Giáo án Ngữ văn 8 tiết 48 bài 12: Ngữ văn: Trả bài tập làm văn số 2 và bài kiểm tra văn

Giáo án Ngữ văn 8 tiết 48 bài 12: Ngữ văn: Trả bài tập làm văn số 2 và bài kiểm tra văn

TIẾT 48 NGỮ VĂN

TRẢ BÀI TẬP LÀM VĂN SỐ 2 VÀ BÀI KIỂM TRA VĂN

1. Mục tiêu: Giúp HS:

 a) Về kiến thức: Qua tiết trả bài giúp HS nhận biết rõ những ưu nhược điểm của bài kiểm tra Văn và bài viết Tập làm văn số 2 để có hướng phát huy cũng như sửa chữa, khắc phục.

 b) Về kĩ năng: Rèn kĩ năng làm bài tự sự kết hợp miêu tả, biểu cảm; kĩ năng trình bày, cảm nhận về nhân vật văn học; kĩ năng phân tích kiến thức văn học; rèn khả năng dùng từ, diễn đạt, tạo lập văn bản.

 c) Về thái độ: Có thái độ nghiêm túc nhìn nhận những mặt mạnh, mặt yếu của bản thân trong các bài viết, từ đó rút kinh nghiệm làm tốt các bài kiểm tra sau.

2. Chuẩn bị của GV và HS

 a) Chuẩn bị của GV: SGK, SGV, đồ dùng dạy học- nghiên cứu soạn giáo án.

 b) Chuẩn bị của HS: SGK, vở ghi- học bài cũ- chuẩn bị bài mới theo SGK.

3. Tiến trình bài dạy

 * Ổn định tổ chức: Sĩ số 8B:

 8C:

a) Kiểm tra bài cũ: Không kiểm tra.

 * Vào bài (1’): Các em đã tiến hành làm tiếp hai bài kiểm tra Văn và Tập làm văn. Tiết học này, cô trả bài để các em thấy được kết quả học tập cũng như các mặt ưu, nhược điểm của bản thân từ đó rút kinh nghiệm làm tốt bài sau.

 

doc 5 trang Người đăng haiha30 Lượt xem 584Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn 8 tiết 48 bài 12: Ngữ văn: Trả bài tập làm văn số 2 và bài kiểm tra văn", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn:	.	Ngày dạy:  Dạy lớp 8B
	Ngày dạy:  Dạy lớp 8C
TIẾT 48 NGỮ VĂN
TRẢ BÀI TẬP LÀM VĂN SỐ 2 VÀ BÀI KIỂM TRA VĂN
1. Mục tiêu: Giúp HS:
	a) Về kiến thức: Qua tiết trả bài giúp HS nhận biết rõ những ưu nhược điểm của bài kiểm tra Văn và bài viết Tập làm văn số 2 để có hướng phát huy cũng như sửa chữa, khắc phục.
	b) Về kĩ năng: Rèn kĩ năng làm bài tự sự kết hợp miêu tả, biểu cảm; kĩ năng trình bày, cảm nhận về nhân vật văn học; kĩ năng phân tích kiến thức văn học; rèn khả năng dùng từ, diễn đạt, tạo lập văn bản.
	c) Về thái độ: Có thái độ nghiêm túc nhìn nhận những mặt mạnh, mặt yếu của bản thân trong các bài viết, từ đó rút kinh nghiệm làm tốt các bài kiểm tra sau. 
2. Chuẩn bị của GV và HS
	a) Chuẩn bị của GV: SGK, SGV, đồ dùng dạy học- nghiên cứu soạn giáo án.
	b) Chuẩn bị của HS: SGK, vở ghi- học bài cũ- chuẩn bị bài mới theo SGK.
3. Tiến trình bài dạy
	* Ổn định tổ chức: Sĩ số 8B: 
	 8C: 
a) Kiểm tra bài cũ: Không kiểm tra.
	* Vào bài (1’): Các em đã tiến hành làm tiếp hai bài kiểm tra Văn và Tập làm văn. Tiết học này, cô trả bài để các em thấy được kết quả học tập cũng như các mặt ưu, nhược điểm của bản thân từ đó rút kinh nghiệm làm tốt bài sau.
b) Dạy nội dung bài mới:
	A. BÀI KIỂM TRA VĂN (20’)
	I. TÌM HIỂU ĐỀ 
	GV: Đọc lại các câu hỏi phần trắc nghiệm.
	Phần trắc nghiệm (3 điểm)
	?TB: Phần trắc nghiệm có những dạng câu hỏi nào? Yêu cầu của những câu hỏi đó ra sao?
	HS: Gồm 6 câu với 4 dạng câu hỏi: nối kết, xác định đúng sai, điền khuyết, nhiều lựa chọn. Yêu cầu nối kết chính xác tên tác giả với tên tác phẩm, xác định nhận định đưa ra đúng hay sai, điền từ chính xác phù hợp nội dung kiến thức, chọn một phương án đúng trong nhiều phương án đưa ra.
	Phần tự luận (7 điểm)
	GV: Cho HS đọc lại đề bài phần tự luận.
	Câu 7: Viết đoạn văn ngắn phân tích hình ảnh so sánh trong đoạn văn sau: “Cũng như tôi, mấy cậu học trò mới bỡ ngõ đứng nép bên người thân, chỉ dám nhìn một nửa hay dám đi từng bước nhẹ. Họ như con chim non đứng bên bờ tổ, nhìn quãng trời rộng muốn bay nhưng còn ngập ngừng e sợ”.
	Câu 8: Nêu cảm nhận của em về vẻ đẹp của nhân vật lão Hạc trong truyện ngắn cùng tên của nhà văn Nam Cao.
	?KH: Hãy xác định yêu cầu của câu 7?
	HS: Câu 7 yêu cầu viết đoạn văn phân tích hình ảnh so sánh có trong đoạn văn trích văn bản “Tôi đi học”, yêu cầu đoạn văn đảm bảo cấu trúc và đảm bảo nội dung như đề đã nêu.
	?KH: Hãy xác định kiểu bài, nội dung, giới hạn của đề bài trong câu 8?
	- Kiểu bài văn biểu cảm: Phát biểu cảm nghĩ về nhân vật.
	- Nội dung: Cảm nhận về vẻ đẹp của nhân vật lão Hạc.
	- Giới hạn trong truyện ngắn Lão Hạc của Nam Cao.
	II. ĐÁP ÁN – DÀN Ý 
	Phần trắc nghiệm (3 điểm):
Câu 1 (0.25 đ): điền từ truyện ngắn. 
Câu 2 (0.75 đ): a nối với 3, b nối với 4, c nối với 2.
Câu 3 (0.5 đ): B. sai.	Câu 4 (0.5 đ): B;	Câu 5 (0.5 đ): B;
Câu 6 (0.5 đ): C.	
Phần tự luận (7điểm):
Câu 7 (2 điểm): 
- Phép so sánh đã miêu tả sinh động hình ảnh và tâm trạng các em nhỏ lần đầu tới trường học.
- Đề cao sức hấp dẫn của nhà trường.
- Thể hiện khát vọng bay bổng của tác giả đối với trường học (trường học là nơi chắp cánh cho con người bay cao, bay xa vào cuộc đời rộng lớn).
Câu 8 (5 điểm):
a) Mở bài: 
- Giới thiệu khái quát tác phẩm, tác giả.
- Nêu nhận xét chung về nhân vật lão Hạc.
b) Thân bài 
- Lão Hạc nghèo nhưng hết sức nhân hậu, sống tình nghĩa thuỷ chung.
+ Dùng dằng mãi lão mới quyết định bán được cậu Vàng.
+ Lão Hạc vô cùng đau đớn, dằn vặt sau việc bán cậu Vàng.
- Lão Hạc là người cha hết lòng thương yêu con.
+ Lão luôn cho rằng mình có lỗi trong sự ra đi của con.
+ Lão làm lụng vất vả bóp mồm, bóp miệng để dành tiền cho con.
+ Lão âm thầm chuẩn bị cho cái chết để giữ lại bằng được mảnh vườn cho con.
- Lão Hạc giàu lòng tự trọng, có nhân cách cao quý.
+ Lão từ chối mọi sự giúp đỡ chân thành của ông giáo. 
+ Lão gửi ông giáo tiền nhờ lo ma chay để khỏi phiền tới hàng xóm nghèo.
+ Lão chọn cái chết bằng cách ăn bả chó để tự chuộc lỗi với cậu Vàng.
c) Kết bài
- Suy nghĩ của bản thân về cái chết dữ dội của lão Hạc.
- Đánh giá thành công của Nam Cao qua xây dựng nhân vật lão Hạc.
	III. NHẬN XÉT CHUNG 
	- Về nắm kiến thức: Phần lớn các em tỏ ra nắm được kiến thức phần truyện kí Việt Nam từ đầu năm học lớp 8 đến giờ, xác định được yêu cầu của đề ở cả hai phần trắc nghiệm và tự luận. Song vẫn còn hiện tượng chưa nắm vững kiến thức, chưa xác định đúng yêu cầu của đề.
	- Kỹ năng vận dụng: Phần trắc nghiệm đã biết xác định đúng kiến thức ở nhiều dạng hỏi khác nhau để làm bài. Phần tự luận một số em đã biết cách viết đoạn văn phân tích hình ảnh so sánh khá sâu sắc, viết bài phát biểu cảm nghĩ về nhân vật lão Hạc khá xúc động. Song còn nhiều em chưa thuần thục khi viết đoạn văn và bài văn theo đúng yêu cầu của đề, nội dung hai câu tự luận còn rất sơ sài, hời hợt.
	- Cách trình bày, diễn đạt: Một số em trình bày bài khoa học, chữ viết sạch, đẹp, diễn đạt trôi chảy, hành văn sáng sủa. Song phần nhiều các em mắc nhiều lỗi chính tả, diễn đạt, dùng từ; trình bày bài chưa khoa học, chữ viết cẩu thả.
	GV: Thông báo tổng hợp điểm theo từng lớp dựa trên kết quả bài làm.
	IV: Chữa lỗi sai	
Lỗi
Chữa lỗi
- xợ xệt, e rè.
- Em rất chú trọng nhân vật lão Hạc.
- Trong văn bản lão Hạc, em ấn tượng nhất nhân vật lão Hạc trong truyện.
- Sợ sệt, e dè.
- Em kính trọng nhân vật lão Hạc.
- Nhân vật lão Hạc trong truyện ngắn cùng tên của nhà văn Nam Cao đã để lại cho em ấn tượng vô cùng sâu sắc.
V. ĐỌC BÀI MẪU
	Đọc bài mẫu của Trịnh Thanh Thuỳ 8C
VI. TRẢ BÀI
	VII. GỌI ĐIỂM
	B. BÀI TẬP LÀM VĂN SỐ 2 (21’)
	I. TÌM HIỂU ĐỀ 
	* Đề bài: Hãy kể về một kỉ niệm đáng nhớ đối với một con vật nuôi mà em yêu thích.
	?TB: Xác định kiểu bài, nội dung, giới hạn của đề bài trên?
	- Kiểu bài tự sự kết hợp yếu tố miêu tả và biểu cảm.
	- Nội dung, giới hạn: Kể một kỉ niệm đáng nhớ đối với một con vật nuôi mà em yêu thích.
	II. DÀN Ý 
	a) Mở bài:
	- Người kể chuyện xưng em hoặc tôi giới thiệu con vật nuôi mình yêu thích.
- Sự việc gợi nhớ kỉ niệm đối với con vật nuôi.
	b) Thân bài:
	- Nêu hoàn cảnh con vật nuôi xuất hiện trong nhà mình.
	- Tả hình dáng, điệu bộ, nét dễ thương của con vật nuôi đó.
	- Tình cảm giữa em và vật nuôi khi ấy.
	- Kỉ niệm đáng nhớ giữa em và vật nuôi.
	+ Chuyện xảy ra lúc nào? Ở đâu? Có những ai?
	+ Chuyện xảy ra thế nào?
	- Suy nghĩ, tình cảm của em sau sự việc đó.
	c) Kết bài:
	- Cảm nghĩ của em đối với vật nuôi.
	III. NHẬN XÉT CHUNG
	- Về nắm kiến thức: Đa số các em nắm được kiến thức về kiểu bài văn tự sự kết hợp với miêu tả, biểu cảm; nắm được yêu cầu của đề. 
	- Kỹ năng vận dụng: Hầu hết, các em biết cách viết bài theo đúng kiểu bài, đúng nội dung, yêu cầu của đề. Một số bài viết khá sinh động, hấp dẫn. Song vẫn còn một số em chưa biết sử dụng yếu tố miêu tả, biểu cảm một cách hợp lí hoặc sử dụng quá ít yếu tố miêu tả, biểu cảm. Vẫn còn hiện tượng làm bài rất sơ sài, hoặc chỉ kể chuyện con vật gắn bó với mình mà không chú ý kể kỉ niệm đáng nhớ giữa mình và nó hoặc kể một lúc nhiều kỉ niệm hoặc không kể kỉ niệm chỉ kể sự thông minh, tinh nghịch của con vật nuôi với mình 
	- Cách trình bày: Hầu hết các bài làm đều đủ bố cục ba phần. Một số em trình bày sạch, đẹp; diễn đạt rõ ràng, lưu loát; dùng từ, đặt câu chính xác. Song vẫn còn hiện tượng trình bày chưa khoa học, dùng từ chưa hay, diễn đạt lủng củng, không thoát ý; chữ viết cẩu thả, lỗi chính tả nhiều.
	GV: Thông báo tổng hợp điểm theo từng lớp dựa trên kết quả bài làm.
	IV. Chữa lỗi sai
Lỗi
Chữa lỗi
- Ló rất đáng yêu.
- chông chú cún ăn vội vàng thật là đáng thương.
- Em đặt tên cho nó là Mi lu bởi vì em cũng có một thời thơ ấu đáng nhớ.
- Nó rất đáng yêu
- Trông chú cún ăn vội vàng thật là đáng thương.
- Em đặt tên cho nó là Mi-lu và cái tên ấy đã gắn bó với em suốt thời thơ ấu đáng nhớ.
V. ĐỌC BÀI MẪU
- Đọc bài mẫu của Hoàng Thanh Hương 8C.
	VI. TRẢ BÀI
	VII. GỌI ĐIỂM
c) Củng cố, luyện tập (2’):
	GV: Nhắc lại kiến thức văn tự sự kết hợp yếu tố miêu tả, biểu cảm: Kể thường tập trung nêu sự việc, hành động, nhân vật. Tả gồm miêu tả ngoại hình nhân vật, miêu tả cảnh thiên nhiên, miêu tả cảnh sinh hoạt. Các yếu tố miêu tả thường được thể hiện qua các từ ngữ, hình ảnh có sức gợi lớn (từ láy tượng hình, tượng thanh, nghệ thuật so sánh, nhân hoá).
	Biểu cảm thường thể hiện ở các chi tiết bày tỏ cảm xúc, thái độ của người viết trước sự việc, nhân vật, hành động hoặc thông qua những ý nghĩ, những cảm xúc của các nhân vật trong tác phẩm tự sự (nhân vật tự độc thoại để bày tỏ nội tâm).
d) Hướng dẫn học sinh tự học ở nhà (1’):
	- Xem lại kiến thức phần văn học Việt Nam đã học.
	- Xem lại kiến thức văn tự sự kết hợp yếu tố miêu tả, biểu cảm.
	- Soạn Bài toán dân số. Yêu cầu: 
	+ Đọc kĩ văn bản, đọc kĩ phần chú thích * và phần chú thích từ khó.
	+ Đọc, suy nghĩ, trả lời câu hỏi phần đọc hiểu văn bản theo SGK.

Tài liệu đính kèm:

  • docTiet 48 bai 12.doc