Giáo án Ngữ văn 8 tiết 45 bài 12: Văn bản: Ôn dịch, thuốc lá

Giáo án Ngữ văn 8 tiết 45 bài 12: Văn bản: Ôn dịch, thuốc lá

TIẾT 45 VĂN BẢN

ÔN DỊCH, THUỐC LÁ

(Theo Nguyễn Khắc Viện, trong Từ thuốc lá đến ma tuý- Bệnh nghiện)

1. Mục tiêu: Giúp HS:

 a) Về kiến thức: Xác định được quyết tâm phòng chống thuốc lá trên cơ sở nhận thức tác hại to lớn, nhiều mặt của thuốc lá đối với đời sống cá nhân và cộng đồng.

 Thấy được sự kết hợp chặt chẽ giữa hai phương thức lập luận và thuyết minh trong văn bản.

 b) Về kĩ năng: Nhận biết các yếu tố nghị luận và thuyết minh sử dụng trong văn bản, biết cách phân tích văn bản theo đúng yêu cầu.

 c) Về thái độ: Có ý thức tránh xa thuốc lá và các tệ nạn xã hội, biết khuyên nhủ mọi người xung quanh cùng thực hiện.

2. Chuẩn bị của GV và HS

 a) Chuẩn bị của GV: SGK, SGV, đồ dùng dạy học- nghiên cứu soạn giáo án.

 b) Chuẩn bị của HS: SGK, vở ghi- học bài cũ- chuẩn bị bài mới theo SGK.

 

doc 7 trang Người đăng haiha30 Lượt xem 715Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn 8 tiết 45 bài 12: Văn bản: Ôn dịch, thuốc lá", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 11 NGỮ VĂN BÀI 12
Kết quả cần đạt
- Xác định được quyết tâm phong chống thuốc lá trên cơ sở nhận thức đầy đủ tác hại to lớn, nhiều mặt của thuốc lá đối với đời sống cá nhân và cộng động.
- Nắm được quan hệ ý nghĩa giữa các vế câu ghép.
- Nắm được các phương pháp thuyết minh thông dụng.
- Chỉ ra cho học sinh thấy rõ ưu nhược điểm trong bài kiểm tra Tập làm văn và Văn, giúp học sinh phát huy ưu điểm, sửa chữa khắc phục nhược điểm.
Ngày soạn: 	Ngày dạy: . Dạy lớp 8B
	Ngày dạy: . Dạy lớp 8C
TIẾT 45 VĂN BẢN
ÔN DỊCH, THUỐC LÁ
(Theo Nguyễn Khắc Viện, trong Từ thuốc lá đến ma tuý- Bệnh nghiện)
1. Mục tiêu: Giúp HS: 
	a) Về kiến thức: Xác định được quyết tâm phòng chống thuốc lá trên cơ sở nhận thức tác hại to lớn, nhiều mặt của thuốc lá đối với đời sống cá nhân và cộng đồng.
	Thấy được sự kết hợp chặt chẽ giữa hai phương thức lập luận và thuyết minh trong văn bản.
	b) Về kĩ năng: Nhận biết các yếu tố nghị luận và thuyết minh sử dụng trong văn bản, biết cách phân tích văn bản theo đúng yêu cầu.
	c) Về thái độ: Có ý thức tránh xa thuốc lá và các tệ nạn xã hội, biết khuyên nhủ mọi người xung quanh cùng thực hiện.
2. Chuẩn bị của GV và HS
	a) Chuẩn bị của GV: SGK, SGV, đồ dùng dạy học- nghiên cứu soạn giáo án.
	b) Chuẩn bị của HS: SGK, vở ghi- học bài cũ- chuẩn bị bài mới theo SGK.
3. Tiến trình bài dạy
	* Ổn định tổ chức: Sĩ số 8B: 
	Sĩ số 8C: 
a) Kiểm tra bài cũ (3’): Kiểm tra miệng.
	Câu hỏi: Nêu nghệ thuật và nội dung đặc sắc của văn bản Thông tin về Ngày Trái Đất năm 2000?
	Đáp án: - Bài viết có bố cục và lập luận chặt chẽ, rõ ràng; lời lẽ thuyết minh khoa học chính xác; sử dụng các số liệu, dẫn chứng cụ thể, giàu sức thuyết phục (5 đ).
	- Văn bản chỉ rõ tác hại của việc dùng bao bì ni lông đồng thời đưa ra các giải pháp và lời đề nghị bảo vệ môi trường (5 đ) 
* Vào bài (1’): Qua các phương tiện thông tin đại chúng, chúng ta đã biết tác hại vô cùng nghiêm trọng của thuốc lá đối với sức khoẻ con người. Tiết học này, các em sẽ cùng tìm hiểu văn bản Ôn dịch, thuốc lá để thấy rõ hơn điều đó.
b) Dạy nội dung bài mới:
	I. ĐỌC VÀ TÌM HIỂU CHUNG (8’) 
	1. Xuất xứ văn bản
	?TB: Nêu xuất xứ của văn bản?
	Ghi:- Văn bản được trích từ cuốn “Từ thuốc lá đến ma tuý - Bệnh nghiện” của tác giả Nguyễn Khắc Viện.
	2. Đọc văn bản
	GV: Yêu cầu đọc to, rõ ràng, đọc nhấn mạnh các tác hại, đọc chính xác các thuật ngữ khoa học thuộc ngôn ngữ Ấn Âu.
	GV: Gọi HS đọc, GV nhận xét uốn nắn.
	GV: Gọi HS đọc chú thích 1, 2, 3.
	?TB: Hãy xác định kiểu văn bản cho bài văn này?
	HS: Là văn bản nghị luận chủ yếu dùng phương thức thuyết minh.
	?KH: Phân tích ý nghĩa của cách đặt tên và việc dùng dấu phẩy ở đầu đề văn bản? 
	HS: Thuốc lá là cách nói tắt của “tệ nghiện thuốc lá”. So sánh (tệ nghiện) thuốc lá với ôn dịch là rất thoả đáng vì tệ nghiện thuốc lá cũng là một thứ bệnh (bệnh nghiện) và cả hai có một đặc điểm chung là rất dễ lây lan. Từ ôn dịch trong tên gọi văn bản không đơn thuần chỉ có nghĩa là một thứ bệnh lan truyền rộng. Nếu chỉ dùng với ý nghĩa ấy, tác giả đã chọn một tên gọi ngắn gọn hơn, ví dụ: Dịch thuốc lá. Ở đây tác giả dùng từ ôn dịch, một từ còn “thường dùng làm tiếng chửi rủa”, hơn thế, lại đặt một dấu phẩy ngăn cách giữa hai từ “ôn dịch” và “thuốc lá”. Dấu phẩy được sử dụng theo lối tu từ để nhấn mạnh sắc thái biểu cảm vừa căm tức vừa ghê tởm. Có thể diễn ý tên gọi văn bản một cách nôm na như sau: “Thuốc lá! Mày là đồ ôn dịch!”.
	?KH: Theo em có thể sửa nhan đề thành “Ôn dịch thuốc lá” hoặc “Thuốc lá là một loại ôn dịch” được không?
	HS: Không sửa được dù nội dung không sai nhưng tính biểu cảm không rõ. Viết như nhan đề văn bản vừa tỏ thái độ, vừa gây sự chú ý với người đọc.
	?KH: Chỉ ra bố cục của văn bản?
	HS: Chia 4 phần. Phần 1 từ đầu đến “nặng hơn cả AIDS=> Nêu vấn đề thông báo về nạn dịch thuốc lá. Phần 2 tiếp đến “sức khoẻ cộng đồng”=> Tác hại của thuốc lá đối với bản thân người hút. Phần 3 tiếp đến “nêu gương xấu”=> Tác hại của thuốc lá đối với những người không hút. Phần 4 còn lại=> Lời đề nghị.
	II. PHÂN TÍCH (26’) 
1. Tính chất nghiêm trọng của vấn đề "ôn dịch, thuốc lá (6’)
?TB: Những tin tức nào được thông báo trong đầu của văn bản?
Ghi: - Dịch hạch, thổ tả [...] loài người hầu như đã diệt trừ được, [...] lại xuất hiện những ôn dịch khác.
 - Cả thế giới đang lo âu về nạn AIDS.
 - Ôn dịch thuốc lá đe dọa sức khoẻ và tính mạng loài người còn nặng hơn cả AIDS.
?KH: Em có nhận xét gì về lời văn thuyết minh trong các thông tin này? Tác dụng của cách sử dụng từ ngữ đó?
HS: Đoạn văn thuyết minh sử dụng các từ thông dụng: ôn dịch, dịch hạch, thổ tả, AIDS... sử dụng các con số cụ thể, dùng phép so sánh ôn dịch thuốc lá còn nặng hơn cả AIDS => Thông báo ngắn gọn chính xác nạn dịch thuốc lá, nhấn mạnh hiểm hoạ to lớn của nạn dịch này là vô cùng đáng sợ.
GV: Như vậy, ngay ở phần đầu của văn bản, người viết đã lên tiếng báo động về ôn dịch thuốc lá. Từ tin mừng loài người hầu như đã diệt được dịch hạch, dịch tả, những bệnh nguy hiểm người viết đã nói tới đại dịch AIDS rồi gióng hồi chuông báo động dài bằng một câu văn trĩu nặng nỗi lo âu: "Nhiều nhà bác học đã lớn tiếng thông báo", ôn dịch thuốc lá đe doạ sức khoẻ và tính mạng loài người còn nặng hơn cả AIDS. Đúng là một hồi chuông làm kinh sợ người đọc, người nghe. Bởi người viết đặt ôn dịch thuốc lá ngang tầm với AIDS, đã sử dụng con số hơn năm vạn công trình nghiên cứu, sau hơn mấy chục năm của các nhà bác học để nhấn mạnh tính xác đáng, tầm quan trọng của thông tin.
?TB: Từ những thông tin và cách trình bày đó, giúp em có nhận xét gì về tính chất nghiêm trọng của vấn đề ôn dịch thuốc lá?
Ghi: - Ôn dịch thuốc lá thật sự là hiểm hoạ hàng đầu của nhân loại.
?TB: Hãy nhắc lại nội dung chính của đoạn 2?
2. Tác hại của thuốc lá với người hút thuốc lá (8’)
?KH:Vì sao người viết lại dẫn lời Trần Hưng Đạo bàn về đánh giặc trước khi phân tích tác hại của thuốc lá? Điều đó có tác dụng gì trong lập luận?
HS: Để thuyết minh một cách thuyết phục một vấn đề y học. Lá dâu ví với sức khoẻ con người, con tằm ví với khói thuốc lá. Thuốc lá gây hại cho sức khoẻ con người như tằm ăn lá dâu, nó phá hoại chúng ta bằng cách gậm nhấm âm thầm, bí mật, từng giờ, từng ngày, người hút chẳng những không thấy tác hại của nó ngay, càng không hề biết rằng hàng vạn công trình nghiên cứu đã phát hiện trên 4000 chất hoá học trong khói thuốc lá có khả năng gây bệnh hiểm nghèo mà lại còn cảm thấy sảng khoái khi nhả khói thuốc phì phèo, thậm chí còn coi ai đó là một biểu tượng quý trọng. Đó mới thực sự là điều nguy hiểm mà con người không thể lường trước được.
?TB: Tiếp đó người viết đã chỉ ra những tác hại gì của việc hút thuốc lá?
Ghi: - Khói thuốc lá chứa nhiều chất độc thấm vào cơ thể [...]
+ gây ho hen, gây viêm phế quản.
+ sức khoẻ của người nghiện thuốc ngày càng sút kém. 	+ Trên 80% ung thư vòm họng... ung thư phổi là do thuốc lá.
+ gây huyết áp cao, tắc động mạch nhồi máu cơ tim.
 - Chỉ riêng bệnh viêm phế quản [...]đã làm mất bao nhiêu ngày công lao động làm tổn hao sức khoẻ cộng đồng.
?KH: Em có nhận xét gì về cách thuyết minh tác hại của thuốc lá ở đoạn này?
HS: Những chứng cớ được đưa ra để phân tích tác hại của thuốc lá là những chứng cớ khoa học, được phân tích và minh hoạ bằng các số liệu thống kê cụ thể nên có sức thuyết phục người đọc tin vào những tác hại ghê gớm của khói thuốc lá với cơ thể con người. Ngoài ra tác giả còn dùng hai từ biểu cảm "ghê tởm" ghê gớm khiến người đọc, đọc lên không khỏi rùng mình trước tác hại của thuốc lá.
GV: Cơ thể người được cấu tạo bằng hàng tỉ tế bào, tất cả những tế bào ấy đều cần ô xi. Nhờ không khí ta thở, ô xi xuyên thấm vào phổi. Máu tiếp nhận ô xi và chuyển tới toàn bộ cơ thể. Ở những người hút thuốc lá, một số chất có thể ngăn cản phổi thực hiện chức năng của nó. Bồ hóng và hắc ín của khói thuốc lá làm phổi và các ống dẫn của nó đọng cáu ghét. Điều đó thường dẫn đến các bệnh đường họng và những cơn ho. Nếu những tế bào bị công kích, chúng sẽ phát triển nhanh và điều đó cuối cùng có thể gây nên ung thư. Ô-xít các-bon và ni-cô-tin của khói thuốc làm hại đến sự vận chuyển của ô xi trong toàn bộ cơ thể. Chúng đi khắp nơi cùng với máu. Chúng có thể làm cho máu đặc thêm rất nhiều. Đôi khi, máu trở nên quá đặc khiến cho sự vận chuyển máu tắc nghẽn hoàn toàn. Đó là nguyên nhân tạo nên một cơn nhồi máu cơ tim.
Sau khi nêu lên tác hại to lớn của thuốc lá đối với sức khỏe, cuối cùng người viết nêu lên một khía cạnh tác hại về mặt kinh tế và xã hội: "Chỉ vì bệnh viêm phế quản chúng ta mất bao nhiêu ngày công lao động". 
?KH: Tại sao ở đây người viết lại lấy bệnh viêm phế quản, bệnh nhẹ nhất do khói thuốc lá gây ra làm dẫn chứng?
HS: Để gây ấn tượng mạnh tạo sức thuyết phục cao tác giả lấy ví dụ riêng một bệnh nhẹ nhất do khói thuốc lá gây ra là viêm phế quản của hàng triệu người cũng gây tổn hại vô cùng to lớn về sức khỏe và kinh tế, chưa nói gì đến những căn bệnh nghiêm trọng khác do thuốc lá gây ra.=> Tóm lại, thuốc lá là kẻ thù ngọt ngào nhưng vô cùng nham hiểm của sức khoẻ của con người , nhất là đối với cá nhân người hút.
?TB: Từ sự phân tích trên, em thấy mức độ tác hại của thuốc lá đối với sức khỏe con người như thế nào?
Ghi:- Thuốc lá hủy hoại nghiêm trọng sức khỏe con người là nguyên nhân gây nhiều căn bệnh nan y.	
GV: Yêu cầu đọc lướt thầm phần 3 "Có người bảo” đến “Gương xấu": Nhắc lại nội dung chính của đoạn.
3. Tác hại của thuốc lá với mọi người (6’)
?TB: Những người không hút thuốc lá nhưng chịu ảnh hưởng của ảnh hưởng của khói thuốc lá sẽ có hại như thế nào?
Ghi: - Vợ con những người làm việc cùng phòng với những người nghiện thuốc lá cũng bị nhiễm độc. Cũng đau tim mạch, viêm phế quản, cũng bị ung thư [...]. 
- Bố và anh hút [...] không những đầu độc con em mà còn nêu gương xấu.
?KH: Em thấy cách lập luận của người viết trong đoạn này như thế nào?
HS: Cách lập luận chặt chẽ dẫn chứng sinh động bằng cả tình cảm nhiệt thành sôi nổi, tác giả đã bác bỏ luận điệu sai lầm của những người nghiện: "Tôi hút, tôi bị bệnh, mặc tôi! " và phân tích tác hại của thuốc lá với những người phải sống chung với người nghiện cũng bị bệnh tim mạch, cũng bị ung thư. Thêm nữa người lớn, nghiện thuốc lá còn nêu gương xấu cho con em mình.
?KH: Từ cách lập luận trên tác giả muốn khẳng định điều gì?
HS: Người nghiện thuốc, hút thuốc không chỉ tự đầu độc mình, mà còn đầu độc những người xung quanh: "Vợ con những người làm việc cùng phòng với những người nghiện thuốc cũng bị nhiễm độc; Hút thuốc cạnh người đàn bà có thai quả là một tội ác" vì khói thuốc lá làm cho cái thai bị nhiễm độc. Những từ ngữ: đầu độc, tội nghiệp thay, một tội ác... xen kẽ trong đoạn văn vừa nhấn mạnh mức độ nguy hại của thuốc lá, vừa bày tỏ thái độ nghiêm khắc phê phán những người nghiện thuốc lá. Tri thức khoa học, kết hợp phương pháp lập luận và ngôn ngữ biểu cảm khiến cho đoạn văn sinh động, có sức thuyết phục cao, cao thêm một bước nữa là thuốc lá gậm nhấm tâm hồn và lối sống của con trẻ. Bố và anh hút thuốc lá không những đầu độc con em mà còn nêu gương xấu.
Ghi: Khói thuốc lá làm tổn hại nghiêm trọng sức khỏe của những người xung quanh.
?TB: Nhắc lại nội dung phần cuối?
4. Kiến nghị chống thuốc lá (6’)
?TB: Trong phần cuối của văn bản người viết tiếp tục thuyết minh những tác hại gì của thuốc lá?
HS: Tỉ lệ thanh niên hút thuốc ở các thành phố lớn nước ta ngang tỉ lệ...các thành phố Âu- Mĩ... Từ điếu thuốc sang cốc bia rồi đến ma tuý, con đường phạm pháp thực ra đã mở đầu với điếu thuốc.
?KH: Vì sao tác giả lại so sánh tình hình hút thuốc lá ở nước ta với các nước Âu-Mĩ, trước khi đưa ra kiến nghị?
HS: Kiến nghị đưa ra chỉ có tác dụng khi mọi người nhận ra lợi ích và thấy cần thiết phải làm ngay. Tỉ lệ thanh thiếu niên hút thuốc ở các thành phố lớn ở nước ta ngang với các thành phố Âu Mĩ, trong khi nước ta nghèo hơn, trình độ phát triển thấp hơn, dịch bệnh lại nhiều hơn. Do đó hút thuốc lá không chỉ gây bệnh mà còn đẩy con người chúng ta vào con đường phạm pháp
?TB: Tiếp đó người viết đã thông báo chiến dịch chống thuốc lá trên thế giới như thế nào và đã đưa ra những kiến nghị gì?
Ghi:[...] Ngày nay ...các nước phát triển, đâu đâu cũng nổi lên chiến dịch chống thuốc lá [] 
- Đã đến lúc mọi người phải đứng lên chống lại, ngăn ngừa nạn ôn dịch này.
?KH: Em có nhận xét gì về cách thuyết minh ở đoạn cuối? Tác dụng của phương pháp thuyết minh này?
HS: Dùng các ví dụ, số liệu thống kê và sự so sánh. Cách thuyết minh ấy có sức thuyết phục bạn đọc tin ở tính khách quan của chiến dịch chống thuốc lá. Sự so sánh “ta nghèo hơn các nước Âu Mĩ rất nhiều nhưng "sài" thuốc tương đương các nước ấy. Để chống lại thuốc lá các nước đó đã tiến hành những chiến dịch, thực hiện những biện pháp ngăn ngừa hạn chế quyết liệt hơn ta” vừa có tác dụng làm rõ hơn tính đúng đắn của những điều đã được thuyết minh ở các phần trên, vừa tạo đà thuận lợi cơ sở vững chắc cho ta nêu lên lời phán xét cuối cùng.
GV: Phần cuối bài giọng văn dịu đi chút ít để thông báo về các chiến dịch chống thuốc lá nhiều nước phát triển trên thế giới với những hoạt động thiết thực. Sau đó, tác giả đưa người đọc đến với thông tin về tình trạng bệnh tật ở Việt Nam các bệnh :sốt rét, bệnh phong, bệnh lao, bệnh ỉa chảy chưa thanh toán xong. Lại thêm ôn dịch thuốc lá này: "Nghĩ mà kinh!" => Từ đấy tác giả kêu gọi mọi người hãy đứng lên chống lại, ngăn ngừa nạn ôn dịch này.
Ghi: - Mọi người hãy đứng lên chống lại, ngăn ngừa nạn ôn dịch thuốc lá một cách triệt để.
?TB: Nêu những nét chính về nghệ thuật và nội dung của văn bản?
III. TỔNG KẾT GHI NHỚ (4’) 
	?KH: Nêu nghệ thuật và nội dung đặc sắc của văn bản?
Ghi: - Lập luận chặt chẽ, cách thuyết minh sáng rõ có sức thuyết phục, sử dụng linh hoạt các phương pháp thuyết minh.
- Nạn nghiện thuốc lá còn nguy hiểm hơn cả ôn dịch: Nó gặm nhấm sức khoẻ con người, nó gây tác hại nhiều mặt đối với cuộc sống gia đình xã hội. Mọi người cần có biện pháp triệt để để ngăn chặn nạn ôn dịch này.
c) Củng cố, luyện tập (2’):
	?: Phân tích cách trình bày và ý nghĩa của tên gọi văn bản?
HS: Thuốc lá là cách nói tắt của “tệ nghiện thuốc lá”. So sánh (tệ nghiện) thuốc lá với ôn dịch là rất thoả đáng vì tệ nghiện thuốc lá cũng là một thứ bệnh (bệnh nghiện) và cả hai có một đặc điểm chung là rất dễ lây lan. Từ ôn dịch trong tên gọi văn bản không đơn thuần chỉ có nghĩa là một thứ bệnh lan truyền rộng. Nếu chỉ dùng với ý nghĩa ấy, tác giả đã chọn một tên gọi ngắn gọn hơn, ví dụ: Dịch thuốc lá. Ở đây tác giả dùng từ ôn dịch, một từ còn “thường dùng làm tiếng chửi rủa”, hơn thế, lại đặt một dấu phẩy ngăn cách giữa hai từ “ôn dịch” và “thuốc lá”. Dấu phẩy được sử dụng theo lối tu từ để nhấn mạnh sắc thái biểu cảm vừa căm tức vừa ghê tởm. Có thể diễn ý tên gọi văn bản một cách nôm na như sau: “Thuốc lá! Mày là đồ ôn dịch!”.
d) Hướng dẫn học sinh tự học ở nhà (1’):
	- Học thuộc ghi nhớ, soạn Câu ghép (tiếp).
	+ Học nắm vững kiến thức bài câu ghép tiết trước;
	+ Xem lại kiến thức đã học ở các lớp dưới về câu ghép;
	+ Đọc, tìm hiểu kĩ các ví dụ và câu hỏi trong phần I và trả lời các câu hỏi trong phần đó.

Tài liệu đính kèm:

  • docTiet 45 bai 12.doc