí phách gì của nhà thơ?
* Gọi học sinh đọc 4 câu thơ còn lại..
GV:Chú ý hai câu đầu của đoạn và giải thích:
-Tháng ngày, mưa nắng?
-Thân sành sỏi, càng bề dạ sắt son?
HS dựa vào chú thích để giải thích
5 Ở hai câu thơ này tác giả đã sử dụng nghệ thuật gì? Giọng điệu như thế nào?
5 Người tù đã bộc lộ cảm xúc, suy nghĩ gì?
5 Những kẻ vá trời là ai?
¢ Hình ảnh Nữ Oa à người chí sĩ cách mạng.
5 Vậy, đối với sự nghiệp cách mạng, tác giả đã có ý thức gì?
GV: Em hiểu qua câu thơ: gian nan.con, tác giả đã có thái độ gì ?
Bình: Sự thực thì bản án
LH –GD: Nhiều anh hùng yêu nước à tình cảm đối với anh hùng DT. à Tích hợp tư tưởng của Bác.
Hoạt động 4: Hướng dẫn tổng kết.
Gv cho học sinh thao luận nhóm nhỏ Tìm hiểu ý nghĩa văn bản và vài nét nghệ thuật của bài thơ.
5Nêu ý nghĩa văn bản?
5 Nêu vài nét nghệ thuật?
I. Đọc - Tìm hiểu chung: 
1. Đọc:
2. Tìm hiểu chung:
a. Tác giả
Phan Châu Trinh (1872-1926) quê ở tỉnh Quảng Nam; tham gia hoạt động cứu nước rất sôi nổi những năm đầu thế kỷ XX. Văn chương của ông thấm đẫm tinh thần yêu nước và tinh thàn dân chủ.
b. Tác phẩm:
Là một bài thơ ra đời năm 1908 khi Phan Châu Trinh bị bắt đày ra Côn Đảo.
c. Thể loại:
 Thể thơ thất ngôn bát cú Đường luật.
d. Giải nghĩa từ khó: 
II. Tìm hiểu văn bản:
1. Hình ảnh người tù với công việc khổ sai nặng nhọc.
- Làm trai: làm người anh hùng, hiên ngang, chí khí.
- “ Đứng giữaCôn Lôn”
à Thế đứng đàng hoàng giữa biển rộng non cao.
è Tư thế hiên ngang, sừng sững, lẫm liệt của người tù nơi khó khăn gian khổ à Một vẻ đẹp hùng tráng.
- “ Lẫy lừng, lở núi non, xách búa, ra tay, đánh tan, đập bể”
à Động từ mạnh, nét bút khoa trương, giọng thơ hào hùng.
à Sức mạnh phi thường, hành động quả quyết, biến công việc khổ sai thành một cuộc chinh phục thiên nhiên dũng mãnh.
è Khí phách hiên ngang, ý chí chiến đấu, tấm lòng yêu nước, coi thường thử thách, gian nan.
2. Hình tượng người anh hùng trong cảnh nguy nan.
- “ Tháng ngày.sỏi.
 Mưa nắng.son”
à Đối lập, hình ảnh ẩn dụ, giọng điệu như lời tự bạch.
è Thử thách gian nan, sức chịu đựng dẻo dai, bền bỉ và ý chí chiến đấu sắt son của người chí sĩ cách mạng.
- “ Những kẻđất
 Gian nancon”
àÝ thức sâu sắc về sự nghiệp cứu nước-> công việc gian khổ nhưng vĩ đại.
à Coi thường tù ngục, gian truân.
III. Tổng kết:
1. Ý nghĩa văn bản:
Nhà tù của đế quốc thực dân không thể khuất phục ý chí , nghị lực và niềm tin lý tưởng của người chí sĩ cách mạng.
2. Nghệ thuật:
- Xây dựng hình tượng nghệ thuật có tính chất đa nghĩa. 
- Sử dụng bút pháp lãng mạn, thể hiện khẩu khí ngang tàng, ngạo nghễ và giọng điệu hào hùng.
- Sử dụng bút pháp đối lập nét bút khoa trương góp phần làm nổi bật tầm vóc khổng lồ của người anh hùng cách mạng.
4.4 Củng cố và luyện tập.
Ý nghĩa văn bản:
Nhà tù của đế quốc thực dân không thể khuất phục ý chí , nghị lực và niềm tin lý tưởng của người chí sĩ cách mạng.
Nghệ thuật:
- Xây dựng hình tượng nghệ thuật có tính chất đa nghĩa. 
- Sử dụng bút pháp lãng mạn, thể hiện khẩu khí ngang tàng, ngạo nghễ và giọng điệu hào hùng.
- Sử dụng bút pháp đối lập nét bút khoa trương góp phần làm nổi bật tầm vóc khổng lồ của người anh hùng cách mạng.
4.5 Hướng dẫn học sinh tự học ở nhà.
- Đối với bài học ở tiết học này:
+ Học bài.
+ Ôn lại đặc điểm của thể thơ thất ngôn bát cú đường luật.
+ Sưu tầm một số tranh ảnh thơ văn về Côn Đảo hoặc nhà tù thực dân để hiểu rỏ hơn về văn bản.
+ Phát biểu cảm nhận riêng về vẻ đẹp hào hùng lãng mạn, ý chí chiến đấu và niềm tin vào sự nghiệp cách mạng của những bậc anh hùng hào kiệt khi sa cơ rơi vào vòng tù ngục.
- Đối với bài học ở tiết học tiếp theo:	
Chuẩn bị “Muốn làm thằng cuội”. Thực hiện theo yêu cầu SGK. 
5. Rút kinh ngiệm:	
Nội dung:
Phương pháp:
Sử dụng đồ dùng, thiết bị dạy học:

Tài liệu đính kèm:

  • docdap da o Con Lon.doc