I/ Mục tiêu bài học
1/ Kiến thức:
- Nhận thức được kết qủa cụ thể của bài viết: những ưu nhược điểm về các mặt ghi nhớ, hệ thống hóa kiến thức qua các truyện kí hiện đại Việt Nam đã học, vận dung những kiến thức đó để biết đoạn văn biểu cảm.
- Ôn tập kiểu văn bản tự sự kết hợp với văn miêu tả, biểu cảm, đánh giá.
2/ Kĩ năng:
- Rèn luyện kĩ năng phân tích từ ngữ trong các câu, đoạn trích, kĩ năng lựa chọn phương án trả lời các câu hỏi trắc nghiệm.
- Biết cách sửa chữa những sai sót, nhầm lẫn để bổ sung hoàn chỉnh lại bài viết của mình.
3/ Thái độ
Đánh giá được chất lượng bài làm của bản thân mình, nhờ đó, có được những kinh nghiệm và quyết tâm cần thiết để làm tốt hơn nữa những bài làm sau.
NS: 02/11/2009 NTH: 05/11/2009 ––––––––––––––––– Ngữ Văn – Bài 12–––––––––––––––––– Tiết 46, Trả bài Kiểm tra văn, bài tập làm văn số 2 I/ Mục tiêu bài học 1/ Kiến thức: - Nhận thức được kết qủa cụ thể của bài viết: những ưu nhược điểm về các mặt ghi nhớ, hệ thống hóa kiến thức qua các truyện kí hiện đại Việt Nam đã học, vận dung những kiến thức đó để biết đoạn văn biểu cảm. - Ôn tập kiểu văn bản tự sự kết hợp với văn miêu tả, biểu cảm, đánh giá. 2/ Kĩ năng: - Rèn luyện kĩ năng phân tích từ ngữ trong các câu, đoạn trích, kĩ năng lựa chọn phương án trả lời các câu hỏi trắc nghiệm. - Biết cách sửa chữa những sai sót, nhầm lẫn để bổ sung hoàn chỉnh lại bài viết của mình. 3/ Thái độ Đánh giá được chất lượng bài làm của bản thân mình, nhờ đó, có được những kinh nghiệm và quyết tâm cần thiết để làm tốt hơn nữa những bài làm sau. II/ Đồ dùng dạy học 1/ Giáo viên: Thống kê kết quả, lỗi, Ưu nhược điểm của Hs 2/ Học sinh: Sửa chữa các lỗi mắc phải . III/ Phương pháp Thuyết trình, vấn đáp, nêu vấn đề, gợi mở C/ Các bước lên lớp 1/ ổn định. Sĩ số: 8a: /32 8b: /29 8c: /30 2/ Kiểm tra đầu giờ (?) 3/ Tiến trình tổ chức các hoạt động dạy và học HĐ của thầy và trò T/g Nội dung HĐ1 Khởi động - Mục tiêu: Nhắc lại kiến thức đã kiểm tra để định hướng Hs vào tiết học - Cách tiến hành: Gv dùng lời nói để dẫn vào nội dung tiết học . Trong các tiết học trước chúng ta đã viết bài kiểm tra Văn, bài tập làm văn số 2. Qua bài viết ấy em đạt được những ưu điểm và nhược điểm gì. Bài học hôm nay chúng ta cùng chỉ rõ những điều đó. HĐ2. Các bước trả bài. - Mục tiêu: HDHS xây dựng đáp án, đánh giá ưu nhược điểm và chữa lỗi trong bài kiểm tra - Cách tiến hành: Gv đọc lại câu hỏi Hs lựa chọn đáp án Hs khác nhận xét Gv chốt H: Nguyên nhân nào dẫn đến cái chết của lão Hạc ? H: Nêu cảm nhận của em về nhân vật chị Dậu ? Giáo viên nhận xét: * ưu điểm: - Hầu hết các em đã biết chọn lựa phương án trả lời đúng trong câu hỏi trắc nghiệm. - Phần tự luận : biết xác định nội dung cơ bản để triển khai viết thành đoạn văn. * Nhược điểm: - Phần câu 2 tự luận: chưa xác định đúng nội dung chính của đoạn văn. - Kĩ năng viết đoạn văn rất kém, nhiều bài không viết thành đoạn văn hoàn chỉnh mà chỉ nêu ý cơ bản bằng cách gạch ý. VD: Thi; Phấy; Tuấn.. Gv sử dụng bảng phụ Giáo viên đọc đoạn văn: “Nói lên số phận của người phụ nữ nông thôn trong xã hội cũ là: chị là người phụ nữ nông dân nhưng chị có một tâm hồn thanh cao và bất khuát trước sự áp bức của bọn thực dân phong kiến. Giá trị người phụ nữ nông dân ngày xưa không được đề cao hay phải chịu những khổ cực trong xã hội phong kiến”. H: Hãy nhận xét và chữa các lỗi mắc phải ? - Về hình thức: chưa đúng yêu cầu của một đoạn văn. Viết hoa lùi đầu dòng. - Diễn đạt vụng về, các ý sắp xếp lộn xộn, không liền mạch. - Sử dụng từ ngữ chưa phù hợp. H: Hãy chữa lại ? Qua đoạn trích “Tức nước vỡ bờ”của Ngô Tất Tố ta thấy số phận của người phụ nữ nông thôn vô cùng cực khổ , bị đè nén đẩy đến bước đường cùng.. Gv đọc những bài làm tốt H: Nhắc lại đề bài bài viết tập làm văn số 2? H: Xác định thể loại của đề ? H: Với thể loại như vậy, cần định hướng như thế nào cho bài viết? H: Để làm bài viết đó, cần phải huy động những nội dung kiến thức nào ? Hs trả lời Hs khác nhận xét, bổ sung Gv chốt (?) Phần mở bài em sẽ làm ntn ? (?) Phần thân bài cần kể lại những sự việc gì , kể lại ntn ? Hs trả lời Hs khác nhận xét, bổ sung Gv chốt Trước, chưa biết quan tâm, chăm sóc cha mẹ – nay có việc làm thể hiện điều đó. Trước chưa chăm học – nay đã cố gắng, đạt điểm tốt đầu tiên. ở nhà, có việc gì khá nghiêm trọng – mình đã thể hiện được một thái độ đúng đắn, ảnh hưởng tốt đến hoàn cảnh Yêu cầu: Khi sắp xếp cần có bố cục chặt chẽ, trình tự kể hợp lí, có tình huống bất ngờ làm hấp dẫn câu chuyện. Nhân vật phải có tính cách, hành động, lời nói của nhân vật toát ra ý nghĩa Khi kể phải biết miêu tả, biểu cảm. + Tả hình dáng, hoạt động của n/v + Những suy nghĩ, cảm xúc của n/v Cần làm cho người đọc hiểu tình thương yêu của con cái với cha mẹ là điều vô cùng quan trọng trong đời sống. (?) Phần kết bài cần nêu những nội dung gì ? (?) So với những yêu cầu ấy, bài làm của em có những ưu, khuyết điểm gì ? Hs trả lời Gv nhận xét */ Ưu điểm: - Nhìn chung các em nắm được yêu cầu về nội dung, thể loại của đề. - Biết trình bày việc làm theo trình tự hợp lí. - Phần lớn các bài viết có bố cục rõ ràng, trình bày sạch sẽ. - Có sự chuẩn bị cho bài viết tương đối chu đáo. - Một số bài viết có tính sang tạo hợp lí, đảm bảo sự hài hoà. - Biết liên hệ và một số bạn có sự tiến bộ so với năm trước. */ Nhược điểm. - Thiếu nhiều yếu tố miêu tả, biểu cảm. - Dùng từ sai - Bố cục không phân bố rõ ràng. - Đa số chưa sâu sắc. - Một số em chưa thực sự nắm vững yêu cầu của đề nên còn lan man, thiếu sự liên kết giữa các nội dung. - ở nhiều em, chưa thực sự chú ý đưa các yếu tố miêu tả và biểu cảm vào trong bài viết. - Nhiều bài chưa rõ ràng giữa các việc làm. Khai thác còn chung chung, chưa cụ thể, sâu sắc vấn đề. - Nhiều bài còn mắc lỗi chính tả, diễn đạt lủng củng, chấm câu, viết hoa bừa bãi, câu văn dài. Kết quả: Khá, giỏi: Trung bình: Yếu, kém: Gv gọi một số học sinh đứng dậy đọc bài viết của mình. (Khá; TB; Yếu) Hs khác nhận xét, rút ra ưu, nhược điểm qua bài viết đó. Gv nhận xét chung. 1’ 3’ 12’ 5’ 10’ 10’ A/ Bài kiểm tra văn. I/ Yêu cầu bài làm. Phần I: Trắc nghiệm. A/ Mỗi ý nối đúng được 0,25 đ. 1 – d; 2 – a; 3 – e; 4 – b. B/ Mỗi đáp án đúng được 0,25đ. Câu số 1 2 3 4 5 6 7 8 Đáp án B B A C A D C D Phần II: Tự luận. Câu 1. - Cuộc sống mỗi ngày một khó khăn, lão Hạc thì ốm yếu. - Không muốn bán mảnh vườn và tiêu phạm vào số tiền đã dành dụm được. - Thương con sâu sắc. - Giàu lòng tự trọng. - Xã hội phong kiến thực dân đẩy người nông dân đến bước đường cùng không lối thoát. Câu 2. Thái độ thông cảm cho cuộc sống nghèo khó bị áp bức của chị Dậu; Yêu mến, tự hào ngợi ca vẻ đẹp tâm hồn của chị Dậu: yêu thương chồng con tha thiết, có sức mạnh phản kháng tiềm tàng chống lại áp bức bất công. II/ Nhận xét. III/ Chữa lỗi B/ Bài Viết TLV số 2. Đề bài: Kể về một việc em đã làm khiến bố mẹ rất vui lòng. - Thể loại : Văn tự sự kết hợp với miêu tả và biểu cảm - Nội dung : Việc em đã làm khiến bố mẹ rất vui lòng. I/ Yêu cầu bài làm */ Mở bài. - Hoàn cảnh nảy sinh câu chuyện. - Hoặc nguyên cớ nhớ lại kỉ niệm */ Thân bài - Sự việc (1): +Thời gian địa điểm làm được việc tốt + Sự việc chính và các chi tiết + Nhân vật chính và những người có liên quan. + Nguyên nhân, diễn biến, kết quả của việc làm tốt. + Cảm nghĩ của em khi thấy bố mẹ vui lòng về việc làm của mình. - Sự việc 2 (nếu có) * Kết bài Khẳng định cảm xúc mãi không bao giờ quên và có thể rút ra bài học. II/ Nhận xét III/ Chữa lỗi ( Phần phụ lục) IV/ Công bố điểm 4/ Củng cố (?) Để làm tốt bài văn tự sự có yếu tố miêu tả và biểu cảm, em cần phải làm gì ? (?) Trong bài viết của em có những ưu, nhược điểm cơ bản nào ? Gv hệ thống kiến thức bài 5/ HDHT - Xem lại bài viết và chữa các lỗi mắc phải trong bài viết - Chuẩn bị: Phương pháp thuyết minh (?) Tìm hiểu các phương pháp thuyết minh mà em đã biết ? ––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––– III/ Chữa lỗi (Phụ lục) Gv sử dụng bảng phụ ghi các lỗi mắc " Hs lên chữa lỗi. Hs mắc lỗi Tên lỗi Lỗi mắc Sửa lỗi Tuấn 8b Định 8b Thái 8a Huyên 8a Nam 8a Dô 8b Sơn 8b Hậu 8a Thái 8a Hà 8a Phấy 8a Tùng 8b Lưu 8a Sự 8a Chính tả Học song Điều thấy Chông nhà Dửa bát Ngời bạn tốt Cố giắng Sui nghĩ Dặt quần áo Quyên việc Ngị lực Mạnh khẻo Chao hiết Cố ngắng Mông ước Học xong Đều thấy Trông nhà Rửa bát Người bạn tốt Cố gắng Suy nghĩ Giặt quần áo Quên việc Nghị lực Mạnh khoẻ Trao hết Cố gắng Mong ước Dũng 8a Cúc 8b Loan 8b Minh 8a Đồng 8a Quyền 8a Hậu 8a Diễn đạt - Thấy họ - Trong năm học này có rất nhiều cố gắng - Nhìn thấy bố mẹ bộ mặt tươi đẹp, sáng sủa của bố mẹ - Làm việc để bố mẹ tập suy nghĩ. - Dù đi nào nữa em cứ học - Vệ sinh cá nhân xong ăn sáng và đi học - Một buổi chiều nóng nắng - Thấy bố mẹ - Trong năm học này, em có rất nhiều cố gắng - Nhìn thấy gương mặt rạng ngời của bố mẹ - Làm việc để bố mẹ vui lòng. - Dù thế nào đi nữa, em cũng cố gắng học. - Vệ sinh cá nhân xong, em ăn sáng và đi học - Một buổi chiều nắng nóng Huy 8a Toản 8a Tuấn 8b Đông 8a Tú Linh 8b Quyền 8a Sơn 8b Dùng từ - Noan nức - An ửu - Lừa biếng - Nác nhở mẹ - Được viu - Hai bà chúa - Giúp đỡi tôi - Náo nức - an ủi - Lười biếng - Nhắc nhở mẹ - Được vui - Hai bà cháu - Giúp đỡ tôi Sơn, Ngữ, Thu, Dũng, Pao, Dình, Huyền, Toản, Sự Câu - Câu không có nội dung - Câu dài, Viết hoa lung tung - Dấu chấm, phẩy không đúng vị trí
Tài liệu đính kèm: