Giáo án Ngữ văn 8 tiết 53 đến 56

Giáo án Ngữ văn 8 tiết 53 đến 56

Tiết 53:bài 14

DẤU NGOẶC KÉP

I. Mục tiêu:

1. Kiến thức: Giúp HS

 - Nắm được chức năng của dấu ngoặc kép .

2. Kĩ năng:

 - Sử dụng dấu ngoặc kép khi viết văn bản.Tích hợp với văn và tập làm văn

3. Thái độ:

 - ý thức học tập phân môn.

II.Chuẩn bị:

 - GV: SGK,SGV, giáo án,Bảng phụ ghi nội dung bài tập, phiếu học tập.

 - HS: Xem trước bài ở nhà,SGK

III. Hoạt động dạy học:

1. Kiểm tra:15 phút

Đề bài :

Câu 1 (5 điểm) Cho biết công dụng của dấu ngoặc đơn và dấu hai chấm ? Viết câu(đoạn)văn có sử dụng dấu ngoặc đơn và dấu hai chấm ?

Câu 2 (5điêm) Cho biết mối quan hệ ý ngĩa giữa các vế câu ghép? cho ví dụ ?

 

doc 6 trang Người đăng haiha30 Lượt xem 711Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn 8 tiết 53 đến 56", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Lớp 8A: Tiết(TKB)....... Ngày dạy......................Sĩ số........vắng...........
Tiết 53:bài 14
DẤU NGOẶC KÉP
I. Mục tiêu:
1. Kiến thức: Giúp HS
 - Nắm được chức năng của dấu ngoặc kép .
2. Kĩ năng:
 - Sử dụng dấu ngoặc kép khi viết văn bản.Tích hợp với văn và tập làm văn
3. Thái độ:
 - ý thức học tập phân môn.
II.Chuẩn bị:
 - GV: SGK,SGV, giáo án,Bảng phụ ghi nội dung bài tập, phiếu học tập.
 - HS: Xem trước bài ở nhà,SGK
III. Hoạt động dạy học:
1. Kiểm tra:15 phút
Đề bài : 
Câu 1 (5 điểm) Cho biết công dụng của dấu ngoặc đơn và dấu hai chấm ? Viết câu(đoạn)văn có sử dụng dấu ngoặc đơn và dấu hai chấm ?
Câu 2 (5điêm) Cho biết mối quan hệ ý ngĩa giữa các vế câu ghép? cho ví dụ ?
 Đáp án:
Câu 1
 -Công dụng của dấu ngoặc đơn:Đánh dấu phần chú thích:giải thích,thuyết minh,bổ sung thêm (3 điểm)
 -Công dụng của dấu hai chấm :Đánh dấu (báo trước)phần giải thích,thuyết minh;đánh dấu (báo trước) lời dẫn trực tiếp,lời đối thoại(3 điểm)
-Viết câu(đoạn) văn có dùng dấu ngoặc đơn (2 điểm) có dấu hai chấm (2 điểm)
Câu 2:
- Đưa ra đúng các mối quan hệ ý nghĩa giữa các vế câu ghép(3 điểm)
-Đưa ra đúng ví dụ (2 điểm)
2. Bài mới:(28 P)
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Nội dung
HĐ1:(15p) Công dụng
GV đưa bảng phụ 4 đoạn văn SGK/ 141,142.
H: Dấu ngoặc kép ở ví dụ trên dùng để làm gì ?
GV đưa đáp án trên bảng phụ.
Qua ví dụ em hãy nêu công dụng của dấu ngoặc kép .
Gọi HS đọc ghi nhớ SGK/142.
HĐ2:(13p) Luyện tập
Gọi HS đọc bài tập 1.
Hoạt động nhóm
GV chia lớp 4 nhóm
Nhóm 1,2: Làm ý a,b
Nhóm 3,4: Làm ý c,d
GV treo bảng phụ bài 2
Yêu cầu HS lên bảng đặt dấu hai chấm và dấu ngoặc kép vào chỗ thích hợp .
H: Em hãy cho biết tác dụng của dấu ngoặc kép
Gọi HS đọc bài 3
Phân nhóm ( 6 nhóm )
Yêu cầu HS làm theo nhãm .
Quan sát đọc
 Thảo luận nhóm
 Đại diện trình bày
Nhận xét bổ sung
Quan sát
- Dùng để đánh dấu
- Lời dẫn trực tiếp
- TN hiểu theo nghĩa đặc biệt.
- Từ ngữ chỉ ý mỉa mai
2 HS đọc
Đọc
Vào nhóm
Nhận câu hỏi thảo luận
Đại diện trình bày
Nhận xét
Đọc
Lên bảng đánh dấu vào chỗ thích hợp .
Trả lời
Đọc
Vào nhóm
Làm vào bảng nhóm
đưa kết quả trình bầy
I. Công dụng:
1. Bài tập: ( SGK)
Nhận xét:
a. Đánh dấu lời dẫn trực tiếp ( 1 câu nói của Găng-đi)
b. “ Dải lụa” chỉ chiếc cầu ( xem chiếc cầu như dải lụa)
-> Đánh dấu từ ngữ hiểu theo nghĩa đặc biệt.
c. Tác giả muốn mỉa mai b»ng viÖc dïng tõ ngữ mà bọn thực dân Pháp nói về sự cai trị của chúng đối với VN-> ý mỉa mai.
d. Đánh dấu tên của các vở kịch.
* Công dụng: Dùng để đánh dấu:
- Lời dẫn trực tiếp .
- TN hiểu theo nghĩa đặc biệt và mỉa mai.
- Tên tác phẩm .
2. Ghi nhớ : SGK/ 142
II. Luyện tập:
Bài 1:
a. Câu nói dẫn trực tiếp .
b. Mỉa mai.
c. Lời dẫn trực tiếp.
d. Mỉa mai, châm biếm .
Bài 2:
a..cười bảo.
- .. “cá tươi” !
. “ tươi” đi.
b. .chú Tiến Lê:
“ cháu”
-> Báo trước lời dẫn trực tiếp .
c. bảo hắn : “ Đây là” -> Báo trước lời dẫn trực tiếp.
Bài 3:
a. Dùng dấu hai chấm và dấu ngoặc kép để đánh dấu lời dẫn trực tiếp, dẫn nguyên văn lời của Chủ Tịch HCM.
b. Không dùng dấu hai chấm và dấu ngoặc kép như ở trên. Vì câu nói không được dẫn nguyên văn (lời dẫn gián tiếp).
3. Củng cố:(2p)
 Câu1: Dấu ngoặc kép có những tác dụng nào?
Đánh dấu từ ngữ, câu, đoạn dẫn trực tiếp.
Đánh dấu từ ngữ được hiểu theo nghĩa đặc biệt hay có hàm ý mỉa mai.
Đánh dấu tên tác phẩm, tạp chí,dẫn trong câu văn.
Cả 3 nội dung trên.
Câu 2: Câu văn sau sử dụng dấu ngoặc kép để đánh dấu từ ngữ có hàm ý mỉa mai. Đúng hay sai?
 Thế là ô tô ông Va- ren chạy qua giữa hai hàng rào con người, lưng khom lại khi ngài đến gần. Cùng lúc, một tiếng rào rào nổi lên: “ Lạy quan lớn ! Bẩm lạy quan lớn ạ !”
 ( Những trò lố hay là Va-ren và Phan Bội Châu )
Đúng.
Sai.
4. Dặn dò:(1p)
 - Về học bài và làm các bài tập vào vở.
 - Chuẩn bị kĩ phần chuẩn bị ở nhà bài: Luyên nói thuyết minh một thứ đồ dùng.
Lớp 8A: Tiết(TKB)....... Ngày dạy......................Sĩ số........vắng...........
Tiết 54:bài 14
Luyện nói: THUYẾT MINH VỀ MỘT THỨ ĐỒ DÙNG
I. Mục tiêu:
1. Kiến thức: Giúp HS
 - Củng cố kiến thức về văn thuyết minh.
2. Kĩ năng:
 - Quan sát, suy nghĩ độc lập. Xây dựng kiểu bài văn thuyết minh.
 - Kĩ năng nói.
2. Thái độ: ý thức mạnh dạn, tự tin trước đông người.
II. Chuẩn bị:
 GV: Bảng phụ một dàn bài mẫu và một bài văn thuyết minh mẫu. Một cái phích nước.
HS: Chuẩn bị trước ở nhà.
III. Hoạt động dạy học:
 1. Kiểm tra bài cũ:(5p)
 - Để làm một bài văn thuyết minh người nói phải làm gì?
 - Cho biết bố cục của bài văn thuyết minh.
 2. Bài mới:37p
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Nội dung
HĐ1: Giới thiệu bài
Giờ trước cô yêu cầu các em chuẩn bị bài luyện nói ở nhà. Văn nói cũng hết sức quan trọng 
HĐ2:(7p) Kiểm tra phần chuẩn bị bài của HS.
HĐ3:(15p) Hướng dẫn HS lập dàn ý .
“ Bình thủy” tiếng Miền Nam.
H: Nêu yêu cầu của đề?
GV đưa phích nước
H: Mở bài em sẽ viết như thế nào?
Phích nước có những bộ phận nào?
- Ruột phích có cấu tạo như thế nào?
H: Các em sẽ sử dụng các phương pháp nào để thuyết minh?
HĐ4:(15p) Luyện nói:
GVđưa dàn bài trên bảng phụ.
Gọi HS đọc
Phân nhóm
Yêu cầu các em tự nói trong nhóm .
Gọi một số HS trình bầy trước lớp .
GV lần lượt nhận xét cách nói của HS
Lắng nghe
Các tổ trưởng báo cáo phần chuẩn bị của tổ viên.
Lắng nghe
Trình bầy được công dụng, công thức nguyên lí giữ nhiệt và cách bảo quản.
Quan sát
Trả lời theo phần chuẩn bị
Vỏ phích, ruột phích.
Phân loại,Phân tích.
Đọc
Vào nhóm
Các thành viên lần lượt nói
Nhận xét
Nghe, rút kinh nghiệm
Đề: “ Thuyết minh về cái phích nước (bình thủy )”.
1. Dàn bài:
+ Mở bài: Giới thiệu về cái phích nước trong đời sống.
+ Thân bài: Vỏ sắt nhựa, mầu sắc: Trắng, xanh
- Ruột 2 lớp thủy tinh: Có lớp thủy tinh, có lớp tráng bạc .
- Công dụng: Giữ nhiệt, dùng trong sinh hoạt và đời sống.
- Cách bảo quản: Nên có giá để phích.
+ Kết bài: Tác dụng trong đời sống sinh hoạt.
2. Luyện nói:
- Yêu cầu: Nói to, rõ ràng, đúng bài và kiểu bài thuyết minh.
- Dùng câu chọn vẹn .
- Dùng từ đúng .
- Mạch lạc.
3. Củng cố:2p
- Nêu nhận xét về cách làm bài văn thuyết minh em cần có những năng lực nào?
4. Dặn dò:1p
 - Về học bài .
 - Chuẩn bị giờ sau viết bài 2 tiết .
Lớp 8A: Tiết(TKB)....... Ngày dạy......................Sĩ số........vắng...........
Tiết 55,56: VIẾT BÀI TẬP LÀM VĂN SỐ 3
I. Mục tiêu:
1. Kiến thức:
 - Kiểm tra toàn diện những kiến thức đã học về kiểu bài thuyết minh.
3. Kĩ năng:
 - Xây dựng văn bản theo yêu cầu bắt buộc về cấu trúc, kiểu bài . Tính liên
2. Giáo dục:
 - ý thức viết bài văn thuyết minh hoàn chỉnh.
II. Chuẩn bị:
 GV: Ra đề , đáp án.
 HS: Giấy kiểm tra, học kĩ bài.
III. Hoạt động dạy học:
1. Kiểm tra: Không kiểm tra.
2. Bài mới:
 Đề bài: Giới thiệu về chiếc bút em đang dùng.
Đáp án:
I. Mở bài:( 1,5 điểm)
 Giới thiệu được chiếc bút ( bút bi hoặc bút máy..)
II. Thân bài: (7 điểm)
 + Giới thiệu công dụng : là đồ dùng học tập quan trọng của học sinh, là công cụ làm việc của những người tri thức.bút dùng để ghi chép, viết thư
 + Giới thiệu cấu tạo :vỏ,nắp, ruột, đầu bút,màu mực.
 +Cách sử dụng và bảo quản
 +Gía trÞ của bút:tiện lợi,dễ mang theo, dễ sử dụng,rèn chữ, rèn đức tính tỉ mỉ cẩn thận ,chính xác...
III. Kết bài: ( 1,5 điểm )
 -Gía trị sử dụng là đồ dùng cần thiết của mọi người.....
 + Yêu cầu HS sử dụng đúng phương pháp thuyết minh.
 + Trình bầy khoa học, sạch sẽ.
3. Củng cố :
 - GV thu bài, nhận xét giờ làm bài của HS.
4. Dặn dò:
 - Về chuẩn bị bài và soạn bài: Vào nhà ngục Quảng Đông cảm tác.

Tài liệu đính kèm:

  • docngu van 8 thuan 14 hay.doc