Giáo án Ngữ văn 8 tiết 47 bài 12: Tập làm văn: Phương pháp thuyết minh

Giáo án Ngữ văn 8 tiết 47 bài 12: Tập làm văn: Phương pháp thuyết minh

TIẾT 47 TẬP LÀM VĂN

PHƯƠNG PHÁP THUYẾT MINH

1. Mục tiêu: Giúp HS:

 a) Về kiến thức: Nhận rõ yêu cầu của phương pháp thuyết minh, biết được phương pháp thuyết minh, vận dụng tốt vào việc làm bài thuyết minh.

 b) Về kĩ năng: Nhận diện được các phương pháp thuyết minh được sử dụng trong các văn bản thuyết minh đã học, đã đọc. Biết vận dụng vào thực hành viết bài.

 c) Về thái độ: Có ý thức học tập nghiêm túc để lĩnh hội kiến thức vận dụng vào thực hành.

2. Chuẩn bị của GV và HS

 a) Chuẩn bị của GV: SGK, SGV, đồ dùng dạy học- nghiên cứu soạn giáo án.

 b) Chuẩn bị của HS: SGK, vở ghi- học bài cũ- chuẩn bị bài mới theo SGK.

 

doc 5 trang Người đăng haiha30 Lượt xem 614Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn 8 tiết 47 bài 12: Tập làm văn: Phương pháp thuyết minh", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: ..	Ngày dạy:  Dạy lớp 8B
	Ngày dạy:  Dạy lớp 8C
TIẾT 47 TẬP LÀM VĂN
PHƯƠNG PHÁP THUYẾT MINH
1. Mục tiêu: Giúp HS:
	a) Về kiến thức: Nhận rõ yêu cầu của phương pháp thuyết minh, biết được phương pháp thuyết minh, vận dụng tốt vào việc làm bài thuyết minh.
	b) Về kĩ năng: Nhận diện được các phương pháp thuyết minh được sử dụng trong các văn bản thuyết minh đã học, đã đọc. Biết vận dụng vào thực hành viết bài.
	c) Về thái độ: Có ý thức học tập nghiêm túc để lĩnh hội kiến thức vận dụng vào thực hành.
2. Chuẩn bị của GV và HS
	a) Chuẩn bị của GV: SGK, SGV, đồ dùng dạy học- nghiên cứu soạn giáo án.
	b) Chuẩn bị của HS: SGK, vở ghi- học bài cũ- chuẩn bị bài mới theo SGK.
3. Tiến trình bài dạy
	* Ổn định tổ chức: Sĩ số 8B: ..
	Sĩ số 8C: ..
a) Kiểm tra bài cũ (3’): Kiểm tra miệng.
	Câu hỏi: Thế nào là văn bản thuyết minh? Nêu đặc điểm chung của văn bản thuyết minh?
	Đáp án:- Văn bản thuyết minh là kiểu văn bản thông dụng trong mọi lĩnh vực đời sống nhằm cung cấp tri thức (kiến thức) về đặc điểm, tính chất, nguyên nhân, của các hiện tượng và sự vật trong tự nhiên, xã hội bằng phương thức trình bày, giới thiệu, giải thích. (5 điểm)
	- Tri thức trong văn bản thuyết minh đòi hỏi khách quan, xác thực, hữu ích cho con người. (3 điểm)
	- Văn bản thuyết minh cần được trình bày chính xác, rõ ràng, chặt chẽ và hấp dẫn. (2 điểm)
	* Vào bài (1’): Các em đã nắm được thế nào là văn bản thuyết minh và đặc điểm chung của kiểu văn bản này. Vậy, phương pháp thuyết minh đòi hỏi ra sao? Tiết học hôm nay, ta cùng tìm hiểu.
b) Dạy nội dung bài mới:
	I. TÌM HIỂU CÁC PHƯƠNG PHÁP THUYẾT MINH (23’
	1. Quan sát, học tập, tích luỹ tri thức để làm bài văn thuyết minh (10’)
	a) Ví dụ
	Xét các văn bản: Cây dừa Bình Định, Tại sao lá cây có màu xanh lục?, Huế, Khởi nghĩa Nông Văn Vân, Con giun đất.
	?TB: Những văn bản trên đã sử dụng các loại tri thức gì?
HS: Văn bản Cây dừa Bình Định sử dụng tri thức về đời sống xã hội, Địa lí. Văn bản Tại sao lá cây có màu xanh lục sử dụng những tri thức về sinh học. Văn bản Huế sử dụng tri thức về địa lí, lịch sử, nền văn hoá. Văn bản Khởi nghĩa Nông Văn Vân sử dụng tri thức lịch sử. Văn bản Con giun đất sử dụng tri thức sinh học.
GV: Để viết được các đoạn văn thuyết minh đó, đòi hỏi người viết phải có kiến thức về nhiều mặt về các lĩnh vực: đời sống xã hội, Địa lí, lịch sử, sinh học, vốn văn hoá,...
?TB: Theo em làm thế nào để có được những tri thức ấy? 
HS: Để có được những tri thức ấy người viết phải biết quan sát học tập, tích luỹ tri thức về đối tượng. Tức là phải hiểu biết đối tượng thuyết minh là cái gì, có đặc điểm gì tiêu biểu, có cấu tạo ra sao, hình thành như thế nào, có giá trị ý nghĩa gì đối với con người, Nghĩa là nắm được bản chất, đặc trưng của sự vật đó.
?KH: Vậy quan sát, tra cứu, phân tích nghĩa là thế nào?
HS: Quan sát tức là nhìn ra sự vật, có nhưng đặc trưng gì, có mấy bộ phận. Từ đó phát hiện ra đặc điểm tiêu biểu của sự vật, để có thể phân biệt sự vật ấy với sự vật khác (xứ Huế khác hẳn với các địa danh khác). Tra cứu có nghĩa là người viết tự đọc sách, học tập, tra cứu từ điển, sách giáo khoa để có thêm những hiểu biết chính xác, khoa học về đối tượng thuyết minh. Phân tích ví dụ, đối tượng có thể chia làm mấy bộ phận, mỗi bộ phận có đặc điểm gì,quan hệ của các bộ phận ấy với nhau ra sao. Làm được như vậy thì có được tri thức để thuyết minh.
?TB: Theo em bằng tưởng tượng suy luận có thể có tri thức để làm bài văn thuyết minh được không?
HS: Để làm được bài văn thuyết minh, ta phải quan sát nghiên cứu và không ngừng học hỏi tích luỹ tri thức, chứ không thể bằng tưởng tượng và suy luận mà làm được.
?TB: Muốn có tri thức để làm bài văn thuyết minh người viết phải làm thế nào?
b) bài học
Ghi: - Muốn có tri thức để làm tốt bài văn thuyết minh, người viết phải quan sát, tìm hiểu sự vật, hiện tượng cần thuyết minh, nhất là phải nắm bắt được bản chất, đặc trưng của chúng để tránh sa vào trình bày các biểu hiện không tiêu biểu, không quan trọng.
2. Phương pháp thuyết minh (13’)
2a. Ví dụ
a) Phương pháp nêu định nghĩa, giải thích
GV:Gọi HS đọc hai câu văn ví dụ trong phần 2a.
?TB: Trong các câu văn trên, ta thường gặp từ gì? Sau từ ấy, người ta cung cấp một kiến thức như thế nào?
HS: Trong các câu văn trên, ta thường gặp từ là biểu thị sự phán đoán. Sau từ là, người ta quy sự vật vào loại của nó và chỉ ra đặc điểm, công dụng riêng của sự vật đó.
?TB: Em có nhận xét gì về vị trí, vai trò của hai câu văn trong các văn bản thuyết minh chứa chúng?
HS: Hai câu văn đó đều đứng ở vị trí đầu bài giữ vai trò giới thiệu cho người đọc thấy được nét chung chủ yếu của đối tượng là gì trước khi thuyết minh cụ thể từng phương diện. 
GV: Hai câu văn trên thuộc loại câu định nghĩa, giải thích được sử dụng để thực hiện phương pháp nêu định nghĩa, giải thích trong bài văn thuyết minh.
?KH: Hãy nêu vai trò và đặc điểm của loại câu văn định nghĩa, giải thích trong văn bản thuyết minh?
HS: Các câu định nghĩa, giải thích trong văn thuyết minh đều chứa từ là. Sau từ là người ta quy sự vật vào loại của nó và chỉ ra đặc điểm công dụng riêng của sự vật. Các câu đó thường ở vị trí đầu bài, đầu đoạn, giữ vai trò giới thiệu cho người đọc thấy nét chung chủ yếu của đối tượng trước khi thuyết minh cụ thể.
GV: Khi sử dụng phương pháp này để thuyết minh cần tránh những lỗi thường gặp như định nghĩa quá rộng, quá hẹp hay trùng lặp làm cho người đọc không nhận thức được sự vật. Ví dụ như nói: "thức ăn là lương thực", "Ngữ văn là môn dạy đọc và viết" đều là định nghĩa không phù hợp quá hẹp hay quá rộng.
b) Phương pháp liệt kê
GV:Gọi HS đọc hai ví dụ trong phần 2b.
?TB: Hai ví dụ phần 2b sử dụng phương pháp thuyết minh nào? 
HS: Sử dụng phương pháp liệt kê.
?KH: Đọc hai ví dụ, em thấy phương pháp liệt kê có tác dụng như thế nào đối với việc trình bày tính chất của sự việc?	
HS: Phương pháp liệt kê có tác dụng kể đầy đủ, kể lần lượt các đặc điểm, tính chất của sự vật theo một trình tự thích hợp tạo cho bài thuyết minh có sức thuyết phục đối với người đọc về một vấn đề nào đó. Ở đây là công dụng nhiều mặt của cây dừa và tác hại nhiều mặt của việc sử dụng bao bì ni lông bừa bãi.
	c) Phương pháp nêu ví dụ
 GV: Gọi HS đọc ví dụ phần 2c.
?KH: Chỉ ra ví dụ được dùng trong đoạn văn? Nêu tác dụng của nó với việc trình bày cách xử phạt những người hút thuốc lá nơi công cộng?
HS: Ví dụ nằm trong ngoặc đơn của đoạn trích nói về việc xử phạt người hút thuốc lá ở nước Bỉ được thực hiện rất nghiêm khắc. Việc đưa ví dụ giúp người đọc hình dung được cụ thể hơn vấn đề. Ở đây là hiểu được những tác hại của việc hút thuốc lá.
 GV: Phương pháp nêu ví dụ là phương pháp thuyết minh có sức thuyết phục, được sử dụng rất phổ biến. Bài thông tin về ngày trái đất năm 2000 đã vận dụng phương pháp này rất có hiệu quả. Ví dụ được chọn để thuyết minh phải khách quan trình bày phải có thứ tự.
d) Phương pháp dùng số liệu (con số)
GV: Gọi HS đọc ví dụ mục 2d.
?TB: Đoạn văn cung cấp những số liệu nào? Nếu không có số liệu, có thể làm sáng tỏ được vai trò của cỏ trong thành phố không?
 HS: Cung cấp những số liệu cụ thể về dưỡng khí và thán khí trong không khí, về khả năng hấp thụ thán khí và nhả ra dưỡng khí của cỏ. Nhờ đó ta thấy rõ vai trò của cỏ trong thành phố đối với cuộc sống con người. Đó là tác dụng của việc dùng phương pháp nêu số liệu trong văn thuyết minh.
GV: Số liệu là một loại ví dụ dùng vào trường hợp các sự vật có biểu hiện đặc trưng ở số lượng. Ví dụ, nói về một tượng Phật lớn thì phải nói cao bao nhiêu vai rộng bao nhiêu. Chẳng hạn, một tượng phật ở Nhạc Sơn, Tứ Xuyên, Trung Quốc, cao 71 m vai rộng 24 m, trên mu bàn chân tượng có thể để 20 chiếc xe con. Thế là người đọc hình dung được quy mô to lớn của tượng Phật.
e) Phương pháp so sánh
GV:Gọi HS đọc đọc ví dụ phần 2e.
?TB: Tác dụng của phương pháp so sánh được sử dụng trong ví dụ 2e? 
HS: Sử dụng phương pháp so sánh có tác dụng làm nổi bật bản chất của vấn đề cần được thuyết minh đó là diện tích rộng lớn của biển Thái Bình Dương.
GV: Phương pháp so sánh cũng là một phương pháp được sử dụng phổ biến ví dụ thuyết minh cờ vua có thể so sánh với cờ tướng.
g) Phương pháp phân loại, phân tích
GV: Gọi HS đọc nội dung phần 4.
?KH: Hãy cho biết bài Huế đã trình bày các đặc điểm của thành phố Huế theo những mặt nào?
HS: Trình bày theo các mặt: Huế là sự kết hợp hài hoà của núi, sông, biển. Huế có những công trình kiến trúc nổi tiếng. Huế có những sản phẩm đặc biệt. Huế nổi tiếng với những món ăn. Huế là thành phố đấu tranh kiên cường.
?TB: Tìm hiểu các phương pháp thuyết minh em rút ra nhận xét gì?
2b. Bài học:
Ghi: - Để bài văn thuyết minh có sức thuyết phục, dễ hiểu sáng rõ người ta có thể sử dụng phối hợp nhiều phương pháp thuyết minh như: Nêu định nghĩa, giải thích, liệt kê, nêu ví dụ, dùng số liệu, so sánh, phân tích, phân loại.
GV: Gọi HS đọc toàn bộ phần ghi nhớ SGK.
II. LUYỆN TẬP (15’)
1. Bài tập 1 (T. 128)
GV:Gọi HS đọc yêu cầu bài tập 1.
?: Em hãy chỉ ra phạm vi tìm hiểu vấn đề thể hiện trong bài viết "Ôn dịch thuốc lá"?
HS: Phạm vi tìm hiểu vấn đề trong bài Ôn dịch thuốc lá: Tác hại do thuốc lá gây ra đối với người hút: giảm sức khoẻ, gây bệnh hiểm nghèo. Tác hại của việc hút thuốc đối với những người xung quanh (phương diện xã hội). So sánh việc hút thuốc lá ở Việt Nam với các nước Âu - Mĩ. Tình hình chống hút thuốc lá ở các nước phát triển. => Người viết đã phải huy động tối đa vốn hiểu biết để viết bài thuyết minh về vấn đề đó.
2. Bài tập (T. 129)
?: Bài viết đã dùng phương pháp thuyết minh nào để nêu bật tác hại của việc hút thuốc lá?
HS: Bài viết đã sử dụng các phương pháp thuyết minh: liệt kê, nêu ví dụ, dùng số liệu, so sánh, phương pháp phân loại, phân tích.
3. Bài tập 3 (T. 129)
GV: Gọi HS đọc yêu cầu bài tập 3.
?: Qua đọc văn bản đó em nhận thấy thuyết minh đòi hỏi có kiến thức như thế nào? Văn bản này đã sử dụng những phương pháp thuyết minh nào? 
HS: Thuyết minh đòi hỏi những kiến thức cụ thể, chính xác khoa học. Bài văn Ngã ba Đồng Lộc sử dụng các phương pháp thuyết minh: Phương pháp nêu định nghĩa, phương pháp nêu ví dụ, phương pháp dùng số liệu, phương pháp so sánh.	
c) Củng cố, luyện tập (2’):
	?: Nêu những phương pháp thuyết minh thường gặp? Chỉ ra một vài phương pháp trong một bài văn thuyết minh đã học? 
	HS: Các phương pháp thuyết minh thường gặp là: Nêu định nghĩa, giải thích; nêu ví dụ; so sánh; liệt kê; nêu con số, số liệu; phân tích, phân loại.
	Bài Ôn dịch, thuốc lá: sử dụng phương pháp liệt kê, phân tích, nêu số liệu để thuyết minh tác hại của thuốc lá với con người.
d) Hướng dẫn học sinh tự học ở nhà (1’):
	- Học thuộc ghi nhớ, nắm các phương pháp thuyết minh.
	- Làm bài tập 4 (T. 129).
	- Soạn Bài toán dân số. Yêu cầu: Đọc kĩ văn bản, đọc phần chú thích *, phần chú thích từ khó, đọc - trả lời các câu hỏi phần đọc - hiểu văn bản.

Tài liệu đính kèm:

  • docTiet 47 bai 12.doc