Giáo án Ngữ văn 8 tiết 5 và 6: Văn bản: trong lòng mẹ (Nguyên Hồng)

Giáo án Ngữ văn 8 tiết 5 và 6: Văn bản: trong lòng mẹ (Nguyên Hồng)

Văn bản:

TRONG LÒNG MẸ

(Thanh Tịnh)

A-Mục tiêu cần đạt:Giúp học sinh:

-Hiểu đươc tình cảnh đáng thương và nỗi đau tinh thần của nhân vật bé Hồng, cảm nhận được tình thương yêu mãnh liệt của chú đối với mẹ.

-Giữ gìn và phát huy tình cảm gia đình gắn bó, yêu thương.

-Bước đầu hiểu được văn hồi kí và đặc sắc của thể văn hồi kí qua ngòi bút đặc sắc của Nguyên Hồng;thấm đượm chất trữ tình, lời văn tự truyện chân thành, giàu sức tryền cảm.

B-Đồ dùng và phương tiện dạy học:

-GV:SGK, SGV, tài liệu tham khảo,tranh minh họa ở SGK phóng to, giáo án.

-HS:SGK, tài liệu tham khảo, bài sọan.

C-Tiến trình dạy;

1-Ổn định lớp(1 phút):

2-Kiểm tra bài cũ(5 phút):

-Hãy phân tích tâm trạng và cảm giác của nhân vật “tôi’’khi rời bàn tay

mẹ, bước vào lớp.Vì sao nhân vật “tôi’”bất giác “dúi đầu vào lòng mẹ tôi nức nở khóc theo”khi chuẩn bị bước vào lớp?

-(Hỏi bài mới)Cô của bé Hồng là người như thế nào?

3-Dạy bài mới:

 

doc 4 trang Người đăng haiha30 Lượt xem 702Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn 8 tiết 5 và 6: Văn bản: trong lòng mẹ (Nguyên Hồng)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày sọan:
Ngày dạy:
Tuần 2.Tiết 5và 6.
Văn bản:
TRONG LÒNG MẸ
(Nguyên Hồng)
A-Mục tiêu cần đạt:Giúp học sinh:
-Hiểu đươc tình cảnh đáng thương và nỗi đau tinh thần của nhân vật bé Hồng, cảm nhận được tình thương yêu mãnh liệt của chú đối với mẹ.
-Giữ gìn và phát huy tình cảm gia đình gắn bó, yêu thương.
-Bước đầu hiểu được văn hồi kí và đặc sắc của thể văn hồi kí qua ngòi bút đặc sắc của Nguyên Hồng;thấm đượm chất trữ tình, lời văn tự truyện chân thành, giàu sức tryền cảm.
B-Đồ dùng và phương tiện dạy học:
-GV:SGK, SGV, tài liệu tham khảo,tranh minh họa ở SGK phóng to, giáo án.
-HS:SGK, tài liệu tham khảo, bài sọan.
C-Tiến trình dạy;
1-Ổn định lớp(1 phút):
2-Kiểm tra bài cũ(5 phút):
-Hãy phân tích tâm trạng và cảm giác của nhân vật “tôi’’khi rời bàn tay
mẹ, bước vào lớp.Vì sao nhân vật “tôi’”bất giác “dúi đầu vào lòng mẹ tôi nức nở khóc theo”khi chuẩn bị bước vào lớp?
-(Hỏi bài mới)Cô của bé Hồng là người như thế nào?
3-Dạy bài mới:
TG
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Nội dung
1 phút
20 phút
10 phút
25 phút
10 phút
7 phút
5 phút
Giới thiệu bài mới
I-Hoạt động 1:Hướng dẫn HS tìm hiểu chung về văn bản:
1/Hướng dẫn HS đọc:giọng chậm, tình cảm; chú ý các từ ngữ, hình ảnh thể hiện sự thay đổi cảm xúc của nhân vật tôi,giọng bà cô nên kéo dài, lộ rõ sắc thái châm biếm, cay nghiệt.
-GV đọc mẫu.
-Gọi HS đọc, nhận xét bạn đọc.
-Nguyên Hồng có những tác phẩm tiêu biểu nào?
2/Đoạn trích trên được trích từ tác phẩm nào?
-Em biết gì về tác phẩm đó?
3/Văn bản này thuộc thể loại gì? Em hiểu thế nào là hồ kí?
4/Theo em đoạn trích trên có thể được chia làm mấy đoạn?Nội dung chính của từng đoạn là gì?
-Nhận xét sửa chữa.
II-1/Hoạt động 2:Hướng dẫn HS tìm hiểu nhân vật người cô:
-Mở đầu đoạn trích, tác giả cho thấy bé Hồng đang lâm vào cảnh ngộ gì?
-Mở đầu cuộc trò chuyện bà cô đã hỏi gì bé Hồng và hỏi với cử chỉ ra sao?
ðCử chỉ “cười hỏi” và nội dung câu hỏi của bà có phản ánh đúng tình cảm của bà với bé Hồng và mẹ của bé Hồng không?
Căn cứ vào đâu mà em nhận ra điều đó?
- “Rất kịch” nghĩ là gì?(Giảng:Rất “kịch” nghĩa là giống đóng kịch trên sân khấu, nhập vai,biểu diễn, nghĩa là rất giả dối)
-Sau lời từ chối của bé Hồng, bà cô lại hỏi gì?Nét mặt và thái độ của bà ra sao?Điều đó thể hiện điều gì?
-Khi thấy bé Hồng im lặng cúi đầu, khoé mắt đã cay cay, bà có buông tha cho bé Hồng không?
-Bà tấn công bé Hồng bằng cử chỉ và lời nói nào?Cử chỉ và lời nói đó thể hiện điều gì?
(Giảng:Bà ta là người cay nghiệt, cao tay trước chú bé đáng thương và bị động.)
-Đến khi nước mắt Hồng đã ròng ròng rơi xuống đất và “cười dài trong tiếng khóc” thì bà cô kể về mẹ bé Hồng với thái độ ra sao?Điều đó chứng tỏ bà cô là người như thế nào?
-Em nhật xét gì về bà cô khi sau đó bà “vỗ vai”, nghiêm nghị” nói với bé Hồng: “Vậy mày hỏiđược sao?”
-Qua những điều phân tích trên, em thấy bà cô là người như thế nào?
2/Hoạt động 3 :Hướng dẫn HS tìm hiểu Tình yêu mãnh liệt của bé Hồng đối với mợ:
a/Khi trò chuyện với cô:
-Lúc đầu khi nghe bà cô hỏi bé hồng đã nghĩ đến điều gì?
-Khi nhận ra ý nghĩa cay độc trong giọng nói và trên nét mặt khi cười rất kịch của cô, Hồng có phản ứng gì? Phản ứng đó nói lên tình cảm gì của Hồng đối với mẹ?
-Sau lời hỏi thứ hai của cô, bé hồng có phản ứng gì? Sau lời hỏi thứ ba, bé Hồng có cảm xúc gì?
-Bé Hồng có tâm trạng gì khi nghe người cô cứ tươi cười kể về tình cảnh tội nghiệp của mẹ mình?
-Giọng văn và cách kể chuyện của tác giả ở đoạn này có gì đáng chú ý?
b/Khi bé Hồng gặp mẹ và ở trong lòng mẹ:
-Khi thoáng thấy bóng người giống mẹ, bé Hồng đã làm gì?
-Khi vừa ngồi trên xe với mẹ bé Hồng có tâm trạng gì?
Phân tích:Người mẹ đối với con vừa vĩ đại, cao cả mà vừa thân thương gần gũi.
=>Em có suy nghĩ và tình cảm gì đối với mẹ?(Giáo dục HS).
3/Hoạt động 4:Hướng dẫn HS tìm hiểu chất trữ tình của truyện:
-Qua đoạn trích, em hãy chứng minh rằng văn Nguyên Hồng giàu chất trữ tình.
(Giảng:Trữ tình?)
-Thử so sánh chất trữ tình trong văn bản “Tôi đi học” và văn bản “Trong lòng mẹ”.
4-Hoạt động 5:Hướng dẫn HS tìm hiểu Nguyên Hồng là nhà văn của phụ nữ, của nhi đồng:
 -Có nhà nghiên cứu nhận định rằng Nguyên Hồng là nhà văn của phụ nữ và nhi đồng.Em hiểu nhận định đó như thế nào?
-Qua đoạn trích “Trong lòng mẹ”, em hãy chứng minh nhận định trên.
III-Hoạt động 6:Hướng dẫn HS tổng kết bài học:
-Em hãy tổng kết về nội dung và nghệ của bài của văn bản “Tronglòng mẹ”.
-GV nhận xét, tổng kết bài học.
I-Hoạt động 1:Tìm hiểu chung về văn bản:
1/Nghe GV hướng dẫn đọc.
-Nghe GV đọc.
-Đọc và nhận xét bạn đọc.
-Nêu những tác phẩm tiêu biểu của Nguyên Hồng.
2/TL:theo nội dung và nêu những hiểu biết của mình về tác phẩm.
3/TL: theo nội dung.
4/Có thể chia đoạn thành nhiều cách khác nhau nếu phù hợp là được.
II-1/Tìm hiểu nhân vật người cô:
-TL:Bố mất, gần đến ngày giỗ đầu, mẹ ở Thanh Hoá vẫn chưa về ->Nhân vật người cô xuất hiện.
-TL:Bà cô cười hỏi: “Hồng ! mày không?”
ð TL:KhôngLúc đầu ta thấy bà có vẻ quan tâm,thương cháu, lại đánh đúng tâm lý thích đi xa của trẻ( đi xa gặp mẹ ai chẳng thích), nhưng bé Hồng( bằng sự nhạy cảm và thông minh) đã nhận ra sự cay độc trong giọng nói, nét mặt của bà khi cười rất kịch.
-TL:Bà cô hỏi luôn, mắt long lanh nhìn cháu chằm chặp ->thể hiện sự giả dối và độ ác của bà:bà tiếp tục trêu cợt cháu, lôi đứa cháu vào trò chơi tai quái của mình.
-TL:bà không buông tha cho bé Hồng mà tiếp tục tấn công.
-TL:.cử chỉ: “vỗ vai tôi cười mà rằng”(giả dối, độc ác làm sao)
.lời nói: : “Mày dạy quá,em bé chứ.”. Hai tiếng “em bé”ngân dài không chỉ lộ sự ác ý mà còn chuyển sang chiều hướng châm chọc, nhục mạ.
-TL: “Cô tôi vẫn tươi cười kể các chuyện cho tôi nghe” nặc dù bé Hồng đang đau đớn, xót xa như bị gai cào, muối xát->Cô là người vô cảm, sắc lạnh đến ghê sợ.
-TL:Bà đã thay đổi đấu pháp tấn công – dường như bà đã đánh đòn cuối cùng- bà tỏ sự ngậm ngùi, thương xót anh mình-> sự giả dối thâm hiểm mà trơ trẽn đã phơi bày toàn bộ.
-TL:theo nội dung (Hạng người sống tàn nhẫn, khô héo tình máu mủ trong xã hội thực dân nủa phong kiến)
2/Hoạt động 3:Tìm hiểu tình yêu mãnh liệt của bé Hồng đối với mợ:
a/ Khi trò chuyện với cô:
-TL:tưởng đến vẻ mặt rầu rầu và sự hiền từ của mẹ.
-TL:Hồng “cúi đầu không đáp”-> “cũng đã cười và đáp lại cô”: là một phản ứng xuất phát từ sự nhạy cảm và lòng tin yêu mẹ.
-TL:Lòng chú bé thắt lại, khoé mắt đã cay cay.
Lòng đau đớn, phẫn uất( “Nước mắt..ở cô”)-> “cười dài trong tiếng khóc”(kìm nén nỗi đau xót, tức tưởi đang dâng lên trong lòng)
-TL:theo nội dung.
-TL:Giọng văn dồn dập với các hình ảnh, động từ mạnh mẽ: “Cô tôi chưa dứt câumới thôi”.
b/Khi bé Hồng gặp mẹ và ở trong lòng mẹ:
-TL: theo nội dung.
-TL:Khóc nức nở-> cảm giác ấm áp mơn man khắp da thịt (chú ý phân tích kỹ đoạn văn miêu tả bé Hồng nằm trong lòng mẹ).
=>Nêu suy nghĩ của mình và nghe GV giáo dục.
3/Hoạt động 4: Tìm hiểu chất trữ tình của truyện:
-Chứng minh như ở cột nội dung.
- So sánh.
4-Hoạt động 5: Tìmiểu Nguyên Hồng là nhà văn của phụ nữ và nhi đồng:
-Trả lời theo nội dung và chứng minh dựa vào đoạn trích đã học.
III-Hoạt động 6:Tổng kết bài học:
-Nêu tổng kết về nội dung và nghệ thuật của văn bản.
-Nghe GV nhận xét, tổng kết bài học.
I-Giới thiệu văn bản:
1/Đọc và chú thích văn bản:
¶Tác giả:Nguyên Hồng( 1918-1982), tên khai sinh là Nguyễn Nguyên Hồng, quê ở thành phố Nam Định.Ngòi bút của ông hướng về những người cùng khổ.Ông được nhà nước truy tặng giải thưởng Hồ Chí Minh về văn học nghệ thụât(1996).
2Xuất xứ:Văn bản được trích từ chươngIV của tập hồi kí “Những ngày thơ ấu”(gồm 9 chương).
3/Thể loại:Hồi kí.
Hồi kí là một thể của kí,ở đó người viết đã kể lại những chuyện, những điều mình đã trải qua, đã chứng kiến.
4-Chia đoạn:
-Từ đầu đến “ người ta hỏi đến chứ”:Cuộc trò chuyện giữa bé Hồng và bà cô.
-Phần còn lại:Cuộc gặp gỡ bất ngờ giữa hai mẹ con bé Hồng.
II_Tìm hiểu văn bản;
1/Nhân vật người cô:
-Giả vờ quan tâm, thương cháu ruột của mình qua cử chỉ “cười hỏi”: “Hồng mày có muốn vào Thanh Hoá chơi với mẹ mày không?”(giọng nói cay độc, cười rất kịch).
-Bà cô muốn kéo Hồng vào một trò chơi độc ác đã được tính sẵn(bé Hồng từ chôi nhưng cô vẫn hỏi với giọng “ngọt” rồi nhìn bé Hồng “chằm chặp” bằng hai con mắt long lanh.)
-Bà cô còn chuyển sang châm chọc, nhục mạ bé Hồng và mợ( “Vỗ vai cười”, “mày dạy quá,em bé chứ”- hai tiếng “em bé” ngân dài).
-Cô là người vô cảm, sắc lạnh và thích thú trước nỗi đớn đau,xót xa của bé Hồng.
-Toàn bộ sự giả dối, thâm hiểm mà trơ trẽn của bà được phơi bày khi bà tỏ sự thương xót anh mình.
=>Bà cô là người lạnh lùng, độc ác, thâm hiểm, giả dối.
2/Tình yêu mãnh liêt của bé Hồng đối với mợ:
a/Khi bé Hồng trả lời cô:
-Bé Hồng luôn tin yêu mợ.
 -BéHồng luôn đau đớn, phẫn uất khi thấy cô mỉa mai, nhục mạ mợ mình( “lòng chú bé thắt lại,khoé mắt đã cay cay”, “cười dài trong tiếng khóc”,..)
-Tâm trạngđau đớn, phẫn uất của bé Hồng lên đến cực điểm khinghe cô cứ tươi cười kể về tình cảnh tội nghiệp của mẹ mình.
b/Khi bé Hồng gặp mẹ và ở trong lòng mẹ:
-Bé Hồng chạy đuổi theo chiếc xe với cử chỉ vội vã, bối rối, lập cập.Khi ngồi cùng mẹ,chú bé “oà lên khóc rồi cứ thế nức nở”.Đó là giọt nước mắt dỗi hờn mà hạnh phúc, tức tưởi mà mãn nguyện.
-Khi ở trong lòng mẹ bé Hồng có cảm giác sung sướng đến cực điểm, quên đi những tủi cực.
3/Chất trữ tình của đoạn trích thể hiện ở:
-Tình huống và nội dung câu chuyện.
-Dòng cảm xúc phong phú của bé Hồng.
-Cách thể hiện của tác giả:
+Kết hợp kể với bộc lộ cảm xúc.
+Các hình ảnh so ánh giàu sức gợi cảm.
+Lời văn dạt dào cảm xúc.
4/Nguyên Hồng là nhà văn của phụ nữ và nhi đồng:
-Ông viết nhiều về phụ nữ và nhi đồng với thái độ trân trọng nâng niu và tấm lòng chứa chan thương yêu:
+Ông viết về nỗi cơ cực tủi nhục mà họ phải chịu đựng.
+Ông trân trọng vẻ đẹp tâm hồn và đức tính cao quý của họ.
III- Tổng kết:
(Ghi nhớ SGK)
4-Củng cố:5 phút.
Hãy khoanh tròn vào câu trả lời đúng nhất ở mỗi câu:
1/ Tác phẩm “Những ngày thơ ấu” của Nguyên Hồng được viết theo thể loại gì?
A-Bút kí.	 B- Truyện ngắn.	 C-Hồi kí.	D- Tiểu thuyết.
2/ Nhận định nào sau đây thể hiện đúng nhất nội dung của đoạn trích “Trong lòng mẹ”?
A-Đoạn trích chủ yếu kể về nỗi khổ của bé Hồng.
B-Đoạn trích chủ yếu mô tả tâm địa độc ác của bà cô bé hồng.
C-Đoạn trích mô tả nỗi hờn tủi của bé Hồng khi gặp lại mẹ.
D-Đợan trích chủ yếu mô tả diễn biến tâm trãng của bé Hồng.
Đáp án:D
5- Dặn dó:1 phút.
-Đọc lại văn bản, học bài.
-Hướng dẫn HS chuẩn bị bài “Trường từ vựng”.
-GV nhận xét, xếp loại tiết học.
HẾT

Tài liệu đính kèm:

  • docGiao an van lop 8(2).doc