Giáo án Ngữ văn 8 - Tiết 5 đến 20

Giáo án Ngữ văn 8 - Tiết 5 đến 20

Tuần: 2

Tiết: 5, 6 Bài:

 TRONG LÒNG MẸ

 ( Nguyên Hồng)

I. Mục tiêu cần đạt:

1. Kiến thức:Giúp HS:

- Hiểu được tình cảnh đáng thương và nỗi đau tinh thần của nhân vật bé Hồng, cảm nhận được tình thương mãnh liệt của chú đối với mẹ.

- Bước đầu hiểu được văn hồi kí và đặc sắc của thể văn này qua ngòi bút Nguyên Hồng: Đậm chất trữ tình lời văn chân thành, truyền cảm.

2. Kĩ năng:

Rèn cho HS kĩ năng đọc diễn cảm, phân tích đặc điểm nhân vật.

3. Thái độ:

Giáo dục HS đồng cảm với nỗi đâu tinh thần, tình yêu thương mẹ mãnh liệt của bé Hồng.

II. Chuẩn bị:

1/ Giaó viên:

- Phương tiện: Giáo án, SGK, tranh phóng to.

- Phương pháp: Đọc sáng tạo, vấn đáp-gợi tìm, diễn giảng và hợp tác.

2/ Học sinh: Học bài cũ, trả lời câu hỏi bài mới SGK.- soạn bài.

III. Tiến trình lên lớp:

1.Ổn định:(1') Kiểm diện học sinh.

2. Kiểm tra bài cũ: (2')

- Bài " Tôi đi học " được viết theo thể loại nào? nội dung chính của văn bản đó là gì?

- Nêu thành công về mặt ngh thể hiện trong tác phẩm?

 

doc 38 trang Người đăng haiha30 Lượt xem 623Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Ngữ văn 8 - Tiết 5 đến 20", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 29-08-2009
Ngày dạy: .
Tuần: 2
Tiết: 5, 6 Bài: 
 TRONG LÒNG MẸ
 ( Nguyên Hồng)
I. Mục tiêu cần đạt:
1. Kiến thức:Giúp HS:
- Hiểu được tình cảnh đáng thương và nỗi đau tinh thần của nhân vật bé Hồng, cảm nhận được tình thương mãnh liệt của chú đối với mẹ.
- Bước đầu hiểu được văn hồi kí và đặc sắc của thể văn này qua ngòi bút Nguyên Hồng: Đậm chất trữ tình lời văn chân thành, truyền cảm.
2. Kĩ năng:
Rèn cho HS kĩ năng đọc diễn cảm, phân tích đặc điểm nhân vật.
3. Thái độ:
Giáo dục HS đồng cảm với nỗi đâu tinh thần, tình yêu thương mẹ mãnh liệt của bé Hồng.
II. Chuẩn bị:
1/ Giaó viên:
- Phương tiện: Giáo án, SGK, tranh phóng to.
- Phương pháp: Đọc sáng tạo, vấn đáp-gợi tìm, diễn giảng và hợp tác.
2/ Học sinh: Học bài cũ, trả lời câu hỏi bài mới SGK.- soạn bài.
III. Tiến trình lên lớp:
1.Ổn định:(1') Kiểm diện học sinh.
2. Kiểm tra bài cũ: (2')
- Bài " Tôi đi học " được viết theo thể loại nào? nội dung chính của văn bản đó là gì?
- Nêu thành công về mặt ngh thể hiện trong tác phẩm?
3. Bài mới:
 1.Đặt vấn đề: Nguyên Hồng là một trong những nhà văn có một thời thơ ấu thật cay đắng, khốn khổ, những kĩ niệm ấy đã được nhà văn viết lại trong tập hồi kí " Những ngày thơ ấu " kĩ niệm về người mẹ đáng thương qua cuộc trò chuyện với bà Cô và qua cuộc gặp gỡ bất ngờ là một trong những chương truyện cảm động nhất.
 2. Tiến trình hoạt động:
 Hoạt động 1:(35’). Hướng dẫn học sinh tìm hiểu chung tìm hiểu chung về văn bản .( Đọc sáng tạo, vấn đáp, diễn giảng).
Cho HS đọc kĩ chú thích *
 ? Em hãy trình bày ngắn gọn về Nguyên Hồng và tác phẩm " Những ngày thơ ấu ".
? Tác phẩm được viết theo thể loại gì?
Vị trí đoạn trích trong tác phẩm?
HS : Dựa vào chú thích * trả lời.
GV Hướng dẫn HS với giọng chậm, tình cảm, chú ý ngôn ngữ của Hồng khi đối thoại với bà cô và giọng cay nghiệt, châm biếm của bà cô.
HS : Đọc văn bản
GV : Hỏi lại một số từ yêu cầu học sinh giải thích? 
? Mạch truyện kể của đoạn trích " Trong lòng mẹ" có gì giống và khác với văn bản "Tôi đi học"?
+ Giống: Kể, tả theo trình tự thời gian trong hồi tưởng, nhớ lại kí ức tuổi thơ .
- Phương thức biểu đạt: Kể, tả, biểu cảm.
+ Khác: "Tôi đi học" liền mạch trong khoảng thời gian ngắn, không ngắt quảng: Buổi sáng...
" Trong lòng mẹ" không liền mạch có khoảng cách nhỏ về thời gian vài ngày khi chưa gặp và không gặp.
 ? Vậy đoạn trích có thể chia bố cục như thế nào?
HS: 2 đoạn.
? Nêu nội dung chính của từng đoạn?
HS: 
- Đoạn 1: Đầu....người ta hỏi đến chứ: Tâm trạng của bé Hồng khi trò chuyện với người cô.
 - Đoạn 2: Còn lại: Tâm trạng của bé Hồng khi gặp mẹ.
I/ Tìm hiểu chung 
1.Tác giả, tác phẩm:
- Tác giả : Nhà văn lớn của nền văn học VN hiện đại tập trung viết về lớp người cùng khổ, dưới đáy của xã hội với tình yêu sâu sắc, mãnh liệt.
- Tác phẩm: Hồi kí gồm 9 chương - viết về tuổi thơ cay đắng của tác giả. Là tập văn xuôi giàu chất trữ tình, cảm xúc dào dạt, tha thiết chân thành.
- Trong lòng mẹ là chương 4.
2. Đọc và tìm hiểu từ khó:
 3. Bố cục:
Chia làm 2 đoạn:
 - Đoạn 1: Đầu....người ta hỏi đến chứ: Tâm trạng của bé Hồng khi trò chuyện với người cô
 - Đoạn 2: Còn lại: Tâm trạng của bé Hồng khi gặp mẹ
4. Củng cố:(5')
 Tóm tắt nội dung đoạn truyện.
5. Hướng dẫn tự học (1')
 Tìm hiểu tâm trạng của bé Hồng trong đoạn truyện khi trò chuyện với người cô và khi gặp gỡ mẹ.
*************************
 Tiết 2
 I. Mục tiêu cần đạt:
 1. Kiến thức: HS hiểu được tâm trạng của bé Hồng khi trò chuyện với người cô và khi gặp mẹ.
 2. Kĩ năng: Rèn kĩ năng phân tích văn bản tự sự kết hợp biểu cảm.
3. Thái độ: Giáo dục HS ý thức học tập.
 II. Chuẩn bị: 
1. Giáo viên: 
- Phương tiện: Giáo án, SGK.
- Phương pháp: Vấn đáp-gợi tìm, diễn giảng và hợp tác.
2. Học sinh: Soạn bài.
III. Tiến trình lên lớp: 
 1. Ổn định lớp:(1'). Kiểm diện học sinh
 2. Kiểm tra bài cũ: (3')
 ? Nêu bố cục văn bản và nội dung chính của từng đoạn?
 3. Bài mới: 
 1. Đặt vấn đề:
 2. Tiến trình hoạt động: 
Hoạt động 1:(29') Hướng dẫn học sinh tìm hiểu chi tiết văn bản.(Đọc sáng tạo, vấn đáp-gợi tìm, diễn giảng ).
HS đọc lại đoạn kể về cuộc gập gỡ và đối thoại giữa bà cô và bé Hồng.
Tính cách và lòng dạ bà cô thể hiện qua những điều gì?
( Lời nói, nụ cười, cử chỉ, thái độ).
? Cử chỉ: Cười hỏi và nội dung câu hỏi của bà cô có phản ánh đúng tâm trạng và tình cảm của bà đối với mẹ bé Hồng và đứa cháu ruột của mình hay không?
( Không)
? Vì sau em nhận ra điều đó?
(Lời lẽ soi mói, mát mẻ)
 ?Từ ngữ, câu văn nào biểu hiện thực chất thái độ của bà? 
(Sao lại không vào, mợ mày phát tài lắmvào mà bắt mợ mày may vá sắm sửa cho và thăm em bé chứ.)
? Vậy Hồng có nhận ra đều đó không?Thể hiện qua đâu?
( Có, thể hiện qua câu trả lời: Cháu không muốn vào)
GV: Chốt giảng: Cử chỉ: Cười, hỏi- nụ cười và câu hỏi có vẻ quan tâm, thương cháu, tốt bụng nhưng bằng sự thông minh nhạy cảm bé Hồng đã nhận ra ý nghĩa cay độc trong giọng nói và nét mặt của bà cô. Rất kịch: Giả dối.
? Sau lời từ chối của Hồng, bà cô lại hỏi gì? nét mặt và thái độ của bà thay đổi ra sao?
HS: Bà cô hỏi luôn, mắt long lanh nhìn chằm chặp-> tiếp tục trêu cợt
- Cố ý xoáy sâu nổi đau của bé.
- Tươi cười kể chuyện xấu mẹ trước bé Hồng-> Người cô lạnh lùng độc ác, thâm hiểm.
Qua đây em có nhận xét gì về con người này?
HS: -> Giả dối, cay nghiệt, thâm hiểm, độc ác.
? Khi nghe lời cô nói, bé Hồng có nhận xét gì về ý đồ của bà Cô?
HS:Nhận ra dã tâm của bà cô muốn chia rẽ em với mẹ
? Bé nghĩ gì gì về mẹ, về những cổ tục đã đày đoạ mẹ?
HS: khóc thương , căm tức hủ tục phong kiến muốn vồ, cắn ,nhai,nghiền...
? Em có nhận xét gi về các động từ đó?
HS: Động từ chỉ trạng thái phản ứng ngày càng dữ dội, thể hiện nỗi căm phẫn cực điểm.
? Qua đây, em hiểu được gì về tình cảm của Hồng đối với mẹ? 
HS: Thấu hiểu, cảm thông hoàn cảnh bất hạnh của mẹ.
? Qua cuộc đối thoại của Hồng với bà cô, em hiểu gì về tính cách đời sống tình cảm của Hồng.
Niềm vui sướng của Hồng khi được gặp mẹ được tác giả miêu tả thật thấm thía, xúc động. Em hãy tìm những chi tiết thể hiện điều đó?
HS: Thảo luận – nhóm khác bổ sung.
GV: Chốt, lưu bảng.
? Bé Hồng có cảm giác như thế nào khi ở trong lòng mẹ?
HS: Vui sướng đến ngất ngây, tỏ rõ những cảm xúc mãnh liệt.
? Chi tiết nào trong văn bản nói rõ về điều đó?
( Tôi ngồi trên đệm xevô cùng).
GV: Giảng: Đó là những giây phút thần tiên hạnh phúc hiếm hoi nhất, đẹp nhất. Đó là tình mẫu tử thiêng liêng bất diệt. Trong lòng mẹ, trong hạnh phúc dạt dào, tất cả phiền muộn đều xua tan.
GV: Nguyên Hồng đã rất thành công khi sử dụng các hình ảnh so sánh.
? Em hãy chỉ ra và thử phân tích hiệu quả nghệ thuật của những so sánh đó?( Đoạn: Nếu người quay lại ấygiữa sa mac.->Thể hiện sự xúc cảm mãnh liệt của nhân vật.)
? Qua đó, em có nhận xét gì về nghệ thuật miêu tả tâm lý nhân vật?.
HS: Nghệ thuật miêu tả tâm lý đặc sắc. Tinh tế xúc động.
GV: Nhận xét, lưu bảng
II. Tìm hiểu văn bản
1.Tâm trạng của bé Hồng khi trò chuyện với người cô:
a. Nhân vật bà cô:
Giả dối, cay nghiệt, thâm hiểm, độc ác.
b.Tâm trạng bé Hồng qua cuộc đối thoại với bà cô:
- Đau đớn, uất ức, căm giận.
-> Thấu hiểu, cảm thông hoàn cảnh bất hạnh của mẹ.
=> Hồng giàu tình thương mẹ, nhạy cảm, thông minh, quả quyết.
2. Tâm trạng của bé Hồng khi gặp mẹ và trong lòng mẹ:
 * Gặp mẹ:
- mừng, tủi
- Gọi mẹ đầy vui mừng mà bối rối.
- Vội vã, cuống cuồng đuổi theo.
* Trong lòng mẹ:
- Ngồi vào lòng mẹ: Vui sướng đến ngất ngây, tỏ rõ những cảm xúc mãnh liệt.
-> Nghệ thuật miêu tả tâm lý đặc sắc. tinh tế xúc động.
Hoạt động 2:(6') . Hướng dẫn học sinh tổng kết.(Vấn đáp, hợp tác).
GV : Đây là văn bản đậm đà chất trữ tình- Yếu tố trữ tình đựơc tạo nên như thế nào? 
HS : Thảo luận- trình bày.
 Nhóm bổ sung.
GV : Chốt.
Nhân vật- người kết chuyện để ở ngôi thứ 1.
- Tình huống truyện phù hợp, đặc sắc, điển hình có điều kiện bộc lộ tâm trạng.
- Kết hợp nhuần nhuyển giữa kể, tả và biểu hiện cảm xúc.
- Những so sanh mới mẽ, hay hấp dẫn.
- Miêu tả tâm lý đặc sắc, tinh tế
? Văn bản được trích từ hồi kí : Những ngày thơ ấu. Qua văn bản trích giảng, em hiểu thế nào là hồi kí ?
HS : Đó là tác phẩm ghi lại những kỉ niệm đã qua trong cuộc đời của một con người nào đó và được chính người đó kể lại hoặc ghi lại.
? Em hãy trình bày nội dung đoạn trích?
( HS đọc ghi nhớ: SGK " Trong lòng mẹ " là một bài ca chân thành đầy cảm động về sự bất diệt của tình mẫu tử )
III/ Tổng kết
* Nghệ thuật :
- Nhân vật- người kết chuyện để ở ngôi thứ 1.
- Tình huống truyện phù hợp, đặc sắc, điển hình có điều kiện bộc lộ tâm trạng.
- Kết hợp nhuần nhuyển giữa kể, tả và biểu hiện cảm xúc.
- Những so sanh mới mẽ, hay hấp dẫn.
- Miêu tả tâm lý đặc sắc, tinh tế
* Nội dung: 
 Ghi nhớ: SGK/21
4. Củng cố :( 3’)
- Có nhà nghiên cứu cho rằng Nguyên Hồng là nhà văn của phụ nữ và trẻ em. Qua chương " Trong lòng mẹ " em thấy ý kiến trên có đúng không? vì sao?
(Đúng. Vì : Phụ nữ và trẻ em là đối tượng quan tâm của tác giả, tác giả kể lại một cách thấm thía về nỗi cơ cực của mẹ, Lời viết cảm động về cảm xúc chân thành, náo nức của bé Hồng).
5. Hướng dẫn tự học: (2’)
 - Học kĩ nội dụng văn bản và chú ý đến mặt thành công về nghệ thuật.
 - Viết một đoạn văn ghi lại những ấn tượng sâu sắc nhất về người mẹ của em.
 - Xem trước bài: Trường từ vựng.
********************************
Ngày soạn: 29-08-2009
Ngày dạy: .
Tuần: 2
Tiết: 7 Bài:
TRƯỜNG TỪ VỰNG
I. Mục tiêu cần đạt:
1 Kiến thức:
- Hiểu được thế nào là trường từ vựng, biết xác định các trường từ vựng đơn giản.
- Nắm được các bậc của trường từ vựng và tác dụng của cách chuyển trường từ vựng.
2.Kĩ năng:- Rèn luyện kỉ năng lập và sử dụng trường từ vựng.
3 Thái độ: Giáo dục ý thức học tập của HS.
II. Chuẩn bị:
1/ Giaó viên:
- Phương tiện: Giáo án, SGK, bảng phụ.
- Phương pháp: Rèn luyện theo mẫu, Vấn đáp-gợi tìm, diễn giảng và hợp tác.
2/ Học sinh: Học bài cũ, xem trước bài trường từ vựng.
III. Tiến trình lên lớp:
1. Ổn định:(1’). Kiểm diện học sinh.
2. Kiểm tra bài Cũ:(4’)
? Thế nào là từ ngữ nghĩa rộng, từ ngữ nghĩ hẹp? Hãy lấy ví dụ minh họa?
3. Bài mới:
 Hoạt động 1: (10') Hướng dẫn học sinh tìm hiểu thế nào là trường từ vựng:( Rèn luyện theo mẫu, vấn đáp-gợi tìm).
HS đọc kĩ đoạn văn trong SGK, chú ý các từ in đậm.
? Các từ in đậm dùng để chỉ đối tượng. " là người, động vật hay sinh vật"?(Người).
? Tại sao em biết được điều đó?
( Từ in đậm chỉ người vì chúng nằm trong những câu văn cụ thể, có ý nghĩa xác định)
? Nét chung về nghĩa của các từ trên là gì?
HS: Chỉ bộ phận của cơ thể con người.
Nếu tập hợp các từ in đậm ấy thành 1 nhóm từ thì chúng ta có một trường từ vựng. Vậy theo em "Trường từ vựng" là gì?
( Gọi 2 HS đọc kĩ ghi nhớ )
Cho nhóm từ: Cao, thấp, lùn, gầy, béo, lêu nghêu...Nếu dùng n ...  học sinh đọc to mục ghi nhớ SGK/58.
III.Sử dụng từ ngữ địa phương, biệt ngữ xã hội.
1/. Sử dụng từ ngữ địa phương, biệt ngữ xã hội, cần lưu ý:
- Đối tượng, tình huống giao tiếp.
-Hoàn cảnh giao tiếp.
2/. Sử dụng trong văn chương:
Để tô đậm sắc thái địa phương hoặc tầng lớp xuất thân, tính cách của nhân vật.
* Ghi nhớ: SGK/58.
Hoạt động 4:(15') Hướng dẫn học sinh luyện tập.(Hợp tác, vấn đáp- gợi tìm, diễn giảng).
Bài 1 :GV hướng dẫn HS thảo luận, lập 2 nhóm tổ chức trò chơi tiếp sức.
HS : Làm theo.
GV : Nhận xét.
Bài 2: Giáo viên hướng dẫn học sinh tìm hiểu giải thích.
VD: Trúng tủ: Đề cho đúng phần đã học.
-> Hôm nay thi trúng tủ đậu là cái chắc.
 Bài 3: Cho HS thực hiện phần bài tập trắc nghiệm.
Trong những trường hợp giao tiếp đưa ra ở bài tập 3, trường hợp nào nên dùng từ ngữ địa phương? trường hợp nào không nên?
IV. Luyện tập:
Bài tập 1:
Từ địa phương
Từ toàn dân
Mì
Dượng
Bả
Biểu
Sắn
Chú
Bà
Bảo
Bài tập 2:
Trúng tủ: Đề cho đúng phần đã học.
-> Hôm nay thi trúng tủ đậu là cái chắc.
Bài tập 3:
a). (+)
b). (- )
c). (- )
d). (- )
e). (- )
g). (- )
4. Củng cố :(2')
Từ ngữ địa phương và biệt ngữ xã hội khác từ ngữ toàn dân như thế nào?
5. Hướng dẫn tự học:(1')
- Nắm kĩ nội dụng các ghi nhớ
- Làm bài tập 4, mỗi em sưu tầm ít nhất 2 bài.
- Đọc thêm ( trang 59 )
- HS đọc lại những tác phẩm văn học- tập tóm tắt ( Chương trình lớp 8)
- Chuẩn bị bài " Tóm tắt văn bản tự sự ".
**********************
Ngày Soạn:09-09-2009
Ngày dạy : 
Tuần : 5
Tiết : 18.
 TÓM TẮT VĂN BẢN TỰ SỰ.
I. Mục tiêu cần đạt:
1/.Kiến thức : Giúp HS:
 Nắm được mục đích và cách thức tóm tắt 1 văn bản tự sự.
2/. Kĩ năng:
 Luyện tập kĩ năng tóm tắt văn bản tự sự, đầy đủ ý, ngắn gọn.
3/.Thái độ : Giáo dục Hs thấy được tầm quan trọng của việc tóm tắt văn bản tự sự, có ý thức vận dụng khi đọc các tác phẩm văn học.
II. Chuẩn bị:
1/ GV: 
- Phương tiện: Giáo án, SGK.
- Phương pháp: Nêu và giải quyết vấn đề, vấn đáp- gợi tìm, hợp tác và diễn giảng.
2/ HS: Học bài cũ, xem trước bài mới.
III. Tiến trình lên lớp:
1. Ổn định:(1')
2. Kiểm tra bài cũ:(3') Em hãy kể tên 1 số tác phẩm văn học đã học từ đầu năm đến nay? Nêu nhân vật chính của các tác phẩm đó?
3. Bài mới: 
 3.1. Đặt vấn đề(1’). Khi các em đọc 1 tác phẩm văn học, một văn bản tự sự nào đó, các em cảm thấy thích thú, tâm đắc, muốn kể lại một cách ngắn gọn cho gia đình nghe. Như vậy các em đã thực hiện được việc tóm tắt văn bản tự sự. Vậy thế nào là tóm tắt văn bản tự sự? Cách thức tóm tắt như thế nào? Tiết học hôm nay chúng ta cùng tìm hiểu.
 3.2. Tiến trình các hoạt động:
 Hoạt động 1:(10') Hướng dẫn học sinh tìm hiểu thế nào là tóm tắt văn bản tự sự:( Hợp tác, vấn đáp- gợi tìm).
Cho HS đọc mục 1(SGK) và cho biết ý nghĩa của việc tóm tắt văn bản tự sự? ( tóm tắt: để sử dụng hoặc thông báo cho người khác biết nội dung chính của văn bản)
? Theo em thế nào là tóm tắt văn bản tự sự?
GV : Cho HS trắc nghiệm bằng hình thức thảo luận, lựa chọn câu trả lời đúng nhất ở mục 2. Yêu cầu HS phân tích lí giải cách lựa chọn của mình?
HS : Làm theo yêu cầu.
GV : Nhận xét, lưu bảng.
I. Thế nào là tóm tắt văn bản tự sự.
1. Tìm hiểu: VD : SGK/50
2.Kết luận:
- Tóm tắt văn bản tự sự là dùng lời văn của mình trình bày ngắn gọn nội dung chính của văn bản ( chú ý sự việc tiêu biểu, nhân vật quan trọng)
 Hoạt động 2:(20') Hướng dẫn học sinh tìm hiểu về cách tóm tắt văn bản tự sự:( Hợp tác, vấn đáp- gợi tìm).
GV yêu cầu HS đọc văn bản tóm tắt ở SGK.
? Văn bản tóm tắt trên kể lại nội dung của văn bản nào? ( Sơn tinh, Thuỷ tinh).
? Dựa vào đâu em nhận ra điều đó? ( dựa vào nhân vật, sự việc và chi tiết tiêu biểu).
? Văn bản tóm tắt trên có nêu được nội dung chính của văn bản ấy không? ( có ).
? Văn bản tóm tắt trên có gì khác so với nguyên văn của văn bản?
HS: Độ dài ngắn hơn, số lượng nhân vật các sự việc ít hơn, đoạn văn tóm tắt không phải trích ra từ văn bản mà do người viết tự tóm tắt.
GV: Nhận xét.
?Từ việc tìm hiểu trên, theo em yêu cầu đối với 1 văn bản tóm tắt là gì?
( - Bảo đảm tính khách quan )
( - Bảo đảm tính hoàn chỉnh ).
( - Bảo đảm tính cân đối).
GV: Muốn viết được một văn bản tóm tắt, theo em phải làm những việc gì? những việc ấy phải thực hiện theo trình tự nào?
HS: Thảo luận cặp đôi
GV: Nhận xét, lưu bảng.
GV gọi 2 em đọc to, rõ phần ghi nhớ (SGK/61)
 II. Cách tóm tắt văn bản tự sự
1/. Những yêu cầu đối với văn bản tóm tắt: 
a/Văn bản: Sơn Tinh, Thủy Tinh.
b/ So sánh văn bản tóm tắt với văn bản gốc.
- Độ dài ngắn hơn.
- Nhân vật, sự việc ít hơn.
- Do người viết tự tóm tắt.
c/ Tính khách quan, hoàn chỉnh.
2/. Các bước tóm tắt văn bản:
- Bước 1: Đọc kĩ toàn bộ văn bản- nắm chắc nội dung.
- Bước 2: Lựa chọn những sự việc chính và nhân vật chính.
- Bước 3: Sắp xếp nội dung theo trình tự hợp lí.
- Bước 4: Viết bản tóm tắt bằng lời văn.
* Ghi nhớ SGK/61
Hoạt động 3:( 5’) Giáo viên hướng dẫn học sinh luyện tập.( Vấn đáp- gợi tìm).
GV hướng dẫn cho HS luyện tập tóm tắt văn bản tự sự.
Tóm tắt truyện " Con Rồng cháu Tiên" Chương trình NV lớp 6
4. Củng cố:(3')
 Thế nào là tóm tắt 1 văn bản tự sự? Khi tóm tắt cần những yêu cầu nào? Nêu các bước tóm tắt văn bản?
5. Hướng dẫn dặn dò: (2')
+ Bài cũ: : Học kĩ nội dung ghi nhớ và biết vận dụng vào việc tóm tắt văn bản tự sự.	 
 + Bài mới: - Đọc truyện ngắn " Lão Hạc" của Nam Cao, đoạn trích " Tức nước vỡ bờ " của Ngô Tất Tố nắm kĩ nội dung.
***************************
Ngày Soạn: 12-09-2009
Ngày dạy : .
Tuần : 5
Tiết : 19.
LUYỆN TẬP TÓM TẮT VĂN BẢN TỰ SỰ.
I. Mục tiêu cần đạt:
1/. Kiến thức:
Biết vận dụng các kiến thức đã học ở tiết 18 vào việc luyện tập tóm tắt văn bản tự sự.
2/. Kĩ năng:
Rèn luyện các thao tác tóm tắt văn bản tự sự.
3/. Thái độ:
 Thấy đựơc đây là việc làm quan trọng và cần thiết.
II. Chuẩn bị:
1/ GV: 
- Phương tiện: Giáo án, SGK.
- Phương pháp: Vấn đáp- gợi tìm, hợp tác.
2/ HS: Tóm tắt trước văn bản " Lão Hạc".
III. Tiến trình lên lớp:
1. Ổn định:(1')
2.Kiểm tra bài cũ:(3') Nêu các bước tóm tắt văn bản tự sự? Yêu cầu đối với 1 văn bản tóm tắt?
3. Bài mới: 
 3.1. Nêu vấn đề:(1'). Tiết trước, các em đã nắm được mục đích và cách thức tóm tắt 1 văn bản tự sự. Hôm nay, chúng ta sẽ tiến hành luyện tập tóm tắt 1 số tác phẩm văn học để khắc sâu lí thuyết.
 3.2. Tiến trình hoạt động:
 Hoạt động 1:(18') Hướng dẫn học sinh làm bài tập 1.
HS theo giỏi kĩ BT1 ( SGK).
? Bản liệt kê trên đã nêu được những sự việc tiêu biểu và nhân vật quan trọng của truyện ngắn Lão Hạc chưa? Em có nhận xét gì về trình tự liệt kê ở SGK?
( Bản liệt kê nêu tương đối đầy đủ các sự việc, nhân vật và chi tiết tiêu biểu nhưng lộn xộn thiếu mạch lạc).
? Hãy sắp xếp lại sự việc trên theo thứ từ hợp lý?
HS: 1-b, 2- a, 3-d, 4-c, 5-g, 6-e, 7-i, 8-h, 9-k
? Sau khi sắp xếp hợp lí, hãy viết tóm tắt truyện Lão Hạc bằng 1 văn bản ngắn gọn ( khoảng 10 dòng).
- GV cho HS viết.
- Sau đó gọi 1 vài em đọc bản tóm tắt, lớp nhận xét.
- Cuối cùng, gọi 1 em tự tóm tắt bằng lời nói?
GV: Nhận xét.
Bài tập 1 :
1. Tóm tắt văn bản " Lão Hạc"
a/. Liệt kê khá đủ sự việc nhưng lộn xộn, thiếu mạch lạc.
b/. Sắp xếp lại theo trình tự hợp lý.
1-b, 2- a, 3-d, 4-c, 5-g, 6-e, 7-i, 8-h, 9-k.
c/. Viết tóm tắt văn bản.
Hoạt động 2 :(10’). Hướng dẫn học sinh làm bài tập 2.( Hợp tác).
GV : Giáo viên cho học sinh thảo luận.
HS : Trao đổi trình bày.
Lớp : Nhận xét- Giáo viên : Nhận xét.
Bài tập 2 : 
- Nhận vật chính trong đoạn trích là chị Dậu.
- Sự việc tiêu biểu : Chị dậu chăm sóc chồng bị ốm, đánh lại cai lệ và người nhà lý trưởng để bảo vệ chồng.
 Hoạt động 3:(9') Hướng dẫn học sinh làm bài tập 3.( vấn đáp- gợi tìm).
Gv hướng dẫn HS trả lời câu hỏi bài tập 3
GV: Nêu vấn đề
? Tại sao các văn bản " Tôi đi học", " Trong lòng mẹ"rất khó tóm tắt? Nếu muốn tóm tắt thì ta phải làm gì?
Bài tập3:
Vì: Đó là văn bản trữ tình, chủ yếu miêu tả những diễn biến trong đời sống nội tâm nhân vật, ít các sự việc được kể lại.
- Nếu tóm tắt thì phải viết lại truyện.
-> Đây là một công việc khó khăn cần có thời gian.
4. Củng cố:(2')
? Thế nào là văn bản tự sự ?Tóm tắt văn bản tự sự phải qua những bước nào?
5. Hướng dẫn tự học:(1')
 + Bài cũ: Xem lại nội dung vừa học.
 + Bài mới: Chuẩn bị cho tiết trả bài, các em cần nhớ kĩ đề và tự đánh giá bài viết của mình qua gợi ý đánh giá ở SGK.
*********************
Ngày Soạn: 10-09-2009 
Ngày dạy: ..
Tuần: 5
Tiết 20
Trả bài tập làm văn số 1
I. Mục tiêu cần đạt:
1/.Kiến thức:
- Qua tiết trả bài giúp HS ôn tập lại kiến thức về kiểu văn tự sự kết hợp với việc tóm tắt tác phẩm tự sự.
2/. Kĩ năng :
- Luyện tập kĩ năng dùng từ, đặt câu và kĩ năng xây dựng văn bản.
3/. Thái độ:
Giáo dục HS ý thức phê bình và tự phê bình.
II. Chuẩn bị:
1/ GV: 
- Phương tiện: Giáo án, bảng thống kê điểm.
- Phương pháp: Hợp tác và diễn giảng.
2/ HS: Xem lại kiến thức văn tự sự.
III. Tiến trình lên lớp:
1. Ổn định:(1' : Kiểm diện học sinh.
 2. Bài mới: 
 2.1.Nêu vấn đề: Để giúp các em tự nhận ra những ưu điểm cũng như những nhược điểm trong bài viết của mình và của các bạn, các em tự khắc phục được những cái chưa tốt để hoàn thiện hơn trong những tiết viết bài sau.
 2.2. Tiến trình các hoạt động.
 Hoạt động 1:(28’) Giáo viên nhận xét, đánh giá chung về bài viết:(Diễn giảng, vấn đáp- gợi tìm).
GV yêu cầu HS nhắc lại đề bài.
?Xác định thể loại, nội dung, cách làm?
HS: Ôn lại kiểu bài tự sự, có kết hợp với kiểu bài biểu cảm + miêu tả- Luyện tập xây dựng đoạn văn, văn bản? Em hãy xác định kiểu bài chính.?
HS: Tự sự
? Nội dung cần đạt trong đề bài này là gì?
HS: Kể về một người ban, người thầy hoặc người thân...( Chú ý sự việc, cảm xúc. Miêu tả trong văn bản)
? Ngoài yếu tố tự sự, theo em còn có thể sử dụng được những phương thức biểu đạt nào? ( Biểu cảm, miêu tả )
Bài viết hoàn chỉnh sẽ gồm mấy phần?
( 3 phần).
- Sai lỗi chính tả nhiều.
* Những bài viết có nội dung tốt: 
* Một số bài nội dung chưa đạt :
I. Nhận xét chung.
1/. Mục đích, yêu cầu.
- Thể loại: Tự sự
- Nội dung: 
2/. Nhận xét chung về kết quả của bài viết.
*Ưu điểm: Nhìn chung HS nắm được phương pháp tự sự biết kết hợp với miêu tả và biểu cảm.
Nắm được bố cục, những bài viết chân thành, diễn đạt mạch lạc, trôi chảy: biết sử dụng phương tiện liên kết.
*Hạn chế: - Nhiều bài diễn đạt vụng chưa hoàn chỉnh
 Hoạt động 2: (10’)Trả bài, chữa lỗi(Đọc, diễn giảng).
GV trả bài cho HS
 HS đọc lại bài, chữa lỗi sai 
Đọc một số bài có nội dung tốt cho HS học tập
 II. Trả bài, sửa lỗi.
- Trả bài:
- Chữa lỗi
- Đọc bài mẫu:
3. Củng cố:(3')
 Thế nào là tóm tắt 1 văn bản tự sự? Khi tóm tắt cần những yêu cầu nào? Nêu các bước tóm tắt văn bản?
4. Hướng dẫn tự học :(2')
 - Bài cũ: Về nhà xem lại thể loại tự sự.	 
 - Bài mới: Chuẩn bị bài: " Cô bé bán diêm"

Tài liệu đính kèm:

  • docVan 8 Tuan 25 20092010.doc