I/ Mục tiêu bài học
1/ Kiến thức:
Nhận biết đề văn và cách làm bài văn thuyết minh.
2/ Kĩ năng:
Biết quan sát, tích luỹ tri thức và trình bày có phương pháp
3/ Thái độ
Hợp tác trong tìm hiểu kiến thức.
II/ Đồ dùng dạy học
1/ Giáo viên: Bảng phụ
2/ Học sinh: Tìm các văn bản thuyết minh mà em biết.
III/ Phương pháp
Thuyết trình, vấn đáp, thảo luận nhóm, nêu vấn đề, gợi mở
IV/ Các bước lên lớp
1/ Ổn định. Sĩ số: 8a: /32 8b: /29 8c: /30
2/ Kiểm tra đầu giờ (3)
(?) Có những phương pháp thuyết minh nào ? Trình bày cách làm và tác dụng từng phương pháp ?
NS: 03/ 11/ 2010 NTH: 04/ 11/ 2010 Tiết 48, đề văn thuyết minh và cách làm bài văn thuyết minh I/ Mục tiêu bài học 1/ Kiến thức: Nhận biết đề văn và cách làm bài văn thuyết minh. 2/ Kĩ năng: Biết quan sát, tích luỹ tri thức và trình bày có phương pháp 3/ Thái độ Hợp tác trong tìm hiểu kiến thức. II/ Đồ dùng dạy học 1/ Giáo viên: Bảng phụ 2/ Học sinh: Tìm các văn bản thuyết minh mà em biết. III/ Phương pháp Thuyết trình, vấn đáp, thảo luận nhóm, nêu vấn đề, gợi mở IV/ Các bước lên lớp 1/ ổn định. Sĩ số: 8a: /32 8b: /29 8c: /30 2/ Kiểm tra đầu giờ (3’) (?) Có những phương pháp thuyết minh nào ? Trình bày cách làm và tác dụng từng phương pháp ? 3/ Bài mới HĐ của thầy và trò T/g Nội dung HĐ1 Khởi động Các em đã được biết đặc điểm của phương pháp thuyết minh, 1 số phương pháp thuyết minh cụ thể. Bài học hôm nay sẽ giúp các em tìm hiểu về đề văn thuyết minh và cách làm bài văn thuyết minh . HĐ2.HDHS hình thành kiến thức - Mục tiêu: Nhận biết đề văn và cách làm bài văn thuyết minh. - Cách tiến hành: Hs đọc các đề văn H: Theo em các đề văn đó đã chỉ ra đối tượng thuyết minh là gì ? - Đề a: gương mặt thể thao Việt Nam - Đề b: là một tâp truyện - Đề c: là chiếc nón lá Việt Nam - Đề d: chiêc áo dài Việt Nam - Đề e : là chiếc xe đạp - Đề g : đôi dép lốp trong kháng chiến H: Em có nhận xét gì về các đề bài trên Đề nêu đối tượng thuyết minh H: Qua những đề trên, đối tượng thuyết minh là những loại nào ? - Con người, đồ vật, di tích, món ăn, đồ chơi. - Đối tượng rộng phong phú đa dạng nhưng rất gần gũi với đời sống Giáo viên sử dụng bảng phụ ghi các đề (Yêu cầu học sinh đọc các đề) 1. Thuyết minh về bông hoa hồng nhung 2. Giới thiệu loài hoa em yêu 3. Loài hoa em yêu 4. Em hãy kể buổi tối ở gia đình em H: Đâu là đề văn thuyết minh? Căn cứ vào đâu mà em xác định đó là đề văn thuyết minh ? - Đề 1, 2 - Căn cứ vào từ ngữ nêu yêu cầu (thuyết minh, giới thiệu, trình bày, giải thích) Giáo viên: có những dạng đề không có những từ ngữ thuyết minh giới thiệu,... nhưng ta vẫn biết được đó là đề văn thuyết minh? Vì sao? - Căn cứ vào đối tượng thuyết minh và tri thức về chúng - Ví dụ : chiếc xe đạp H: Vậy đề văn thuyết minh được cấu tạo như thế nào? Có mấy dạng - Cấu tạo đề văn thuyết minh: từ ngữ nêu yêu cầu và đối tượng thuyết minh (giới thiệu trình bày giải thích) - Có 2 dạng: + Đề nêu yêu cầu trực tiếp (giới thiệu, trình bày, giải thích) + Đề nêu đối tượng thuyết minh - Đưa bảng phụ : mô hình đề văn thuyết minh GV: Quan sát đề 1, 2 ta thấy phạm vi giới thiệu của đề thuyết minh vừa rộng cụ thể, vừa khái quát vừa hẹp. Đề1: cụ thể; đề 2: Khái quát khiến người đọc phải lựa chọn H: Hãy ra đề thuyết minh ? H: Qua việc tìm hiểu các vấn đề trên, em thấy đề văn thuyết minh có đặc điểm gì? H: Đọc bài thuyết minh cho biết đối tượng là gì ? - Chiếc xe đạp - Đề không có chữ thuyết minh nhưng đây là đề thuyết minh vì có đối tượng thuyết minh H: ở đây người viết đã thuyết minh hiểu biết gì về chiếc xe đạp a/ kể về nguồn gốc ra đời xe đạp ntn b/ miêu tả hình dáng c/ tri thức về chiếc xe đạp H: Khi thuyết minh về chiếc xe đạp người viết cần chú ý điều gì? ở đây người viết không cần miêu tả kĩ về hình dáng sẽ nhầm sang miêu tả. H: Văn bản trên gồm mấy phần ? Nêu nội dung ? - Mở bài: Giới thiệu khái quát về chiếc xe đạp (đối tượng thuyết minh) - Thân bài: Nêu đặc điểm cấu tạo và nguyên tắc hoạt động lợi ích của chiếc xe đạp - Kết bài: Vai trò của cái xe đạp trong cuộc sống hàng ngày và trong tương lai H: Phần mở bài người viết đã giới thiệu như thế nào về chiếc xe đạp? Dùng phương pháp gì? - Giới thiệu khái quát về chiếc xe đạp - Phương pháp nêu định nghĩa H: Phần thân bài người viết đã giới thiệu như thế nào về chiếc xe đạp? Dùng phương pháp gì? Cấu tạo và tác dụng H: Nêu cụ thể từng hệ thống? - Hệ thống truyền động gồm: Khung, đĩa, bàn đạp, trục, ổ đĩa, răng cưa, bánh xe - Hệ thống điều khiển: ghi đông, phanh. - Hệ thống chuyên chở: yên, giá đựng hàng, giỏ đựng H: Có nhận xét gì về trình tự giới thiệu? Theo thứ tự quan trọng đến không quan trọng để người đọc dễ hiểu H: ở bài viết đã sử dụng phương pháp thuyết minh nào? Em thấy những phương pháp đó có hợp lí không? Liệt kê, phân loại, phân tích phương pháp hợp lí. H: Đoạn cuối của thân bài có nội dung gì? Lợi ích của chiếc xe đạp H: Người thuyết minh có thái độ gì với chiếc xe đạp? Yêu thích chiếc xe đạp. H: Kết bài thường có nội dung gì? HĐ3, HDHS rút ra ghi nhớ - Mục tiêu: Trình bày đề bài và cách làm bài văn thuyết minh. - Cách tiến hành: H: Cách làm bài văn thuyết minh? * Bố cục : 3 phần - MB: giới thiệu đối tượng thuyết minh - TB: + xác định rõ phạm vi tri thức về đối tượng + Trình bày cấu tạo, đặc điểm, lợi ích của đối tượng Lựa chọn trình tự hợp lý Lựa chọn phương pháp hợp lý. - KB: bày tỏ thái độ đối với đối tượng, kết luận. Hs đọc và khái quát ghi nhớ. HĐ3. HDHS làm bài tập - Mục tiêu: Học sinh biết lập ý và lập dàn ý cho đề văn thuyết minh - Cách tiến hành: Hs đọc và xác định yêu cầu bài tập Hs hoạt động cá nhân Hs trình bày Hs khác nhận xét, bổ sung Gv nhận xét, chốt. 1’ 8’ 15’ 2’ 13’ I/ Đề văn thuyết minh và cách làm bài văn thuyết minh. 1/ Đề văn thuyết minh. Đối tượng thuyết minh: - Con người, đồ vật, di tích, món ăn, đồ chơi. - Đối tượng rộng phong phú đa dạng nhưng rất gần gũi với đời sống - Có 2 dạng đề thuyết minh: + Đề nêu yêu cầu trực tiếp (giới thiệu, trình bày, giải thích) + Đề nêu đối tượng thuyết minh 2/ Cách làm bài văn thuyết minh. Văn bản: Xe đạp */ Mở bài - Giới thiệu khái quát về chiếc xe đạp - Phương pháp nêu định nghĩa */ Thân bài - Cấu tạo: có bộ phận + Chính : Hệ thống truyền động Hệ thống điều khiển Hệ thống chuyên chở + Phụ: chắn xích, chắn bùn, đèn, chuông... - Phương pháp thuyết minh: Liệt kê, phân loại, phân tích */ Kết bài: Nêu vị trí của xe đạp trong đời sống của người Việt Nam và trong tương lai II/ Ghi nhớ Đề văn thuyết minh Bố cục và nhiệm vụ từng phần trong văn TM III/ Luyện tập. Bài tập: Lập ý và dàn ý cho đề bài: “Giới thiệu về chiếc nón lá Việt Nam”. - Tìm ý hình dáng, cách làm, nguyên liệu, nguồn gốc, tác dụng - Lập dàn ý: + MB: Nón là vật che nắng, che mưa, tạo nét đọc đáo, duyên dáng + TB: Hình dáng: chóp, thúng Nguyên liệu: tre, lá cọ, sợi cước, kim... Cách làm: quấn vòng, xếp lá, khâu ... Nơi làm: làng quê, Huế, Hà Tây ... Tác dụng: che nắng, che mưa, làm quà lưu niệm + KB: Nón có vai trò lớn đối với người Việt nam, là một di sản văn hoá 4/ Củng cố. (2’) Đề văn thuyết minh có đặc điểm gì ? Gv hệ thống kiến thức bài. 5/ HDHT (1’) Học bài và tập viết bài thuyết minh “Giới thiệu về chiếc nón lá Việt Nam”. Chuẩn bị: Luyện nói: Thuyết minh một thứ đồ dùng. Chuẩn bị theo yêu cầu phần ở nhà (SGK Tr 144). –––––––––––––––––––––––––––––––––
Tài liệu đính kèm: